tiểu luận sức khỏe nghề nghiệp , sinh lý lao động

15 1.1K 1
tiểu luận sức khỏe nghề nghiệp , sinh lý lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SINH LÝ LAO ĐỘNG I. MỤC ĐÍCH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA SINH LÝ LAO ĐỘNG Sinh lý lao động là một chương đặc biệt của sinh lý, nghiên cứu trạng thái chức năng cơ thể người trong quá trình lao động, nghiên cứu các luận cứ sinh lý của việc tổ chức lao động khoa học nhằm duy trì khả năng làm việc lâu dài của con người ở mức độ cao và phòng chống sự mệt mỏi. Vì là một môn vừa lý thuyết, vừa thực hành cho nên việc nghiên cứu trong lĩnh vực lao động phát triển theo hai hướng: Một là nghiên cứu các quy luật sinh lý chung của trạng thái hoạt động cơ thể người, lao động thể lực cũng như lao động trí óc, căng thẳng thần kinh tâm lý; Hai là nghiên cứu các hình thức cụ thể của lao động để xác định đặc điểm sinh lý và để tổ chức lao động hợp lý nhằm giữ cho trạng thái sinh lý người lao động ở mức hợp lý tối ưu. Để giải quyết các vấn đề thực hành sinh lý lao động phải liên hệ với những ngành khoa học liên quan tới việc tổ chức sản xuất chung sinh lý lao động tham gia vào nghiên cứu các vấn đề lao động. Mác đã đánh giá vai trò các yếu tố sinh lý trong lao động như sau: "Các hình thức lao động, các hoạt động sản xuất dù khác nhau thế nào chăng nữa thì về mặt sinh lý đều là các chức năng của cơ thể người và mỗi chức năng đó thì với hình thức nào, với nội dung nào thật ra vẫn là sự tiêu hao năng lượng của não bộ, của thần kinh, cổ và các giác quan và "Lao động là sự tiêu hao năng lượng tiềm tàng trong cơ thể chuyển sang năng lượng vận động". Những vấn đề này không thể quan niệm cứng nhắc theo kiểu chuyển hóa năng lượng của máy móc. Pavlov đã chứng minh rằng cơ thể con người là một hệ thống phức tạp không những tự điều hòa mà còn tự hoàn chỉnh, trong quá trình tiếp xúc với ngoại cảnh. Chính nhờ đó mà cơ thể con người thông qua lao động mà cải thiện không ngừng. Cơ chế tự điều hòa của cơ thể gồm 2 quá trình mâu thuẫn nhau, nhưng liên quan chặt chẽ với nhau. Lao động có đòi hỏi tiêu hao năng lượng thì điều hòa cơ thể là nhằm giảm tiêu hao năng lượng tới mức thấp nhất; nhất là các quá trình đó tiến hành theo cơ chế phản xạ có điều kiện, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh cao cấp. Mục đích của tập luyện và học nghề chính là những chuỗi phản xạ có điều kiện được xây dựng lên. Những chuỗi phản xạ có điều kiện thích hợp được củng cố đầy đủ tạo thành hành động hình lao động thành thạo. Nhiệm vụ của sinh lý lao động - Nghiên cứu các hình thức lao động - Nghiên cứu các trạng thái cơ thể khi lao động - Nghiên cứu các qui luật sinh lý và cơ chế sinh lý trong quá trình lao động. Nhiệm vụ thực hành trước mắt của sinh lý lao động: Sử dụng các quy luật đã tìm thấy để tổ chức quá trình lao động nghĩa là ứng dụng để tổ chức các động tác lao động, tư thế làm việc, nhịp điệu lao động, chế độ lao động và nghỉ ngơi, học nghề, để xây dựng điều kiện lao động tối ưu của hệ thống người máy (công cụ lao động). Bên cạnh các phương pháp phân tích sâu sắc vào từng chức phận sinh lý, từng tổ chức, từng dịch thể, cho tới mức tế bào phân tử, sinh lý lao động cũng như sinh lý chung lại sử dụng tâm lý học, toán học, điều khiển học để nghiên cứu con người một cách tổng hợp không những trong toàn bộ hệ thống cơ thể mà còn trong hệ thống người máy (hoặc công cụ lao động). Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu ở phòng thí nghiệm với các trang thiết bị đặc biệt để tạo ra các yếu tố cần nghiên cứu và khống chế được như buồng áp suất, buồng điều khiển v.v Sinh lý lao động lại phải tiến hành các nghiên cứu tại thực địa trên con người lao động thực ở xí nghiệp, công trường. Vấn đề con người trong lao động là một vấn đề rất rộng và phức tạp, để giải quyết vấn đề này cần có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành như vệ sinh để nghiên cứu hệ thống con người và môi trường, xã hội học để nghiên cứu hệ thống người và tổ chức xã hội. Sơ lược lịch sử phát triển sinh lý lao động Sinh lý lao động bắt đầu được nghiên cứu ở các nước châu Á vào cuối thế kỷ XIV với những công trình chủ yếu về hoạt động cơ (Rubner, Zunt, Anar). Những nguyên nhân xã hội - kinh tế làm thúc đẩy ngành sinh lý này. Ở phương Tây trong bản chất nền sản xuất tư bản, họ đã sử dụng các máy móc vào trong sản xuất là tăng năng suất lao động. Như vậy đáng ra sẽ rút ngắn được ngày lao động, nhưng vì muốn có lợi nhuận tối đa nên ngày lao động lại bị kéo dài ra mà giảm người sản xuất. Để có được giá trị thặng dư tối đa ứng dụng lối sản xuất dây chuyền (Taylor Gantt, Emerson) chính như vậy đã gây kiệt quệ sức lao động người công nhân và giảm sút khả năng làm việc. Làm việc quá căng thẳng, nhanh mệt mỏi đã làm cho sức bền lao động giảm và chất lượng sản phẩm cũng giảm sút. Vì tăng cường độ lao động không giới hạn nên người công nhân ngay khi mới 25 - 40 tuổi đã mất khả năng lao động và bị thải loại ra khỏi sản xuất. Tình trạng này lại có mặt trái của nó là đưa các công nhân mới vào sản xuất không tránh làm giảm năng suất lao động, bởi vì các kỹ thuật phức tạp của sản xuất đòi hỏi phải có đủ trình độ kỹ thuật nhất định. Cho nên muỗn giữ được công nhân lành nghề trong một thời gian lâu dài đã làm nẩy sinh vấn đề nghiên cứu mệt mỏi và các biện pháp đấu tranh chống mệt mỏi. Chính do các điều kiện xã hội - kinh tế học đã làm xuất hiện ở phương Tây một lĩnh vực sinh lý mới, có vấn đề cơ bản là vấn đề mệt mỏi trong những điều kiện lĩnh vực nhất định, dù có muốn hay không (các nhà kinh doanh) vấn đề này cũng đã trở thành hết sức gay cấn. Ví dụ: ở Anh để sản xuất được nhiều vũ khí trong thế chiến thứ I do vì giảm số công nhân nên đã kéo dài ngày làm việc tới 13 - 14 giờ, bỏ cả ngày nghỉ. Chỉ một năm sau phát sinh tình trạng mệt mỏi mãn tính ở công nhân là trở ngại chính cho việc tăng năng suất lao động. Một ủy ban do các nhà sinh lý: thầy thuốc vệ sinh được thành lập (Hill, Neuman, Vernon _ để nghiên cứu vấn đề này. Ủy ban đã đề nghị rút ngắn ngày làm việc, phục hồi ngày nghỉ, kết quả là năng suất lao động/giờ tăng 35 -50% và năng suất lao động trong tuần hoặc là không giảm hoặc là hơi tăng một chút. Trong trường hợp này hay các trường hợp tương tự thì đánh giá mệt mỏi của công nhân là dựa vào theo dõi tăng năng suất lao động, tốc độ của công việc và các tai nạn trong sản xuất. Cho nên nghiên cứu sinh lý lao động chủ yếu là tiến hành trong phòng thí nghiệm nhằm tìm hiểu về lý thuyết vấn đề mệt mỏi, những khó khăn do nghiên cứu trực tiếp trên sản xuất đã bắt buộc một số viện nghiên cứu phải áp dụng các điều kiện nhân tạo, nghiên cứu trong các nhà có thiết bị đặc hiệu giống như trong sản xuất. Rõ ràng là trong điều kiện như thế không thể nào giống trong quá trình lao động thật với tất cả các yếu tố xã hội - kinh tế học. Các nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động thể lực của Viện sinh lý lao động Dortmund, của Viện lao động Curaxinlư (Nhật) ở phòng thí nghiệm về nghiên cứu mệt mỏi của Trường Đại học Havard, phòng thí nghiệm nghiên cứu lao động ở Pháp và một số nước khác là nổi tiếng nhất trước đại chiến thế giới lần thứ II. Trong thời gian chiến tranh thì các công việc của các viện và cơ quan này bị hạn chế hay đình trệ hẳn, chỉ có nghiên cứu của Ef. Adolph về cuộc chiến đấu ở xa mạc của quân đội Anh là nổi bật (1947). Sau đại chiến II, các viện nghiên cứu cũ được phục hồi và nhiều trung tâm nghiên cứu mới được thành lập hướng vào nghiên cứu những hình thức lao động mới và đang xuất hiện trong sản xuất, giao thông vận tải. Nội dung nghiên cứu có những hướng mới: nghiên cứu tâm lý kỹ thuật ở Mỹ, hướng nghiên cứu Ecgonomi ở Anh (có khuynh hướng sinh lý nhiều hơn). Tuy hai hướng khác nhau như vậy nhưng đều nhằm giải quyết một nhiệm vụ đó là xác định điều kiện tối ưu của con người trong điều kiện kỹ thuật mới. Xetrenop (1820 - 1905) trong tác phẩm "Đại cương về hoạt động lao động của con người" đã nêu ra hàng loạt tình huống cho phép áp dụng những tư liệu sinh lý, cơ sinh trong việc hợp lý hóa lao động. Trong giai đoạn đầu của sinh lý lao động có nhiều công trình có giá trị về lĩnh vực hợp lý hóa các quá trình lao động theo sinh lý học, chủ yếu là lao động thể lực nặng (công nhân mỏ, thợ đúc, rèn ) về lĩnh vực các biện pháp vệ sinh ở các xưởng nóng, về lĩnh vực bảo hộ lao động chống độc hại, thông gió trong các xưởng, chống ồn Các nhà sinh lý đã hướng trước hết vào lao động thể lực nặng, cho nên chỉ giới hạn trong phương pháp nghiên cứu chuyển hóa chất, hô hấp, tuần hoàn và một số chức phận khác gọi là chức năng thực vật. Nhịp điệu phát triển công nghiệp hóa có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của sinh lý lao động (sóng, áp lực cao, phóng xạ, ồn, rung v.v ) Tự động hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện điều kiện lao động đã thay đổi mộ cách căn bản tính chất lao động làm giảm nhẹ việc dùng sức lao động và đòi hỏi sinh lý lao động hướng tới nghiên cứu mới về quá trình lao động, quan sát theo dõi, điều khiển hoạt động của máy tự động, đòi hỏi một sự linh hoạt cao của các quá trình thần kinh, một sự phối hợp tinh vi và chính xác của các phân tích quan cùng với mọi phản ứng vận động khẩn cấp nhưng có cường độ thấp. Thật vậy, sinh lý lao động đối với công việc mà nội dung quan trọng nhất là một hoạt động phức tạp của hoạt động trí óc căng thẳng có tính chất sáng tạo với các thành phần của vận động công việc ở những trạm điều khiển máy tính, các máy móc điều khiển từ xa và tự động thì mới ở giai đoạn bắt đầu nhưng trong tương lai hiển nhiên là có vị trí nhất định là vì chỉ có nó mới có thể giải quyết các vấn đề cơ bản của việc tổ chức lao động khoa học trong điều kiện kỹ thuật mới. Trong khoảng 20 năm gần đây, các cơ quan xí nghiệp ngày càng quan tâm tới vấn đề sinh lý lao động. Theo yêu cầu các cơ quan xí nghiệp này các công trình nghiên cứu đã hướng vào những biện pháp tạo cơ sở sinh lý cho điều kiện lao động hợp lý và cải thiện điều kiện lao động. Ở Việt Nam, sinh lý lao động đã được nghiên cứu và cho những kết quả ban đầu: các tác giả đã đưa ra một số chỉ tiêu sinh lý trong lao động một số ngành nghề và tiêu chuẩn cho phép về giới hạn sinh lý Việt Nam v.v II. NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG 1. Những khái niệm cơ bản - Lao động và công: Lao động là cơ sở của sự tồn tại của xã hội loài người. Mác đã định nghĩa: lao động giống như một hoạt động toàn diện để lập nên giá trị sử dụng. Ngoài ra lao động còn phụ thuộc vào qui luật tự nhiên, một phần vào qui luật sinh lý. Trong quá trình lao động có sự tiêu hao năng lượng của thần kinh và cơ bắp. Tuy theo phương thức hoạt động người ta chia ra lao động thể lực, lao động trí óc và lao động căng thẳng thần kinh tâm lý. - Khái niệm công: Về phương diện vật lý: công là sự đo lường của tác động bên ngoài lên cơ thể, được đặc trưng bằng sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác, được chia ra 3 loại công cơ. - Công cơ động dương: vật được chuyển động ngược chiều với tác động của lực căng (Thí dụ: nâng vật nặng lên, đẩy vật theo chiều ngang, đi lên thang gác). - Công cơ đồng âm: vật chuyển theo hướng lực căng (như hạ vật nặng xuống, đi xuống thang). Hai loại trên thuộc loại vận cơ động, chiều dài cơ thay đổi nhưng trương lực cơ không đổi. - Công cơ tĩnh: giữ vật ở một vị trí nhất định. Trong công cơ tĩnh chiều dài cơ không đổi nhưng trương lực cơ thay đổi. 2. Sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương Mọi hoạt động của cơ thể đều bắt đầu từ hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Đây là vấn đề chủ yếu của sinh lý học và có ý nghĩa lớn đối với sinh lý lao động. Nhiệm vụ của hệ thần kinh trung ương bao gồm việc điều hòa và kiểm tra hoạt động của tất cả các chức phận của cơ thể trong thời gian lao động nhưng nó lại bị ảnh hưởng bởi các hoạt động nghề nghiệp. Điều quan trọng trong hoạt động cơ thể là chức năng chuyển động, nó đảm bảo mối tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường và sự thích nghi với môi trường. Khi lao động, nhờ các luồng xung động thần kinh liên tiếp truyền từ các cơ quan cảm thụ ngoại biên về trung ương và các luồng xung động từ trung ương phát đi mà kiến lập được hàng loạt các phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Trong khi lao động, ở não hình thành một vùng hưng phấn, đảm bảo thực hiện những hoạt động phản xạ cần thiết cho công việc đó. Đồng thời, khi trung khu này hưng phấn thì các trung khu thần kinh khác không có liên quan đến công tác lao động thì bị ức chế. Nhờ đó, ở vỏ não sẽ hình thành các định hình hoạt động. Đó là một chuỗi phản xạ sắp xếp theo một trình tự nhất định có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự kết thúc của phản xạ này là sự khởi đầu của phản xạ kia, rất nhịp nhàng ăn khớp với nhau còn được gọi là sự thích ứng của cơ thể với lao động và hoàn cảnh xung quanh, thông qua quá trình rèn luyện lâu dài mà chọn được cường độ và chế độ lao động thích hợp và tiết kiệm đưọc năng lượng tiêu hao. Học thuyết về định hình hoạt động giúp chúng ta hiểu tại sao tổ chức làm việc khoa học lại là một yếu tố nâng cao năng suất lao động. Nhờ kiến lập được những định hình hoạt động, trước khi tiến hành lao động các hệ thống cơ quan được động viên nhanh chóng để đáp ứng với yêu cầu của công việc, tác động phối hợp giữa các cơ quan với các hệ thống càng nhịp nhàng, phản ứng linh hoạt, năng lượng tiêu hao ở thần kinh và cơ được tiết kiệm hơn. Động tác trở nên chính xác hơn, ngắn gọn hơn và loại trừ được động tác thừa, một số động tác gần như tự động hóa. Muốn định hình được duy trì phải củng cố thường xuyên bằng những kích thích kiến tạo nên định hình. Nếu định hình cũ bị phá vỡ, có thể lập nên những định hình mới trên cơ sở những kích thích và đáp ứng mới nhưng phải lâu dài. Thay đổi định hình đột ngột rất có hại về mặt sức khỏe và tâm lý lao động. 3. Các biến đổi sinh lý khác trong quá trình lao động 3.1. Hóa học và năng lượng của sự co cơ Dưới ảnh hưởng của các tín hiệu thần kinh từ hệ thần kinh trung ương các cơ chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó xuất hiện sự căng tính đàn hồi của cơ gây ra sự co cơ. Năng lượng cần thiết cho sự co cơ được giải phóng từ các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình co cơ qua 2 giai đoạn. Giai đoạn yếm khí (không cần oxy). Năng lượng cho sự co cơ là kết quả của các phản ứng toả nhiệt của sự phân giải ATP ATP - ADP +H 3 PO 4 + 12.000 calo Năng lượng này được chuyển thành công cơ học. Đạm co cơ trước hết là miozin có hoạt tính men adenozin - triposfataza giữ vai trò chủ yếu trong sự phân huỷ ATP và trong sự chuyển thành công cơ học. Đạm cơ khác cùng với miozin là actin tạo thành phức hợp bền vững actomiozin. Sự tổng hợp ATP xảy ra liên tục sau sự toả nhiệt. Trước hết ADP tác dụng lên sự phân giải creatinfosfat (fosfagen) thành creatin và H 3 PO 4 , một phần ATP được tổng hợp nhờ năng lượng giải phóng. Creatin fosfat creatin + H 3 PO 4 + 11.000 calo Lượng dự trữ Creatinfosfat trong cơ không đủ cho sự tổng hợp ATP hoàn toàn và phần lớn chúng được tổng hợp do năng lượng của sự phân giải glycogen mà sản phẩm cuối cùng là a.lactic. Glycogen a.lactic + 32.500 calo C 6 H 12 O 6 2C 3 H 6 O 2 + 32.500 calo Đến đây kết thúc giai đoạn yếm khí của sự co cơ, trong đó lượng ATP và creatin P được phục hồi, còn glycogen không được phục hồi. + Giai đoạn hiếu khí (có oxy). Trong giai đoạn này khoảng 1/4 hay 1/5 lượng a.lactic được oxy hóa thành CO 2 và H 2 O. C 3 H 6 O 3 + 3 O 2 3 CO 2 + 3 H 2 O + năng lượng. Phần a.lactic còn lại sẽ được tái tạo lại glycogen nhờ năng lượng được giải phóng từ quá trình trên. Kết quả của sự co cơ như vậy chỉ mất đi một phần glycogen. Cường độ lao động càng lớn nhu cầu năng lượng càng cao, phản ứng phân giải glycogen sẽ càng mạnh, a.lactic sinh ra càng nhiều, lượng oxy tiêu thụ để oxy hóa a.lactic càng lớn. Do đó có thể dựa vào lượng oxy tiêu thụ để đánh giá mức tiêu hao năng lượng trong lao động. Năng lượng tiêu hao có thể được xác định bằng số nhiệt lượng do cơ thể thải ra. Nhiệt lượng này có thể đo trực tiếp trong phòng đặc biệt và đo gián tiếp bằng cách đo lượng tiêu thu oxy. Phương pháp đầu phức tạp hơn nhưng chính xác hơn, chỉ sử dụng trong điều kiện thí nghiệm. Còn phương pháp sau qua mức tiêu thụ oxy có thể tính được tiêu hao năng lượng và đánh giá cường ddộ lao động (bảng 1). Bảng 1: Tiêu hao năng lượng và tiêu thụ oxy cho các loại lao động Cường độ lao động Mức tiêu thụ oxy lít/phút Tiêu hao năng lượng Nghề tương ứng Kcal/ph út Kcal/24h Lao động nhẹ Lao động trung bình Lao động nặng 0,5 0,5 - 1,5 1,5 2,5 2,5 - 5 5 - 10 2300 - 3000 3100 - 3900 4000 - 4500 Giáo viên, thầy thuốc Thợ dệt, nguội, nhổ mạ Khuân vác, thợ mỏ, gánh nặng Các tác giả Bùi Thụ, Phạm Quý Soạn, Lê Gia Khải có đề nghị bảng phân loại gánh nặng lao động (được chia thành 6 loại) theo mức tiêu hao năng lượng như sau: (bảng 2) Bảng 2: Tiêu hao năng lượng (Kcal) trong lao động Loại I Bình thườn g II Nhẹ III Hơi nặng IV Nặng V Khắc nghiệt VI Quá khắc nghiệt Tiêu hao năng lượng trong 1 phút < 1,9 < 2,7 < 4,2 < 5,2 < 6,2 ≥ 6,2 Tiêu hao năng lượng trong 1 giờ < 119 < 165 < 240 < 295 < 325 ≥ 325 Tiêu hao năng lượng trong 1 ca < 900 < 1270 < 1790 < 2180 < 2350 ≥ 2350 3.2. Tiêu thụ oxy ở trạng thái nghỉ ngơi và khi lao động Lượng oxy sử dụng ở trạng thái nghỉ ngơi, trạng thái nằm là những chỉ số của quá trình trao đổi chất cần thiết để đảm bảo các chức năng quan trọng của cơ thể hoạt động ở trạng thái này. Quá trình trao đổi chất cơ bản. Lượng oxy sử dụng ở giới hạn 200 - 250 ml/phút, ứng với tiêu hao năng lượng khoảng 1 - 1,2 Kcal/phút. Ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất là giới, tuổi, cân nặng và diện tích bề mặt cơ thể, thành phần thực phẩm, điều kiện khí hậu v.v Tăng sử dụng oxy khi lao động để oxy hóa các sản phẩm phân hủy trong giai đoạn hiếu khí, đồng thời để tổng hợp các chất chứa Nitơ trong giai đoạn yếm khí. Sự tiêu hao năng lượng ở cơ động âm chiếm 50% lượng tiêu hao của công cơ động dương. Nhu cầu oxy khi thực hiện công cơ động dương biểu diễn ở hình 1. Trên hình cho thấy ở giai đoạn đầu lúc bắt đầu công việc lượng oxy tiêu thụ tăng lên do hệ tuần hoàn, hô hấp chưa kịp đáp ứng (AB). Sau vài phút đường cong dừng lại ở mức độ nhất định trong một thời gian dài: trạng thái ổn định (steady - state) (BC), khi đó nhu cầu oxy được đáp ứng đầy đủ. Sự nở oxy lúc ban đầu được trả sau khi ngừng lao động trong giai đoạn hồi phục (CD). Phương thức sử dụng oxy như trên là đối với loại lao động nhẹ và trung bình. Hình 1: Động học sự tiêu thụ oxy khi lao động - Đối với loại lao động nặng, trạng thái ổn định thực chất không xẩy ra, chỉ là trạng thái "ổn định giả tạo, do sự thiếu oxy khi bắt đầu làm việc kết hợp với sự thiếu oxy tạo ra trong quá trình làm việc. Sự trả nợ oxy ở giai đoạn hồi phục của loại lao động này thường kéo dài. Như vậy theo mức sử dụng oxy có thể đánh giá gánh nặng công việc. Tình trạng bền vững của việc sử dụng và cung cấp oxy trong thời gian làm việc có thể chỉ ra rằng nhu cầu oxy hoàn toàn bình thường, sự tích lũy a.lactic trong cơ và máu không xẩy ra, nó kịp tổng hợp thành glycogen. Theo dõi các biến đổi sinh lý trong giai đoạn ổn định thấy mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ thường giữ mức hằng định trong thời gian lao động. Cho nên người ta còn căn cứ vào sự biến đổi các thông số để đánh giá mức nặng nhọc của lao động (bảng 2). Thời gian hồi phục dài hay ngắn nói lên sự tích luỹ các sản phẩm dị hóa chưa bị oxy hóa trong cơ thể nhiều hay ít và tình trạng rèn luyện thích nghi của cơ thể. Bảng 2: Các thông số để đánh giá mức gắng sức thể lực của Christensen. Mức gắng sức Tiêu thụ O 2 (l/phút) Thông khí L/phút Thân nhiệt t o C Nhịp tim/phút A.lactic mg % Rất nhẹ Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng Cực nặng 0,25 - 0,3 0,5 - 1 1 - 1,5 1,5 - 2 2 - 2,5 2,5 - 4 6 - 7 11 - 12 20 - 21 31 - 43 43 - 56 60 - 70 37,5 37,5 37,5 - 38 38 - 38,5 38,5 - 39 39 60 - 70 75 - 100 100 - 125 125 - 150 150 - 175 175 10 10 10 15 20 50 - 60 Trong lao động tĩnh sự tiêu thụ O 2 mang đặc điểm khác. Động học sự sử dụng O 2 được thấy ở hình 2. Lao động tĩnh không làm tăng nhiều [...]... Trong lao động nặng sự bài tiết nước tiểu giảm do giảm lượng máu qua thận (máu dồn đến cơ và da) Bài tiết giảm dần đến thay đổi thành phần nước tiểu, tăng nồng độ ur , creatinnin và axit lactic - Nội tiết: Trong quá trình lao động, hoạt động các tuyến nội tiết tăng cường: tăng bài tiết ACTH và hocmon trưởng thành STH, tăng hoạt động tuyến thượng thận - Cơ quan phân tích: Lao động nhẹ tăng hoạt động. .. thấy biến đổi, lao động nặng kéo dài có thể gây giảm dường huyết Khi nghỉ ngơi, hàm lượng axit lactic khoảng 10 - 25 mg% Khi công việc nhẹ axit lactic trong máu không tăng Trong lao động nặng a.lactic có thể tăng lên tới 50 - 60 mg% 3.6 Thân nhiệt Trong lao động có tiêu hao năng lượng, trong đó chỉ 30 - 40% năng lượng biến thành công lao động, còn 70% năng lượng biến thành nhiệt năng Khi lao động thân... động thân nhiệt thường tăng từ 0,4 - 0,6 0C, lao động nặng thân nhiệt có thể tăng tới 38 05 - 390C Thân nhiệt giữ ở mức bình thường là do cơ chế điều hòa nhiệt Giới hạn sinh lý của thân nhiệt là 3803 3.7 Hoạt động các cơ quan khác - Tiêu hóa: Biến đổi ở bộ máy tiêu hóa phụ thuộc vào cường độ lao động và điều kiện vi khí hậu Trong lao động nặng nhất là trong môi trường nóng, bài tiết dạ dày giảm nhiều... ở thùy sau tuyến yên trong quá trình lao động, những chất này sẽ ức chế hoạt động tuyến dạ dày Ngoài ra còn thấy tăng bài tiết tuyến tụy, gan tăng cường hoạt động - Thận: Thay đổi ở thận phụ thuộc vào lọc cầu thận, sự tái hấp thu và bài tiết ống thận và có liên quan với cường độ lao động và điều kiện vi khí hậu Trong lao động nhẹ và trung bình, sự bài tiết nước tiểu tăng ít do tăng áp lực thủy tĩnh... sự hô hấp khi lao động đã đi đến kết luận về mối liên quan giữa cường độ lao động và giá trị thông khí phổi Vai trò của vỏ não trong việc điều hòa hô hấp đã được nhiều tác giả nêu rõ trong các công trình nghiên cứu (Graig và Cumming 196 0, Torelli, Brandi 1960) - Sự trao đổi khí ở phổi khi lao động: Sự trao đổi khí được thực hiện do kết quả hoạt động phối hợp của hệ hô hấp, tim mạch, máu, men ở các mô... rằng tần số mạch phản ánh một cách khá nghiêm túc mức độ tiêu hao năng lượng khi lao động Giữa tần số mạch và tiêu hao năng lượng có mối liên quan tuyến tính Các nhà sinh lý lao động viện Y học lao động đã tìm thấy công thức tính tiêu hao năng lượng theo tần số mạch như sau: E = 0,0 623 M - 2,6 09 (đối với nam) E = 0,0 572 M - 1,9 86 (đối với nữ) E: Tiêu hao năng lượng tính bằng Kcal/phút M: Mạch hồi phục... động và co cơ nơi khác 3.4 Hoạt động hệ hô hấp Một trong những vấn đề quan trọng nhất của sinh lý hô hấp là vấn đề biến đổi và điều hòa hô hấp trong lao động của người; đặc biệt trong lao động thể lực Ta biết rằng hoạt động cơ làm tăng rõ rệt sự trao đổi khí kèm theo là sự tăng nhịp thở và tăng thông khí ở phổi Điều này cần thiết để thỏa mãn nhu cầu oxy của cơ thể và thải CO 2 trong thời gian lao động. .. lại Khi ngừng lao động, sự cung cấp máu cho cơ hoạt động được phục hồi, nhưng sản phẩm axit từ những cơ hoạt động đi vào dòng máu chung, kích thích trung tâm hô hấp làm tăng thông khí ở phổi O 2 được tiêu thụ bổ xung và các sản phẩm axit tích luỹ trong thời gian lao động được oxy hóa Sự giải thích này chưa phải toàn diện Trên cơ sở học thuyết của H.E Vedenco cho thấy tiêu thụ O2 trong lao động tĩnh gây... thay đổi nhiều trong thời gian làm việc Nếu tăng cường độ lao động mặc khác hệ số sử dụng oxy có tăng lên trong quá trình lao động thì hệ số hô hấp tăng lên 3.5 Thay đổi ở máu ngoại vi: - Thay đổi hình thái học: Số lượng hồng cầu, huyết sắc t , bạch cầu tăng lên trong lao động Nguyên nhân của sự tăng này một phần do mất mồ hôi, máu bị cô đặc, mặt khác do sự phân bố lại số lượng đã có của chúng theo... tăng cường tái sinh hồng cầu, do đó thấy trong máu ngoại vi số lượng hồng cầu non tăng lên - Thay đổi tính chất vật lý: Độ thẩm thấu hồng cầu sẽ thay đổi ở công việc nặng biểu hiện sự nhiễm axít Mặt khác áp lực thẩm thấu thường tăng, độ nhớt máu tăng - Thay đổi hóa học trong máu chủ yếu là thay đổi về nồng độ dương, axít lactic, dự trữ kiềm Đường máu thay đổi theo cường độ lao động: lao động nhẹ không

Ngày đăng: 27/08/2015, 15:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. MỤC ĐÍCH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA SINH LÝ LAO ĐỘNG

  • II. NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG

    • 1. Những khái niệm cơ bản

    • 2. Sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương

    • 3. Các biến đổi sinh lý khác trong quá trình lao động

      • 3.1. Hóa học và năng lượng của sự co cơ

      • 3.2. Tiêu thụ oxy ở trạng thái nghỉ ngơi và khi lao động

      • 3.3. Hoạt động của hệ tim mạch

      • 3.4. Hoạt động hệ hô hấp

      • 3.5. Thay đổi ở máu ngoại vi:

      • 3.6. Thân nhiệt

      • 3.7. Hoạt động các cơ quan khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan