Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh thanh hóa

5 531 5
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa Lê Quang Điệp Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Khái quát hóa một số cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT), kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa. Làm rõ tính tất yếu khách quan cần phải chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hóa. Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCNKT của Thanh Hóa từ năm 2001-2007, chỉ rõ quá trình chuyển dịch trên các mặt: chuyển dịch CCNKT theo GDP, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, CCNKT theo vốn đầu tư và trong nội bộ các ngành kinh tế. Đánh giá chung về kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCNKT. Đưa ra quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hóa trong thời gian tới Keywords: Chuyển dịch cơ cấu; Cơ cấu kinh tế; Ngành kinh tế; Thanh Hóa Content 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thanh Hoá nằm ở khu vực Bắc miền Trung, là địa phương giàu truyền thống cách mạng, nơi được coi là "địa linh nhân kiệt", có nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào … để phát triển kinh tế - xã hội. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, kinh tế tăng trưởng khá, các mặt văn hoá - xã hội có điều kiện phát triển. Tuy nhiên đến nay, khả năng khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực để phát triển vẫn chưa tương xứng với các tiềm năng hiện có. Do vậy, Thanh Hoá vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn lạc hậu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng còn chậm, trình độ của nền kinh tế vẫn ở mức thấp và cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ là chủ yếu, chưa tạo ra những ngành, vùng sản xuất hàng hoá có khối lượng lớn và chất lượng cao, chất lượng tăng trưởng, khả năng hội nhập và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp, chưa thật sự phát huy khai thác được thế mạnh của các vùng, miền để phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, phân công lao động quốc tế ngày một sâu sắc hơn, sự cạnh tranh giữa các nước cũng diễn ra vô cùng gay gắt. Để có thể khai thác được mọi nguồn lực, đem lại hiệu quả và sức cạnh tranh cao cho nền kinh tế thì việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế hợp lý là điều rất cần thiết đối với bất cứ một quốc gia hay địa phương nào. Với mục tiêu tổng quát là đến năm 2010 đưa Thanh Hoá thoát ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 đưa Thanh Hoá cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Đồng thời, trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới thì việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá đang đặt ra nhiều vấn đề bức bách cần phải giải quyết kịp thời. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, được Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Với ý nghĩa ấy, đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá" mà tôi chọn lựa nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế Chính trị là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Vấn đề cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu được công bố, như: - Ngô Đình Giao: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân" tập II - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1994. - Đỗ Hoài Nam: "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam" Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 1996. - Lê Du Phong - Nguyễn Thành Độ: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới" Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1999. - Nguyễn Trần Quế: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21" Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội 2004. - Bùi Tất Thắng: "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam" Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 2006. Nói chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng về CCKT và chuyển dịch CCNKT, các kết quả đạt được đã có tác động nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương. Nhưng chưa có tài liệu nào tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá. Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá thực sự là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của Luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 - 2007, tìm ra nguyên nhân của các kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế để đề ra quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian tới. Để đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trình bày cơ sở lý luận về CCKT và chuyển dịch CCNKT. - Phân tích thực trạng chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá từ năm 2001 - 2007. - Đề ra quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá. - Phạm vi nghiên cứu: Tác giả luận văn tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2007. 5. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, mà chủ yếu là nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, điều tra, khảo sát, thống kê, mô hình … trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nội dung luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn: - Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm, luận văn làm rõ tính tất yếu khách quan phải chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới. - Đánh giá kết quả chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2001 - 2007. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCNKT. - Đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá từ 2001 - 2007 Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. References 1. C.Mác (1964), Góp phần phê phán chính trị học, Nxb Sự thật, Hà Nội, trang 7. 2. C. Mác và Ph.ăngghen (1973), Tư bản, tập 1, Nxb sự thật, Hà Nội. 3. Cục Thống kê Thanh Hóa (2005), Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 tỉnh Thanh Hóa, Nxb Thống kê, Hà Nội. 4. Cục Thống kê Thanh Hóa (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb Niên giám thống kê, Thanh Hóa. 5. Tô Xuân Dân - Nguyễn Thành Công (2006), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hoá. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội. 9. Malcon Gillis, Dwight H.Derkins, Michael Roemer và Donald R. Snodgrass (1990), Kinh tế học của sự phát triển, tập 2, Viện quản lý kinh tế TW-Trung tâm thông tin tư liệu, trang 533-559. 10. Hoàng Ngọc Hòa (2007), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch CCKT ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Đỗ Hoài Nam (2003), Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn An Ninh (8/2008), Phát huy tiềm năng tri thức khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch CCKT trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch CCKT Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Tô Huy Rứa - Hoàng Chí Bảo - Trần Khắc Việt - Lê Ngọc Tòng (2006), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch CCKT nông nghiệp nông thôn ngoại thành T.P Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, TP. HCM. 18. Trương Thị Minh Sâm (2007), Chuyển dịch CCKT khu vực dịch vụ ở TP. HCM trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp. Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Đặng Kim Sơn (8/2008), Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Bùi Tất Thắng (1994), Sự chuyển dịch CCNKT trong thời kỳ CNH của các NIES Đông Á và Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch CCNKT ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, trang 610. 24. UBND Tỉnh Thanh Hóa (2005), Năm chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của Tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2006 - 2010. 25. Website http://www.chinhphu.vn 26. Website http://www.dangcongsan.vn 27. Website http://www.gso.gov.vn 28. Website http://www.mard.gov.vn 29. Website http://www.moi.gov.vn 30. Website http://www.most.gov.vn 31. Website http://www.mot.gov.vn 32. Website http://www.mpi.gov.vn 33. Website http://www.nghean.gov.vn 34. Website http://www.thanhhoa.gov.vn 35. Website http://www.vinhphuc.gov.vn . hóa một số cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT), kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa. . luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá từ 2001. cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá. - Phạm vi nghiên cứu: Tác giả luận văn tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan