Truyền thông sự kiện FESTIVAL huế định kỳ trên báo thừa thiên huế, vietnamnet, vnexpress ( khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)

19 302 1
Truyền thông sự kiện FESTIVAL huế định kỳ trên báo thừa thiên   huế, vietnamnet, vnexpress ( khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010) Hồ Thị Diệu Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về truyền thông trên báo chí, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các phương tiện truyền thông trong việc thông tin, phản ánh, PR cho sự kiện Festival Huế. Nghiên cứu quá trình chuyên nghiệp hóa truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (từ 2000-2010) và truyền thông sự kiện Festival Huế từ góc nhìn PR trong môi trường truyền thông đầu thế kỷ 21, rút ra những bài học kinh nghiệm cho các phương tiện truyền thông khi thực hiện chức năng thông tin các sự kiện văn hóa có tầm cỡ trong nước và trên thế giới. Đưa ra các kiến nghị, đề xuất những giải pháp, mô hình truyền thông Festival Huế nhằm hướng đến xây dựng một festival chuyên nghiệp, một festival Huế đặc trưng của Việt Nam. Keywords. Báo chí học; Phương tiện truyền thông; Tin tức; Festival; Huế Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài Trong thập niên đầu của thế kỉ 21, Festival Huế được đánh giá là một sự kiện văn hóa lớn, thành công và đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì thế, đây cũng là sự kiện truyền thông quan trọng luôn được các phương tiện truyền thông đặc biệt chú ý, thông tin sâu sát, toàn diện về sự kiện này. Sự kiện Festival Huế được phản ánh dưới góc nhìn báo chí, không chỉ cung cấp thông tin, giải trí, giới thiệu và truyền thông văn hóa Huế mà còn giúp cho các cơ quan, ban tổ chức rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác tổ chức các kỳ festival sau. Trên những cơ sở đó, các cơ quan chức năng, ban ngành sẽ có một cái nhìn tổng thể, toàn diện để tiếp tục xây dựng và phát triển một Festival Huế vừa mang tính dân tộc vừa mang tính hiện đại, hướng đến tổ chức một festival chuyên nghiệp, hòa chung vào xu hướng giao lưu và hội nhập văn hóa trong khu vực và trên thế giới. Với những ý nghĩa thực tiễn đó, tác giả chọn “Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề Công trình đầu tiên có thể kể đến là các đánh giá chính thức của các nhà tổ chức Festival Huế, do Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì. Đây là những báo cáo đánh giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ festival, chủ yếu mang tính chất tổng kết công tác và đề ra phương hướng cho các kỳ tổ chức festival sau. Chẳng hạn như: Báo cáo tổng kết Festival 2000, 2004, 2006, 2008, 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế, Báo cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế. Tiếp đến là Trần Thị Mai (2002), Những tác động tích cực của Festival Huế- Xét ở góc độ du lịch, Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, Đại học Kinh tế Huế; Vũ Hoài Phương với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ năm 2005 với tiêu đề Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa của Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa do Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội ấn hành năm 2009… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, khẳng định vai trò và đóng góp to lớn của sự kiện Festival Huế trong bối cảnh giao lưu và hội nhập nền văn hóa thế giới. Thứ hai, nêu bật vai trò của các phưong tiện truyền thông đại chúng trong việc thông tin sự kiện văn hóa có quy mô lớn, truyền thông hình ảnh Huế ra bạn bè quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các phương tiện truyền thông trong việc thông tin, phản ánh, PR cho sự kiện Festival Huế. Hai là, rút ra những bài học kinh nghiệm cho các phương tiện truyền thông khi thực hiện chức năng thông tin các sự kiện văn hóa có tầm cỡ trong nước và trên thế giới. Ba là, đưa ra các kiến nghị, đề xuất những giải pháp, mô hình truyền thông Festival Huế nhằm hướng đến xây dựng một festival chuyên nghiệp, một festival đặc trưng của Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà Luận văn hướng đến khảo sát là sự kiện Festival Huế được phản ánh trên 3 tờ báo: Thừa Thiên- Huế, VnExpress và VietnamNet bao gồm các vấn đề về truyền thông qua nội dung phản ánh, cánh thức tổ chức, dịch vụ, truyền thông hình ảnh… 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Báo Thừa Thiên- Huế, báo VnExpress và báo VietnamNet trong thời gian Festival Huế được tổ chức: 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010. Trong đó, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát truyền thông sự kiện Festival Huế qua các tin, bài, các phương thức và hình thức truyền thông trên 3 tờ báo này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp chung về lý luận: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp cụ thể: Bước đầu tiên để tiến hành khảo sát đề tài này là tập hợp các công trình, bài viết có liên quan đến đề tài, phân tích, xử lý, tìm hiểu các công trình này để bổ sung phần lý luận trong quá trình nghiên cứu là bước đầu tiên trong quá trình hệ thống lại lý luận. Sau đó, chúng tôi khảo sát sự kiện Festival được phản ánh trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress trong 6 kỳ từ năm 2000-2010 qua thu thập các tờ báo ở phòng lưu trữ và trên mạng Internet. Bằng phương pháp phân tích văn bản, chúng tôi khảo sát các bài viết trên các báo, các văn bản, tài liệu của các cơ quan tham gia festival Huế, các tài liệu khoa học về festival, các tài liệu của các phương tiện truyền thông liên quan nhằm phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề của Luận văn. Tiếp đến, chúng tôi dùng phương pháp thống kê để thống kê số lượng tin bài về lễ hội Festival Huế. Chúng tôi dùng phương pháp survey để điều tra về tâm lý tiếp nhận của độc giả, những người trực tiếp tổ chức và các phóng viên tham gia truyền thông lễ hội. Sau khi hoàn thành các thao tác trên, chúng tôi tiến hành triển khai Luận văn bằng văn bản hoàn chỉnh theo phương pháp diễn dịch, quy nạp và phương pháp SWOT. Phương pháp diễn dịch giúp chúng tôi phân tích, lý giải những nhận định đã được khái quát từ việc khảo sát. Phương pháp quy nạp giúp rút ra những kết luận về công tác truyền thông lễ hội Festival Huế. Phương pháp SWOT là phương pháp đánh giá một cách tổng hợp những điểm mạnh, yếu của công tác truyền thông Festival Huế. Từ đó, tổng hợp thành luận điểm và đi đến các giải pháp cho truyền thông Festival Huế trong tương lai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Nhấn mạnh chức năng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc thông tin về các sự kiện văn hóa, nhằm góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết về chức năng và vai trò của báo chí Việt Nam hiện nay. Đó chính là chức năng phát triển văn hóa và giải trí của báo chí. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các vấn đề nêu ra và các hướng giải quyết trong Luận văn sẽ là cơ sở cho các cấp quản lý, cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên có một cách nhìn nhận chính xác hơn về việc thông tin các sự kiện văn hoá lớn. Từ đó đưa ra những phương pháp để khắc phục và hoàn thiện hơn công tác tổ chức festival nói chung và festival Huế nói riêng. 7. Bố cục Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông trên báo chí Chương 2: Qúa trình chuyên nghiệp hóa truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (từ 2000-2010) Chương 3: Truyền thông sự kiện Festival Huế từ góc nhìn PR trong môi trường truyền thông đầu thế kỷ 21 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO CHÍ 1.1. Truyền thông 1.1.1. Khái niệm Với nhiều cách hiểu khác nhau như vậy, chúng tôi cho rằng để khu biệt một khái niệm về truyền thông mà nội hàm đầy đủ và trọn vẹn là khó khăn. Định nghĩa truyền thông sau đây của nhóm tác giả thuộc khoa Báo chí- Truyền thông, ĐHKHXH&NV Hà Nội theo chúng tôi là tương đối hợp lí: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi và chia sẻ thông tin, tình cảm kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự trao đổi trong hành vi và nhận thức” [15;tr.20]. 1.2. Truyền thông trên báo chí Truyền thông trên báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử) là một dạng của truyền thông đại chúng (Mass Communication- tiếng Anh) hay Communication de masse -tiếng Pháp). Nó là một hoạt động truyền thông mà nội dung, hình thức, tính chất và đối tượng hướng đến là đại chúng rộng lớn. 1.3. Truyền thông sự kiện Festival Huế 1.3.1. Xác lập bối cảnh văn hóa Huế Huế là một vùng non sông kỳ tú đã lưu giữ trong lòng mình những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá. Mảnh đất này đã hình thành nên những phong cách, tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, đã sinh thành nhiều tài năng, hội tụ nhiều danh nhân tạo nên một Huế vừa mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái riêng của một vùng đất Cố đô. 1.3.2. Khái niệm Festival Theo Từ điển Anh - Việt, “Festival” có nghĩa là Ngày lễ, Ngày hội, Đại nhạc hội (thường kỳ và nổi tiếng) Festival được sử dụng trong tiếng Anh và tiếng Pháp thời trung đại và có cùng nguồn gốc từ căn ngữ Latin là Festivus. Từ Festival được dùng lần đầu tiên trong ngôn ngữ Anh với tính chất là tính từ vào thế kỷ XIV, sau đó nó được dùng như là một danh từ vào năm 1589 để chỉ “bữa tiệc ăn mừng một ngày lễ nhà thờ”.( 1 ) Festival là lễ hội đương đại, mang bản chất thế tục, là một loại hình / sự kiện văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là các nghi lễ, gắn với các tôn giáo-tín ngưỡng ở các xã hội nông thôn truyền thống 1.3.3. Tổng quan về Festival Huế Mở đầu là Festival Việt - Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Codev (Pháp), tỉnh Thừa Thiên- Huế. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000. Từ năm 2000 đến 2010, Huế đã tổ chức được 6 kỳ Festival trong các năm chẵn. Festival Huế 2000 có 10 đoàn nghệ thuật và 10 quốc gia tham gia đến Festival Huế 2010 là sự góp mặt của 100 đoàn nghệ thuật trong nước, 31 quốc gia tham gia với tổng số hơn 400 nhóm nghệ sĩ với đối tác chính như Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Italy, Nga, Trung. 1.3.4. Festival Huế - Một hiện tƣợng văn hóa đƣơng đại ở Việt Nam Festival Huế là một hiện tượng văn hóa gắn với bối cảnh đô thị và nền kinh tế thị trường, được tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống. Đó là sản phẩm xây dựng cho một đối tượng khách hàng xác định, trên một công nghệ tổ chức sự kiện, gồm các hoạt động xác định như nhu cầu thị trường, truyền thông, tiếp thị, tìm kiếm nguồn tài trợ, tổ chức các sự kiện Đây là một loại hình mang, sự kiện văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là nghi lễ, gắn với các tôn giáo-tín ngưỡng ở các xã hội nông thôn truyền thống. 1.4. Truyền thông sự kiện Festival Huế trên 1 tờ báo in và 2 tờ báo điện tử 1.4.1. Báo Thừa Thiên-Huế Với vai trò là chủ nhà trong công tác truyền thông lễ hội Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế luôn đóng vai trò chủ động trên mọi hoạt động, luôn là nhà cung cấp thông tin kịp thời và nhanh chóng nhất cho công chúng và các cơ quan thông tin truyền thông khác. 1.4.2. Báo VietnamNet và VnExpress Là hai tờ báo có tầm ảnh hưởng lớn, VietnamNet và VnExpress đã trở thành hai tờ báo điện tử thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất và phong phú nhất các sự kiện văn hóa- chính trị- xã hội diễn ra trong nước và quốc tế. Nhờ phản ánh bằng ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện, nhanh nhạy và tức thời, VietnamNet và VnExpress đã thông tin Festival Huế đúng lúc,đa dạng, có tính chuyên biệt và đặc biệt là diễn đàn để thảo luận làm thỏa mãn được “cơn đói” thông tin cho công chúng. Tiểu kết chƣơng 1 Festival Huế là một sự kiện văn hóa đương đại gây được sự chú ý nhiều của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước và thế giới. Đây là sự kiện văn hóa vừa có tính đặc trưng vùng miền vừa có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng, tiểu vùng và 1 Dẫn theo: Nhiều tác giả (2008), Thành phố Festival và Xuân 2008, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, tr 36. quốc tế. Vậy nên các tờ báo lớn như VietnamNet, VnExpress và báo Thừa Thiên-Huế cũng tham gia truyền thông, truyền thông sự kiện này một cách tích cực. Những tờ báo này xứng đáng là những tờ báo tiên phong trong việc truyền thông sự kiện Festival Huế. Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP HÓA TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ, VIETNAMNET, VNEXPRESS (TỪ 2000-2010) 2.1. Tính định kỳ của Festival Huế Liên tiếp sau đó, cứ 2 năm một lần, Festival Huế được tổ chức với quy mô lần sau lớn hơn lần trước và ngày càng được tổ chức với tính chuyên nghiệp hơn. Tính quốc tế của Festival Huế cũng ngày càng cao khi số lượng các đối tác tham gia Festival đã không ngừng được mở rộng. Từ 5 quốc gia có chương trình nghệ thuật tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2000, đến Festival 2006, con số này đã lên tới 19 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ 2.2. Kế hoạch hoạch định tổ chức truyền thông trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress Thứ nhất, chọn hoạt động phù hợp với định hướng tuyên truyền và “gu” của báo. Thứ hai, chọn hoạt động mới, vì kể từ năm 2006, Festival đã trải qua 3 kỳ tổ chức, có những lễ hội cũ. Người lập kế hoạch phải tính trước được lễ hội gì sẽ thu hút độc giả.Thứ ba, phản ánh lễ hội chỉ là một phần, trong kế hoạch của các báo bao giờ cũng quan tâm nhiều đến đời sống người dân trong lễ hội, thông tin bên lề lễ hội.Thứ tư, tiêu chí đặt ra là phải đưa tin dưới góc độ lạ, hấp dẫn, bằng cách tìm những hoạt động mà giới báo chí không cùng nhau “bao vây” nhưng có nét thú vị riêng. Thứ năm, về phân công phóng viên tác nghiệp.Thứ sáu, qua 6 kỳ tổ chức, công tác truyền thông về Festival Huế được chuẩn bị từ rất sớm. 2.3. Thực tiễn truyền thông Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet, VnExpress 2.3.1. Những nội dung Festival Huế đƣợc truyền thông trƣớc, trong và sau sự kiện diễn ra Thứ nhất, nội dung truyền thông trước khi Festival diễn ra. Đó là các nội dung: tu bổ công trình, tái tạo di tích, các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể thao, sự chuẩn bị của các cơ quan ban ngành, công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị, ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, nhận xét, tâm lý, góp ý của người dân,…. ST T Các đề tài truyền thông trước khi diễn ra lễ hội Dung lượng ( %) 1 Tu bổ công trình, tái tạo di tích 25 % 2 Các hoạt động bên lề: văn hóa, văn nghệ, thể thao 9% 3 Quy hoạch chỉnh trang đô thị 20% 4 Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo địa phương 10% 5 Sự chuẩn bị của các cơ quan, ban ngành, nhân dân địa phương 21% 6 Ý kiến, kiến nghị, phản ánh của người dân 6% 7 Các đề tài khác 4% Bảng 2.1: Số lượng tin, bài được phản ánh về Festival chuẩn bị diễn ra trên báo VietnamNet, VnExpress và báo TT-Huế Việc nhấn mạnh những thông tin này đã cho độc giả thấy được kế hoạch chuẩn bị cho Festival đang được chú trọng triển khai rầm rộ, tương xứng với sự kiện tầm cỡ. Đồng thời hai báo cũng cho độc giả thấy mặt trái của công tác này thông qua thông tin về những công trình chậm tiến độ, làm ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của các chương trình.Những nội dung truyền thông này mang lại hiệu quả lớn trong việc thu hút nhân dân và du khách tới với Festival, đồng thời đóng vai trò định hướng cho công chúng lựa chọn chương trình để xem.Công tác truyền thông, cổ vũ mạnh mẽ của báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet và VnExpress không những tác động đến công tác chuẩn bị cho lễ hội mà còn “lôi kéo” công chúng đến với Huế, tham dự lễ hội an toàn, lành mạnh hơn. Thứ hai, nội dung truyền thông khi sự kiện Festival đang diễn ra. Số lượng tin bài ở nhóm này chiếm phần lớn trong tổng lượng tin bài hai báo dành cho mỗi kỳ Festival. Bảng số liệu thống kê 3 kỳ Festival trên báo Thừa Thiên-Huế, VNN và VNE sau cho thấy điều này. Kỳ Festival Festival 2006 Festival 2008 Festival 2010 SL % S L % S L % VietnamNet 28 47% 25 50% 24 44,4% VnExpress 25 71,4% 28 47% 28 80% Báo TT- Huế 45 81% 47 84% 92 85% Bảng 2.2: Số lượng tin, bài được phản ánh về Festival khi Festival Huế đang diễn ra trên báo VietnamNet, VnExpress và báo TT-Huế Nội dung truyền thông chủ yếu trên ba tờ báo này là tường thuật lại diễn biến các chương trình của Festival, thông tin bên lề lễ hội, không khí lễ hội tràn ngập trên mọi nẻo đường thành phố, địa phương diễn ra Festival, và cả những “hạt sạn” trong các chương trình. Cụ thể: Một là, tạo ấn tượng tốt đẹp về Festival Huế thông qua việc tường thuật các chương trình nghệ thuật đặc sắc. Hai là, sau lễ khai mạc, cả ba tờ báo đã chú trọng đưa tin về những chương trình đặc sắc. Ba là, ba tờ báo đều thông tin về lễ bế mạc vì đây cũng là chương trình nghệ thuật hoành tráng được công chúng chờ đón. Bốn là, đa dạng hóa thông tin, mở rộng ra thông tin bên lề lễ hội. Cụ thể: Kỳ 2000 2002 2004 2006 2008 2010 VNN 15 17 23 28 32 30 VNE 12 19 27 32 34 36 TT- H 19 30 37 41 47 54 Bảng 2.3: Số lượng tin, bài phản ánh khi sự kiện Festival Huế diễn ra trên báo VNN, VNE, TT-H qua các kỳ Festival Huế Bảng 2.4: Bảng thống kê các đề tài truyền thông trên báo Thừa Thiên- Huế trong khi diễn ra lễ hội Thứ ba, nội dung truyền thông sau khi sự kiện Festival diễn ra. Đây là nhóm thông tin mở rộng sau Festival, khai thác những đề tài hậu Festival như câu chuyện về các nghệ sĩ tham gia biểu diễn, những hạn chế trong tổ chức, phản ánh của du khách, nhân dân, giải pháp, kinh nghiệm rút ra, kết quả của Festival tác động lâu dài về sau… STT Các đề tài truyền thông Dung lượng (%) 1 Cảm nhận của các nhân vật 68% 2 Hướng tới 1 Festival mới trong những đánh giá, nhận xét kỳ Festival này 13% 3 Tâm lý hy vọng vào kỳ Festival sau 13% 4 Các đề tài khác 6% Bảng 2.5: Bảng thống kê dung lượng các đề tài truyền thông trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress sau khi diễn ra lễ hội Phương thức truyền thông này đã thu được nhiều ý kiến hay, có lợi để các nhà tổ chức, quản lý và người dân Huế - chủ thể của Festival rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn ở Festival sau. STT Các đề tài truyền thông trên báo Thừa Thiên- Huế trong khi đang diễn ra sự kiện Festival Huế Dung lượng (%) 1 Thông tin về lễ khai mạc 18% 2 Các lễ hội. chương trình nghệ thuật 30% 3 Các hoạt động bên lề lễ hội 14% 4 Nhận xét của công chúng trong ngoài nước 12% 5 Tác động của lễ hội Festival Huế đến các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội 6% 6 Không khí nhộn nhịp của lễ hội 18% 7 Các đề tài khác 2% 2.3.2. Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo in: báo Thừa Thiên-Huế Thứ nhất, chuyên trang, chuyên mục: Sổ tay văn hóa, ý kiến bạn đọc, Chuyện cuối tuần, Khách mời tuần này, Góc nhìn Huế, Cố đố tạp lục,… và các chuyên mục mới như Bên lề Festival, Góc Festival, Góc Huế, Nhật ký Festival, … đã bám sát vào công tác truyền thông Festival và đi vào sự kiện trọng điểm của địa phương, không những chuyển tải thông tin mà còn là kênh truyền thông sự kiện một cách hiệu quả. Thứ hai, truyền thông Festival Huế qua ngôn ngữ thể loại: Các thể loại được sử dụng nhiều thường là tin, phỏng vấn, phóng sự, bài phản ánh….Trong đó, thể loại được sử dụng nhiều nhất vẫn là thể loại Tin (73%). Nhìn chung, ngôn ngữ thể loại tin báo Thừa Thiên-Huế đã trả lời được những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn với tính chất thông báo, nhằm truyền thông rộng nhất về sự kiện lễ hội Festival tới công chúng độc giả. Ngôn ngữ phóng sự Festival Huế trên báo Thừa Thiên-Huế đã miêu tả một cách sống động, chi tiết. Việc tái hiện các hoạt động, các vấn đề một cách chi tiết và sinh động về lễ hội Festival. Ngôn ngữ phỏng vấn trên báo Thừa Thiên Huế luôn đem lại cho công chúng cái nhìn sâu sắc Thông qua ý kiến, nhận xét của các du khách trực tiếp tham gia lễ hội để truyền thông về lễ hội qua góc nhìn sinh động và trực quan hơn. 2.3.3. Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo điện tử: VietnamNet và VnExpress Thứ nhất, truyền thông Festival Huế trên giao diện trang chủ. Với VietnamNet, thông tin về cập nhật về Festival bao giờ cũng xuất hiện trong hộp tin Mới nhận, Tiêu điểm ở giao diện cũ hay Tin Mới nhất, Tin Mới nóng, Tin Nổi bật ở giao diện mới. Với trang chủ VnExpress, Festival Huế thông tin trên giao diện cũ và giao diện mới. Trang chủ giao diện cũ có thanh chứa các chuyên mục nằm bên trái, độc giả dễ dàng lựa chọn chuyên mục yêu thích, dưới đó là công cụ tìm kiếm. Việc đăng tải thông tin trên hai giao diện trang chur của hai tờ báo giúp phân loại thông tin Festival, để độc giả dễ dàng lựa chọn thông tin họ quan tâm và đặt sự chú ý vào một nhóm thông tin chuyên biệt nhất định. Thứ hai, ngôn ngữ truyền thông qua các thể loại. Qua khảo sát trên hai báo, chúng tôi thấy, các thể loại thường sử dụng là tin và bài. Ngôn ngữ tin trên VietnamNet và VnExpress là ngôn ngữ sự kiện, trực tiếp, cụ thể và ngắn gọn. Trong khi đó, thể loại Bài được VnExpress và VietnamNet dùng để thông tin, miêu tả tường thuật sự kiện diễn ra và thông tin hậu Festival. Thứ ba, về ngôn ngữ hình ảnh truyền thông sự kiện Festival. Qua khảo sát, chúng tôi thấy VietnamNet và VnExpress có một số phương thức sử dụng ngôn ngữ hình sau: Một là, nhấn mạnh ưu thế chính của hình ảnh bổ trợ trong tin, bài. Hai là, truyền thông bằng chùm ảnh, phóng sự ảnh. VietnamNet VnExpress Cập nhật Số lượng Cập nhật Số lượng 04/06/2006 11 04/06/2006 7 10/05/2008 7 10/05/2008 8 15/5/2008 6 15/5/2008 8 10/05/2008 7 10/05/2008 7 12/05/2010 8 12/05/2010 7 Bảng 2.6: Một số chùm ảnh trong Festival Huế của VNN và VNE 2.4. Sự phát triển tính chuyên nghiệp của truyền thông Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet, VnExpress qua các kỳ tổ chức 2.4.1. Thay đổi về chất qua các đợt truyền thông sự kiện Festival Huế Về nội dung truyền thông về Huế và Festival trên báo Thừa Thiên Huế, VietnamNet, VnExpress đã được vụ UNESCO, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể Thao và Du lịch hỗ trợ. Ban tuyên giáo đã chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt lưu tâm đến những tờ báo điện tử như: VietnamNet, VnExpress và tờ báo địa phương Thừa Thiên- Huế đẩy mạnh việc truyền thông, truyền thông cho sự kiện Festival.Về số lượng tin, bài, nếu Festival Huế năm 2000, có tổng số tin, bài thực hiện việc truyền thông trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress là 200 thì năm 2006 đã có 300 tin, bài và đến năm 2010 báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã dành 600 tin, bài thông tin cho sự kiện này. Festival Huế năm 2000 chỉ có 10 nhà báo của 3 tờ báo báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress tham gia tác nghiệp. Nhưng đến năm 2010 có 83 nhà báo của 3 tờ báo trên tham gia truyền thông giới thiệu Festival Huế trên các báo của mình. Các tờ báo cũng mở nhiều chuyên mục, phương thức thông tin linh hoạt, sử dụng các chiêu thức PR, Quảng bá…để truyền thông sự kiện lễ hội này hiệu quả hơn.Điều đó cho thấy báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã rất chú trọng đến việc truyền thông Festival Huế ngày một chuyên nghiệp hơn. 2.4.2. Tính chuyên nghiệp đƣợc nâng cao qua 6 lần tổ chức Qua 6 lần tổ chức Festival Huế, tính chuyên nghiệp của truyền thông sự kiện Festival Huế trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã được khẳng định. Báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã thông tin ngày một phong phú và đa dạng các nội dung của lễ hội qua từng kỳ Festival bằng nhiều hình thức khác nhau. Mở ra các chuyên mục: Hướng tới Festival Huế, Bên lề Festival Huế, Sự kiện nóng Festival Huế (báo Thừa Thiên- Huế), Tâm điểm Festival Huế , Chương trình lễ hội Festival Huế (Vietnam Net), Thông tin nhanh Festival Huế, Dịch vụ tour Festival Huế (VnExpress); tạo hệ thống tiếp nhận thông tin đa chiều (PR, Quảng bá lễ hội qua việc phát và bán báo ở các tụ điểm đông người như nhà ga, sân bây, bến xe, các trường ĐH ). Tính chuyên nghiệp của quá trình truyền thông ngày càng rõ nét hơn khi những kỳ Festival Huế sau, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã dành những mục, chuyên mục riêng biệt và thay đổi nhiều nhóm nội dung truyền thông đã mang đến sự cụ thể hóa và cá nhân hóa thông tin theo hướng chuyên biệt cho từng nhóm đối tượng. Từ những hình thức truyền thông Festival Huế đơn giản bằng tin, bài phản ánh (các kỳ Festival Huế 2000, 2002) đến những hình thức truyền thông chuyên sâu hơn như bài phỏng vấn, phóng sự, trao đổi, giao lưu trực tuyến ( Festival Huế 2004-2010), báo [...]... được báo Thừa Thiên Huế, VietnamNet, VnExpress khởi động (theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế) , điều đó thể hiện được tính chuyên nghiệp lớn trong công tác truyền thông của báo Thừa Thiên -Huế, VietnamNet, VnExpress trong môi trường truyền thông đầu thế kỷ XXI tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung PHẦN KẾT LUẬN Trong 6 kỳ diễn ra lễ hội Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress. .. khủng khoảng truyền thông khi truyền thông sự kiện Festival Huế Điều tra nguyên nhân và giải quyết vấn đề thành công và hạn chế khi truyền thông sự kiện Festival Huế trên tờ báo mình Thứ năm, quan hệ PR đối nội trong nội bộ các phóng viên, CNV trong cơ quan ba tờ báo Thứ sáu, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã dần tiến tới quản trị công chúng Báo Thừa Thiên -Huế, VietnamNet, VnExpress hiện... sự lan tỏa của thông tin Festival trên ba tờ báo chưa rộng Đặc biệt, trong các kỳ đầu diễn ra Festival Huế, vấn đề truyền thông qua các tờ báo điện tử chưa được chú trọng nhiều Thứ tư: Thiếu phối hợp đồng bộ trong chiến dịch truyền thông giữa các tờ báo nói riêng và các phương tiện truyền thông nói chung với các cơ quan ban ngành 3.3 Bài học kinh nghiệm truyền thông Festival Huế từ báo Thừa Thiên Huế, ... trị truyền thông Festival Huế trong tƣơng lai Thứ nhất, trong các đợt truyền thông Festival Huế 2010, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã mở rộng việc quan hệ với các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông và thu thập thông tin cho tờ báo mình Thứ hai, các tờ báo đã tích cực PR cho sự kiện Festival Huế qua việc giới thiệu các chương trình trong lễ hội Festival. .. thức thông tin, báo Thừa Thiên -Huế, VietnamNet, và VnExpress đã tận dụng lợi thế không giới hạn dung lượng thông tin để phát huy sức mạnh truyền thông và bước đầu đã đem lại những thành công nhất định Tuy còn một số hạn chế nhỏ nhưng qua các kỳ truyền thông Festival Huế, báo Thừa Thiên -Huế, VietnamNet, VnExpress đã có những bước phát triển mới, cải biến cách truyền thông ngày một hiện đại hơn Sự chuyên... năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 44 Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên -Huế, Báo cáo tổng kết Festival Huế năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 45 Quyết định Số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt thành phố Festival 46 Quyết định số Số 1386/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2009 của UBND Thừa Thiên -Huế Qui định chức năng nhiệm vụ của lễ hội Festival Huế ... 2 Qua 6 kỳ tổ chức Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã phần nào hoàn thành tốt trách nhiệm thông tin tuyên truyền của mình, đồng thời truyền thông và PR cho thương hiệu Festival Huế đạt hiệu quả cao Không thể thông tin hết các nội dung sự kiện, chương trình diễn ra liên tục, dồn dập nhưng cả ba báo đã biết lựa chọn thông tin phù hợp với phong cách báo mình để truyền thông Về.. .Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress, đã thực sự trở thành những nhà truyền thông chuyên nghiệp Nhìn chung, báo Thừa Thiên -Huế, VietnamNet, VnExpress giúp cho việc quảng bá hình ảnh Festival Huế đến mọi công dân, giúp họ có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân Đây là điểm mới thể hiện được sự cách tân trong quá trình truyền thông mà các kỳ Festival Huế không có được 2.4.3... công tác truyền thông lễ hội của ba tờ báo trên cũng dần được khẳng định qua từng kỳ phản ánh thông tin lễ hội Festival Huế Tính chuyên nghiệp này ngày một được khẳng định và phát huy ở các kỳ Festival Huế kế tiếp Chƣơng 3 TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ TỪ GÓC NHÌN PR TRONG MÔI TRƢỜNG TRUYỀN THÔNG ĐẦU THẾ KỶ XXI 3.1 Nhận diện môi trƣờng truyền thông đầu thế kỷ XXI 3.1.1 Quốc tế Những năm đầu thế... Ngoài ra, báo Thừa Thiên Huế, VietnamNet, VnExpress cũng đã thực hiện khá tốt công việc PR, truyền thông cho hình ảnh Festival Huế Đây là một trong những ưu điểm khá lớn của việc truyền thông hiện đại mà hầu hết các cơ quan thông tất, báo chí trong nước và quốc tế đang theo đuổi Festival Huế năm 2012 còn thời gian khá dài nữa mới bắt đầu khai mạc nhưng kế hoạch truyền thông và PR cho Festival Huế 2012

Ngày đăng: 26/08/2015, 12:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...