Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM việt nam hiện nay

39 2.2K 20
Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM việt nam hiện nay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM  TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên : HỒ VĂN DŨNG Lớp học phần : 210705001 TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2014 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM  TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên : HỒ VĂN DŨNG TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2014 2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới như hiện nay thì thị trường tài chính giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra ngày càng nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại, song đi cùng nó cũng kéo theo rất nhiều rủi ro. Trong các loại rủi ro thì rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro nguy hiểm nhất. Thanh khoản và quản lý rủi ro trong thanh khoản là yếu tố quyết định đến sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Thực tế chỉ một hay hai ngân hàng gặp rủi ro về thanh khoản có thể lây lan ngay sang ngân hàng khác. Trong khi đó, bản thân một ngân hàng thương mại sẽ không đủ sức chống đỡ được rủi ro hệ thống. Điển hình là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lớn nhất trong một thế kỷ qua đã và đang tiếp tục tác động đến thị trường tài chính Mỹ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính của các nước khác trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, sau đợt căng thẳng thanh khoản đầu năm 2008, nhờ những can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, tình hình thanh khoản đã cải thiện đáng kể, song khó khăn vẫn còn ở phía trước. Đặc biệt, 5 tháng đầu năm 2011, tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam lại trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Chính vì thế, bên cạnh những hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản, không chỉ vì an toàn của chính Ngân hàng mình mà còn vì an toàn chung của hệ thống tài chính tiền tệ. Đó là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài: "Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay". Ngoài ra, trên cơ sở thực trạng về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại nhóm chúng em sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Rất mong được thầy tận tình góp ý chỉ bảo thêm để chúng em có thêm kinh nghiệm trong những đề tài sau này! Xin gửi lời cảm ơn đến thầy! 3 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Chữ viết tắt Ý nghĩa DN Doanh nghiệp NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng Trung ương NHXNK Ngân hàng xuất nhập khẩu QTRR Quản trị rủi ro QTRRTK Quản trị rủi ro thanh khoản REPO (Repossess of property) Thị trường mua bán chứng khoán RRTK Rủi ro thanh khoản SMBC (Sumitomo Mitsui Banking Corporation) Ngân hàng SMBC SWAP (Spot and forward) Nghiệp vụ hối đoái kép gồm 2 nghiệp vụ giao ngay (spot) và nghiệp vụ có kỳ hạn (forward). TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSC Tài sản Có TSN Tài sản Nợ USD Đồng đô la Mỹ WTO Tổ chức thương mại thế giới 4 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong số những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt, rủi ro thanh khoản được em là đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng. Tác hại lớn nhất có thể kể đến là làm cho ngân hàng bị phá sản, bị quốc hữu hóa hoặc bị sáp nhập. Như vậy công tác quản trị rủi ro về thanh khoản là không thể không được quan tâm, thậm chí nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà quản lý ngân hàng ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh không phải chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản nào cũng hợp lý và thành công. Đặc biệt đối với ngành ngân hàng ở Việt Nam, công tác quản trị rủi ro thanh khoản còn tỏ ra nhiều yếu kém, bất cập và chưa có hiệu quả. Do vậy cần có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn hơn về công tác này và có biện pháp tổ chức giám sát thực hiện tốt hơn, tiến bộ hơn trước. Đó chính là lý do chúng em chọn đề tài này. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1) Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM. 2) Phân tích thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay và một vài vụ việc cụ thể. 3) Đưa ra một số bài học kinh nghiệm và một số biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam hiện nay. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu trong đó có thể kể đến: 5 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng - Phân tích và tổng hợp - Thu thập thống kê số liệu - So sánh - Mô hình hóa - Hệ thống hóa • Kết cấu đề tài Đề tài này gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của NHTM Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống các NHTM Việt Nam 6 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 1.1 RỦI RO THANH KHOẢN 1.1.1 Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản Khái niệm thanh khoản:  Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản là khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản và ngược lại. Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng các tiêu chí sau: Có sẵn số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn thời gian để giao dịch, giá cả hợp lý. Trong thực tế, các tài khoản có tính thanh khoản cao gồm các giấy tờ có giá trị như: Trái phiếu kho bạc, thương phiếu, hối phiếu những tài sản có tính thanh khoản thấp như bất động sản, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị.  Dưới góc độ ngân hàng: thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đấy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác. Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản. 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua. Thứ nhất: tăng trưởng tín dụng quá nóng. Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các ngân hàng thương mại đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với ngân hàng thương mại”. 7 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng Thứ hai: công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các NHTM còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn còn thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường. Thứ ba: tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống. Thứ tư: vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt. Do sự yếu kém từ quản trị tài sản nợ, có của các NHTM và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu… Ngân hàng Nhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh quy định của mình Thứ năm: xuất phát từ phía khách hàng, đây được đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng (kể cả pháp nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, dân cư rút tiền để mua vàng, mua đô la Mỹ để tích trữ… đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều nguyên nhân như: do các giao dịch bằng ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung vào một loại ngoại tệ là USD; những tác động trực tiếp từ các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro thanh khoản; hiện tượng một số tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chuyển tiền hoặc rút tiền với khối lượng lớn; yếu kém trong công tác kế hoạch hóa và quản trị điều hành… 1.1.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của NHTM RRTK là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, có liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải 8 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và khác nhu cầu thanh toán đột xuất. Một khi rủi ro thanh khoản xuất hiện không chỉ nó ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế - xã hội. Thứ nhất, nếu RRTK xảy ra, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà ngân hàng có thể phải chịu: Chuyển hoá các tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao; tiếp cận với thị trường tiền tệ đang tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn, ví dụ, phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không được tuần hoàn nợ cũ, hạ mức tín dụng bị xem xét lại thường xuyên hoặc bị từ chối cho vay, đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập, mất uy tín dẫn đến mất khách hàng. Thứ hai, trong trường hợp đặc biệt, RRTK có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản ngân hàng. Khi một ngân hàng mất đi khả năng thanh toán thì sẽ gây nên tâm lý lo ngại đối với không chỉ bản thân ngân hàng mà còn đối với khách hàng của các ngân hàng khác. Họ sợ rằng ngân hàng nơi mình gửi tiền cũng có thể bị phá sản nên tìm mọi cách để rút tiền khỏi ngân hàng đó. Nếu niềm tin của công chúng bị lung lay thì có thể dẫn đến hàng loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn và khiến cả hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng hỗn loạn, sự hỗn loạn này của hệ thống ngân hàng có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội – chính trị của một quốc gia. 1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NHTM Gồm các vấn đề sau: 1.2.1 Nhận dạng và phân tích nguyên nhân rủi ro thanh khoản ở NHTM Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: Việc theo dõi, xem xét nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng rủi ro phù hợp. 9 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng Không một ngân hàng nào có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng dự trữ thanh khoản của họ là hợp lý và đủ để không bị rơi và tình trạng RRTK nếu chưa vượt quá những thử thách của thị trường. Những thử thách này được biểu hiện qua những dấu hiệu nhận dạng sau: Lòng tin của công chúng: Sự tin tưởng của công chúng là một trong những dấu hiệu quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng tốt hay xấu. Nếu công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng yếu kém, không duy trì đủ lượng tiền mặt hoặc không có khả năng hoàn trả các khoản tiền mà khách hàng yêu cầu ngay lập tức thì điều này sẽ xói mòn lòng tin của công chúng vào ngân hàng. Do vậy, ngân hàng sẽ mất dần những khách hàng là những người gửi tiền. Ngược lại nếu một ngân hàng có được sự tin tường của người gửi tiền nghĩa là khách hàng đặt niềm tin vào khả năng hoàn trả cả gốc và lãi của ngân hàng hay đồng thời với việc ngân hàng đó thừa nhận là có khả năng thanh khoản cao. Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng: Khi giá cổ phiếu của ngân hàng có xu hướng giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu tư giảm đi, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người gửi tiền. Người dân có xu hướng rút tiền khỏi ngân hàng để gửi tiền sang ngân hàng khác hoặc đầu tư vào những kênh có lợi nhuận cao hơn, trong khi đó các khoản cho vay đến hạn thanh toán không được thanh toán hoặc không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản, dẫn đến cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng RRTK. Ngược lại, giá cổ phiếu hoặc tăng hoặc giữ nguyên được thì sẽ củng cố lòng tin và tâm lý nơi công chúng vào khả năng thanh toán của ngân hàng. Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: Tại sao một ngân hàng lại chấp nhận áp dụng mức lãi suất huy động tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và chấp nhận mức lãi suất đi vay cao hơn mức lãi suất trên thị trường một cách bất thường hoặc phải đi vay với điều kiện về tài sản đảm bảo chặt chẽ hơn? Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì chứng tỏ một dấu hiệu là ngân hàng đang gặp khó khăn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình. Lỗ từ việc bán tài sản: Khi ngân hàng bán tài sản một cách vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp phải một vấn đề nào đó trong vấn đề thanh khoản. Bán tài sản có nghĩa là ngân hàng sẽ phải chấp nhận mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai cũng như các chi phí giao dịch trả cho người môi giới liên quan đến việc bán tài sản. 10 [...]... lượng tín dụng của các NHTM không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng, do đó cũng dễ dàng đẩy NHTM vào trạng thái rủi ro thanh khoản 30 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM Rủi ro thanh khoản không chỉ là nỗi lo của các NHTM Việt Nam mà còn là... được, các NHTM Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm bất cập trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản Thứ nhất, phương pháp quản trị rủi ro còn lạc hậu và thiếu tính thống nhất Thứ hai, một số NHTM Việt Nam chưa áp dụng đúng nội dung của quản trị rủi ro thanh khoản Hầu hết các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót trong quản trị rủi ro Nếu các ngân hàng có thể đo lường bằng các chỉ số thanh khoản. .. lại các khoản mục kinh doanh, báo cáo và kiểm soát rủi ro, quản lý danh mục đầu tư 13 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1.1 Khái quát chung Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiên quan trọng đánh dấu bước chuyển biến lớn của hệ thống NHTM Việt. .. huy động cho bản thân ngân hàng Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy các NHTM Việt Nam đang đối diện với rủi ro thanh khoản và là bằng chứng chứng tỏ các NHTM Việt Nam chua chủ động trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 1) Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, nhận thức về quản trị rủi ro thanh khoản của một số NHTM Việt Nam còn hạn chế: một sự chủ quan, một kế hoạch... Bản thân công tác quản trị rủi ro thanh khoản còn khá mới mẻ và chưa nhận được sự lưu tâm của các nhà quản trị ngân hàng Do sức ép tăng trưởng và lợi nhuận, các nhà quản trị vẫn thường nhấn mạnh vào rủi ro lãi suất, rủi ro rín dụng…mà quên mất rủi ro thanh khoản – rủi ro quan trọng và nguy hiểm nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thứ hai, trình độ của cán bộ quản trị rủi ro còn yếu kém: Chất... thiện và đổi mới công tác quản trị rủi ro thanh khoản Cải thiện hệ thống báo cáo để Ban lãnh đạo cập nhật một cách chi tiết thông tin về tình trạng vốn tại ngân hàng, đặc biệt về mặt thời gian của các nguồn cung cầu thanh khoản thông qua việc sử dụng mô hình quản lý theo kỳ hạn của các dòng tiền vào, dòng tiền ra Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản. .. ro thanh khoản thể hiện ở chỗ, mỗi NHTM đã thành lập hội đồng ALCO Việc ra đời của ALCO là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro cũng như đặt ra những yêu cầu mới cho công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế Thứ tư, ngoài các biện pháp đo lường, phân tích và kiểm soát rủi ro thanh khoản, các NHTM Việt Nam đã chủ động có các biện pháp tải trợ cho rủi ro thanh. .. thể hiện ở chỗ hệ số CAR của các NHTM đã dần được nâng lên nhằm đạt đúng quy định tối thiểu của NHNN là 9% Đồng thời, tỷ lệ dự trữ tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản và lượng dự trữ thanh khoản cũng được tăng lên từ năm 2008 đến 2010 cho thấy các NHTM đã chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản Thứ ba, các NHTM Việt Nam đã có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro. .. khi có rủi ro thanh khoản phát sinh Nếu rủi ro thanh khoản xảy ra tại một ngân hàng đơn lẻ thì Ngân 27 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NTHM GVHD: Hồ Văn Dũng hàng Nhà nước sẽ ngay lập tức can thiệp và hỗ trợ thanh khoản để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng và tránh được hiệu ứng lây lan cho toàn hệ thống Thứ hai, các NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã chú trọng hơn trong công tác an toàn thanh khoản, ... tại trường tiểu học Xuân Giang chỉ khoảng 500tr đồng Sự việc nhanh chóng ổn định nhưng cũng đã ảnh hưởng đến uy tín cũng như khả năng thanh khoản của Ngân hàng phương Nam trong một thời gian nhất định 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 2.4.1 Kết quả đạt được Thành quả lớn nhất của các NHTM Việt Nam trong việc rủi ro thanh khoản mấy năm qua là đã có sự phối

Ngày đăng: 27/08/2015, 18:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • Lý do chọn đề tài

    • Mục tiêu nghiên cứu

    • Đối tượng nghiên cứu

    • Phạm vi nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

    • 1.1 Rủi ro thanh khoản

      • 1.1.1 Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản

      • 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản

      • 1.1.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của NHTM

    • 1.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản trong NHTM

      • 1.2.1 Nhận dạng và phân tích nguyên nhân rủi ro thanh khoản ở NHTM

      • 1.2.2 Các phương pháp đo lường trạng thái thanh khoản của NH

      • 1.2.3 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro thanh khoản

    • 1.3 Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản đối với hoạt động thanh khoản của NHTM

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

    • 2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

      • 2.1.1 Khái quát chung

      • 2.1.2 Các rủi ro thường gặp phải

        • 2.1.2.1 Rủi ro tín dụng

        • 2.1.2.2 Rủi ro lãi suất

        • 2.1.2.3 Rủi ro thanh khoản

    • 2.2 Tình hình rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây

      • 2.2.1 Thực trạng rủi ro thanh khoản

        • 2.2.1.1 Giai đoạn 2007-2008

        • 2.2.1.2 Giai đoạn 2008-2009

      • 2.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

        • 2.2.2.1 Đối với ngân hàng thương mại

        • 2.2.2.2 Đối với nền kinh tế - xã hội

      • 2.2.3 Nguyên nhân gây RRTK của các NHTM Việt Nam trong mấy năm gần đây

        • 2.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan

          • Bảng 2.1: Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam từ 2010 – 2011 (Đơn vị: Tỷ đồng)

        • 2.2.3.2 Nguyên nhân khách quan

    • 2.3 Vài vụ việc tiêu biểu về rủi ro thanh khoản của NHTM

      • 2.3.1 Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) năm 2003

      • 2.3.2 Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam chi nhánh Hà Nội (2005)

    • 2.4 Đánh giá chung về hoạt động rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam hiện nay

      • 2.4.1 Kết quả đạt được

      • 2.4.2 Những điểm tồn tại

      • 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại

  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM

    • 3.1 VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ

      • 3.1.1 Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh

      • 3.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập

      • 3.1.3 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước

    • 3.2 VỀ PHÍA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

      • 3.2.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết

      • 3.2.2 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ

      • 3.2.3 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô

      • 3.2.4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ

      • 3.2.5 Hoàn thiện và đổi mới công tác quản trị rủi ro thanh khoản

      • 3.2.6 Đẩy mạnh công tác huy động vốn và đa dạng hóa nguồn vốn huy động

      • 3.2.7 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp

      • 3.2.8 Các giải pháp về công nghệ

      • 3.2.9 Nâng cao công tác quảng cáo hình ảnh, thương hiệu Ngân hàng

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan