BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAMx

27 3.1K 56
BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAMx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Tiếp cận dưới góc nhìn lý thuyết, không bao gồm thực trạng triển khai.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẢO HIỂM ĐỀ TÀI: BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Ngọc Hương Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thanh Kiều CQ527216 Lớp Đề án môn học - Kinh tế bảo hiểm(113)_2 Hà Nội, tháng 4 năm 2013 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] PHỤ LỤC BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế 2 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] LỜI MỞ ĐẦU Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường hầu hết các quốc gia, bất kể chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Tình trạng thất nghiệp của người lao động không chỉ ảnh hưởng đến đời sống cá nhân người lao động mà còn cản trở sự tăng trưởng của cả nền kinh tế, gây nên rối loạn chính trị và sự bất ổn định trong toàn xã hội. Vì thế, phần lớn các quốc gia đều chú trọng xây dựng hệ thống công cụ, chính sách hỗ trợ người lao động khi bị thất nghiệp để giúp cân bằng kinh tế xã hội. Trong đó, Bảo hiểm thất nghiệp được xem là công cụ hiệu quả nhất. Bảo hiểm thất nghiệp đã được áp dụng từ rất sớm các nước Châu Âu và một số nước phát triển ngoài Châu Âu, đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cũng như tác dụng tích cực về mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì loại hình bảo hiểm này được coi là khá mới mẻ. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, Nghị định số 127/2008 NĐ – CP được Chính phủ ban hành ngày 12/12/2008 đánh dấu sự ra đời của Bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam, đưa đến bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những vấn đề (đối với Việt Nam) vẫn còn khá mới mẻ này, em đã lựa chọn đề tài “ Bàn về Bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam ”. Với toàn bộ khả năng của mình, em đã cố gắng mang đến những thông tin cơ bản và tổng quát nhất về Bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót ngoài mong muốn nên em hy vọng nhận được sự góp ý từ phía cô giáo để hoàn thiện hơn kiến thức của mình. 3 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1. Lịch sử hình thái và phát triển của Bảo hiểm thất nghiệp BHTN xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ XIX Châu Âu dưới những hình thức sơ khai và chưa phải là do chính quyền quốc gia tổ chức. Từ cuối thế kỷ XIX, BHTN đã xuất hiện, khởi đầu là nguồn tài chính của quỹ công đoàn. Dần dần một số chủ doanh nghiệp vì lợi ích của chính họ để ổn định đội ngũ công nhân lành nghề đã thành lập Quỹ trợ cấp mất việc, nghỉ việc tạm thời. Số người được hưởng các quỹ trợ cấp mất việc, nghỉ việc tạm thời chỉ đóng khung trong doanh nghiệp. Về sau một số thành phố, chính quyền đứng ra thành lập quỹ BHTN với phương thức tự nguyện. Với phương thức này, quỹ BHTN chỉ thu hút được những người lao động trong phạm vi thành phố đó. Trên thực tế, đa số người đóng cho quỹ là những người có việc làm không ổn định, người có thu nhập thấp mới tham gia, dẫn đến quỹ thu không đủ để chi. những thành phố mà chính quyền không đứng ra thành lập quỹ BHTN, thì chính quyền tài trợ cho các quỹ bảo hiểm tư nhân, quỹ công đoàn để tăng thêm mức trợ cấp cho người thất nghiệp và đảm bảo an toàn cho quỹ. Để khắc phục tình trạng trên và muốn duy trì, phát triển quỹ BHTN để bảo vệ người lao động thì đòi hỏi khách quan là phải mở rộng BHTN phạm vi quốc gia. Chính phủ một số quốc gia bắt tay vào tổ chức, hình thành quỹ BHTN Vào năm 1883, quỹ BHTN do chính quyền tổ chức đầu tiên đã xuất hiện Berne (Thụy Sỹ) nhằm bảo vệ cho tất cả công nhân, không phân biệt là thành viên công đoàn hay không. Trong khi Thụy sỹ cho ra đời quỹ BHTN thì Bỉ và Pháp Chính quyền chủ trương viện trợ cho các quỹ công đoàn và giới chủ để trợ cấp cho những người lao động mất việc làm. Luật hóa việc tổ chức BHTN một số nước Châu Âu. 4 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] Vào những năm đầu của thế kỷ XX, có 11 nước đã ban hành luật pháp quốc gia về BHTN. Sớm nhất phải kể đến Nauy và Đan Mạch - ban hành Đạo luật quốc gia về BHTN tự nguyện có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước lần lượt vào các năm 1900 và 1910. Năm 1911 , Vương quốc Anh ban hành đạo luật đầu tiên về BHTN bắt buộc, tiếp sau đó là Italia – năm 1919 - cũng thực hiện theo hình thức này. Ngoài ra, các nước Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Áo, Cộng hòa liên bang Đức, Nam Tư cũng tiếp nối với chủ trương bắt đầu bằng viện trợ của Nhà nước cho các quỹ BHTN tự nguyện. Nhân rộng việc thực hiện BHTN trên toàn thế giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, làn sóng thất nghiệp đã thúc đẩy sự ra đời BHTN của một số quốc gia. Trong những năm 30, do hậu quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), nạn thất nghiệp đã tới mức trầm trọng khiến cho các quốc gia phải quan tâm đến người thất nghiệp một cách có tổ chức và hệ thống hơn. Từ năm 1934, có thêm một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ ban hành các Đạo luật về BHXH và BHTN, chẳng hạn : Mỹ năm 1935,Canada vào năm 1939, thiết lập chế độ BHTN bắt buộc. Ngoài ra còn có Thụy Điển và Tân Tây Lan thiết lập chế độ BHTN tự nguyện. Những năm đầu của thập kỷ 40, bốn nước Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Australia, Hy Lạp cũng đã ban hành trợ cấp thất nghiệp áp dụng chế độ bắt buộc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II ,đặc biệt là sau khi có Công ước số102, năm 1952 của Tỏ chức lao động quốc tế (ILO) thì một loạt nước trên thế giới đã triển khai BHTN và trợ cấp thất nghiệp. Tính đến năm 1955 đã có 29 nước thực hiện BHTN, trong số đó có 7 nước: Tiệp Khắc (cũ), Liên Xô (cũ), Ba Lan, Ireland, Iran . mặc dù đã ban hành pháp luật quốc gia về BHTN nhưng không áp dụng hoặc áp dụng một thời gian rồi bỏ. Trong đó Ba Lan bỏ BHTN vì Nhà nước cho rằng họ đã đạt được sự toàn dụng nhân công không còn tình trạng thất nghiệp; 15 nước thực hiện BHTN bắt buộc (trong đó, riêng Thụy Sỹ có 23 bang thiết lập BHTN bắt buộc, còn 2 bang thiết lập BHTN tự nguyện); 3 nước (Đan Mạch, Phần Lan, 5 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] Thụy Điển) thực hiện BHTN tự nguyện; 4 nước (Pháp, Luxembourg, Tây Ban Nha, Australia) thiết lập chế độ trợ cấp bảo hiểm mất việc làm do Nhà nước tài trợ hoàn toàn. Đến năm 1989 có thêm 8 nước thực hiện BHTN, đưa tổng số các nước trên thế giới thực hiện BHTN lên 37 nước, chủ yếu là các nước có nền kinh tế thị trường. Trong số 37 nước nói trên, có gần 30 nước có chế độ BHTN bắt buộc. Tùy theo mỗi nước, chế độ trợ cấp thất nghiệp được chi trả trong thời gian xác định từ 6 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, khi người thất nghiệp hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn chưa có việc làm họ có thể hưởng trợ cấp xã hội. BHTN được thực hiện phổ biến các nước có nền kinh tế thị trường phát triền, nhưng trong hai thập kỷ gần đây, BHTN cũng được áp dụng một số nước đang phát triên do yêu cầu của cải cách kinh tế, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc . Theo thống kê, đến 2009 đã có 78 nước thực hiện BHTN. 2. Kinh nghiệm triển khai bảo hiểm thất nghiệp một số quốc gia trên thế giới. 2.1. Bảo hiểm thất nghiệp tại các nước phát triển Trên thế giới có lẽ từ “ Thất nghiệp” đã không còn xa lạ với bất cứ quốc gia nào, dù là quốc gia phát triển, đang phát triển hay kém phát triển. Để đảm bảo chi tiêu trước cảnh thất nghiệp là một thách thức đối với người lao động. Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của riêng người lao động mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. Do đó, BHTN đã ra đời. Lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỉ XIX tại Đức , Italia, Thụy Sĩ và lan rộng ra Pháp ,Anh, Hà Lan,Mỹ …cho tới nay BHTN đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống An sinh xã hội của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Hiện nay, tại các nước phát triển BHTN được thực hiện rộng rãi với những bộ luật quy định khá toàn vẹn và chặt chẽ. Mỗi nước đều có quy định riêng và thực hiện đựa trên những nguyên tắc của mình. Hệ thống bảo hiểm được thực hiện rộng khắp cả nước ,quản lý linh hoạt và nhiều loại hình bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của con người. Dưới đây là một số mô hình BHTN tại các nước phát triển. 2.1.1.Bảo hiểm thất nghiệp tại Đức: 6 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] • Ra đời: BHTN được bắt đầu thực hiện tại Đức vào năm 1919 và chính thức hóa bằng một bộ luật vào năm 1927, là một cấu thành trong hệ thống BHXH của Đức bao gồm bảo hiểm hưu trí, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm chăm sóc. BHTN là một chương trình BHXH bắt buộc dựa trên sự đóng góp tài chính của người lao động và chủ sử dụng lao động. Năm 2003, tỷ lệ đóng góp BHTN là 6,5% lương trong đó người lao động đóng 50%, chử sử dụng lao động đóng 50% STT Tiêu chí Bảo hiểm thất nghiệp tại Đức 1 Đối tượng hưởng BHTN - là người bị thất nghiệp tạm thời< 65 tuổi - -đã đăng ký tại cơ quan việc làm địa phương - đủ điều kiện về thời gian làm việc và đóng bảo hiểm. - Chứng tỏ được bản thân có nỗ lực tìm việc 2 Điều kiện hưởng BHTN - Có hợp đồng lao động > 12 tháng trong một giai đoạn xem xét (3 năm cuối trước khi đăng ký thất nghiệp) trừ trường hợp đặc biệt và đã đóng BHTN bắt buộc. - Do đặc thù công việc làm dưới 1 năm cần 6 tháng làm việc + đã đóng BHTN bắt buộc. 3 Mức hưởng chế độ BHTN ( thu nhập từ BHTN không phải nộp thuế) - 60% lương thực tế sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp bắt buộc (thuế thu nhập, đóng góp BHXH, BHYT). - TH có ít nhất một trẻ phụ thuộc là 67%lương - Được đóng BHYT trong quỹ y tế công, và quỹ hưu trí bắt buộc trong thời gian TN 7 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] 4 Thời gian hưởng Chế độ - Không có thời gian chờ áp dụng trước khi nhận phúc lợi cho người thất nghiệp. - TG hưởng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm trước đó và tuổi người LĐ. 5 Giai đoạn không đủ tiêu chuẩn hưởng và mất quyền hưởng - Bị tước quyền hưởng chế độ trong vòng 12 tuần nếu bị chấm dứt hợp đồng do lỗi vi phạm hợp đồng hoặc sai phạm trong công viêc. - Thời hạn đình chỉ quyền hưởng chế độ tương tự cũng được áp dụng nếu người thất nghiệp từ chối nhận công việc được đề nghị bởi cơ quan việc làm hoặc từ chối tham gia các chương trình đào tạo. - Nếu người thất nghiệp đã từng bị tước quyền hưởng chế độ trong 12 tuần và đã nhận thông báo bằng văn bản về vấn đề này thì quyền hưởng chế độ sẽ vĩnh viễn bị tước nếu đối tượng vi phạm một vấn đề tương tự. 6 Sự đình chỉ chi trả chế độ - Bị ngừng chi trong thời gian người thất nghiệp nhận tiền trợ cấp từ các chế độ BHXH khác như chế độ ốm đau, lương hưu. 2.1.2. Bảo hiểm thất nghiệp tại Mỹ: • Ra đời BHTN là chương trình nằm trong Luật Bảo hiểm xã hội của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thực hiện từ năm 1935, gồm có: hệ thống của Liên bang và Tiểu bang. Hệ thống Liên bang quy định chung, từ đó cấp Tiểu bang hướng dẫn, quản lý và thực hiện chương trình của bang mình. Việc quản lý và thực hiện chương trình BHTN các Tiểu bang cũng 8 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] khác nhau. Một số Tiểu bang có mức hỗ trợ thất nghiệp khá cao, một số Tiểu bang lại có mức thấp hơn. Có thể nói Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều loại hình BHTN nhất trên thế giới tiêu biểu với bẩy loại hình là : Bảo hiểm thất nghiêp trên diện rộng ,BHTN dành cho nhân viên liên bang, BHTN dành cho cựu quân nhân,khoản lợi ích mở rộng dành cho các khu vực có tỉ lệ thất nghiệp cao, hỗ trợ thất nghiệp do thiên tai, phụ cấp ảnh hưởng thương mại, hỗ trọ cho hoạt động tự doanh. • Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp Là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định so với khoản thu nhập cũ nhận trong những thời kì cụ thể. • Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp - Ngăn ngừa sự bất ổn định về kinh tế, xã hội; hỗ trợ, đào tạo nhằm giúp người lao động có cơ hội trở lại thị trường lao động, tìm việc làm mới; trợ cấp thất nghiệp. - Thay thế một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc làm mà không phải lỗi của họ 9 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] Có thể nhận thấy được vai trò và mức độ hiệu quả của BHTN đối với nền kinh tế Mỹ đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng , tuy nhiên BHTN đã thật sự công bằng chưa ? Bởi mỗi bang đều có những nguồn luật điều chỉnh bang, khiến cho nhiều người dân không hài lòng .Họ mong muốn có một mức trợ cấp thống nhất trên cả nước. Thêm vào đó, phần lớn nguồn trợ cấp thất nghiệp là từ thuế .Đối với nước đang phát triển như Việt Nam nếu trông chờ vào thuế để trợ cấp thì có thể sẽ dẫn tới hậu quả xấu, không mong muốn. Chúng ta có thể tham khảo mô hình BHTN mới ChiLe .Một quốc gia đang phát triển Nam Mỹ có nhiều sự tương đồng đối với VN hơn 2.2. Bảo hiểm thất nghiệp tại quốc gia đang phát triển Bảo hiểm thất nghiệp ChiLe: Chile đã xây dựng hệ thống BHTN từ năm 1937, là nước đầu tiên Tây bán cầu cải cách hệ thống Bảo đảm xã hội và là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện cải cách theo tài khoản đầu tư cá nhân. Đó cũng là một con đường mới của một nước đầu tiên sử dụng tài khoản riêng trong hệ thống BHTN. 10 [...]... cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm hoặc sau thời gian tạm giam, người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp 1.9.Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp ( Điều 23, Chương 3 ) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự; hưởng lương hưu; sau... mới được hưởng các khoản thu nhập từ nguồn quỹ BHXH 3.2 Phân phối lại thu nhập Trong thực tế, chỉ có một bộ phận người lao động bị mất việc làm trở thành thất nghiệp do các nguyên nhân thực tế khách quan và không ai muốn mất việc làm để được hưởng trợ cấp từ quỹ BHTN Do đó, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tất yếu ít hơn số 18 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM]... người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật BHXH 1.7.Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp ( Điều 20, Chương 3 ) Người lao động khi có đủ điều kiện hưởng BHTN thì được hưởng các chế độ bảo BHTN tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày đăng ký 1.8.Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp ( Điều 22,... dụng đối với diện mở rộng này - Cần tăng mức hỗ trợ và thời gian học nghề nhằm thu hút được số lao động thất nghiệp thật sự muốn được đào tạo chuyển đối ngành nghề 25 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] KẾT LUẬN Đến nay kinh tế xã hội nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực... Định 127/2008/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp 6 Nghị định 100/2012/NĐ-CP ngày 21-11-2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12-12-2008 7.Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH,của Bộ Lao Động , Thương Binh và Xã Hội 8 Đặng Anh Duệ, Xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam, Thông tin... bắt đầu để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng 21 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] 1.6.Vấn đề hỗ trợ việc làm ( Điều 18, Chương 3 ) Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các trung tâm giới... vào tình trạng thất nghiệp • Đối tượng tham gia BHTN Từ nội dung của Công ước số 44 “Công ước về bảo đảm tiền trợ cấp cho người thất nghiệp không tự nguyện” của ILO ban hành năm 1934 và Công ước số 102 năm 1952, có thể rút ra: Đối tượng tham gia BHTN là những người làm công ăn lương và các chủ sử dụng lao động thuê mướn họ 14 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] Tuy... mà mỗi quốc gia có quy định về mức độ đóng góp và cách thức đóng góp 17 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] vào quỹ bảo hiểm khác nhau Hầu hết các quốc gia quy định mức đóng góp BHTN trong Luật Tài chính để đảm bảo an toàn và chắc chắn cho quỹ hoạt động Cần phải lưu ý là sự tham gia của Nhà nước vào quỹ BHTN là khôn thể thiếu, vì thất nghiệp là một vấn đề có tính... tài khoản tiết kiệm cá nhân của họ không đủ để chi trả khi thất nghiệp Hệ 11 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] thống BHTN mới Chile, thực chất là kế hoạch tiết kiệm bắt buộc, mà đó người lao động nhận được lợi thế riêng do phương pháp tài chính Người lao động sẽ có lợi nếu họ không khi nào bị thất nghiệp Đo tài chính của BHTN theo phương thức tiết kiệm cá nhân... thể; các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trển lãnh thổ Việt nam có sử dụng lao động là người Việt nam 20 Phạm Thị Thanh Kiều – CQ527216 [BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VIỆT NAM] 1.3.Điều kiện hưởng BHTN ( Điều 15, Chương 3 ) Người lao động thất nghiệp được hưởng BHTN khi đã đóng tiền BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động . ho n thi n h n ki n th c của m nh. 3 Ph m Th Thanh Kiều – CQ527216 [B N V B O HI M TH T NGHI P Ở VI T NAM] B N V B O HI M TH T NGHI P Ở VI T NAM. gian”đồng chi trả” trong ho t động b o hi m. Vi c chi trả th ng đầu ti n của người th t nghi p ho n to n do người th t nghi p t ngu n ti n riêng. M t th ng

Ngày đăng: 16/04/2013, 11:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan