Sử dụng tài liệu LSĐP vào giảng dạy LSVN lớp 9 ở trường THCS bắc ninh

38 418 0
Sử dụng tài liệu LSĐP vào giảng dạy LSVN lớp 9 ở trường THCS bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ, có quan hệ mật thiết với LSDT, bất cứ một sự kiện nào của LSVN đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức LSDT, nhưng không có nghĩa tri thức LSVN chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức LSVN phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức LSĐP đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao. Do đó, việc dạy học LSVN và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là cần thiết ở trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng, có ý nghĩa lớn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở các trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng song vẫn còn nhiều hạn chế, ví như: tài liệu LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông nghèo nàn; GV chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng GV, nhất là SV mới ra trường chưa xem việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vì vậy, khi dạy học LSDT sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dạng của các nguồn tài liệu LSĐP để hiểu rõ hơn LSDT. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để HS có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về LSDT, lịch sử của mảnh đất, con người nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi tiến hành bài giảng, GV có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức LSĐP với LSDT? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học LSDT hiện nay. Bắc Ninh – Kinh Bắc là miền đất cổ trong vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, trù phú, là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, vùng đất có bề dày lịch sử với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và các hoạt động văn hóa lễ hội phong 1 phú và đậm đặc. Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Trong đó có truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước tiêu biểu là hai cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước để bảo vệ nền độc lập. Vì thế, sử dụng tài liệu LSĐP Bắc Ninh trong dạy học LSVN không chỉ là việc làm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở Bắc Ninh mà còn làm sáng tỏ những đóng góp của nhân dân Bắc Ninh vào sự nghiệp chung. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của nước nhà. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn sử dụng tài liệu Lịch sử địa phương trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 9 (giai đoạn 1919 – 1975) ở trường Trung học Cơ sở Bắc Ninh “cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử và Ngữ văn ở trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh”. Với mong muốn đề tài sẽ bổ sung phần nào nguồn tư liệu và những gợi ý về biện pháp sử dụng cho các giảng viên, giáo viên đang giảng dạy ở tỉnh nhà. Đặc biệt, giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập và biết sử dụng, giảng dạy sau khi ra trường. 2. Đóng góp của đề tài. - Phác họa bức tranh về thực tiễn sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường THCS tỉnh Bắc Ninh - Xác định được các tài liệu lịch sử địa phương cần khai thác trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 9 giai đoạn từ 1919 đến 1975 ở trường THCS tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các hình thức biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong phạm vi đề tài nghiên cứu. - Đề tài sau khi hoàn thiện sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo cho việc dạy học lịch sử của giảng viên, sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh, cho việc dạy học lịch sử của GV ở trường THCS tỉnh Bắc Ninh 2 Phần 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học Cơ sở Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Tài liệu LSĐP phản ánh các mặt khác nhau trong đời sống quá khứ ở các khu vực, vùng, miền. Tài liệu LSĐP rất phong phú đa dạng. Trong cuốn “ Lịch sử địa phương”, Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Văn Am cho rằng nguồn sử liệu địa phương gồm có: Sử liệu hiện vật hay sử liệu vật chất, sử liệu thành văn hay sử liệu viết, sử liệu dân tộc học, sử liệu ngôn ngữ học, sử liệu truyền miệng. Theo Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, trong “Phương pháp dạy học lịch sử”, nguồn tài liệu LSĐP được dùng trong dạy học lịch sử bao gồm tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài liệu địa danh học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tài liệu truyền miệng 1.1.2. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng các tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, nhưng không phải là kết quả của phép cộng các cuốn 3 lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử lịch sử thế giới. Việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Thông qua đó, các em học sinh thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương, song vẫn tuân thủ theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lòng tự hào chân chính và những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch sử Tư liệu lịch sử địa phương chẳng những là cứ liệu khoa học để hiểu rõ sự phát triển của lịch sử các địa phương, mà còn là những căn cứ cụ thể chi tiết để xem xét đánh giá một cách toàn diện những sự kiện, hiện tượng, biến cố trong lịch sử dân tộc. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam. Dạy học phần LSVN (1919 - 1975) ở lớp 9 THCS, GV có thể sử dụng một cách sáng tạo sơ đồ Đairy, nghĩa là phải có những phần không được trình bày trong SGK nhưng buộc phải có trong bài giảng GV, như tài liệu trực quan, tài liệu tham khảo nói chung (trong đó có tài liệu LSĐP) nhằm giúp HS hiểu sâu kiến thức cơ bản của LSDT và có hiểu biết về LSĐP. Qua đó, góp phần phát triển kỹ năng tư duy độc lập sáng tạo, bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng, thẩm mỹ, lòng yêu quý, gắn bó, nghĩa vụ của các em đối với quê hương. Cụ thể: - Về mặt nhận thức: 4 Trong dạy học lịch sử Việt Nam, nguồn tài liệu lịch sử địa phương có vị trí vai trò đáng kể đối với việc nhận thức của học sinh về sự phát triển toàn diện, đa dạng của lịch sử dân tộc, làm phong phú kiến thức lịch sử của học sinh giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất của lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. - Về mặt giáo dục: Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương mình. - Về mặt kĩ năng: Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong dạy học lịch sử dân tộc góp phần phát triển cho học sinh các năng lực như tri giác, hình dung, tưởng tượng và các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Góp phần phát triển cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo bộ môn. Góp phần phát triển nhân cách và các năng lực hành động, hoạt động thực tiễn cho học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn Thực tế việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường THCS Bắc Ninh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các trường còn nghèo nàn, giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. Ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao được chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối 5 gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của học sinh đối với quê hương, đất nước. Phần LSVN 1919 - 1975, là một thời kỳ quan trọng có nhiều biến cố lớn, gắn liền với quá trình đấu tranh của toàn dân tộc trước và sau khi Đảng ta ra đời cho đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết đấu tranh đi từ thắng lợi này đến sự thắng lợi khác. Với thành công của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, cả dân tộc Việt Nam lại phải bắt tay vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ để bảo vệ nền độc lập và hoàn thành thống nhất nước nhà. Trong quá trình đó, đóng góp của quần chúng nhân dân Bắc Ninh đối với dân tộc là rất lớn. Tuy nhiên, khi giảng dạy hầu hết các giáo viên chỉ giảng dạy những kiến thức LSVN trong SGK mà ít đề cập tới những kiến thức LSĐP có liên quan đến nội dung bài dạy. Do đó, có rất nhiều sự kiện LSĐP liên quan đến LSDT mà học sinh không biết. Thực tế, khi học ở trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, sinh viên đã được học học phần Lịch sử địa phương. Tuy nhiên, do thời lượng trên lớp cho học phần này còn hạn chế, tài liệu về LSVN và LSTG trên thư viện trường rất phong phú, nhưng tài liệu về LSĐP thì còn hạn chế. Trong khi đó, thời gian học ở trường là 3 năm cho 2 môn học hoặc Văn – Sử hoặc Sử - Giáo dục công dân. Vì vậy, đối với môn Lịch sử sinh viên chủ yếu chú trọng vào tìm hiểu LSVN và LSTG mà ít quan tâm, sưu tầm, tìm hiểu về LSĐP. Nên sau khi ra trường các em chưa xem việc sử dụng tài liệu LSĐP trong giảng dạy LSDT là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng vào giảng dạy Do vậy, việc hướng dẫn sinh viên sư phạm biết cách khai thác và sử dụng tài liệu LSĐP trong giảng dạy LSDT là điều rất cần thiết và sẽ giúp các em khắc phục được tình trạng trên trong tương lai. 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH BẮC NINH 2.1. Thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THCS tỉnh Bắc Ninh. Theo khung phân phối chương trình môn Lịch sử ở trường THCS của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành năm 2009, LSĐP được dạy 6 tiết trong chương trình: 1 tiết ở lớp 6; 2 tiết ở lớp 7; 1 tiết ở lớp 8; 2 tiết ở lớp 9. Như vậy, chúng ta có thể thấy vấn đề sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử ngày càng được nâng tầm và chú trọng. Với các quy định trên, nhưng trên thực tế, vấn đề sử dụng tài liệu LSĐP trong các trường THCS Bắc Ninh như thế nào? Hiệu quả ra sao? Việc tìm hiểu thông qua điều tra, trao đổi sau đây của chúng tôi đối với GV THCS ở Bắc Ninh sẽ nói lên điều đó. Trước hết là việc thực hiện dạy học các tiết LSĐP theo quy định chương trình. Với câu hỏi “Thầy (cô) có thực hiện đầy đủ các tiết LSĐP theo quy định của chương trình không? Tại sao?”, trên 90% GV đều trả lời “Không đầy đủ”. Để giải thích lý do, đa số GV cho rằng do không có tài liệu hướng dẫn thống nhất về nội dung và giáo án các tiết LSĐP, do các cấp quản lý ít quan tâm, thiếu kiểm tra, đôn đốc Vì vậy, trả lời cho câu hỏi “Thầy (cô) thường sử dụng các tiết LSĐP theo quy định vào công việc gì?”, đa số GV cho rằng sử dụng để ôn tập, tổng kết, dạy bù cho các ngày nghỉ ngoài kế hoạch trong năm Một số GV có thực hiện, nhưng do thiếu tài liệu cần thiết, thống nhất nên việc dạy các tiết LSĐP đôi khi vẫn còn tùy tiện, không thực hiện đủ số tiết quy định của chương trình. Theo nhận xét của chúng tôi, vấn đề dạy học LSĐP ở các trường THCS Bắc Ninh, tuy có đặt ra nhưng chưa được chú trọng đúng mức và kết quả đạt được trên thực tế chưa cao. Thứ hai, qua trao đổi với những nhà quản lý chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn và qua khảo sát bằng phiếu điều tra đối với GV và HS, chúng tôi thấy đa số GV đều hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu LSĐP 7 trong dạy học LSDT nhưng do nhận thức chưa đầy đủ về nguồn tài liệu LSĐP, chưa xem đây là việc làm thường xuyên, cần phải có trong các tiết giảng LSDT; còn lúng túng trong khâu sưu tầm, khai thác và sử dụng tài liệu. Đa số GV chỉ sử dụng dưới hình thức thông báo để minh họa cho kiến thức LSDT chứ chưa đa dạng hóa các biện pháp trong một giờ giảng. Cùng với các đoàn SV đi thực tập ở các trường THCS Bắc Ninh (tháng 2, tháng 3 năm 2013), để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN (1919 - 1975) ở các trường THCS Bắc Ninh hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đi dự giờ thực tế ở các trường THCS Tương Giang, THCS Thị trấn Phố Mới, THCS Phượng Mao, THCS Tam Sơn, THCS Phương Liễu Mặt khác, chúng tôi tiến hành điều tra cơ bản (thông qua hệ thống phiếu điều tra) đối với cả GV và HS. * Đối với GV trực tiếp giảng dạy, chúng tôi đã tiến hành một số công tác sau: - Tìm hiểu về lực lượng giáo viên và điều kiện dạy học lịch sử: Qua điều tra, khảo sát lực lượng giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở các trường THCS của các huyện, thị trong tỉnh chúng tôi thấy có không ít GV được đào tạo các môn khác (chủ yếu là Văn) dạy môn Lịch sử. Ví dụ, trong số 4 giáo viên dạy lịch sử ở trường THCS Phượng Mao - Quế Võ thì chỉ có 1 GV được đào tạo chuyên môn Sử còn 3 GV khác là chuyên môn Văn . Những hiện tượng như thế này cũng diễn ra khá phổ biến ở các trường THCS khác trong tỉnh. Bên cạnh đó, hầu hết các trường đều thiếu đồ dùng, tài liệu dạy học lịch sử đặc biệt là tài liệu lịch sử địa phương. Thực tế này chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy học lịch sử theo yêu cầu đổi mới hiện nay. - Trao đổi, điều tra thông qua một số câu hỏi sau: + Câu hỏi thứ nhất: Quan điểm của các thầy (cô) về việc nên hay không nên sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN? Kết quả: Trong số 20 phiếu phát ra, có 15 phiếu cho rằng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là rất cần thiết, 5 phiếu cho rằng cần thiết. Đa số GV cho biết, tài liệu LSĐP nếu được sử dụng tốt trong dạy học LSVN sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hiện nay. 8 + Câu hỏi thứ hai: Trường các thầy (cô) đã sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN như thế nào?. Kết quả: Gần 100% GV được hỏi đã cho biết không thường xuyên sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN mà chỉ trả lời “thỉnh thoảng”; nếu có sử dụng chỉ thực hiện trong giờ lịch sử nội khoá chứ chưa xem đây là việc làm thường xuyên. GV sử dụng tài liệu LSĐP chủ yếu chỉ nhằm để minh họa cho kiến thức LSDT trong SGK dưới các hình thức thông báo, ít chú ý sử dụng nguồn tài liệu nói trên trong phân tích, giải thích, dùng để đặt câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức thảo luận, chưa chú ý đến việc phát huy tính tích cực nhận thức cho HS trong quá trình dạy học. Đây là một trong những nguyên nhân khiến HS ít hứng thú đối với việc học LSDT và khó tránh khỏi những lệch lạc trong nhận thức. + Câu hỏi thứ ba: Những thuận lợi và khó khăn của thầy (cô) khi của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN. Về thuận lợi, đa số GV cho rằng nếu sử dụng có hiệu quả sẽ thu hút HS vào nhiệm vụ giờ học, tạo được sự hứng thú học tập cho HS. Mặt khác, GV cũng cho rằng tài liệu LSĐP có thể sử dụng linh hoạt với nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác trong dạy học lịch sử Về khó khăn, đa số GV được hỏi đều cho rằng khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn tài liệu LSĐP tham khảo cần thiết, trong khi lâu nay GV chưa chú trọng việc sưu tầm và vận dụng nguồn tài liệu nói trên. Hầu hết các GV cho rằng hệ thống thư viện ở các trường còn nghèo nàn, chỉ có một số tài liệu liên quan đến LSVN và LSTG, còn tài liệu và tư liệu minh họa về LSĐP hầu như không có. Mặt khác, một số GV cũng cho rằng, thời gian của tiết học có hạn, trong khi phải thực hiện quá nhiều khâu của quá trình dạy học, nên nếu đưa tài liệu LSĐP vào bài giảng sẽ không đảm bảo thời gian. Một số GV cho rằng, trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc đưa tài liệu LSĐP vào dạy học LSDT là không đúng với tinh thần đổi mới, vì sẽ gây tình trạng quá tải, khó phát huy tính tích cực nhận thức cho HS. Tuy nhiên, đa số GV đều nhận thức đúng về việc sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu LSĐP nói riêng trong dạy học lịch sử, 9 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Đa số GV hiểu rằng, trong khuôn khổ thời gian có hạn của một tiết học, việc sử dụng tài liệu LSĐP, muốn đạt hiệu quả, cần phải sử dụng hợp lý, linh hoạt, đa dạng trong việc đặt câu hỏi, nêu vấn đề, dùng để giải thích, phân tích, thảo luận và kể cả hướng dẫn HS tự hoàn thành các bài tập, tự học ở nhà + Câu hỏi thứ tư: Đề xuất của GV về việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN. Đa số GV có đề xuất là cần tăng cường hệ thống tài liệu LSĐP tham khảo cần thiết phù hợp nội dung, chương trình SGK, cần mở các lớp tập huấn để thống nhất nguồn tài liệu LSĐP có thể sử dụng trong dạy học, cần có sự thống nhất chỉ đạo qua các cấp để việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử được xem là việc làm thường xuyên, góp phần thực hiện mục tiêu gắn nhà trường với xã hội. * Đối với HS, chúng tôi tiến hành điều tra: + Điều tra xem các em có thích học môn lịch sử không? Các em có thích giờ học LSVN có sử dụng tài liệu LSĐP không? Qua xử lý hệ thống phiếu điều tra (với 200 HS ở 5 trường THCS trên địa bàn Bắc Ninh), kết quả là: Có 170/200 HS khi được hỏi các “Em có thích học bộ môn lịch sử không?”, đều có chung câu trả lời “bình thường”. HS không tỏ thái độ dứt khoát là “thích” hoặc “không thích”. Chỉ một số ít HS trả lời “thích” hoặc “rất thích”. Cá biệt một số HS còn trả lời “không thích”. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng tôi đã trao đổi với một số GV ở THCS và được các thầy, cô cho biết do xu thế chung đa số phụ huynh không muốn con em mình theo học các ngành khoa học xã hội, họ chủ yếu đầu tư cho các em theo học các ngành khoa học tự nhiên hoặc là khối chuyên ngoại ngữ nên việc các em chú ý đầu tư cho việc học bộ môn sử là rất ít. Mặt khác, những HS thích học đối với bộ môn sử hoặc là do các em có năng khiếu, có đam mê thật sự với bộ môn lịch sử (các em này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ). Cũng không ít trường hợp, các em không học được các môn khoa học tự nhiên nên mới tập trung cho các môn khoa học xã hội. 10 [...]... LSVN lp 9 (giai on 191 9 197 5) trng THCS Bc Ninh 13 CHNG 3: HNG DN KHAI THC V BIN PHP S DNG TI LIU LCH S A PHNG TRONG DY HC LCH S VIT NAM LP 9 (GIAI ON 191 9 197 5) TRNG TRUNG HC C S BC NINH 3.1 Hng dn khai thỏc ti liu LSP trong dy hc LSVN lp 9 (giai on 191 9 197 5) trng THCS Bc Ninh 3.1.1 Mc tiờu, ni dung c bn ca LSVN giai on 191 9 197 5 trng THCS Mc tiờu ca b mụn lch s trng THCS l nhm giỳp hc sinh... on 191 9 - 197 5 trng THCS Phn LSVN ( 191 9 - 197 5) trong SGK lch s lp 9, gm 06 chng vi 18 bi C th: Chng I: Vit Nam trong nhng nm 191 9 - 193 0 Chng II: Vit Nam trong nhng nm 193 0 - 193 9 Chng III: Cuc vn ng tin ti Cỏch mng thỏng Tỏm nm 194 5 Chng IV: Vit Nam t sau Cỏch mng thỏng Tỏm n ton quc khỏng chin Chng V: Vit Nam t cui nm 194 6 n nm 195 4 Chng VI: Vit Nam t nm 195 4 n nm 197 5 Lch s Vit Nam giai on 191 9... vi GV THCS l, ging dy LSP chng trỡnh ch quy nh s tit ch khụng quy nh v mt ni dung nờn GV cú c hi la chn ch bi ging Chng hn, Bc Ninh, GV cú th thit k bi ging LSP vi cỏc ch : Bc Ninh trong cỏch mng Thỏng Tỏm nm 194 5, Bc Ninh trong khỏng chin chng Phỏp xõm lc ( 194 6 - 195 4), Bc Ninh trong khỏng chin chng M cu nc ( 195 4 197 5) Trờn c s ch c xỏc nh, GV cú th xõy dng b cc cho cỏc tit LSP 29 Vi ch Bc Ninh. .. 3 t chc cng sn trong nm 192 9 v s ra i ca ng cng sn Vit Nam (3/2/ 193 0), ngoi nhng vn chung, GV cú th s dng ti liu LSP núi v s hỡnh thnh cỏc t chc cỏch mng Bc Ninh, s ra i ca ng b tnh Bc Ninh Bc Giang ( 193 0) Thc hin ch trng ca t chc ụng Dng Cng sn ng, u thỏng 7/ 192 9, ng chớ Ngụ Gia T ó chun b mi iu kin cho vic thnh lp Chi b Cng sn u tiờn 2 tnh Bc Ninh Bc Giang Ngy 4/8/ 192 9, ti nỳi Hng Võn (nỳi Lim... khỏng chin chng thc dõn Phỏp xõm lc ( 194 5 - 195 4) c tin hnh bo v t quc Th t, cuc khỏng chin chng M xõm lc cựng bố l tay sai v cụng cuc xõy dng CNXH min Bc ( 195 4 - 197 5) 3.1.2 Ni dung lch s Bc Ninh cn khai thỏc khi dy hc lch s Vit Nam giai on 191 9 - 197 5 trng THCS T nhng ni dung c bn ca chng trỡnh v SGK nờu trờn, GV cn khai thỏc ti liu LSP ( õy l ti liu lch s Bc Ninh) vic nhn thc ca HS c vng chc,... Cỏch mng Thanh niờn 15 Hng Kụng - Trung Quc v a ra ý kin thnh lp ng Cng sn nhng b t chi 7/ 192 9 Ngụ Gia T ó thnh lp chi b cng sn u tiờn Bc Ninh ti lng Tam Sn T Sn Núi v cỏch mng Vit Nam trong nhng nm 193 9 194 5, SGK ó nhc n Hi ngh Ban Chp hnh Trung ng ng c triu tp t ngy 6 n ngy 9/ 11/ 194 0 ti lng ỡnh Bng T Sn Bc Ninh Lớ do Trung ng ng chn lng ỡnh Bng T Sn lm a im hp vỡ: Lng ỡnh Bng thuc ph T Sn, nm... ch c xỏc nh, GV cú th xõy dng b cc cho cỏc tit LSP 29 Vi ch Bc Ninh trong khỏng chin chng Phỏp xõm lc ( 194 6 195 4), bi ging LSP cú th cú cỏc mc sau õy: 1 Tỡnh hỡnh Bc Ninh sau Cỏch mng thỏng Tỏm nm 194 5 2 Xõy dng chớnh quyn cỏch mng Bc Ninh 3 Nhõn dõn Bc Ninh khỏng chin chng thc dõn Phỏp ( 194 6 195 4) 4 í ngha lch s Trờn c s ti liu LSP ó su tm, chnh lý, sp xp, khi biờn son v ging dy cỏc tit LSP, GV... ti liu lch s a phng trong dy hc lch s Vit Nam (giai on 191 9 197 5) cỏc trng THCS tnh Bc Ninh 4.2 Ni dung, phng phỏp v kt qu thc nghim ỏnh giỏ hiu qu ca sỏng kin v hng dn SV thc hnh, ngy 8 v ngy 9 thỏng 10 nm 2013 tụi ó tin hnh thc nghim ging dy 2 tit: trong hc phn Lch s Vit Nam t 194 5 n nay ti lp Vn S K31A v Vn S K31B trng Cao ng S phm Bc Ninh, ng thi mi nhúm chuyờn mụn cựng d gi, rỳt kinh nghim... s phm mt bi lch s ni khúa lp 9 trong THCS tnh Bc Ninh (trng THCS i Phỳc) Bi hc thc nghim: Bi 22 Cao tro cỏch mng tin ti Tng khi ngha thỏng Tỏm nm 194 5 Tit 2: Cao tro khỏng Nht cu nc tin ti Tng khi ngha thỏng Tỏm nm 194 5 Tụi ó son hai kiu giỏo ỏn bi 22 Cao tro cỏch mng tin ti Tng khi ngha thỏng Tỏm nm 194 5 Tit 2: Cao tro khỏng Nht cu nc tin ti Tng khi ngha thỏng Tỏm nm 194 5 32 Giỏo ỏn kiu 1: S dng cỏc... ging, GV ó s dng nhun nhuyn ngun ti liu lch s Bc Ninh, nhn mnh n s úng gúp ca nhõn dõn Bc Ninh vi phong tro chung ca cỏch mng c nc Bng kt qu c th nh sau: Lớp dạy Loại Số lợng học sinh Tỷ lệ % Lớp thực nghiệm Giỏi 12/45 26,7 9A Khá 27/45 60 Trung bình 6/45 13,3 Yếu, kém 0 0 Giỏi 6/40 15 Khá 21/40 52,5 Trung bình 11/40 27,5 Yếu, kém 2/40 5 Lớp đối chứng 9B Qua kt qu trờn, chỳng ta cú th thy kt qu thu

Ngày đăng: 29/08/2015, 10:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan