Năng lực cạnh tranh của tỉnh thái nguyên trong việc thu hút đầu tư

13 583 2
Năng lực cạnh tranh của tỉnh thái nguyên trong việc thu hút đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư Lê Thị Thu Huyền Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã Số: 60 31 01 Nghd: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế dân doanh nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm những điểm mạnh nổi bật đã đem lại những thành công cho tỉnh và những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục cải cách. Đề xuất định hướng và một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Keywords: Kinh tế chính trị; Năng lực cạnh tranh; Thu hút đầu tư; Thái Nguyên Contents: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa, phát huy cao độ nguồn nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là ở khía cạnh cải cách điều hành kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương được các tỉnh quan tâm đặc biệt. Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đã thành công bước đầu trong việc vận dụng và kết hợp các nguồn lực để thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cũng có nhiều địa phương do chưa biết tận dụng được các tiềm năng, lợi thế của địa phương để thu hút đầu tư, nên sự phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để cụ thể hoá việc đánh giá năng lực các tỉnh trong điều hành kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã hợp tác nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để đo lường, đánh giá môi trường kinh doanh của các DNTN trên phạm vi cả nước. Qua đó, mỗi tỉnh có thể nhận diện được vấn đề cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn, và tìm giải pháp khắc phục, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững. Thái Nguyên là một tỉnh nằm sát Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu kinh tế và văn hoá giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư, với nhiều ngành kinh tế có lợi thế như lâm nghiệp, các ngành công nghiệp nặng, dịch vụ… Nhận ra thế mạnh đó, chính quyền tỉnh đã có nhiều quyết sách nhằm khơi dậy các tiềm năng phát triển, đưa địa phương trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá, giáo dục của vùng Đông Bắc bộ. Tuy nhiên, thực tiễn điều hành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, làm cho năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp so với nhiều địa phương trong nước. Để góp phần làm rõ vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ cạnh tranh quốc gia, tìm ra những cản trở chính trong cạnh tranh thu hút đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, từ đó tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư” làm Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới tương lai phát triển của đất nước nói chung và mỗi tỉnh thành nói riêng, do vậy vấn đề này đã được nhiều ngành, nhiều giới quan tâm nghiên cứu. Trong số các công trình đã công bố liên quan trực tiếp đến đề tài, có thể tập hợp thành hai nhóm cơ bản: Nhóm 1, gồm các công trình, bài viết về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói riêng, và Nhóm 2, gồm các bài viết về năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên. Thuộc nhóm 1 có các công trình tiêu biểu sau: - Báo cáo tổng quan những Nghiên cứu về môi trường kinh doanh Việt Nam của TS. Nguyễn Đức Thành và cộng sự, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR), Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, xuất bản năm 2009. Đây là một báo cáo tổng quan về những nghiên cứu trong thời gian qua về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của Việt Nam. Trong Báo cáo này, nhóm tác giả đã tập trung khảo sát - so sánh những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và môi trường kinh doanh Việt Nam của các báo cáo và nghiên cứu xếp hạng năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh toàn cầu của các tổ chức quốc tế cũng như các nghiên cứu của các nhóm tác giả Việt Nam khác, đồng thời hệ thống hoá các nghiên cứu, kết quả điều tra trong lĩnh vực này. Ba khía cạnh quan trọng được tổng hợp là (i) Các thủ tục hành chính và pháp lý; (ii) Mức độ tham nhũng và chi phí phi chính thức; (iii) Khả năng tiếp cận các nguồn lực thị trường. Ngoài ra, Báo cáo còn hệ thống hoá những khuyến nghị chính sách đã nêu trong các nghiên cứu hiện hành. - Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty của PGS Trần Văn Tùng, Nxb Thế giới, xuất bản tại Hà Nội, năm 2004. Trong công trình này, tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản, như khái niệm, đặc điểm và vai trò của cạnh tranh kinh tế; phân tích các tiêu chí đánh giá lợi thế năng lực cạnh tranh quốc gia; phân tích các vấn đề trong chiến lược cạnh tranh của các công ty. Từ đó, tác giả đưa ra các quan điểm và biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 (VCR2010), của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì phối hợp với Học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á Singapore (ACI) dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của Michael E. Porter, xuất bản năm 2010. Đây là báo cáo NLCT quốc gia đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định và lựa chọn chính sách của các nhà lãnh đạo Việt Nam trên ba khía cạnh:  Một bộ dữ liệu về các kết quả kinh tế, hoạt động của nền kinh tế cũng như các yếu tố nền tảng của NLCT Việt Nam;  Một khung phân tích nhằm phân tích các số liệu và mối liên hệ tương quan giữa các yếu tố của NLCT;  Những đề xuất cụ thể về các ưu tiên chính sách và các bước thực hiện chi tiết. - Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2006 đến năm 2012 (Báo cáo đầy đủ) của VCCI và VNCI. VNCI và VCCI thực hiện điều tra với doanh nghiệp dân doanh để tìm hiểu về sự đánh giá của khối doanh nghiệp này đối với môi trường kinh doanh ở địa phương, kết hợp với dữ liệu so sánh từ các nguồn chính thức về điều kiện ở địa phương để xây dựng chỉ số PCI, cho điểm 64 địa phương theo thang điểm 100 theo 10 chỉ số thành phần(1). Trong các Báo cáo này, Nhóm nghiên cứu trình bày phương pháp xây dựng, cách tính chỉ số PCI, bảng xếp hạng và điểm số chi tiết về năng lực cạnh tranh của từng tỉnh hàng năm, từ năm 2006 đến nay, cùng với các phân tích và số liệu liên quan. Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tình năm 2006 được tiến hành tại 42 tỉnh thành trong cả nước, còn từ năm 2007 trở đi, Báo cáo này đã mở rộng điều tra và xếp hạng cả 64 tỉnh thành trong cả nước. Các công trình thuộc nhóm 2 gồm: - Thái Nguyên, tiềm năng và cơ hội đầu tư là báo cáo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, xuất bản năm 2008. Báo cáo này đã phân tích các điều kiện sẵn có và lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên như điều kiện tự nhiên - xã hội, truyền thống văn hoá, các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như khoáng sản, du lịch, dịch vụ; chỉ rõ các kết quả mà tỉnh đã đạt được trong kêu gọi đầu tư và tăng trưởng kinh tế; nêu các chính sách ưu đãi đầu tư, phát triển kinh tế và kết quả nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong những năm gần đây. - Tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Đức Minh đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo số 24, xuất bản tháng 12 năm 2008. Trong bài báo này, tác giả đã tập trung phân tích những nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong việc tận dụng các lợi thế, tăng cường thu hút đầu tư thông qua việc nâng cao năng lực điều hành kinh tế cấp tỉnh. - Giới thiệu về môi trường đầu tư và các lĩnh vực dự án vận động đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Viết Thuần, bài tham luận tại Hội thảo xúc tiến đầu tư về thương mại, du lịch vào tỉnh Thái Nguyên tổ chức năm 2008. Nội dung bài báo giới thiệu và phân tích các cơ hội đầu tư và các chủ trương quy hoạch các dự án, khu công nghiệp trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh, một vấn đề quan trọng chứng tỏ khả năng hoạch định và điều hành các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh. (1) (Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch và trách nhiệm; Chi phí về thời gian và việc thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức; Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý) Ngoài ra, còn phải kể đến Báo cáo chi tiết về Tỉnh Thái Nguyên trong các Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm của VCCI và VNCI, trong đó đánh giá các chỉ số cụ thể về năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên và một số bài viết khác liên quan tới vấn đề này. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên những góc độ khác nhau, nhưng đều nhằm lí giải tại sao các tỉnh thành trong cả nước có khả năng khác nhau trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế dân doanh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các bài viết đề cập đến năng lực cạnh tranh của Thái Nguyên chủ yếu phân tích về lợi thế sẵn có và chính sách đầu tư của tỉnh, chưa đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của tỉnh một cách hệ thống, nhất là với tư cách một luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị. Đây chính là khoảng trống lý luận và thực tiễn mà luận văn có nhiệm vụ phải giải quyết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế dân doanh nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương. - Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm những điểm mạnh nổi bật đã đem lại những thành công cho tỉnh và những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục cải cách. - Đề xuất định hướng và một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với những khía cạnh, yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thu hút đầu tư của tỉnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu ở một mức độ nhất định vấn đề này của những địa phương lân cận để so sánh. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 cho tới nay và định hướng đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị. Ngoài ra, luận văn cũng kết hợp sử dụng các phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Luận văn cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đặc biệt là sử dụng các số liệu của Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh qua các năm của VCCI và VNCI. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Thái Nguyên từ 2006 tới nay. - Đưa ra hệ thống quan điểm và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới. - Cung cấp tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này, cũng như cho các tỉnh có điều kiện tương tự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong thu hút đầu tư giai đoạn 2006 - 2012 Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Anh (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, 2006. 2. Tuấn Anh (2005), “Cạnh tranh của Việt nam vẫn còn ở mức thấp”, Diễn đàn doanh nghiệp, (45). 3. Vũ Thành Tự Anh (11/2007), “Xé rào ưu đãi đầu tư của các tỉnh trong bối cảnh mở rộng phân cấp ở Việt Nam: “sáng kiến” hay “lợi bất cập hại”?”, Nghiên cứu chính sách của UNDP. 4. Bế Trung Anh (2005), Vai trò của cán bộ cấp tỉnh, thành phố, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, TPTTTW. 6. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta t r ong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Đì nh Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn, Giáo sư David Dapice (5/2004), “Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nh a nh hơn”, Báo cáo của UNDP, Hà Nội. 8. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011, Nxb. Thái Nguyên. 9. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb. Thông tấn, Hà Nội. 10. Lê Đ ăng Doanh, Nguyễn Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb. Lao động, Hà Nội. 11. Phạm Văn Dũng (chủ biên, 2012), Giáo trình Kinh tế chính trị đại cương, Nxb. ĐHQG, Hà Nội. 12. Vũ Trí Dũng và Phạm Thị Huyền, Marketing địa phương và việc hấp dẫn đầu tư để phát triển, Báo cáo nghiên cứu, Đề tài cấp Bộ, Đại học Kinh tế quốc dân. 13. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đ ạ i hội Đ ả ng t o à n quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Phạm Xuân Đương (2008), “Thái Nguyên tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và cải cách hành chính để thu hút đầu tư”, Kinh tế và dự báo, (45). 15. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Thông tấn, Hà Nội. 16. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Hiền (2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, (314). 18. Hoàng Thị Hoan (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sĩ, Trường Đ ạ i học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 19. Phạm Thuý Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Hội Khoa học Kinh tế Hà Nội (2008), Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế tỉnh Hà Tây đến năm 2010, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 21. Vũ Thành Hưng (9/2005), “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam - Một số kiến nghị và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (99). 22. Đinh Thị Kim Khánh (2007), Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luận văn thạc sĩ kinh tế đối ngoại, Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. 23. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp t r ong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững c á c vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 25. Nguyễn Đức Minh (2008), “Tiềm năng và cơ hội đầu tư của Thái Nguyên”, Kinh tế và dự báo, (24). 26. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Quỹ Châu Á (2005), Đi ều h à nh kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam - Những thực tiễn tốt nhất, Hà Nội. 27. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2006), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2005, Hà Nội. 28. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006, Hà Nội. 29. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2008), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2007, Hà Nội. 30. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, IFC/MPDP (3/2008), "Năng lực Điều hành kinh tế và tính cạnh tranh cấp tỉnh", Bản tin Môi trường kinh do a nh, (23). 31. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2009), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008, Hà Nội. 32. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009, Hà Nội. 33. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, VNCI, Tạp chí Cộng sản (2010), Cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh tại Việt Nam, Tọa đàm ngày 14/01/2010, Hà Nội. 34. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2010, Hà Nội. 35. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội. 36. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Cạnh tranh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đ ấ t đai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đầu tư, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện t o à n cầu hoá, Nxb. Lao động, Hà Nội. 41. Phan Nhật Thanh (7/2010), “Hải Dương phát huy tiềm năng và lợi thế để phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, (14). 42. Phan Nhật Thanh (7/2010), “Tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”, Tạp chí Thị trường và Giá cả. [...]... cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Thái Nguyên 66 UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo Tình hình triển khai thực hiện Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Thái Nguyên năm 2012, Thái Nguyên 67 UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban chỉ đạo PCI (2012), Kế hoạch về phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình hành động cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 68 UNIDO... Thái Nguyên: Tiềm năng và cơ hội đầu tư, Thái Nguyên 63 UBND thành phố Hà Nội (2009), Đề án Nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010, Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 20/3/2009 64 UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Đề án cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2011 2015, Thái Nguyên 65 UBND tỉnh Thái Nguyên (2012) Chương trình hành động cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh. .. trị, Hà Nội 52 Tỉnh uỷ Thái Nguyên (26/7/2006), Đề án Cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2006 2010, Số: 02 - ĐA/TU 53 Tỉnh ủy Thái Nguyên (2012), Chỉ thị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Thái Nguyên 54 Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (2008), Báo cáo về các thông lệ tốt trong thực hiện... về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 69 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội 70 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010, Hà Nội 71 Lê Duy Vỵ (2008), Thái Nguyên - trung tâm đào tạo nguồn nhân lực. .. (2004), Cạnh tranh kinh tế, Nxb Thế giới, Hà Nội 59 Trần Văn Tuý (12/2010), "Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố công nghiệp hiện đại", VietNam business Forum, vol 8, (50) 60 Tần Ngôn Trước (2001), Thời đại kinh tế tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 61 UBND tỉnh Thái Nguyên (2008), Kỷ yếu Hội thảo đầu tư về thương mại và du lịch vào tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 62 UBND tỉnh Thái Nguyên (2009), Thái. ..43 Phan Nhật Thanh (9/2010), “Luận bàn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh , Tạp chí Công nghiệp, (kỳ 1) 44 Phan Nhật Thanh (10/2010), “Khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp Hải Dương”, Tạp chí Công nghiệp, (kỳ 1) 45 Phan Nhật Thanh (2011), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương: LATS Kinh tế, Thư viện luận văn Doko (www.doko.vn) 46... (2008), “Thành phố Thái Nguyên phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững”, Kinh tế và dự báo, (24) 48 Trần Ngọc Thơ (6/2005), “Đánh giá và nhận diện mức độ tự do kinh tế ở Việt Nam”, Phát triển Kinh tế 49 Đinh Thị Thơm (2006), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỉ đổi mới - Thực trạng và những vấn đề, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 50 Thủ tư ng Chính phủ (2007),... thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (2008), Báo cáo về các thông lệ tốt trong thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005, Nxb Lao động, Hà Nội 55 Tổng Cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội 56 Nguyễn Kế Tuấn (2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 57 Nguyễn Kế Tuấn (2011), . trạng năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư và phát. cập đến năng lực cạnh tranh của Thái Nguyên chủ yếu phân tích về lợi thế sẵn có và chính sách đầu tư của tỉnh, chưa đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của tỉnh một. nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Keywords: Kinh tế chính trị; Năng lực cạnh tranh; Thu hút đầu tư; Thái Nguyên Contents: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan