Chiết xuất acid glycyrrhizic

9 2.5K 28
Chiết xuất acid glycyrrhizic

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC I- MỞ ĐẦU 3 II- NỘI DUNG 4 2.1 Giới thiệu sơ lược về cây cam thảo 4 2.2 Giới thiệu chung về Saponin 4 2.2.1 Định nghĩa và tính chất 4 2.2.2 Công dụng 5 2.4 Chiết xuất Acid Glycyrrhizic (Glycyrrhizin) 5 2.4.1 Chiết xuất Glycyrrhizin 5 2.4.1.1 Nguyên tắc 5 2.4.1.2 Quy trình chiết tách 6 2.4.1.3 Phương pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu quả nâng cao (HPLC) 7 III-KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 2 I- MỞ ĐẦU Trong xu thế Việt Nam giai nhập WTO, ngành dược nước ta có nhiều cơ hội phát triển và cũng đối mặt với không ít khó khăn. Dược liệu là thế mạnh của ngành công nghiệp dược nước ta vì vậy đẩy mạnh phát triển dược liệu là một trong những mục tiêu hang đầu. Cam thảo là dược liệu truyền thống được sử dụng rộng rãi do có nhiều công dụng, gần đây y học hiện đại quan tâm đến cam thảo với hoạt tính chống virus và có nhiều triển vọng trong điều trị HIV với các kết quả nghiên cứu bước đầu tiên glyrryhizic acid chiết xuất từ rễ cây cam thảo. Vấn đề chiết xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cam thảo có vai trò quan trọng, cung cấp các hợp chất tinh khiết làm nguyên liệu để tạo ra các chế phẩm thuốc dùng trong điều trị. Dưới đây là quá trình chiết tách đơn giản glyrryhizic acid từ cam thảo. 3 II- NỘI DUNG 2.1 Giới thiệu sơ lược về cây cam thảo  Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra thuộc Họ Đậu.  Mô tả: Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; Quả loại đậu, có lông cứng  Bộ phận dùng:Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô.  Thành phần hóa học: Rễ của Cảm thảo chứa glucid 4,7-10,97%, tinh bột 4,17-5,92%. Hoạt chất thuộc nhóm sapanosid là glycyrrhizin; thuộc nhóm flavonoid là liquiritin, liquiritigenin, isoliquiritin, isoliquiritigenin, neo-liquiritin, neoisoliquiritin, licurazid. 2.2 Giới thiệu chung về Saponin 2.2.1 Định nghĩa và tính chất Saponin là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật, cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao. Có một số tính chất sau:  Tính tạo bọt nhiều khi lắc với nước.  Tính phá huyết.  Ðộc với cá.  Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu.  Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác.  Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc, abrusosid trong cam thảo dây, có vị ngọt.  Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin.  Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat.  Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết xuất. 2.2.2 Công dụng: 4  Saponin là hoạt chất chính trong các dược liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn  Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải, thiên môn, mạch môn,  Saponin có mặt trong một số vị thuốc bổ như nhân sâm, tam thất và một số cây thuộc họ nhân sâm khác.  Saponin làm tăng sự thấm của tế bào; sự có mặt của saponin sẽ làm cho các hoạt chất khác dễ hoà tan và hấp thu, ví dụ trường hợp digitonin trong lá Digital. 2.3 Giới thiệu về axit Glycyrrhizic (Glycyrrhizin).  Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị rất ngọt. Glycyrrhizin tinh khiết ở dạng bột kết tinh trắng dễ tan trong nước nóng, cồn loãng, không tan trong ether và chloroform. Glycyrrhizin ở trong cây dưới dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizic (còn gọi là acid glycyrrhizinic).  Cấu trúc hóa học: Dưới tác dụng của acid vô cơ, acid glycyrrhizic bị đẩy ra khỏi muối của nó. Khi thủy phân bằng acid thì cho phần aglycon là acid glycyrrhetic và 2 phân tử acid glucuronic. Acid glycyrrhetic có một OH ở C-3 (2 phân tử acid glucuronic nối vào đó), một nhóm carbonyl ở C-11, một nối đôi ở C- 12-13 và ở C-30 là nhóm carboxyl. Công thức phân tử: C 42 H 62 O 16 2.4 Chiết xuất Acid Glycyrrhizic (Glycyrrhizin) 2.4.1 Chiết xuất Glycyrrhizin Về mặt hóa học, glycyrrhizin là một saponin triterpenoid glycoside của glycyrrhizic acid (hoặc glycyrrhi zinic). 2.4.1.1 Nguyên tắc: _ Glycyrrhizin ở dạng bột kết tinh trắng dễ tan trong nước nóng, cồn loãng, không tan trong ether và chloroform. Vì vậy ta có thể dùng một trong 2 phương pháp chiết: 5 + Chiết bằng cồn: loại tạp chất bằng ete chiết bằng cồn 90 độ, bốc hơi cồn, hòa tan trong nước, tủa axit glycyrrhizic trong nước bằng H2SO4, rửa tủa bằng nước đá rồi hòa tan lại trong cồn 95 độ sôi, bốc hơi cồn ta thu được sản phẩm. + Chiết bằng nước:chiết bột cam thảo với nước rồi axit hóa để kết tủa, rửa kết tủa rồi hòa tan trong amoniac, bốc hơi thu sản phẩm. + Hoặc ta kết hợp 2 phương pháp trên: chiết với metanol-nước theo tỉ lệ 4-1, loại metanol dưới áp suất giảm. _ Glycyrrhizin ở trong cây dưới dạng muối Mg và Ca của axit glycyrrhizic, dưới tác dụng của acid vô cơ, acid glycyrrhizic bị đẩy ra khỏi muối của nó nên trong quá trình chiết phải có mặt của axit vô cơ. 2.4.1.2 Quy trình chiết tách:  Nguyên liệu: rễ và thân ngầm đào lên rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu trở nên vàng, sau đó thái mỏng, phơi (sấy) khô, tán bột. Bột phải có màu vàng sáng, mùi thơm, vị ngọt mới đạt yêu cầu. Để hạn chế bớt khó khăn trong quá trình ly trích nên có giai đoạn loại tạp sơ bộ.  Dung môi chiết: cồn 75 độ có mặt HCl  Phương pháp chiết: chiết ngấm kiệt và theo phương pháp chiết ngược dòng để đạt được hiệu suất cao. Ngâm bột cam thảo với ete dầu hoặc ete trong vài giờ đến một ngày để loại chất béo.  Chiết liên tục bằng Soxhlet hoặc hồi lưu với cồn 75 độ có mặt HCl. Bã rửa lại với cồn.  Bốc hơi cồn ở áp suất giảm, hòa tan cặn trong nước.  Tủa axit glycyrrhizic trong nước bằng axit sufuric.  Ly tâm để lấy tủa, rửa tủa bằng nước đá rồi hòa tan lại trong cồn 95 độ sôi  Bốc hơi cồn, thu được axit glycyrrhizic. 6 2.4.1.3 Phương pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu quả nâng cao (HPLC) Nồng độ GA trong dịch chiết được định lượng bằng HPLC. Trước khi phân tích, dịch chiết từ MCE (phương pháp chiết xuất ngược dòng nhiều giai đoạn) và từ các phương pháp khác được quay li tâm 10 phút với tốc độ 12000 vòng/phút để loại bỏ tạp rắn.Cột được sử dụng là cột Kromasil KR 100-5 C 18 (150mm x 4,6 mm). Pha động là CH3CN và nước, với 0,05% acid Trifluoroacetic.Pha động được lập trình để chạy gradient như hình 2. Tốc độ dòng được giữ hằng định (0,8ml/phút). Đầu dò mảng lưỡng cực (DAD) với bước song được thiết lập là 254nm. Tổng thời gian chạy sắc ký là 15 phút. Thời gian lưu của GA là 9,9 phút, và các peak thu được của quá trình sắc ký sẽ được trình bày bởi hình bên dưới. Rễ và thân ngầm 1. Cắt bỏ rễ con, ủ đống 2. Thái mỏng, sấy khô, tán bột Bột dược liệu Loại chất béo Bột dược liệu đã loại chất béo Chiết hồi lưu với cồn 75 độ/ HCl Bã nguyên liệu 1. Rửa với cồn, bốc hơi cồn 2. Hòa tan trong nước, tủa GA trong nước bằng H 2 SO 4 Tủa GA 1. Ly tâm lấy tủa 2. Lấy tủa bằng nước đá, hòa tan lại trong cồn 95 o sôi, bốc hơi cồn. GA 7 8 III- KẾT LUẬN Cam thảo nói chung cũng như glyrryhizic acid nói riêng đã và đang chứng tỏ vai trò của chúng trong vai trò là 1 dược liệu quá. Vì vậy quá trình nghiên cứu và chiết xuất chúng cần được nhân rộng 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Hạnh, TÁCH CHIẾT VÀ CÔ LẬP HỢP CHẤT TỰ NHIÊN, Giáo trình cao học,2002. [2] http://luanvan.co/luan-van/chiet-xuat-va-phan-lap-acid-glycyrrhizic-tu-cam-thao- 182/ [3] http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=9976 [4] http://www.foodnk.com/phu-gia-tao-ngot-glycyrrhizin-tu-re-cam-thao.html [5]http://d.violet.vn/download.php?id=1921358&path=%2Fuploads%2Fresources %2F50%2F1921358%2Fsaponin.ppt&file=HOP+CHAT+THIEN+NHIEN+ +SAPONIN&user=6077902

Ngày đăng: 26/08/2015, 13:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan