Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại việt nam

96 619 8
Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghió tiếng Việt DVMT Dịch vụ môi trường HST Hệ sinh thái WWF Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên. RCFEE Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. EEPSEA Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á PES Chi trả dịch vụ môi trường IUCN Quỹ bảo tồn thiên nhiên Thế giới. ICRAF Trung tâm nông lâm nghiệp thế giới RUPES Chi trả cho người nghèo vùng cao về dịch vụ môi trường mà họ mang lại. CER S Chứng nhận giảm phát thải. CDM Cơ chế phát triển sạch DANIDA Cơ quan phát triển Quốc tế của Đan Mạch USD Đô la Mỹ UNFCCC Công ước khung Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu GEF Quỹ MT toàn cầu FONAG Quỹ bảo tồn nước quốc gia của Ecuador WB Ngân Hàng thế giới Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ICRAF Trung tâm Nông – Lâm Thế giới IFAD Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế TNC Bảo tồn Thiên nhiên của Trung Quốc PSA Chương trình chi trả dịch vụ môi trường của Costa Rica. ADB Ngân hàng phát triển Châu Á DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ. Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Bản chất của Chi trả dịch vụ môi trường (PES) 10 Bảng 2.1 Chương trình chi trả dịch vụ môi trường của Costa Rica. 15 Bảng 2.2 Bản hợp đồng cung cấp nước cho nhà máy thủy điện ở Costa Rica. 17 Bảng 2.3 Sử dụng đất có điều kiện được xem là một mô hình thức thưởng cho việc thực hiện phòng hộ đầu nguồn nhằm xóa đói giảm nghèo trong dự án RUPES 20 Bảng 2.4 Hợp đồng bảo tồn. trong dự án RUPES 22-23 Bảng 3.1 Bản đồ Việt Nam. (Nguồn: www.dulichachau.com/) 26 Bảng 3.2 Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ 30 Bảng 3.3 Dịch vụ môi trường rừng Việt nam 31 Bảng 3.4 Trữ lượng hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng tự nhiên – miền Bắc. 31 Bảng 3.5 Trữ lượng hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng tự nhiên – miền Trung 32 Bảng 3.6 Trữ lượng hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng tự nhiên – miền Nam. 32 Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa tỷ lệ che phủ rừng với biến động xói mòn đất. 32 Bảng 3.8 Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay ở Việt Nam 35 Bảng 3.9 Chi phí giao dịch của dự án thử nghiệm 45 Bảng 3.10 Sơ đồ đề xuất kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường tại sông Đồng Nai 48 Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảng 3.11 . Lượng khách du lịch qua các năm tại Vườn quốc gia Bạch Mã. 50 . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam có nhiều sông núi cao có độ dốc lớn. Rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, nhõn dõn vựng đầu nguồn phần lớn là người nghèo. Việt Nam thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt. Điển hình, 5 trận bão dồn dập đổ bộ vào các tỉnh miền Trung trong tháng 11/2007; hoặc những ngày nóng nắng kéo dài đầu tháng Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7/2007 nhiệt độ 42 độ C, ngoài trời 45 độ C ở Nghệ An, Hà Tĩnh, làm nhiều người ốm đến mức bệnh viện không còn đủ chỗ chứa. Điều đặc biệt là, thiên tai xảy ra hàng năm ngày càng có tần suất nhiều hơn, quy mô và cường độ ngày càng lớn hơn. Theo tính toán của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân thiên tai của VN làm chết và mất tích 750 người hàng năm, và thiệt hại 1,5% GDP hàng năm (Nguồn:Vnexpress – Newsdaily 1/10/2007). Hơn nữa, việc quản lý lưu vực sông nước ta còn nhiều bất cập, cần được điều chỉnh. Trong khi đó, Chi trả dịch vụ môi trường (PES) đã áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong việc tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ bền vững bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương. PES nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy, việc nguyên cứu, thực hiện chính sách PES ở Việt nam là rất cần thiết và cấp bách, nhằm tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy kinh tế hóa tài nguyên và môi trường. Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một diễn đàn cũng như sự thống nhất chung về cách hiểu PES tại Việt Nam. PES còn khá mới và đang trong giai đoạn thí điểm, xây dựng cơ chế, mô hình chi trả, hoàn thiện khung pháp lý. Hơn nữa, với việc thực tập ở Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng – thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi cũng có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về Chi trả dịch vụ môi trường. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại Việt Nam”, với Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bước đầu xem xét, tìm hiểu những vấn đề lý luận và áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường vào thực tiễn. Tôi hi vọng mình sẽ góp phần vào công cuộc nghiên cứu và triển khai các mô hình chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và triển khai các mô hình chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, trước mắt là dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường ở Lâm Đồng và Sơn La. 3. Giới hạn nghiên cứu Giới hạn về không gian lãnh thổ: Trong chuyên đề này tôi tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước ở châu Mỹ La Tinh: Mỹ, Costa Rica, Ecuador, Mexico, ; Châu Âu: Pháp, Đức; Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Inđụnờxia….; và Châu Úc và ở Việt Nam. Giới hạn về thời gian: số liệu được sử dụng từ khi PES được hình thành và phát triển cho đến năm 2008. Giới hạn về khoa học: Chuyên đề tập trung nghiên cứu bản chất, cơ chế và nội dung của chi trả dịch vụ môi trường 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này đơn giản dễ hiểu nhưng không hề vắng mặt trong bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào. Việc tham khảo nhiều tài liệu càng thể hiện sự cẩn trọng và hiểu biết của người nghiên cứu. Tuy nhiên không thể bỏ qua việc ghi chép lại rõ ràng nguồn gốc của mỗi tài liệu để tiện theo dõi tra cứu được, nó làm tăng độ tin cậy của người đọc đối với đề tài nghiên cứu. Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phương pháp liệt kê: Tổng hợp và liệt kê các số liệu nhằm giúp cho bài viết thờm tớnh thuyết phục đối với người đọc. Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được thu nhập sau đó phân tích đặc điểm, và xu hướng biến động của các bảng số liệu này. 5. Cấu trúc chuyên đề. Cấu trúc chuyên đề được chia thành 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó, phần nội dung được chia thành 4 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường. Chương II: Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường tại một số nước trên Thế giới. Chương III: Chi trả môi trường tại Việt Nam. Chương IV: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp cho việc áp dụng chi trả môi trường tại Việt nam LỜI CẢM ƠN Qua chuyên đề thực tập này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ths. Vũ Tấn Phương – Giám đốc Trung tâm đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cũng như cung cấp tài liệu cần thiết cho tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện phó Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Trong suốt quá trình thực tập cũng như làm chuyên đề thực tập, thầy đã hướng dẫn tôi hướng nghiên cứu phù hợp, đồng thời luôn tận tụy giải đáp cũng như khắc phục những sai sót kịp thời cho chuyên đề của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN “Tụi xin cam đoan nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghộp cỏc báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường”. Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2009. Sinh viên: Vũ Thị Thu Hương PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG. 1. 1 Khái niệm dịch vụ môi trường. 1.1.1. Khái niệm DVMT. Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DVMT là các lợi ích (trực tiếp hay gián tiếp) mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái. (Theo đánh giá HST thiên niên kỷ - 2005) Trong đó, lợi ích trực tiếp do hệ sinh thái mang lại là sản phẩm từ gỗ, các loại lâm sản khỏc. Cỏc loại sản phẩm này được trao đổi, buôn bán và có giá cả trên thị trường. Lợi ích gián tiếp là những giá trị sử dụng do hệ sinh thái tạo ra, tồn tại và phát triển tỷ lệ thuận với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. Các giá trị trừu tượng cung ứng tự nhiên cho nhiều người, thậm chí là cả xã hội cùng hưởng lợi như: điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, ngăn chặn xói mòn, hấp thụ các – bon, hạn chế lũ lụt, ngăn chặn sạt lở đất, chống cát bay, chống sa mạc hóa đất đai, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp cảnh quan vẻ đẹp tự nhiờn,… 1.1.2. Chức năng của dịch vụ môi trường. Dịch vụ môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện sinh kế và sức khỏe cho cộng đồng dân cư trên toàn Thế giới. Người ta chia chức năng của dịch vụ môi trường được thành 5 loại: (i) Bảo vệ đầu nguồn: Hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, sông suối; Điều tiết dòng chảy (tăng dòng chảy mùa kiệt, giảm dòng chảy mùa lũ); Duy trì chất lượng nước; Và ngăn chặn sạt lở đất. (ii) Phòng hộ ven biển: chống cát bay, chống xa mạc hóa đất ven biển, ngăn chặn sự xâm nhập của nước ngập mặn vào đất liền,… (iii) Duy trì đa dạng sinh học, đặc biệt bảo tồn những nguồn gen động thực vật quý hiếm của thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (iv) Hấp thụ các bon, giảm khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu. (v) Tạo vẻ đẹp cảnh quan: du lịch sinh thái, giá trị văn hóa, thẩm mỹ. Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 10 [...]... vụ môi trường theo mô hình như sau: Bảng 1.1: Bản chất của Chi trả dịch vụ môi trường PES Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 Cấu trúc của chi trả dịch vụ môi trường Người được hưởng lợi Người được hưởng lợi Những người chi trả dịch vụ môi trường Những người được chi trả dịch vụ môi trường Người được hưởng lợi Người cung cấp dịch vụ môi trường Người cung cấp dịch vụ môi trường. .. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng hệ sinh thái đó không bền vững Trong bối cảnh hiện nay, Chi trả dịch vụ môi trường được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ môi trường 1.2.1 Khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường còn là khái niệm khá mới trên thế giới, được đưa vào tư duy và thực tiễn số nước Hiện... dụng dịch vụ môi trường phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường cho người được chi trả dịch vụ và không thay thế thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 (iv) Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môi trường rừng được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi. .. vụ môi trường Người cung cấp dịch vụ môi trường Chi trả dịch vụ môi trường 1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của PES (i) Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường (ii) Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường gián tiếp do Nhà nước quy định được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết (iii)... sẽ nhận được sự chi trả do họ duy trì sử dụng đất thân thiện với môi trường Thứ hai, Dịch vụ môi trường là một phương thức sử dụng đất, nên sự chi trả trong các chương trình PES là sự chi trả cho các những người chủ sử dụng đất Vì vậy ta có thể nơi rằng, chi trả dịch vụ môi trường phải dựa trên dịch vụ môi trường xác định hoặc dựa trên phương thức sử dụng đất nhằm đảm bảo dịch vụ môi trường Thứ ba,... liờn quan CHƯƠNG III CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 3.1 Dịch vụ môi trường Việt nam Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 36 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý của Việt nam Nước Việt Nam nằm ở Đông nam lục địa châu Á, bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tõy giỏp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Campuchia, đông và nam giáp Biển Đông (Thái... phân tích ở trên, ta thấy rằng Chi trả dịch vụ môi trường có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì, bảo vệ hệ sinh thái, và là công cụ hiệu quả nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng đầu nguồn Việc áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường là tất yếu với bất kỳ một Quốc gia nào trên thế giới CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRấN THẾ GIỚI Vũ Thị Thu Hương KTQLMT... sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định để tạo ra dịch vụ hệ sinh thái thỏa thuận Thứ hai, PES là một công cụ kinh tế, sử dụng để những người được lợi từ dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó Ở Việt nam, thuật ngữ chi trả dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường vì dịch vụ môi trường. .. loại dịch vụ môi trường Theo chức năng và vai trò của dịch vụ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhà môi trường đã chia dịch vụ môi trường thành 4 loại, như sau: Thứ nhất là, dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu sản xuất, chất đốt, Thứ hai là, dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hòa không khí, điều tiết nguồn nước, … Thứ ba là, dịch vụ văn... trị dịch vụ môi trường, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc duy trì và bảo vệ hệ sinh thái (iv)Cải thiện sinh kế cho người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội Theo bản chất của PES đó nờu ở trên, người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường phải chi trả cho những người cung cấp dịch vụ môi trường đó Vì vậy nó tạo ra nguồn thu nhập cho người cung cấp dịch vụ môi . trả dịch vụ môi trường Những người chi trả dịch vụ môi trường Người cung cấp dịch vụ môi trường Người cung cấp dịch vụ môi trường Người cung cấp dịch vụ môi trường Chi trả dịch vụ môi trường Người. về chi trả dịch vụ môi trường tại một số nước trên Thế giới. Chương III: Chi trả môi trường tại Việt Nam. Chương IV: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp cho việc áp dụng chi trả môi trường. tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về Chi trả dịch vụ môi trường. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại Việt Nam , với Vũ Thị Thu Hương

Ngày đăng: 25/08/2015, 13:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan