Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ góc độ công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã hải thanh, tỉnh gia, thanh hóa)

104 2.3K 3
Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ góc độ công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã hải thanh, tỉnh gia, thanh hóa)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HỒ NỮ THỤC TRINH HIỆN TƯỢNG KẾT HÔN SỚM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HẢI THANH, TĨNH GIA, THANH HÓA) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HỒ NỮ THỤC TRINH HIỆN TƯỢNG KẾT HÔN SỚM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HẢI THANH, TĨNH GIA, THANH HÓA) Luận văn thạc sỹ ngành : Công tác xã hội Mã số : 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh; Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, mọi kết quả đều dựa vào quá trình khảo sát và thực địa trên thực tế. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả Hồ Nữ Thục Trinh LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy cô, gia đình, bạn bè cũng như chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể tại địa bàn nghiên cứu. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Bá Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Công tác xã hội; Chủ nhiệm Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, định hướng chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo đã giảng dạy trực tiếp, cũng như các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đã truyền tải những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc. Tôi xin cảm ơn chính quyền địa phương, người dân xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn được tốt hơn. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014 Học viên cao học Hồ Nữ Thục Trinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 2.1. Nghiên cứu chung về những vấn đề liên quan đến hôn nhân 3 2.2. Nghiên cứu về kết hôn sớm 5 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 10 4. Câu hỏi nghiên cứu 11 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11 6. Giả thuyết nghiên cứu 12 7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 12 8. Phương pháp nghiên cứu 13 9. Phạm vi nghiên cứu 15 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 17 1.1. Các khái niệm công cụ 17 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 18 1.3. Một số chính sách, Luật pháp quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình . 21 1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KẾT HÔN SỚM 28 2.1. Khái quát về thực trạng hôn nhân gia đình và vấn đề kết hôn sớm ở Việt Nam 28 2.2. Vấn đề kết hôn sớm ở xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa 36 2.2.1. Tình hình kết hôn sớm ở xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa 36 2.2.2. Đặc điểm người kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm 41 2.2.3. Nguyên nhân hiện tượng kết hôn sớm 47 2.2.4. Hậu quả của việc kết hôn sớm 50 2.2.5. Đánh giá nhu cầu liên quan đến hiện tượng kết hôn sớm 55 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG KẾT HÔN SỚM 62 3.1. Sơ lược về hoạt động can thiệp phòng ngừa và hạn chế tình trạng kết hôn sớm 62 3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội 64 3.3. Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế tình trạng kết hôn sớm 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78 1. Kết luận 78 2. Khuyến nghị 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 84 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau suốt đời. Sự liên kết đó phát sinh và hình thành do việc kết hôn. Do đó, kết hôn đã trở thành một chế định được quy định độc lập trong hệ thống pháp luật về Hôn nhân và gia đình. Tại đó quy định cụ thể về độ tuổi và những điều kiện kết hôn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hôn nhân, gia đình, trong đó có việc kết hôn giữa hai bên. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp kết hôn khi tuổi đời còn quá trẻ gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đến lối sống và đạo đức xã hội. Trong khi đó, hệ thống pháp luật lại chưa thể dự liệu cũng như điều chỉnh một cách toàn diện. Kết hôn sớm vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội. Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, đồng thời để duy trì và phát triển nòi giống, khi nam nữ thanh niên (tuổi trưởng thành) thì cha mẹ có trách nhiệm dựng vợ gả chồng. Đó là quy luật tất yếu của sự sinh tồn, nhưng phải phù hợp theo quy định của pháp luật (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi). Tuy nhiên việc quy định về độ tuổi như thế chỉ là điều kiện cần của việc tuân thủ pháp luật trong kết hôn chứ chưa phải là điều kiện đủ để đảm bảo một cuộc sống gia đình ổn định và hạnh phúc. Kết hôn sớm mà đặc biệt là tảo hôn trước hết ảnh hưởng sức 2 khỏe của vợ chồng, nhất là người vợ trong khi cơ thể đang phát triển chưa hoàn thiện phải nuôi dưỡng bào thai, làm con chưa tròn lại phải làm mẹ; ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, lại phải nuôi con và lo cho con; cái tuổi cần phải được đến trường để hoàn thiện bản thân mình nâng cao trí tuệ và rèn luyện tư duy nhận thức và đang rất cần trang bị cho mình một kỹ năng sống lại phải bỏ học giữa chừng để “dạy người khác”. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này chắc chắn nhiều người vẫn còn phụ thuộc kinh tế gia đình nên việc họ kết hôn sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân họ, gia đình họ, và tạo thêm gánh nặng cho xã hội; chưa nói đến ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nòi giống và các mối quan hệ kinh tế - xã hội khác. Có thể thấy, từ trước tới nay, kết hôn sớm trong đó có tảo hôn luôn là một vấn đề gây nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội, cần phải được ngăn chặn kịp thời. Vấn đề này dù ít hay nhiều vẫn đang diễn ra ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong khi chính quyền địa phương và người dân nơi đây vẫn chưa có cách nào có thể ngăn chặn dứt điểm. Hơn nữa, cho đến bây giờ ở xã Hải Thanh chưa hề có sự tham gia của những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp, có chăng cũng chỉ là những hoạt động của những cán bộ xã làm nhiệm vụ công tác xã hội bán chuyên nghiệp như: cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cán bộ tư pháp, dân số kế hoạch hóa Những hoạt động của họ chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó, chưa thể mang lại kết quả rõ ràng về phòng ngừa, hạn chế hiện tượng kết hôn sớm tại địa phương, bởi họ chưa được đào tạo nên không có đủ khả năng, trình độ, kỹ năng cần thiết. Mặt khác, từ trước tới nay cũng đã có rất nhiều đánh giá về thực trạng, giải pháp hay hậu quả của việc kết hôn sớm, nhưng là dưới con mắt của những nhà chính sách, nhà pháp luật hay nhà xã hội học…tuy nhiên việc nhìn nhận dưới góc độ của công 3 tác xã hội chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều điểm mới mẻ và cần quan tâm hơn. Vì vậy đề tài sẽ nhấn mạnh đến việc tìm hiểu về hiện tượng kết hôn sớm ở địa bàn xã dưới góc nhìn của công tác xã hội – đây cũng chính là điểm mới khác biệt chính của đề tài này so với những đề tài trước. Nghiên cứu được thực hiện ở xã Hải Thanh nhằm cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và so sánh với các địa phương khác về thực trạng về vấn đề kết hôn sớm, những giải pháp của chính quyền địa phương đã làm để giải quyết vấn đề này, đánh giá khả năng huy động, phát huy vai trò, nguồn lực cộng đồng và hiệu quả của phương pháp này… tất cả đều dưới góc nhìn của công tác xã hội, ngoài ra nghiên cứu cũng đánh giá sự quan trọng và cần thiết phải có sự can thiệp của nhân viên công tác xã hội, từ đó có những ý kiến đóng góp, kiến nghị với địa phương nơi đây để đưa ra những giải pháp hữu hiệu hơn. Do đó, nghiên cứu về “Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ độ công tác xã hội (Nghiên cứu tại xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa)” là một nghiên cứu khá cần thiết, mang lại những nhận định mới mẻ. Không chỉ nhằm phòng ngừa và hạn chế vấn nạn này, mà quan trọng hơn đó là hoàn thiện hơn nữa các giải pháp khắc phục, giảm thiểu các trường hợp kết hôn sớm và phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng. 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu chung về những vấn đề liên quan đến hôn nhân Hôn nhân và gia đình luôn được xem là một vấn đề nóng bỏng trong thực tiễn cuộc sống, một vấn đề đáng quan tâm trong hệ thống pháp luật. Do vậy, trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. 4 Đã có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu một số nội dung của vấn đề kết hôn trái pháp luật được đăng tải trên tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật… kể cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ luật học nghiên cứu liên quan. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu như: Hủy kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Minh Mẫn, Trường Đại học Hà Nội, 2008; Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học của Khuất Thị Thúy Hạnh, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Hay như một số các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật được đăng tải trên các Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học… cũng đã có đề cập tới vấn đề này. Hoặc các đề tài luận văn, luận án của những học viên của Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã từng nghiên cứu về hôn nhân như: “Định hướng giá trị hôn nhân theo đạo Thiên chúa ở Hà Nội” ( Bùi Phương Thanh ) chỉ ra những tìm hiểu rõ hơn định hướng giá trị về tình yêu, ý nghĩa của hôn nhân, hay đề tài “Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân” ( Phan Thanh Nguyệt ) chỉ ra khả năng, nguy cơ của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng như những hệ lụy của nó… Ngoài ra các báo cáo nghiên cứu khoa học như báo cáo của Hội thảo khoa học quốc tế về gia đình trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Viện Gia đình và giới thực hiện, hay tài liệu chuyên khảo của Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 “Cấu trúc tuổi - giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam” cũng đưa ra những số liệu thống kê thực trạng, những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình mà Nhà nước và xã [...]... và của những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nếu họ tham gia Nhìn nhận, đánh giá vấn đề dưới góc độ công tác xã hội 7 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 7.1 Đối tượng nghiên cứu Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ góc độ công tác xã hội (nghiên cứu tại xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) 12 7.2 Khách thể nghiên cứu Các cặp vợ chồng kết hôn sớm, nhất là những cặp kết hôn dưới độ tuổi quy định của Pháp... đình của người dân tại cộng đồng Hoạt động của người làm nhiệm vụ công tác xã hội bán chuyên nghiệp tại địa phương và của những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nếu họ tham gia Hiện tượng kết hôn sớm dưới góc nhìn công tác xã hội từ đó tìm hiểu vai trò của công tác xã hội đối với hiện tượng này, và giải pháp can thiệp nhằm phòng ngừa và hạn chế hiện tượng kết hôn sớm đang diễn ra tại địa phương... vấn đề dưới góc độ công tác xã hội Đồng thời, xác định vai trò, sự tham gia của nhân viên công tác xã hội trong việc phòng ngừa và hạn chế tình trạng kết hôn sớm đã và đang diễn ra 6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Mô tả, phân tích thực trạng, nguyên nhân, giải pháp về hiện tượng kết hôn sớm tại địa phương Chỉ rõ những hoạt động, vai trò của những nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp tại địa phương và... CỦA NGHIÊN CỨU 1.1.Các khái niệm công cụ 1.1.1 Kết hôn sớm Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn tối thiểu của nam là 20 và của nữ là 18 Nếu kết hôn trước độ tuổi này thì gọi là tảo hôn Không có quy định rõ thế nào là kết hôn sớm, nhưng chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam khuyến khích nam giới không kết hôn trước tuổi 22 và nữ không kết hôn trước tuổi 20 nên có thể coi kết hôn. .. đến hiện tượng kết hôn sớm ?  Sự tham gia nhân viên công tác xã hội thể hiện như thế nào? Và nhân viên công tác xã hội có vai trò ra sao trong việc góp phần thay đổi tình hình hiện tại? 5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Hiện tượng kết hôn sớm đã và đang diễn ra tại địa phương, gây nhiều vấn đề tiêu cực, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và hiện tại chính quyền và người dân địa phương vẫn chưa có... vi không gian Tập trung nghiên cứu chủ yếu trong 4/7 thôn nằm trên địa bàn xã có số lượng người kết hôn sớm khá nhiều: Thanh Nam, Thanh Đình, Thanh Đông, Thanh Xuyên 15 9.3 Phạm vi nội dung Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu: Thực trạng kết hôn sớm và nhận thức về kết hôn sớm Cũng như cách thức, mức độ tiếp cận và những khó khăn trong việc nâng cao khả năng nhận thức về các quy định, thông tin về hôn. .. cặp vợ chồng vẫn kết hôn sớm, kết hôn dưới độ tuổi quy định, bởi vậy, nghiên cứu sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, Luật pháp mà nhà nước đã ban hành, cũng là góp phần đảm bảo quyền lợi cho trẻ em đang sống ở cộng đồng 4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Thực trạng về vấn đề kết hôn sớm ở xã Hải Thanh đang diễn ra như thế nào ?  Những nhân tố nào dẫn đến hiện tượng kết hôn sớm ?  Sự tham... cao nhất (6 5,3%) trong các trường hợp kết hôn ở độ tuổi 17-19 Theo nghề nghiệp, nhóm nông dân và buôn bán, dịch vụ có xu hướng kết hôn sớm, tảo hôn nhiều hơn các nghề nghiệp khác Qua nghiên cứu cho thấy, điều đáng quan tâm là hiện tượng tảo hôn và kết hôn sớm, nhất là ở các địa bàn nông thôn hiện nay vẫn còn là một thách thức đối với các ban ngành, đoàn thể Ngoài ra còn rất nhiều những nghiên cứu khác,... pháp thực hiện còn nhiều hạn chế Cần thiết phải có đội ngũ nhân viên công tác xã hội tham gia góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế tình trạng này diễn ra tại địa phương Và việc thúc đẩy hoạt động của những người làm công tác xã hội trong cộng đồng có thể là một giải pháp tối ưu trong việc cải thiện thực trạng này 11 6 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được... thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu Kết hợp với phỏng vấn là quan sát và lắng nghe để thu thập thông tin được chính xác, hiệu quả và khách quan hơn Trong quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 10 trường hợp các cặp vợ chồng kết hôn sớm và các bạn trẻ có xu hướng kết hôn sớm tại địa phương, 5 trường hợp cha mẹ của người kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm, . Nhìn nhận, đánh giá vấn đề dưới góc độ công tác xã hội. 7. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 7.1. Đối tượng nghiên cứu Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ góc độ công tác xã hội (nghiên cứu tại. HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HỒ NỮ THỤC TRINH HIỆN TƯỢNG KẾT HÔN SỚM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HẢI THANH, TĨNH GIA, THANH HÓA) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG. GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HẢI THANH, TĨNH GIA, THANH HÓA) Luận văn thạc sỹ ngành : Công tác xã hội Mã số : 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng

Ngày đăng: 25/08/2015, 19:10

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan