Công tác tổ chức và hoạt động của văn phòng quận uỷ tây hồ

26 477 1
Công tác tổ chức và hoạt động của văn phòng quận uỷ tây hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP I. LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn phòng cấp uỷ Quận là cơ quan thuộc hệ thống các ban Đảng, có khả năng tham mưu giúp cấp uỷ Quận trực tiếp là giúp đồng chí Bí thư, Phó Bí thư; tổ chức điều hành một số công việc cấp uỷ, đồng thời làm trung tâm tổng hợp các thông tin phục vụ cho sự lãnh đạo của Ban chấp hành và ban thường vụ Quận uỷ. Cùng với sự phát triển của đất nước, vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường và mở rộng, chức năng của Văn phòng cấp uỷ cũng ngày càng được hoàn thiện và có vai trò quan trọng; vai trò và vị trí đó được thể hiện qua chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng mà không có một ban Đảng nào có thể thay thế được. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Văn phòng cấp uỷ Quận mà cá nhân tôi một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường đã chọn đề tài này để đi sâu vào nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cấp uỷ Quận nơi tôi về thực tập ( Quận uỷ Tây Hồ - Hà Nội ). Từ đó mà tìm hiểu, nghiên cứu thêm những cái đã đạt được và những gì chưa làm được trong hoạt động của Văn phòng cấp uỷ Quận, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hiện đại hoá công tác Văn phòng đồng thời phần nào đó góp phần hoàn thiện hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cấp uỷ Quận. 2. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO Báo cáo tìm hiểu về "Công tác tổ chức và hoạt động của Văn phòng Quận uỷ Tây Hồ" gồm 3 nội dung: I. Lời mở đầu II. Nội dung 1. Một vài nét về Quận Tây Hồ 2. Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Văn phòng 3. Thực tiễn hoạt động của Văn phòng Quận uỷ Tây Hồ 4. Mét số kiến nghị, đề xuất III. Kết luận II. NỘI DUNG Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 1 BÁO CÁO THỰC TẬP 1. MỘT VÀI NÉT VỀ QUẬN TÂY HỒ Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ những năm 1990 của thế kỷ XX, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hoá trên địa bàn Hà Nội diễn ra ngày càng nhanh. ĐÓ đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước đã chủ động mở rộng nội thành - Thành phố Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính phủ ra Nghị định số 69/CP về việc thành lập Quận Tây Hồ. Tổ chức bộ máy của Quận chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1996. Quận Tây Hồ được thành lập trên cơ sở chia tách địa dư hành chính một số xã của huyện Từ Liêm và một số phường của quận Ba Đình. Quận nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội; phía Nam giáp với quận Ba Đình; phía Đông Bắc và Đông Nam giáp huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm; phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy. Quận Tây Hồ có diện tích khoảng 30 km,dân số khoảng hơn 20 vạn người. Trên địa bàn có những di tích và dấu Ên lịch sử văn hoá từ ngàn đời xưa như chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ Góp phần bồi đắp nên tinh hoa văn hoá Thăng Long - Hà Nội, bên cạnh đó là nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên đó là làng đào Nhật Tân, làng hoa quất Nghi Tàm, Quảng Bá Nơi đã và đang toả sáng trở thành khu du lịch nổi tiếng của Thủ đô. Toàn Quận có 8 phường nằm quanh Hồ Tây, Quận Tây Hồ đang trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần làng đào Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng, hoa quất Nghi Tàm, Quảng Bá đang dần bị thay thế bởi các khu đô thị hiện đại, các khu biệt thự cho người nước ngoài thuê Các ngành nghề truyền thống như trồng hoa, đúc đồng ngày càng giảm sút do đô thị hoá và sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Đó là thực tiễn tất yếu trong quá trình phát triển song còng là thách thức đặt ra cho Tây Hồ là làm sao để vừa đảm bảo cho sự phát triển nhanh chóng vừa không làm mất đi những giá trị truyền thống. Cơ cấu kinh tế của địa phương chủ yếu là: Thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp. Năm 2006 thực hiện chỉ đạo của Thành Uỷ, UBND thành phố, Đảng bộ nhân dân Tây Hồ đã phấn đấu vươn lên phát huy nội lực, tận Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 2 BÁO CÁO THỰC TẬP dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Qua đó đạt được nhiều thành tích trong các kĩnh vực kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Phát triển kinh tế luôn được Đảng uỷ coi là nhiệm vụ trọng tâm lấy đó làm cơ sở đảm bảo cho phát triển văn hoá xã hội giữ vững ổn định chính trị an ninh quốc phòng. Tốc độ tăng về giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2006 là 13% so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: thương mại dịch vụ 43%, công nghiệp 33,2%, nông nghiệp 3,1%, còn lại là các ngành nghề khác. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG 2.1. Khái niệm Văn phòng là bộ phận phụ trách công việc giấy tờ hành chính trong một cơ quan.Văn phòng được hiểu như là bộ máy giúp thủ trưởng điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc là trụ sở làm việc của cơ quan đơn vị, là địa điểm giao tiếp của cơ quan đó. Ngoài ra, văn phòng còn được hiểu là một loại hoạt động trong cơ quan nhà nước và trong các tổ chức chính trị xã hội. Như vậy, về nội dung công việc hoạt động của văn phòng là một loại hoạt động nhằm đảm bảo thông tin, vật chất kỹ thuật cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật định. Về hình thức văn phòng là một tập hợp có tổ chức, có trụ sở, có phương tiện vật chất và cá nhân để thực hiện nhiệm vụ của mình. Thuật ngữ văn phòng vừa được hiểu theo nghĩa rộng vừa được hiểu theo nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: Văn phòng là bộ máy giúp việc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đảm bảo cho cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách có hiệu lực, hiệu quả. Nghĩa hẹp: Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là nơi giao tiếp các hoạt động khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 3 BÁO CÁO THỰC TẬP Từ các cách hiểu trên về văn phòng có thể khái quát chung về văn phòng như sau: Văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin phục vụ cho sự điều hành của lãnh đạo, đồng thời đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động chung của toàn cơ quan, tổ chức đó. 2.2. Chức năng 2.2.1. Chức năng tham mưu, tổng hợp Thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp văn phòng tiến hành hoạt động có nội dung nhiều mặt và có tính chất tổng hợp trong việc tham vấn về mặt tổ chức. Như vậy, "tham mưu" bao hàm nội dung tham vấn, còn" tổng hợp" là thống kê, xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý. 2.2.2. Chức năng hậu cần Các điều kiện vật chất như nhà cửa, phương tiện, trang thiết bị, tài chính là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo vận hành bình thường công việc của mọi cơ quan, tổ chức. Chúng phải được quản lý, sắp xếp, phân bố và không ngừng được bổ sung để cung cấp kip thời, đầy đủ cho mọi nhu cầu hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Đó chính là chức năng hậu cần của văn phòng, một hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. 2.3. Nhiệm vụ - Xây dựng chương trình công tác của cơ quan và đôn đốc thực hiện chương trình đó; bố trí, sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm của cơ quan. - Thu thập, xử lý, quản lý và tổ chức sử dụng thông tin để từ đó tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị trong cơ quan: đề xuất, kiến nghị các biện pháp thực hiện phục vụ sự chỉ đạo và điều hành của thủ trưởng. - Thực hiện nhiệm vụ tư vấn văn bản cho thủ trưởng và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, kỹ thuật soạn thảo văn bản của cơ quan ban hành. - Thực hiện công tác văn thư lưu trữ; giải quyết công văn giấy tờ của các đơn vị và cá nhân theo quy chế của cơ quan: tổ chức theo dõi việc giải quyết các công văn giấy tờ đó. Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 4 BÁO CÁO THỰC TẬP - Tổ chức giao tiếp đối nội, đối ngoại, giúp cơ quan, tổ chức trong công tác thư từ, tiếp dân, giữ vai trò là chiếc cầu nối giữa cơ quan, tổ chức mình với các cơ quan tổ chức khác, cũng như với nhân dân nói chung. - Lập kế hoạch tài chính, dự toán kinh phí hàng năm, hàng quý, dự kiến phân phối hạn mức kinh phí: báo cáo kế toán, cân đối hàng quý, hàng năm, chi trả tiền lương, tiền thưởng, chi tiêu nghiệp vụ theo chế độ của Nhà nước và quyết định của thủ trưởng. - Mua sắm trang thiết bị: xây dựng cơ bản, sửa chữa, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc của cơ quan, bảo đảm các yêu cầu hậu cần cho hoạt động và công tác của cơ quan. - Tổ chức và thực hiện công tác y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ trật tù, an toàn cơ quan, tổ chức phục vụ các cuộc họp, lễ nghi khánh tiết, thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách một cách khoa học và văn minh. - Thường xuyên kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức trong văn phòng, từng bước hiện đại hoá công tác văn phòng, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ văn phòng cho các văn phòng cấp dưới hoặc đơn vị chuyên môn khi cần thiết. 3. THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG QUẬN UỶ TÂY HỒ Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 5 BÁO CÁO THỰC TẬP Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 6 BÁO CÁO THỰC TẬP 3.2. Vị trí, vai trò của văn phòng Quận uỷ Tây Hồ Văn phòng được xác định là một tổ chức hoặc một hoạt động không thể thay thế được, gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của cơ quan, đơn vị. Nếu cán bộ Văn phòng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thì công việc của cơ quan đơn vị sẽ chạy đều, lãnh đạo điều hành thông suốt có hiệu quả. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà Nước và xã hội. Để tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hệ thống tổ chức Đảng phải mạnh, các cấp uỷ Đảng nói chung phải có bộ máy công tác của mình tinh gọn, có chất lượng cao, đủ sức tham mưu giúp cấp uỷ. Trong bộ máy công tác Êy, Văn phòng các cấp uỷ nói chung và văn phòng Quận uỷ nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng - vị trí, vai trò Êy được thể hiện rõ qua chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng mà không có Ban Đảng nào có thể thay thế được. 3.3. Chức năng, nhiệm vụ, của Văn phòng Quận uỷ Tây Hồ 3.3.1. Chức năng của Văn phòng Quận uỷ Tây Hồ Văn phòng Quận uỷ, là cơ quan giúp việc của Quận uỷ, có chức năng tham mưu việc tổ chức phối hợp công tác của Quận uỷ, giúp ban thường vụ, trực tiếp là Thường vụ Quận uỷ tổ chức và điều hành công việc lãnh đạo của Quận uỷ, đồng thời là một trung tâm thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Quận uỷ. 3.3.2. Nhiệm vụ của văn phòng Quận uỷ Tây Hồ 1. Giúp ban chấp hành Đảng bộ Quận, Ban thường vụ và thường trực Quận uỷ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác và quy chế làm viẹc của Quận uỷ. 2. Biên tập văn bản do Ban thường vụ, Thường trực Quận uỷ giao. 3. Theo dõi và tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện các Quyết định của Trung ương, thành uỷ, Quận uỷ ở các tổ chức Đảng trực thuộc, kiến nghị với Ban Thường vụ Quận uỷ những vấn đề cần thiết. Theo dõi đôn đốc các ban đảng Quận uỷ, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quy chế làm việc của Quận uỷ. Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 7 BÁO CÁO THỰC TẬP 4. Bảo đảm các điều kiện lãnh đạo của Quận uỷ a) Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Quận uỷ bao gồm việc báo cáo Thành uỷ và thông báo tình hình triển khai các công tác lãnh đạo, thông báo ý kiến chỉ đạo của Ban thường vụ, Thường trực Quận uỷ đến các cấp uỷ đảng trực thuộc. b) Tổ chức tiếp nhận, phát hành Quản lý tài liệu của đảng theo đúng chế độ công tác văn thư. c) Ghi biên bản, lập hồ sơ, taì liệu hoá các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Quận uỷ, trực tiếp Quản lý kho lưu trữ của Quận uỷ. d) Tổ chức tiếp dân, tiếp nhận và chuyển giao cho các cơ quan có trách nhiệm giải quyết những đơn, thư gửi với Ban thường vụ Quận uỷ xử lý một số vụ việc cần thiết, theo dõi kết quả giải quyết một số vụ việc được Ban thường vụ, Thường vụ Quận uỷ giao. e) Bảo đảm điều kiện làm việc của Quận uỷ. 5. Giúp cho Ban Chấp chành, Ban thường vụ, Thường trực Quận uỷ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thu, chi tài chính và thu, nộp đảng phí của các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc. 3.4. Tổ chức bộ máy, trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Văn phòng Quận uỷ Tây Hồ 3.4.1.Thành phần cán bộ - Văn phòng Quận uỷ gồm 17 đồng chí. - Lãnh đạo Văn phòng có Chánh văn phòng và 02 phó văn phòng. + Chánh văn phòng: Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn. + Phó văn phòng: Đồng chí Hoàng Kim Loan. + Phó văn phòng: Đồng chí Lê Đình Cung. 3.4.2. Trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Văn phòng a. Về lãnh đạo Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 8 BÁO CÁO THỰC TẬP *Chánh Văn phòng có trách nhiệm - Tổ chức và điều hành bộ máy hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo đúng chức năng của Văn phòng. - Được uỷ quyền của chủ tài khoản cơ quan Quận uỷ ký giao dịch với Kho bạc Nhà nước Quận ký duyệt thu, chi và quyết toán tài chính. - Dự họp và ghi biên bản các Hội nghị Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Quận uỷ. - Chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ của Văn phòng Quận uỷ. - Trực tiếp điều hành bộ phận tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, theo dõi khối nội chính. * Phó Văn phòng phụ trách tổng hợp - Chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về công tác tổng hợp, văn thư và lưu trữ, công nghệ thông tin và tiếp công dân. - Dự các cuộc họp của cấp uỷ có liên quan đến nhiệm vụ được phân công, biên tập soạn thảo báo cáo và các văn bản được giao. - Tiếp nhận và chuyên giao các cơ quan có trách nhiệm giải quyết những đơn thư gửi đến Quận uỷ. Theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết những đơn thư. - Giải quyết công việc được Chánh Văn phòng uỷ quyền. - Ký thay Chánh Văn phòng các văn bản hành chính thuộc phạm vi công tác tổng hợp, văn thư, lưu trữ và công nghệ thông tin. * Phó văn phòng phụ trách Quản trị tài chính - Chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về công tác Quản trị, tài chính và công tác nội vụ của Văn phòng. - Trực tiếp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu, chi tài chính và thu nộp đảng phí từ các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc. - Trực tiếp điều hành bộ phận kế toán, thủ quỹ và bộ phận phục vụ. Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 9 BÁO CÁO THỰC TẬP - Giải quyết công việc được Chánh Văn phòng uỷ quyền. - Ký thay Chánh Văn phòng các văn bản hành chính thuộc phạm vi công tác Quản trị, tài chính. - Thay mặt Chánh Văn phòng điều hành Văn phòng khi Chánh Văn phòng đi vắng uỷ quyền lại, dự các cuộc họp cấp uỷ có liên quan đến nhiệm vụ được phân công. b. Tổ chức bộ máy Căn cứ vào tính chất công việc, tổ chức bộ máy văn phòng bao gồm các bộ phận sau: - Bộ phận văn thư, đánh máy biên chế 01 đồng chí có trách nhiệm tiếp nhận phát hành công văn, tài liệu đi và đến của Quận uỷ theo đúng quy trình, chế độ công tác văn thư. Xử lý văn bản của các ngành, các cấp gửi đến để không thất lạc. Có trách nhiệm quản lý các con dấu của cấp uỷ theo quy định. Đánh máy các văn bản khi có yêu cầu. - Bộ phận công nghệ thông tin, đánh máy, in Ên biên chế 01 đồng chí có trách nhiệm tham mưu thực hiện công tác quản trị mạng Internet và mạng Lan của Quận uỷ, đánh máy in Ên tài liệu của Quận uỷ đảm bảo chất lượng các văn bản, tuân thủ các quy định về thể thức văn bản và quản lý công văn, tài liệu. Bảo quản, giữ gìn thiết bị, tài sản được giao quản lý và sử dụng. - Bộ phận tổng hợp biên chế 01 đồng chí có trách nhiệm theo dõi tổng hợp, biên tập soạn thảo báo cáo và các văn bản được giao, giúp phó Văn phòng tổng hợp tiếp cán bộ, đảng viên và nhân dân đến cơ quan khiếu nại, tố cáo và trình bày ý nguyện. - Kế toán biên chế 01 đồng chí làm nhiệm cụ kế toán của Quận uỷ được quy định tại Quyết định só 257/TC-CĐKT ngày 1/6/1990 của Bộ tài chính, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp tình hình việc thu, chi ngân sách và thu nộp đảng phí của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. - Thủ quỹ kiêm thủ kho, lưu trữ và thư viện biên chế 01 đồng chí có trách nhiệm thu, chi và quản lý tiền mặt, hàng hoá theo đúng chế độ quy định. Sắp xếp, Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 10 [...]... Thực tiễn về tổ chức hoạt động của văn phòng Quận uỷ Tây Hồ .5 3.1 Sơ đồ tổ chức văn phòng Quận uỷ Tây Hồ 6 3.2 Vị trí, vai trò của văn phòng Quận uỷ Tây Hồ 7 3.3 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng Quận uỷ Tây Hồ 7 3.4 Tổ chức bộ máy, trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo và cán bộ, nhân viên văn phòng Quận uỷ Tây Hồ .8 3.5 Kết quả đạt được của Văn phòng Quận uỷ Tây Hồ 12 3.6... TẬP - Văn phòng Quận uỷ đã phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận, Tổ chức Quận uỷ tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thể thức văn bản Đảng, công tác biên tập, công tác văn thư, lưu trữ cho các đồng chí Bí thư cấp uỷ, đồng chí làm công tác Văn phòng cấp uỷ của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc (giảng viên là đồng chí Trưởng phòng Lưu trữ, Văn phòng thành uỷ) Bên cạnh đó, Văn phòng Quận uỷ cũng... Quận uỷ. Muốn vậy cần phải quan tâm đúng mức tới việc chăm lo xây dựng tổ chức, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ văn phòng trong Quận uỷ và phải có nhận thức đúng đắn về vai trò tầm quan trọng của công tác tổ chức hoạt động văn phòng Vì vậy trong báo cáo này, tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng Quận uỷ sau khi được tìm hiểu thực trạng hoạt động. .. thông tin tổng hợp của Văn phòng Quận uỷ Tây Hồ thường xuyên được cấp uỷ đánh giá tốt d Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp uỷ Trong qúa trình xây dựng lịch công tác tháng, quý của cấp uỷ, Văn phòng Quận uỷ đặc biệt coi trọng việc rà soát tiến độ thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp uỷ Đối với những việc chưa được thực hiện đúng tiến độ, Văn phòng Quận uỷ nhanh chóng... thực trạng hoạt động của văn phòng Quận uỷ Tây Hồ Đó là những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng / Sinh viên Cao Doãn Thu Trang – Líp KH4A 22 BÁO CÁO THỰC TẬP MỤC LỤC I Lời mở đầu 1 II Nội dung .2 1 Một vài nét về Quận Tây Hồ .2 2 Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của văn phòng Quận 3 2.1 Khái niệm 3 2.2 Chức năng ... đạo của lãnh đạo và không ngừng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của Quận uỷ Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức hoạt động của văn phòng Quận uỷ vẫn còn tồn tại những hạn chế yếu kém cần có phương hướng khắc phục giải quyết để đổi mới và hoàn thiện công tác này.Đây không phải là nhiệm vụ của một cá nhân mà là nhiệm vụ của toàn bộ cán bộ công chức, nhân viên và những ai quan tâm đến Quận. .. của Đảng và các ý kiến chỉ đạo của Thường trực Quận uỷ; Văn phòng Quận uỷ đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời tham mưu giúp cấp uỷ sớm xây dựng xong chương trình công tác và Quy chế hoạt động của Quận uỷ; tham mưu cấp uỷ xây dựng xong chương trình công tác năm, 4 chương trình, 2 kế hoach công tác toàn khoá, bảo đảm thời gian, chất lượng nội dung, phục vụ tốt công tác lãnh... THỰC TẬP III KẾT LUẬN Văn phòng là một bộ phận không thể thiếu được trong các cơ quan nói chung và Quận uỷ Tây Hồ nói riêng, công tác văn phòng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển ổn định, bền vững và lề lối làm việc của lãnh đạo và cả cơ quan Quận uỷ. Trong những năm qua văn phòng Quận uỷ đă phát huy được vai trò to lớn của mình, thực hiện tốt chức năng tham mưu tổng hợp và hậu cần phục vụ cho... vụ Quận uỷ giao Chuyên viên Văn phòng được dự các cuộc họp theo giấy mời của các cơ quan nói trên có trách nhiệm báo cáo, phản ánh những vấn đề cần thiết cho Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Quận uỷ thông qua Chánh Văn phòng Quận uỷ *Quan hệ với các ban Quận uỷ - Văn phòng Quận uỷ chủ động phối hợp với các Ban đảng uỷ Quận uỷ trong việc triển khai thực hiện những chủ trương, Nghị quyết của Quận. .. Quận uỷ, UBND quận tại cơ quan Quận uỷ, các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc 3.5 Kết quả đạt được của Văn phòng quận uỷ Tây Hồ 3.5.1 Công tác tham mưu thông tin tổng hợp a Tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của cấp uỷ toàn khoá, từng năm, quý, tháng, tuần - Căn cứ Nghị quyết Đại hội lần thứ III Đảng bộ Quận, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố, Nghị quýêt Đại hội lần thứ X của

Ngày đăng: 27/08/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan