Tổng quan về dự báo và ứng dụng dự báo nhu cầu cho doanh nghiệp

44 3.2K 11
Tổng quan về dự báo và ứng dụng dự báo nhu cầu cho doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về dự báo và ứng dụng dự báo nhu cầu cho doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM  TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT DỊCH VỤ TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO VÀ ỨNG DỤNG DỰ BÁO NHU CẦU CHO DOANH NGHIỆP Giảng viên : CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC HOA TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2014 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM  TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT DỊCH VỤ TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO VÀ ỨNG DỤNG DỰ BÁO NHU CẦU CHO DOANH NGHIỆP Giảng viên : CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 2 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2014 LỜI MỞ ĐẦU Ước lượng và dự báo nhu cầu là một trong những hoạt động phổ biến và quan trọng nhất đối với các nhà kinh tế học Vĩ mô và đặc biệt là các nhà Quản tri kinh doanh. Việc dự báo nhu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với việc hoạch định chính sách và ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách hiệu quả nhất. Cho nên dự báo nhu cầu là một việc hết sức quan trọng và ảnh hưởng tới sự tồn vong của một doanh nghiệp. Trong bài tiểu luận này chúng em sẽ làm rõ nhứng kiến thức cơ bản của việc dự báo nhu cầu và những phương thức ứng dụng dự báo nhu cầu vào doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Vì những hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu và những kiến thức hạn hẹp của chúng em nên sẽ có những điều thiếu sót trong bài tiểu luận này. Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất cũng như có được những kiến thức sâu rộng hơn về lĩnh vực này. Chúng em xin chân thành cảm ơn. 3 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa MỤC LỤC 4 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DỰ BÁO 1.1.1 Khái niệm dự báo Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị thường xuyên phải đưa ra các quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Để giúp các quyết định này có độ tin cậy cao, giảm thiểu mức độ rủi ro, người ta đã đưa ra kỹ thuật dự báo. Vì vậy kỹ thuật dự báo là hết sức quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ngày nay các doanh nghiệp lại hoạt động trong môi trường của nền kinh tế thị trường mà ở đó luôn diễn ra những sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Vậy dự báo là gì? Chúng ta có thể hiểu dự báo qua khái niệm dự báo như sau: Dự báo là khoa học và nghệ thuật nhằm tiên đoán trước các hiện tượng và sự việc sẽ xảy ra trong tương lai được căn cứ vào các tài liệu như sau:  Các dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ;  Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo;  Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết. Như vậy, tính khoa học ở đây thể hiện ở chỗ:  Căn cứ vào dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ;  Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo. Tính nghệ thuật được thể hiện: Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế và từ nghệ thuật phán đoán của các chuyên gia, được kết hợp với kết quả dự báo, để có được các quyết định với độ chính xác và tin cậy cao. 1.1.2 Đặc điểm của dự báo - Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không chính xác của dự báo). Dù phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu tố không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra. - Luôn có điểm mù trong các dự báo. Chúng ta không thể dự báo một cách chính xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương tương lai. Hay nói cách khác, không phải cái gì cũng có thể dự báo được nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo. 5 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa - Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo. 1.1.3 Các loại dự báo Dự báo được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Trong đó có 2 cách phân loại cơ bản căn cứ vào thời gian và lĩnh vực dự báo. a) Căn cứ vào thời gian dự báo:  Dự báo dài hạn (> 3 năm)  Dự báo trung hạn (> 3 tháng - 3 năm)  Dự báo ngắn hạn (< 3 tháng) Dự báo dài hạn: Khoảng thời gian từ 3 năm trở lên. Dự báo dài hạn được ứng dụng cho lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, định vị doanh nghiệp hay mở rộng doanh nghiệp. Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo thường là từ 3 tháng đến 3 năm. Nó cần cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực và tổ chức hoạt động tác nghiệp. Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo có thể đến một năm, nhưng thường là ít hơn ba tháng. Loại dự báo này thường được dùng trong kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực, phân chia công việc. * Dự báo trung hạn và dài hạn có ba đặc trưng khác với dự báo ngắn hạn: • Thứ nhất, dự báo trung hạn và dài hạn phải giải quyết nhiều vấn đề có tính toàn diện và yểm trợ cho các quyết định quản lý thuộc về hoạch định kế hoạch sản xuất sản phẩm và quá trình công nghệ. • Thứ hai, dự báo ngắn hạn thường dùng nhiều loại phương pháp luận hơn là dự báo dài hạn. Đối với các dự báo ngắn hạn người ta dùng phổ biến các kỹ thuật toán học như bình quân di động, san bằng mũ và hồi quy theo xu hướng. Nói cách khác thì các phương pháp ít định lượng được dùng để tiên đoán các vấn đề lớn toàn diện như có cần đưa một sản phẩm mới nào đó vào danh sách các chủng loại mặt hàng của công ty không. • Thứ ba, dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn. Vì các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thay đổi hàng ngày, nếu kéo dài thời gian dự báo ra thì độ chính xác có khả năng giảm đi. Do vậy, cần phải thường xuyên cập nhật và hoàn thiện các phương pháp dự báo. 6 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa b) Căn cứ vào lĩnh vực dự báo:  Dự báo kinh tế  Dự báo công nghệ  Dự báo nhu cầu Dự báo kinh tế: là dự báo các hiện tượng kinh tế như: o Tốc độ tăng trưởng kinh tế. o Tỷ lệ lạm phát. o Giá cả. o Trữ lượng tài nguyên… Dự báo công nghệ và kỹ thuật sản xuất: là dự báo các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật sản xuất như: o Năng lượng mới. o Nguyên liệu mới. o Phương pháp công nghệ mới. o Máy móc thiết bị mới… Dự báo nhu cầu: là dự báo nhu cầu sản xuất như: o Nhu cầu số lượng sản phẩm. o Nhu cầu nguyên vật liệu. o Nhu cầu máy móc thiết bị… Lĩnh vực dự báo mà chúng ta nghiên cứu trong chương này, nếu phân loại theo thời gian thì gọi là dự báo ngắn hạn, nếu phân theo lĩnh vực thì gọi là dự báo nhu cầu. 1.2 VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cũng thay đổi theo từng tháng. Kết quả của dự báo sẽ có vai trò đáng kể đối với doanh nghiệp, nó được thể hiện như sau: - Là phần thiết yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp. - Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như các kế hoạch bộ phận khác của doanh nghiệp. - Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng cầu, không bỏ sót cơ hội kinh doanh. - Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực. 7 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa - Cung cấp cơ sở quan trọng để phối kết hợp hoạt động giữa các bộ phận trong toàn doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì đòi hỏi việc dự báo của Doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo tính liên tục. 1.3 QUY TRÌNH DỰ BÁO TRONG DOANH NGHIỆP Dù là dùng phương pháp nào, để tiến hành dự báo ta triển khai theo các bước như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của dự báo; Bước 2: Xác định độ dài thời gian dự báo (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn); Bước 3: Lựa chọn phương pháp dự báo; Bước 4: Lựa chọn đối tượng để thu thập thông tin; Bước 5: Thu thập thông tin dự báo bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua đội ngũ cộng tác viên marketing; Bước 6: Xử lý thông tin; Bước 7: Xác định xu hướng dự báo (Xu hướng tuyến tính, xu hướng chu kỳ, xu hướng thời vụ hay xu hướng ngẫu nhiên); Bước 8: Phân tích, tính toán, ra quyết định về kết quả dự báo. Nếu việc dự báo được tiến hành một cách đều đặn trong thời gian dài, thì các dữ liệu sẽ được thu thập thường xuyên và việc tính toán dự báo được tiến hành một cách tự động, thường là được thực hiện trên máy tính điện toán. 1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DỰ BÁO NHU CẦU 1.4.1 Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan hoặc còn gọi là các nhân tố bên trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm: - Chất lượng thiết kế - Cách thức phục vụ khách hàng - Chất lượng sản phẩm - Giá bán Đây là những nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng chủ động điều chỉnh kiểm soát. 8 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa 1.4.2 Nhân tố khách quan Nhân tố khách quan quan trọng nhất là thị trường, bao gồm: - Cảm tình của người tiêu dung - Quy mô dân cư - Sự cạnh tranh - Các nhân tố ngẫu nhiên - Ngoài ra còn phải xét đến môi trường kinh tế bao gồm: - Luật pháp - Thực trạng nền kinh tế - Chu kỳ kinh doanh 1.4.3 Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo nhu cầu Chu kỳ sống của sản phẩm là một nhân tố quan trọng cần được xem xét kỹ trong quá trình dự báo nhất là đối với dự báo dài hạn. phần lớn các sản phẩm được chấp nhận trên thị trường có chu kỳ sống trải qua 4 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống ta chưa có đủ số liệu, thậm chí không có số liệu. vì vậy phương pháp dự báo trong giai đoạn này thường dựa vào điều tra thực tế trên thị trường, dựa vào nhận xét, phán đoán của các chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự khác. Trong các giai đoạn sau ta càng ngày có nhiều số liệu hơn nên có thể sử dụng các phương pháp thống kê để dự báo và kết quả khả quan hơn. Trong giai đoạn suy thoái mặt dù nguồn số liệu thống kê rất dồi dào nhưng thường chúng không giúp ích gì cho dự báo suy giảm. lúc này ta sử dụng phương pháp điều tra thị trường, phương pháp chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự như đã làm trong giai đoạn đầu. 1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU 1.5.1 Phương pháp định tính Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh 9 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo, chỉ mang tính phỏng đoán, không định lượng Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo trong nhiều trường hợp cũng rất tốt. Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu: 1.5.1.1 Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành Đây là phương pháp dự báo được sử dụng khá rộng rãi. Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp, những người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất. Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. 1.5.1.2 Phương pháp lấy ý kiến của lực lượng bán hàng Những người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự báo được lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng. Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số người bán hàng thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hoá, dịch vụ bán được để dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao để nâng danh tiếng của mình. 1.5.1.3 Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng Đây là phương pháp lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng. Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báo nhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị 10 [...]... cân bằng lẫn nhau để cho đường tâm của tín hiệu theo dõi nằm quanh số 0 Để kiểm soát một cách tốt nhất các kết quả dự báo, doanh nghiệp nên đưa ra các giới hạn kiểm soát dự báo Một khi tín hiệu dự báo tính được vượt quá giới hạn trên hoặc giới hạn dưới là có báo động Điều đó có nghĩa là dự báo của doanh nghiệp đang có vấn đề và doanh nghiệp cần đánh giá lại phương thức dự báo nhu cầu của mình Hình sau... 35 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa 2.4 ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai Khi dự báo nhu cầu tương lai, nếu không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian Nếu cần ảnh hưởng của các nhân tố khác đến nhu cầu. .. bán hàng thực tế ở kỳ trước và 24 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa mức dự báo của kì trước Theo phương pháp này ta có công thức tính nhu cầu trong tương lai như sau: Ft = F(t-1) + Trong đó: Ft nhu cầu dự báo thời kỳ t F(t-1) nhu cầu theo dự báo ở thời kỳ (t-1) A(t-1) số liệu nhu cầu thực tế ở thời kỳ (t-1) : hệ số san bằng ( 0≤ α≤ 1) Ví dụ 1: Một của hàng bán laptop dự báo nhu cầu mua hàng của khách hàng... t Ft-1 : Dự báo theo san bằng mũ giản đơn cho gia đoạn ngay trước đó Tt-1 : Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn (t-1) Ví dụ: Nhu cầu thực tế về sản phẩm giấy thơm của một công ty kinh doanh được cho trong bảng dưới đây: 25 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa Tháng 1 2 3 4 5 6 Nhu cầu (hộp) 2000 2100 1500 1400 1300 1600 Sử dụng phương pháp dự báo san bằng một nữa với α = 0,8 và α = 0,5 để dự báo cho tháng... lấy "Tổng sai số dự báo dịch chuyển" (Running Sum of the Forecast Error - RSFE) chia cho độ lệch tuyệt đối trung bình MAD Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn nhu cầu dự báo Tín hiệu theo dõi âm, cho biết nhu cầu dự báo cao hơn nhu cầu thực tế Tín hiệu theo dõi được coi là tốt nếu có RSFE nhỏ và có sai số âm Nói cách khác, có độ lệch nhỏ đã là tốt rồi, nhưng các sai số dương và âm... lấy đến ± 8MAD Một số chuyên gia khác, dựa vào quan hệ 1MAD ≈ 0,8 độ lệch chuẩn, cho rằng phạm vi chấp nhận được nên lấy tối đa là bằng ± 4MAD 20 Dự báo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hoa CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ DỰ BÁO NHU CẦU VÀ KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT DỰ BÁO 2.1 DỰ BÁO THEO DÃY SỐ THỜI GIAN 2.1.1 Phương pháp bình quân di động Ta có công thức tính dự báo theo phương pháp này như sau: D1 + D... những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén 1.5.2 Phương pháp định lượng Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai Khi dự báo nhu cầu tương lai, nếu không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy... tháng 7 (giả sự nhu cầu dự báo của tháng 1 là 2200 hộp) Yêu cầu • Cửa hàng nên sử dụng hệ số α nào để dự báo cho tháng 7 • Hãy sử dụng hệ số β = 0,5 để dự báo cho tháng 7 bằng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng Lời giải: 1 Từ công thức tổng quát để tính cho phương pháp san bằng số mũ giản đơn Ft = F(t-1) + α(A(t-1) – F(t-1)) ta có thể dự báo trong 2 trường hợp khi α = 0,8 và khi α = 0,5,... đến nhu cầu có thể dùng các mô hình hồi quy tương quan 1.5.2.1 Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian (Phương pháp ngoại suy) Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian được xây dựng trên một giả thiết về sự tồn tại và lưu lại các nhân tố quyết định đại lượng dự báo từ quá khứ đến tương lai Trong phương pháp này đại lượng cần dự báo được xác định trên cơ sở phân tích chuỗi các số liệu về nhu cầu sản... đoạn quan sát) tăng lên, khả năng san bằng các dao động tốt hơn, nhưng kết quả dự báo ít nhạy cảm hơn với những biến động thực tế của nhu cầu • Dự báo thường không bắt kịp nhu cầu, không bắt kịp xu hướng thay đổi nhu cầu • Đòi hỏi phải ghi chép số liệu đã qua rất chính xác và phải đủ lớn mới có kết quả dự báo đúng 2.1.3 Phương pháp san bằng số mũ giản đơn Về mặt kỹ thuật, phương pháp này dựa vào số

Ngày đăng: 27/08/2015, 18:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO

    • 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại dự báo

      • 1.1.1 Khái niệm dự báo

      • 1.1.2 Đặc điểm của dự báo

      • 1.1.3 Các loại dự báo

      • 1.2 Vai trò của dự báo

      • 1.3 Quy trình dự báo trong doanh nghiệp

      • 1.4 Các nhân tố tác động tới dự báo nhu cầu

        • 1.4.1 Nhân tố chủ quan

        • 1.4.2 Nhân tố khách quan

        • 1.4.3 Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo nhu cầu

        • 1.5 Các phương pháp dự báo nhu cầu

          • 1.5.1 Phương pháp định tính

            • 1.5.1.1 Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành

            • 1.5.1.2 Phương pháp lấy ý kiến của lực lượng bán hàng

            • 1.5.1.3 Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng

            • 1.5.1.4 Phương pháp chuyên gia

            • 1.5.2 Phương pháp định lượng

              • 1.5.2.1 Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian (Phương pháp ngoại suy)

              • 1.5.2.2 Phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng

              • 1.5.2.3 Dự báo theo các mối liên hệ tương quan

              • 1.6 Kiểm soát và giám sát dự báo

              • CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ DỰ BÁO NHU CẦU VÀ KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT DỰ BÁO

                • 2.1 Dự báo theo dãy số thời gian

                  • 2.1.1 Phương pháp bình quân di động

                  • 2.1.2 Phương pháp bình quân di động có trọng số

                  • 2.1.3 Phương pháp san bằng số mũ giản đơn

                  • 2.1.4 Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan