Hình thành kĩ năng lắp ráp mạch điện cho học sinh qua bài học “lắp đặt mạng điện trong nhà

12 693 2
Hình thành kĩ năng lắp ráp mạch điện cho học sinh qua bài học “lắp đặt mạng điện trong nhà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Mục lục Mục lục 1 Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.Lí do chọn đề tài 2 1.1. Cơ sở lí luận 2 1.2. Cơ sở thực tiễn 2 1.3. Kết luận 3 2.Mục đích, yêu cầu của đề tài 3 2.1. Mục đích 3 2.2. Yêu cầu 3 3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4 Phần II : NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 5 1.Tình hình chung 5 1.1.Đối với phần lí thuyết 5 1.2.Đối với phần thực hành 5 2.Biện pháp giải quyết 5 3.Kết quả đạt được 7 Phần III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM 8 Phần IV : KIẾN NGHỊ 9 1.Đối với nhà trường 9 2.Đối với giáo viên 9 Phần V : KẾT LUẬN 10 Tài liệu tham khảo 11 GV : DOÃN TRUNG QUÂN 1 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Cơ sở lí luận. - Ngành giáo dục trong những năm qua đã có thay đổi rất lớn, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, tổ chức, điều khiển để học sinh tự lĩnh hội tri thức, kĩ xảo, kĩ năng. - Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tạo cho học sinh có thói quen chủ động sáng tạo, chống lại thói quen thụ động khi tiếp thu bài. Và để cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để có thể tiếp cận, theo kịp sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, ngành giáo dục đã đổi mới theo hướng giảm lí thuyết, tang thực hành, đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. Với mục tiêu xây dựng con người mới, đào tạo thế hệ trẻ có đạo đức trong sáng, có tri thức khoa học, có tư tưởng sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có sức khỏe. 1.2. Cơ sở thực tiễn. - Đối với môn học nghề, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm rất cần thiết giúp học sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, với môn học nghề thời lượng thực hành khá cao, mang nhiều tính thực tế, lại rất thiết thực cho công tác hướng nghiệp, giúp các em có phương hướng chọn nghề nghiệp cho tương lai. - Nhận thấy rõ tầm quan trọng của đồ dung dạy học và để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, nhà trường đã trang bị một hệ thống đồ dùng dạy học khá đầy đủ. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi đem lại hiệu quả cao cho việc dạy và học. GV : DOÃN TRUNG QUÂN 2 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.3. Kết luận. Từ những lí do trên cho thấy việc chọn đề tài này là một vấn đề cần thiết, thực tế trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn nghề… Nó đáp ứng được một phần yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới, chương trình mới hiện nay. Vì vậy, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và viết đề tài SKKN: Hình thành kĩ năng lắp ráp mạch điện cho học sinh qua bài học “lắp đặt mạng điện trong nhà". 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 2.1. Mục đích. Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn sẽ tìm ra phương pháp dạy mới, phương pháp sử dụng đồ dùng một cách hiệu quả nhất, phát huy cao độ được tính tích cực, độc lập, sáng tạo, sự chú ý quan sát của học sinh để từ đó tự các em có thể lính hội được kĩ năng, kĩ xảo, nâng cao kĩ năng thực hành góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn nghề nói riêng. 2.2. Yêu cầu. - Nắm vững lí thuyết và sơ đồ nguyên lí. - Lắp được sơ đồ lắp ráp trên cơ sở sơ đồ nguyên lí. - Nắm được các loại thiết bị điện. - Xác định nhanh vị trí lắp đặt các thiết bị, cách bố trí hợp lí, an toàn và khoa học. - Giảm lượng thời gian thao tác thực hành trên một học sinh để đảm bảo toàn bộ học sinh trong lớp đều được giáo viên hướng dẫn thực hành trong quỹ thời gian cho phép. - Hoàn thành tốt yêu cầu bài học, có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. GV : DOÃN TRUNG QUÂN 3 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. - Nội dung của các bài dạy thực hành nghề điện dân dụng lớp 12. - Các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực. - Quan điểm đổi mới về phương pháp dạy học nghề điện dân dụng và quan điểm chỉ đạo của ngành giáo dục địa phương. - HS các khối lớp 12 trung tâm giáo dục thường xuyên Phù Cừ. - Hệ thống SGK, SGV, các sách hướng dẫn, sách tham khảo về bộ môn nghề điện dân dụng. GV : DOÃN TRUNG QUÂN 4 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phần II : NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 1. Tình hình chung. Đa số học sinh nắm được bài giảng, nhất là phần lý thuyết và sơ đồ nguyên lí mạch điện, biết được cấu tạo, hình dáng của một số thiết bị điện, nhưng khi vào thực hành học sinh còn lúng túng trong việc xác định vị trí, cách thao tác, lắp đặt các thiết bị. 1.1. Đối với phần lí thuyết. - Các bài giảng đã bao quát được nội dung cần thiết, phù hợp với chương trình, trình độ của học sinh, sơ đồ nguyên lí đầy đủ. - Cần có thêm các sơ đồ lắp ráp gắn với sơ đồ nguyên lí để học sinh có thể hình dung cụ thể hơn, gắn lí thuyết với thực hành chặt chẽ hơn. - Các dụng cụ dạy và học còn chưa phong phú về chủng loại. 1.2. Đối với phần thực hành. - Học sinh còn lúng túng, mất nhiều thời gian trong việc xác định vị trí, cách thức tiến hành công việc. - Học sinh không hoàn thành yêu cầu trong khoảng thời gian giáo viên đặt ra. - Học sinh lắp đặt sai. => Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên phải có những sáng kiến kinh nghiệm, việc làm thiết thực phù hợp với thực tiễn dạy và học của bộ môn nghề điện dân dụng cho học sinh khối 12. 2. Biện pháp giải quyết. Đối với việc phân phối thời gian mỗi bài thực hành là 3 tiết dạy tôi phân phối 1 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành. GV : DOÃN TRUNG QUÂN 5 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tiết lí thuyết: Chú trọng dạy thật kỹ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt, giải thích rõ nguyên lý làm việc, cách bố trí các thiết bị điện trên bảng điện và cách thức đấu dây từ 2 sơ đồ, hướng dẫn cho học sinh lập bảng dự trù thiết bị và các công việc cần làm để hoàn thành mạch điện với mục tiêu cuối cùng là làm cho học sinh hình thành trong trí tưởng tượng toàn bộ mạch điện mà mình đang học để tiết sau thực hành và lắp ráp. Tiết thực hành thứ nhất: Trước khi thực hành yêu cầu học sinh vẽ lại chính xác sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện sắp lắp ráp, nhằm tái hiện lại toàn bộ mạch điện sắp lắp ráp. Sau khi học sinh vẽ xong giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra độ an toàn của thiết bị và dụng cụ thực hành. - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tự bố trí các thiết bị điện trên bảng điện sau đó giáo viên sẽ chỉnh sửa sao cho bảng điện được mang tính thẩm mỹ và an toàn điện cao. Giáo viên hướng dẫn học sinh vạch dấu để chuẩn bị khoan lỗ trên bảng điện. - Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh khoan lỗ trên bảng điện. - Bước 3 : Hướng dẫn học sinh sử dụng kìm tuốt dây điện một cách thành thạo và an toàn không để đứt lõi dây điện. Tổ chức cho học sinh lắp dây điện vào các thiết bị và đồ dùng điện. Tiết thực hành thứ hai : Học sinh lấy dụng cụ điện và thiết bị điện đã gắn dây điện ra để hoàn thiện sản phẩm - Bước 1 : Luồn dây điện qua các lỗ đã khoan sẵn trên bảng điện theo sơ đồ đã vạch dấu từ trước. Lắp các thiết bị điện vào bảng điện. GV : DOÃN TRUNG QUÂN 6 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Bước 2 : Hướng dẫn học sinh đấu dây theo đúng sơ đồ lắp đặt Băng cách điện các mối nối. - Bước 3 : Kiểm tra sản phẩm: lắp đặt có đúng sơ đồ, mối nối phải chắc, đẹp và an toàn điện. Cuối cùng cắm vào nguồn để vận hành thử. => Với các quá trình được triển khai cụ thể như vậy cho nên rất ít xảy ra sai xót và sản phẩm của học sinh tạo ra đúng quy trình chất lượng cao. Học sinh thấy giữa lý thuyết và thực hành gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Khi sản phẩm học sinh được hoàn thiện và không sai xót học sinh cảm thấy thích thú kích thích tính tư duy sáng tạo của học sinh và là nền tảng để các em thi nghề phổ thông điện dân dụng đạt kết quả cao. 3. Kết quả đạt được. - Tỉ lệ học sinh hiểu bài lớn hơn 80%. - Thời gian dùng để lựa chọn vị trí lắp đặt các thiết bị điện giảm, thời gian dành cho việc lắp đặt thiết bị tăng lên. - Thời gian giáo viên dành để hướng dẫn cụ thể cho số lượng học sinh trong một tiết học tăng lên 50%. - Tỉ lệ học sinh ham thích môn học tăng lên. - Số học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế tăng cao. GV : DOÃN TRUNG QUÂN 7 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phần III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Để đạt được kết quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị kỹ trước khi đến lớp về giáo án, về đồ dùng dạy học. Ngoài ra giáo viên còn phải làm thử trước mạch điện trước khi vào lớp dạy học sinh, dự đoán trước các tình huống hư hỏng kỹ thuật tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết để trong quá trình dạy có xảy ra thì nhanh chóng giải quyết và ít tốn thời gian. - Giáo viên phải quản lí học sinh một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn điện không cho học sinh tự thử mà giáo viên phải kiểm tra kỹ sau đó giáo viên vận hành thử cho học sinh xem. - Sau mỗi tiết dạy thì giáo viên phải nhận xét và chấn chỉnh những em đùa giỡn trong khi thực hành. Nói rõ những gì đã làm được và chưa làm được trong tiết đó để tiết sau tốt hơn. GV : DOÃN TRUNG QUÂN 8 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phần IV : KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà trường. - Đầu tư thêm cơ sở vật chất, mua them đầy đủ đồ dung cho học sinh có điều kiện được làm việc với đồ dùng nhiều hơn. - Mua thêm các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về bộ môn nghề điện dân dụng. 2. Đối với giáo viên. - Cần sử dụng hợp lí về số lượng nhưng phải thật triệt để đồ dung trong các giờ dạy. - Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn. - Trong quá trình mượn, sử dụng đồ dùng cần có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ đồ dùng. - Lựa chọn kiến thức, nội dung và phương pháp nhất quán với nhau để có một bài giảng chất lượng. - Rèn kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học thành thạo, chính xác. GV : DOÃN TRUNG QUÂN 9 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phần V : KẾT LUẬN Bộ môn nghề điện dân dụng ở bài học “lắp đặt mạng điện trong nhà” là một môn học mang tính thực tiễn rất cao. Giáo viên muốn truyền đạt cho học sinh hết các kiến thức và hình thành đầy đủ các kỹ năng lắp ráp mạch điện thì trước tiên người giáo viên phải chuẩn bị kỹ giáo án lên lớp, các đồ dùng dụng cụ thực hành mẫu và còn phải phán đoán trước những hư hỏng bất ngờ có thể xảy ra tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Giáo viên còn phải có các kỹ năng sử dụng các dụng cụ lắp đặt điện một cách thành thạo chẳng hạn như sử dụng kìm tuốt vỏ cách điện, kỹ năng đi dây điện gọn đẹp, kỹ năng phát hiện nhanh chổ sai của mạch điện mà không cần so sánh với sơ đồ điện. Bộ môn nghề điện dân dụng ở bài học “lắp đặt mạng điện trong nhà” là một môn học đòi hỏi phải thực hành khá nhiều. Vì vậy muốn đem lại hiệu quả cho công tác dạy và học của thầy và trò thì yếu tố quan trọng nhất là đồ dùng dụng cụ thực hành phải đầy đủ và được bổ xung thường xuyên. Ở trên là tất cả những điều mà tôi đã thực hiện nhằm mục tiêu cuối cùng nâng cao hiệu quả dạy và học ở Bộ môn nghề điện dân dụng ở bài học “lắp đặt mạng điện trong nhà” . Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô giáo. Tôi xin tiếp thu các ý kiến xây dựng để công tác giảng dạy ngày càng có hiệu quả hơn. Phan Sào Nam, ngày 20 tháng 10 năm 2013 Người viết Doãn Trung Quân GV : DOÃN TRUNG QUÂN 10 [...]... KIẾN KINH NGHIỆM Tài liệu tham khảo 1 Sách giáo khoa 2 Hướng dẫn sử dụng thiết bị môn công nghệ 3 Đổi mới phương pháp dạy học – Nguyễn Bá Hoành GV : DOÃN TRUNG QUÂN 11 TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH GV : DOÃN TRUNG QUÂN 12 . mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và viết đề tài SKKN: Hình thành kĩ năng lắp ráp mạch điện cho học sinh qua bài học lắp đặt mạng điện trong nhà& quot;. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 2.1. Mục. ở bài học lắp đặt mạng điện trong nhà là một môn học mang tính thực tiễn rất cao. Giáo viên muốn truyền đạt cho học sinh hết các kiến thức và hình thành đầy đủ các kỹ năng lắp ráp mạch điện. cầu học sinh vẽ lại chính xác sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện sắp lắp ráp, nhằm tái hiện lại toàn bộ mạch điện sắp lắp ráp. Sau khi học sinh vẽ xong giáo viên yêu cầu học sinh

Ngày đăng: 27/08/2015, 06:13

Mục lục

  • Mục lục

  • Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1. Lí do chọn đề tài.

      • 1.1. Cơ sở lí luận.

      • 1.2. Cơ sở thực tiễn.

      • 1.3. Kết luận.

      • 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.

        • 2.1. Mục đích.

        • 2.2. Yêu cầu.

        • 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.

        • Phần II : NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

          • 1. Tình hình chung.

            • 1.1. Đối với phần lí thuyết.

            • 1.2. Đối với phần thực hành.

            • 2. Biện pháp giải quyết.

            • 3. Kết quả đạt được.

            • Phần III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM

            • Phần IV : KIẾN NGHỊ

              • 1. Đối với nhà trường.

              • 2. Đối với giáo viên.

              • Phần V : KẾT LUẬN

              • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan