Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của đài truyền hình thành phố hồ chí minh – thực trạng và định hướng phát triển

32 501 1
Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của đài truyền hình thành phố hồ chí minh – thực trạng và định hướng phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và định hướng phát triển Dương Thanh Tùng Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: T.S Đặng Thị Thu Hương Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xã hội hóa nói chung và xã hội hóa truyền hình nói riêng. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất chương trình truyền hình có yếu tố xã hội hóa của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Xác định giải pháp và định hướng phát triển xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Keywords: Báo chí học; Sản xuất chương trình; Phương tiện truyền thông; Truyền hình Content: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Tình hình nghiên cứu đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH 11 1.1. Chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa trong lĩnh vực báo chí 11 1.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng về xã hội hóa 11 1.1.2. Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về xã hội hóa trong lĩnh vực báo chí 14 1.2. Khái niệm xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình 18 1.3. Tổng quan về thực tiễn hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam 20 1.4. Một số yếu tố nền tảng cho hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 24 1.4.1. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội, dân số, mức tiêu thụ của người dân thành phố 24 1.4.2. Hệ thống văn bản quản lý hoạt động xã hội hóa và xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 29 Tiểu kết chương 1 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 33 2.1. Lược sử Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và lịch sử hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài 33 2.1.1. Giới thiệu 33 2.1.2. Các chương trình xã hội hóa đầu tiên của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 35 2.1.3. Thành công và bất cập của các chương trình xã hội hóa trong giai đoạn đầu 39 2.2. Khảo sát các chương trình xã hội hóa hiện nay ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 40 2.2.1. Số lượng, tỷ lệ các chương trình, tiết mục xã hội hóa và không xã hội hóa trên kênh HTV9 và kênh HTV7 40 2.2.2. Thời gian phát sóng các chương trình có yếu tố xã hội hóa 43 2.2.3. Nội dung của các chương trình có yếu tố xã hội hóa 48 2.2.4. Tuổi thọ của các chương trình có yếu tố xã hội hóa 54 2.3. Các phương thức liên kết sản xuất chương trình truyền hình xã hội hóa 60 2.4. Qui trình sản xuất và quản lý nội dung các chương trình có yếu tố xã hội hóa 63 Tiểu kết chương 2 66 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 68 3.1. Thành công và một số bất cập của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình 68 3.1.1. Thành công của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình 68 3.1.2. Một số bất cập của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình 73 3.2. Định hướng phát triển hoạt động xã hội hóa của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 80 3.3. Giải pháp và đề xuất phát triển hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 81 3.3.1. Thay đổi nhận thức, thái độ về xã hội hóa, về vai trò của công ty truyền thông và khán giả truyền hình 82 3.3.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo và công tác giáo dục chính trị tư tưởng . 84 3.3.3. Đổi mới bộ máy, phương thức tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực 86 3.3.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ tài chính 88 Tiểu kết chương 3 89 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHẦN PHỤ LỤC 98 Phụ lục 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện nay của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 99 Phụ lục 02: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU - THỊ HIẾU KHÁN GIẢ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HTV) THÁNG 11/2012 100 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Từ thực tế triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa của ngành truyền hình cho thấy, mục tiêu thu hút nguồn lực xã hội theo hình thức xã hội hóa để phát triển sự nghiệp là chủ trương đúng, phù hợp với công cuộc đổi mới và hội nhập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao và đa dạng của khán giả truyền hình.Đứng trước yêu cầu tự đổi mới để phát triển hệ thống truyền hình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và nâng cao chất lượng chương trình, lãnh đạo các Đài Truyền hình đã chủ động thay đổi nhận thức, tư duy bao cấp, vận dụng chính sách mới về xã hội hóa vào quá trình sản xuất theo hướng tự tìm tòi, mạnh dạn thực hiện những mô hình hoạt động liên kết mới mang lại hiệu quả cao hơn. Theo đánh giá chung, hệ thống truyền hình phát triển nhanh về số lượng kênh, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính được tăng cường, xu hướng xã hội hóa, liên kết sản xuất kênh, chương trình vẫn đang tiếp tục phát triển nhanh trên chiều rộng, đa dạng về hình thức trong toàn hệ thống truyền hình. Tuy nhiên, song song với những hiệu quả tích cực nêu trên, quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa, liên kết sản xuất kênh, chương trình truyền hình đã bắt đầu bộc lộ rõ nét hơn một số vấn đề bất cập. Những vấn đề nảy sinh cần được quan tâm, nghiên cứu, giải quyết một cách toàn diện, thấu đáo chính là mối quan hệ giữa tăng trưởng doanh thu và chức năng, nhiệm vụ chính trị của Đài Truyền hình; mối quan hệ giữa vai trò, trách nhiệm của Đài Truyền hình và các công ty truyền thông tư nhân trong quá trình liên kết, hợp tác sản xuất; mối quan hệ tác động giữa Đài Truyền hình, công ty truyền 2 thông tư nhân và công chúng liên quan đến công tác quản lý và định hướng nội dung… Đây là những vấn đề khó, liên quan đến lý luận và thực tiễn, liên quan đến định hướng, mô hình phát triển, phương thức hoạt động cụ thể được qui định cho từng chủ thể tham gia xã hội hóa. Ngoài ra, công tác quản lý nói chung cũng như việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật vẫn chưa theo kịp hoặc chậm so với sự phát triển nhanh của xu thế xã hội hóa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng trong công tác chỉ đạo, quản lý, khả năng chệch hướng trong việc xác định nhiệm vụ chính trị và lợi ích kinh tế. Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại chỉ là một khía cạnh của vấn đề và còn rất nhiều câu hỏi đang đặt ra, cần được nghiên cứu, xem xét như: Mô hình, phương thức hợp tác nào phù hợp trong giai đoạn phát triển sắp tới? Những lĩnh vực, chương trình nào của truyền hình có thể thực hiện xã hội hóa hay không thể thực hiện xã hội hóa? Các công đoạn nào có thể xã hội hóa trong qui trình hợp tác sản xuất? Làm thế nào vừa đảm bảo tăng doanh thu, vừa đảm bảo định hướng nhiệm vụ chính trị? Những mâu thuẫn nào cần giải quyết trong thực tế hợp tác? Có lẽ câu trả lời chỉ có thể xuất phát từ việc phân tích sâu sắc thực tiễn hoạt động, qui trình hợp tác sản xuất chương trình cụ thể. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Trong vòng 5 năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều ý kiến, bài viết và công trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp độ khác nhau về hoạt động xã hội hóa nói chung và xã hội hóa sản xuất chương trình nói riêng. Tuy nhiên, đa số các ý kiến trên các phương tiện truyền thông về xã hội hóa chỉ tập trung dừng lại ở việc đánh giá, nhận xét vào từng chương trình cụ thể được phát trên sóng truyền hình hơn là phân tích sâu thực trạng hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình. 3 Các đề tài nghiên cứu còn ít, các giáo trình giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học gần như cũng chưa đề cập nhiều đến hoạt động xã hội hóa trong mối quan hệ tổng thể với các thành phần kinh tế tham gia sản xuất chương trình. Các khóa luận, luận văn đều nghiên cứu thực trạng và ưu, nhược điểm của qui trình sản xuất hoặc sản phẩm xã hội hóa của một chương trình truyền hình cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Ngay bản thân các đài truyền hình cũng chưa có đánh giá, tổng kết hoạt động xã hội hóa một cách bài bản, khoa học và có hệ thống. Mặc dù đã có nhiều bài viết phân tích, công trình nghiên cứu có giá trị, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi hiện vẫn chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào nhìn từ góc độ kinh nghiệm thực tiễn quản lý trong xu thế phát triển hợp tác với các công ty truyền thông tư nhân. Vì vậy, xuất phát từ hoạt động thực tiễn của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, đề tài này sẽ nghiên cứu và đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện các mô hình quản lý hoạt động xã hội hóa mang tính khả thi cao không chỉ đối với Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các đài truyền hình ở Việt Nam nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trong mối quan hệ với các công ty truyền thông tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các mô hình liên kết sản xuất phù hợp với định hướng phát triển báo chí theo quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, luận văn sẽ tập trung phân tích những điểm 4 tích cực và hạn chế trong qui trình ký kết, qui trình sản xuất và triển khai thực hiện xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trong mối quan hệ giữa Đài Truyền hình - đơn vị hợp tác và công chúng; phân tích và làm rõ thực trạng, yêu cầu và nhu cầu cần thực hiện xã hội hóa đối với một số lĩnh vực, chương trình cụ thể. Để làm sáng tỏ hơn luận điểm, luận văn sẽ kết hợp so sánh hiệu quả giữa chương trình được xã hội hóa và chương trình không có yếu tố xã hội hóa; phân tích và làm rõ vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể, khách thể tác động vào quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình; đánh giá hiệu quả của công tác quản lý, định hướng nội dung, đồng thời đề xuất mô hình, giải pháp thực hiện quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xã hội hóa nói chung và xã hội hóa truyền hình nói riêng, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất chương trình truyền hình có yếu tố xã hội hóa của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh; xác định giải pháp và định hướng phát triển xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận văn là thực trạng hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình trong mối quan hệ với các công ty liên kết sản xuất và các công ty truyền thông của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là quá trình thực hiện xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong các năm 2010 - 2011. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sẽ được thực hiện theo các phương pháp như sau: phương pháp nghiên cứu văn bản thứ cấp; phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia; phương pháp nghiên cứu trường hợp; phương pháp nghiên cứu, so sánh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ năm 2011 đến năm 2020 nhằm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế đã tiếp tục đề cập đến yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển báo chí. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng và hướng đề xuất giải pháp sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình từng bước chuẩn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình với các đối tác là công ty truyền thông tư nhân. Về phương diện lý luận, luận văn góp phần bổ sung thêm vào hệ thống lý luận về báo chí truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng trong bối cảnh hiện nay, và đã cung cấp tư liệu cho một số chuyên đề trong đề tài cấp Đại học Quốc gia về “Hiệu ứng kinh tế - xã hội của hoạt động xã hội hóa sản xuất trong lĩnh vực truyền hình và những vấn đề đặt ra về quản lý Nhà nước đối với hoạt động này” 7. Bố cục của luận văn Chương 1: Cở sở lý luận và tổng quan thực tiễn hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình Chương 2: Thực trạng hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 6 Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại Đài truyền hinh thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH 1.1. Chủ trƣơng, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về xã hội hóa trong lĩnh vực báo chí 1.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng về xã hội hóa Sau hơn 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, chủ trương thu hút sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội thông qua hoạt động xã hội hóa ngày càng hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Việc tham gia ngày càng nhiều của các thành phần kinh tế, các nguồn lực xã hội đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục khẳng định đường lối đúng đắn của sự nghiệp đổi mới. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 được trình bày tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục định hướng: tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh. Đây là quan điểm, định hướng chỉ đạo mới nhất của Đảng liên quan đến xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thông tin. 1.1.2. Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về xã hội hóa trong lĩnh vực báo chí Ngày 18/5/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y [...]... hợp tác sản xuất chương trình với đài truyền hình Nếu giải quyết tốt mối quan hệ giữa đài truyền hình với các đối tác công ty truyền thông tư nhân thông qua các hình thức xã hội hóa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình, đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1... xã hội hóa, vừa điều chỉnh sao cho không đi chệch chủ trương Từ năm 2009 đến nay, hoạt động xã hội hóa nói chung và xã hội hóa sản xuất chương trình nói riêng phát triển nhanh, song hành với sự phát triển của các công ty truyền thông 1.4 Một số yếu tố nền tảng cho hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 1.4.1 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội, ... văn hóa, …là những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động truyền thông nói chung 1.4.2 Hệ thống văn bản quản lý hoạt động xã hội hóa và xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 9 Trước năm 2002, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong cơ chế quản lý như đối với môt đơn vị hành chính, đặc biệt là cơ chế tài chính Với cơ chế như vậy, việc phát triển. .. thuộc vào ngân sách Từ năm 2002, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm “Đề án khoán thu chi - đổi mới cơ chế tài chính” Đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng, tháo gỡ và mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, hoạt động xã hội hóa của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo nội dung Thông tư số 19 của Bộ Thông tin - Truyền. .. cho hoạt động xã hội hóa có xu hướng phát triển thiếu định hướng 2.2 Khảo sát các chƣơng trình xã hội hóa hiện nay ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1 Số lượng, tỷ lệ các chương trình, tiết mục xã hội hóa và không xã hội hóa trên kênh HTV9 và kênh HTV7 Hiện nay, mỗi đài truyền hình đều có chủ trương, định hướng xã hội hóa khác nhau dựa theo yêu cầu, tiêu chí phát triển riêng của mỗi kênh Điều... tác sản xuất chương trình Nói cách khác, cần phải xác định rõ mục đích, tiêu chí, mặt mạnh, mặt hạn chế trong tổng thể so sánh với năng lực sản xuất, với sự phát triển của các công ty truyền thông và thị trường để từ đó xác định hướng đi cho hoạt động xã hội hóa Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Thành. .. kinh tế, phát triển kinh tế truyền hình song song với nhiệm vụ chính trị và các chức năng, nhiệm vụ quan trọng khác của cơ quan báo chí truyền thông 3.3 Giải pháp và đề xuất phát triển hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Để hoạt động xã hội hóa phát triển đúng định hướng, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải từng bước được cụ thể hóa thông... trong sản xuất chương trình truyền hình cũng chính là để thu hút nguồn lực xã hội bên ngoài ngành truyền hình tham gia vào các hoạt động của lĩnh vực này Trong thời kỳ đầu, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình chủ yếu chỉ là xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình theo hình thức liên kết, hợp tác giữa đài truyền hình với các đối tác Trong thời gian gần đây, xã hội hóa ở lĩnh vực truyền hình. .. thực tiễn hoạt động cụ thể Cũng từ yêu cầu này, luận văn Xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và định hướng phát triển mong muốn thông qua thực tiễn sản xuất sẽ làm rõ hơn các yếu tố tác động đa dạng của thị trường truyền hình, quá trình vận động của xã hội hóa trong mối quan hệ khá phức tạp khi có yếu tố thị trường, đặc biệt là vai trò tác động quan... trình xã hội hóa đầu tiên của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên của ngành truyền hình Việt Nam khởi đầu hoạt động xã hội hóa thông qua một hoạt động thể dục thể thao để kêu gọi tài trợ Ông Nguyễn Chí Tân - nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài cho biết: “Ở vào thập niên 90, các nguồn thu của Đài chỉ liên quan đến một phần của qui trình sản xuất theo

Ngày đăng: 26/08/2015, 12:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...