Phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

44 2.2K 23
Phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, bước vào hội nhập với vô vàn thách thức, khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có những bước đi vững chắc nếu không chỉ một bước sai lầm cũng có thể đẩy đất nước vào tụt hậu, khủng hoảng. Để có thể đi trên con đường hội nhập cùng với các dân tộc trên thế giới, đưa đất nước phát triển và vượt lên một cách toàn diện trước hết phải có nền tảng vững chắc đó là con người. Bác Hồ đã dạy “vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, từ đó Bác khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn ngày nay. Chỉ có một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mới tạo ra con người chủ nghĩa xã hội. Nền giáo dục đó phải không ngừng được đổi mới, không ngừng tiếp thu những cái mới, cái hợp lý nhưng không được phủ nhận sạch trơn cái cũ, mà phải kế thừa chọn lọc những tinh hoa, tinh túy trong lịch sử dân tộc và thời đại, áp dụng chúng một cách linh hoạt, khoa học vào điều kiện cụ thể của đất nước. Trong bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, nền giáo dục qua mỗi giai đoạn thăng trầm của đất nước lại có những chuyển biến nhất định. Ngay từ sớm nền giáo dục nói riêng, tư tưởng văn hóa của dân tộc nói chung đã chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng từ các nước bên ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ… Ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu đậm và lâu dài nhất là tư tưởng giáo dục của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập. Tuy đã qua hơn 2500 năm, trải nhiều biến cố lịch sử nhưng có những tư tưởng đến nay vẫn còn ăn sâu, ảnh hưởng đến nhiều quan niệm của nhân dân ta. Trong đó, có nhiều tư tưởng tiến bộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, rất cần được kế thừa và phát huy trong thời đại mới. Đặc biệt là những phương pháp giáo dục của Khổng Tử có nhiều yếu tố tích cực. Các phương pháp giáo dục của Khổng Tử chứa đựng những hạt nhân hợp lý, khoa học, phù hợp với môi trường giáo dục ở nước ta. Tuy nhiên, do điều kiện mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau nên không thể vận dụng một cách máy móc, không thể vận dụng hoàn toàn các phương pháp đó vào điều kiện giáo dục nước ta hiện nay. Nên chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu đề tài này, thông qua đó 1 chúng ta có nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn những đóng góp của Khổng Tử về phương pháp giáo dục. Chỉ ra những mặt tích cực, hợp lý cần kế thừa, đồng thời chỉ ra cái chưa được trong phương pháp giáo dục của ông, để từ đó áp dụng vào thực tiễn giáo dục nước ta, góp phần giúp những người làm trong công tác giáo dục có thêm tư liệu tham khảo để nâng cao phương pháp giáo dục của bản thân đồng thời giúp cho người học vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục đó vào quá trình học tập một cách thiết thực và hiệu quả. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khổng Tử và tư tưởng Nho giáo đã từ lâu ảnh hưởng mạnh mẽ vào nước ta, đã sớm được các nhà nghiên cứu để tâm. Đã có không ít đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề về Khổng Tử và các tư tưởng của ông. Một số đề tài như: “Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử” năm 1999 của Võ Văn Nam, Đại học sư phạm Hà Nội, “Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với việc dạy và học Nho giáo ở Việt Nam thời Lý Trần”của Đăng Xuân Dương in trên tạp chí Dạy và học ngày nay, số 4, năm 2011, hay trong “Tư tưởng tự học của Khổng Tử và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên trường Đại học sư phạm Huế” năm 2009 của Nguyễn Thanh Hùng, Đại học sư phạm Hà Nội… Trong bài “Phương pháp dạy học của Khổng Tử”, do PTS Trịnh Xuân Vũ, Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh viết, đăng trong số 2, tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 2 năm 1998, đã rất đề cao phương pháp giáo dục của Khổng Tử. Trong bài viết này, ông đã nêu ra 5 phương pháp và nội dung của những phương pháp đó trong dạy học của Khổng Tử, đó là: phương pháp bàn luận riêng theo nhu cầu và tư chất cá thể; phương pháp tạo điều kiện để trò tự điều chỉnh hành vi và nhận thức của mình; phương pháp phát hiện vấn đề theo hướng mô tả cấu trúc; phương pháp sử dụng tình huống nêu vấn đề và cá thể hóa tiếp nhận và phương pháp tâm truyền. Tuy rất coi trọng phương pháp dạy học của Khổng Tử, ông cũng khẳng định “những phương pháp đó đến nay vẫn còn nhiều giá trị tích cực đối với nhà trường hiện đại” song ông chưa đưa ra ý nghĩa của phương pháp đó đối với hiện nay như thế nào và phải vận dụng ra sao. 2 Còn theo Doãn Chính - tiến sĩ triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chi Minh trong bài “Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người” đăng trong số 3, tạp chí triết học năm 2000 thì nêu ra ba phương pháp: một là, phương pháp gợi mở, đối thoại giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động chủ quan và sự độc lập sáng tạo của người học; hai là, phương pháp gắn học với hành, lời nói kết hợp với việc làm, phản đối nói suông và học suông; ba là, phương pháp ôn cũ biết mới thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng và học tập. Tuy nhiên, ông cũng chưa nêu lên ý nghĩa của những phương pháp đó với giáo dục hiện tại ra sao và tất nhiên cũng không đưa ra cách vận dụng chúng như thế nào. Đề tài: “Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử”, 1999 - Luận văn thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Võ văn Nam đã khái quát được một cách có hệ thống các tư tưởng giáo dục của Khổng Tử như tư tưởng “Hữu giáo vô luận”, tư tưởng tu - tề - trị - bình, Khổng Tử dạy cách học, Khổng Tử với phương pháp dạy học, Khổng Tử với mục tiêu xây dựng mẫu người quân tử, từ đó tác giả muốn khẳng định được công lao của Khổng Tử. Trong bài viết : “Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó tới việc dạy Nho giáo ở Việt Nam thời Lý - Trần” của tác giả Đặng Xuân Dương trên tạp chí số 4/ 2011, tác giả đã chỉ ra được 5 phương pháp giáo dục cơ bản của Khổng Tử là: phương pháp nêu gương, phương pháp “gợi mở vấn đề”, phương pháp ôn cũ biết mới, phương pháp học đi đôi với hành, phương pháp tùy thuộc vào tư chất của học trò mà có phương pháp giáo dục khác nhau và tác giả nêu lên sự ảnh hưởng của các phương pháp giáo dục của Khổng Tử tới việc dạy Nho giáo ở Việt Nam thời Lý - Trần đặc biệt là phương pháp nêu gương mà tiêu biểu là nhà giáo Chu Văn An. Trên đây là một số những đề tài nghiên cứu về Khổng Tử và phương pháp giáo dục của ông nhưng nhìn chung thường tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về đạo đức, con người, giáo dục…trong tư tưởng của Khổng Tử. Mà ít có đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về phương pháp giáo dục của Khổng Tử cũng như vận dụng chúng vào thực trạng giáo dục hiện nay thế nào, 3 nếu có thì cũng chỉ ở dạng bài viết ngắn trên tập chí khoa học, các báo…và thường thì không đầy đủ hoặc chưa đem những phương pháp đó vận dụng vào thực tế. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài a. Mục đích của đề tài - Thông qua việc tìm hiểu những nội dung cơ bản trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử, chỉ ra được những yếu tố tích cực và hạn chế của nó, từ đó vận dụng vào vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Việt Nam trong xu thế hội nhập. - Giúp cho bản thân người nghiên cứu vận dụng được một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào trong quá trình học tập hiện nay cũng như công việc giảng dạy sau này. - Góp phần kế thừa, bảo tồn những giá trị tư tưởng quý báu trong kho tàng tri thức của nhân loại. b. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục đích đề ra, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Làm rõ các phương pháp giáo dục của Khổng Tử. - Vận dụng các phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lôgic - lịch sử và các phương pháp khác đó là: phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích… 6. Cái mới của đề tài Vận dụng phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. 4 7. Ý nghĩa của đề tài - Khái quát các phương pháp giáo dục của Khổng Tử, chỉ ra các điểm tích cực của các phương pháp đó từ đó giúp người dạy và người học vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình dạy học. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 2 chương, 7 tiết. Chương 1. Phương pháp giáo dục của Khổng Tử; Chương 2. Vận dụng phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 1.1 Khổng Tử - cuộc đời và sự nghiệp 1.1.1 Bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời Khổng Tử Miền Bắc Trung Quốc cổ đại có hai dòng sông nhỏ: sông Thù và sông Tứ chảy qua khúc dụ. Đó là nơi chôn rau cắt rốn của Y Doãn; nơi có lăng của Thiếu Hạo, có miếu của Chu Công; nơi Khổng Tử mở mắt chào đời, sinh sống thời thơ ấu, giảng dạy lúc trưởng thành cho đến lúc tuổi già, sức yếu, yên nghỉ khi đã lìa đời. Bởi vậy nên nói đến dòng sông Thù, sông Tứ tức là ám chỉ Khổng học, Khổng môn. Nhìn bản đồ địa lý Trung Hoa, ta thấy có hai phần rõ rệt: Một là phần cao nguyên rừng núi, nơi xưng hùng, xưng bá của các nước Tấn, Tần, Tề, Sở. Hai là phần đồng bằng, chỉ có những nước nhỏ: Vệ, Trần, Tống, Trịnh, Lỗ - quê hương của Khổng Tử…Nhưng nơi đây lại quy tụ nền văn minh tinh thần Trung Hoa. Nhìn toàn bản đồ địa lý Trung Hoa cổ đại, ta thấy thực là “giang sơn riêng chiếm một cảnh trời”. Phía Đông là biển cả. Phía Bắc là Hoàng Hà chín khúc cuồn cuộn chảy, dãy Thái Hằng tuyết phủ mây che. Xa hơn là sa mạc Gobi với cát phủ quanh năm. Phía Tây là Tần Lĩnh và Côn Lôn, hai dãy núi điệp trùng hiểm trở. Phía Nam là dãy Hi - mã - lạp sơn hùng vĩ như bức trường thành ngăn cách Trung Hoa với các nước miền Nam như Ấn Độ, Tây Tạng…Vì địa hình, vị trí cách trở Trung Quốc cổ đại rất khó có thể liên lạc, giao lưu với các nước khác trong và ngoài khu vực. Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, sự phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với hoàn cảnh đất nước, gắn với quá trình biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội cùng sự phát triển của khoa học Trung Quốc đương thời. Về chính trị, cùng với Ấn Độ, Trung Quốc là trung tâm văn hóa và triết học cổ xưa, rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh phương Đông - chiếc nôi 6 lớn của nền văn minh nhân loại. Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, sự phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với quá trình biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội cùng sự phát triển của khoa học Trung Quốc đương thời. Nho giáo ra đời vào thời Xuân thu - Chiến quốc, là thời kỳ chính trị có nhiều biến động. Suốt thời Xuân thu, mệnh lệnh của “thiên tử” nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi. Nạn chư hầu chiếm ngôi “thiên tử’’ đại phu lấn quyền chư hầu, tôi giết vua, cha giết con, anh hại em, vợ hại chồng thường xuyên xảy ra. Các nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau hết sức khốc liệt. Trong khoảng 295 năm thời Xuân thu thì đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh. Những nước chư hầu đang dần lớn mạnh và tranh nhau làm bá thiên hạ. Trong số những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ chỉ có năm nước gọi là cục diện “Ngũ bá”, gồm Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống. Cuối Xuân thu, có thêm Ngô và nước Việt. Do chiến tranh xảy ra liên miên, dân đã nghèo khổ lại càng thêm nghèo khổ, nhiều nơi “thây người chết đầy đường”. Về kinh tế, trong thời kỳ Xuân thu, việc sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt và dùng bò kéo cày đã khá phổ biến, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất hoang, hoàn thiện kỹ thuật canh tác ruộng đất và kỹ thuật “dẫn thủy nhập điền”, góp phần nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Thủ công nghiệp đã có bước phát triển mới, đặc biệt ở sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra một loạt ngành nghề mới bên cạnh ngành nghề cổ truyền, như nghề luyện kim, nghề đúc và rèn sắt, nghề mộc, nghề xây, nghề thuộc da, nghề nhuộm, nghề làm đồ gốm. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng ngày càng phát triển hơn. Đến thời Chiến quốc kinh tế đã phá triển mạnh. Nghề luyện sắt hưng thịnh, đồ dùng bằng sắt phổ biến rộng rãi, đặc biệt là các công cụ như lưỡi cày, quốc, rìu, dao… Đô thành các nước và một số thành ấp lập bên những đường giao thông trọng yếu trở thành những trấn đô lớn. Thủy lợi và kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp vì thế càng phát triển. Các công trình thủy lợi được xây dựng 7 khắp nơi từ lưu vực Hoàng Hà đến Trường Giang, từ bờ biển phía Đông đến vùng Tứ Xuyên. Kéo theo đó là sự phát triển của các nghề thủ công như luyện kim, đồ gốm, nghề chạm bạc, nghề dệt lụa. Tiền tệ bằng kim loại thịnh hành. Về văn hóa, ngoài những thể chế, lễ nghi, tế tự, thời Chu đã cải chữ viết, dùng thẻ tre tiện hơn mai rùa và xương thú để nghi những điều muốn nhớ vừa dễ khắc, vừa dễ sắp đặt (khoét lỗ trên thẻ, dùng dây da xỏ thành từng bó - từng quyển); sau họ biết dùng cây nhọn nhúng vào sơn viết lên thẻ tre hoặc lụa, dễ và mau hơn khắc nhiều. Nhờ vậy mà Nhà chu và chư hầu nào cũng có quan chép sử của triều đình. Về xã hội, ngay thời Xuân thu, trên cơ sở phát triển của sức sản xuất xã hội, đất do nông dân vỡ hoang trở thành ruộng tư ngày càng tăng thêm. Bọn quý tộc có quyền thế chiếm đoạt ruộng đất công ngày càng nhiều. Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành. Đến thời Chiến quốc, do chiến tranh giữa các nước liên tục xảy ra trên quy mô lớn đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng khổ hơn, trật tự xã hội đảo lộn, long dân ly tán. Mạnh tử đã viết: “Đánh nhau tranh giành, thì giết người thây chết đầy thành; đánh nhau giành đất, thì giết người thây chết đầy đồng”. (“Mạnh Tử”, Ly Lâu thượng, 14). Do có chế độ mua bán ruộng đất tự do nên bọn quý tộc, thương nhân giàu có đã chiếm được nhiều ruộng đất của nông dân, trở thành những địa chủ lớn, chúng chuyển sang hình thức thuê mướn công nhân và cho phát canh thu tô. Quan hệ sản xuất phong kiến nông nô dần dần chiếm ưu trong đời sống xã hội. Chính trong thời đại lịch sử biến chuyển sôi động đó đặt ra một loạt những vấn đề xã hội và triết học mới, buộc các nhà tư tưởng phải quan tâm lý giải, làm nảy sinh một loạt các trường phái triết học đa dạng trong đó có Nho giáo. 1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử 1.1.2.1 Cuộc đời của Khổng Tử Cuộc đời của Khổng Tử được chép một cách kỹ lưỡng trong bộ Sử ký của Tư Mã Thiên, từ đó giúp chúng ta có thể có một cái nhìn đầy đủ, chi tiết, rõ ràng về nhà giáo dục lỗi lạc của nhân loại. 8 Khổng Tử (551 - 479 TCN) họ Khổng, tên Khâu, tự Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất, đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21 nhà Chu, tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông nước Trung Quốc). Theo truyền thuyết, thủy tổ của ông là Vi Tử thấy anh là vua Trụ tàn bạo, hoang dâm nên can ngăn nhưng không được, vì vậy ông đã bỏ nước mà đi để bảo tồn dòng họ, nên Võ Vương sau khi diệt Trụ rồi phong Vi Tử làm Tống Hầu. Không rõ tới đời thứ mấy (10 hay 12), họ Khổng phải trốn sang nước Lỗ, từ đó suy ra, Khổng Tử là đời thứ 15. Cha Khổng Tử là Thúc Lương Ngột làm một chức quan nhỏ ở nước Lỗ, ông có phẩm nhất của võ quan và là người dũng cảm. Tinh thần thượng võ và chiến công của Lương Thúc Ngột đã được ghi trong Tả truyện, Tuyên công năm thứ 10 (563 TCN). Võ quan Thúc Lương Ngột, có sách chép là người được mang chức quan đại phu nhưng có sách lại nghi ngờ. Khúc Lương Ngột giã từ binh khí khoảng tuổi 63. Cuộc sống gia đình theo tiêu chuẩn bình giá lúc bấy giờ cần phải làm nhiều việc. Ông mơ ước có người kế thừa, tiếp tục giương cao vinh quang của họ Khổng nhưng bà vợ trước của ông sinh toàn con gái, tất cả là chín người. Vì vậy, ông phải đi lấy thiếp. Người thiếp này sinh cho ông một người con trai tên là Mạnh Bì nhưng lại bị tàn tật. Cách đặt tên Mạnh (con đầu) như thế đã thể hiện được quyết tâm sinh con nữa để nối dõi tông đường. Ông mơ ước có một người con trai nối dõi khỏe mạnh. Tất nhiên với địa vị võ quan như ông, ông có thể lấy bất kì ai. Song ông không vội. Ông để mắt vào một gia đình quyền quý họ Nhan có ba cô con gái đến tuổi lấy chồng ở đất Khúc Phụ. Người ta đồn rằng hai cô đầu đã từ chối, song hỏi đến cô thứ ba thì lập tức cô đồng ý ngay. Cuộc hôn nhân này được Sử ký gọi là “dã hợp”, chữ này nên được hiểu là cuộc hôn nhân của một người quá già với một người quá trẻ, không hợp với chuẩn mực thông thường. Trên thực tế, cuộc hôn nhân của Thúc Lương Ngột và Nhan thị là cuộc hôn nhân chính thức, có cưới xin. Thúc Lương Ngột muốn con khỏe mạnh, hai người đã đi cầu tự ở núi Ni Khâu. Gò cầu tự nằm ở phía đông nam, cách Khúc Phụ 30 km. Lòng thành của họ 9 đã cảm động trời đất. Ngày 27 tháng 8 năm Tương Công thứ 22 (tức năm 551 TCN), Khổng Tử đã cất tiếng khóc chào đời. Khổng Tử sinh trưởng theo lẽ tự nhiên như mọi người, nhưng vì Khổng Tử là một bậc giáo tổ, hậu thế mới đặt ra những câu chuyện huyền bí nói rằng, trước khi sinh ra Khổng Tử, bà Nhan thị thấy con kỳ lân nhả tờ ngọc thư có chữ đề rằng: “Thủy tinh chi tử, kế suy Chu vi tố vương: con của thủy tinh, nối nhà Chu đã suy mà làm vua không ngôi”. Bà Nhan thị thấy vậy, lấy dây lụa buộc vào sừng con kỳ lân. Được mấy ngày thì con kỳ lân đi mất. Đến khi sinh Khổng Tử có hai con rồng xuống quấn chung quanh nhà và có năm ông lão là năm vị sao trên trời xuống đứng dưới sân. Ở trong phòng bà Nhan thị nghe trên trời có âm nhạc và có tiếng nói rằng: “Thiên cảm sinh thánh: Trời cảm lòng cầu nguyện cho sinh ra con thánh”. Những chuyện ấy tuy là chuyện người đời sau bịa đặt ra, nhưng cũng là cái bằng chứng rõ là người đời ưa sự quái lạ, nhất là những người đã làm nên công nghiệp lớn, hoặc đã sáng lập ra tông giáo nào, đều có chuyện lạ để làm cho cái phẩm giá khác người thường. Tuy nhiên, khi Khổng Tử mới được 2 năm 3 tháng thì cha đã qua đời. Cha mất, bao nhiêu khó khăn dồn lên vai người mẹ trẻ. Bà quả phụ họ Nhan thậm chí không được ôm vào quan tài của chồng và bà cho đến lúc chết cũng không biết mộ chồng ở chỗ nào. Không khí gia đình không cho phép có những điều kiện tối thiểu để chăm sóc đứa bé mới hơn hai năm tuổi. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, Nhan thị đã bồng bế con trở về Khúc Phụ. Nhờ vào sự tần tảo, chăm làm, nhẫn lại của người mẹ mà hai mẹ con đã vượt qua những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi. Chính trong cuộc sống khó khăn nhưng đầy tinh thần vươn lên ấy, Khổng Tử đã tiếp thu được lối giáo dục tiến bộ của mẹ mình. Những trò mà ngày nhỏ Khổng Tử hay chơi là “bày các khay để cúng và chơi trò tế lễ” như Tư Mã Thiên đã ghi trong Sử ký. Những trò chơi này vừa thích ứng với tính hiếu động của trẻ vừa có tác dụng giáo dục, hướng dẫn các hành vi cho trẻ. Năm 15 tuổi, Khổng Tử dốc chí vào học. Học để có kiến thức, có tư cách, làm vốn liếng cho cuộc đời khát khao vi chính của mình. Năm 17 tuổi, mẹ 10 [...]... léo phương thức của người xưa “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của mình, sau mới giáo dục bằng lời nói) Người cho rằng người nêu gương có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục con người 30 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng của nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay. .. cùng quan trọng vì nó quyết định chất lượng cũng như hiệu quả của quá trình dạy học 2.2 Vận dụng phương pháp đối thoại gợi mở trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay Hiện nay thực trạng của nền giáo dục nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn bởi từ trước đến nay giáo dục nước ta vẫn thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống đó là người giáo viên đóng vai... xen vào những buổi học lý thuyết, tránh tình trạng lý thuyết nhiều quá mà không có thực hành, phải có những chương trình đào tạo phù hợp, sáng tạo, khoa học với mỗi cấp học, bậc học Những quyết định đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta 2.4 Vận dụng phương pháp ôn cũ biết mới trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay Hiện nay trong... người dạy và người học phải có sự kết hợp chặt chẽ, sâu sắc với nhau Người dạy không ngừng tìm tòi, khám phá ra những tri thức mới để truyền đạt lại cho người học, và người học phải cố gắng tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức đó 34 2.3 Vận dụng phương pháp học đi đôi với hành trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay Hiện nay nền giáo dục nước ta đang rơi vào tình... riêng Tử Cống ở đó hết 6 năm mới thôi Chu vi đất quanh mộ của Khổng Tử rộng chừng 100 mẫu mà không hề có cây gai và cỏ may mọc Học trò bảo nhau đi tìm các thứ hoa thơm cỏ lạ ở các nơi đem về trồng khắp chung quanh 1.2 Nội dung cơ bản trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử 1.2.1 Phương pháp và phương pháp giáo dục Trước hết ta cần nắm được phương pháp là gì trước khi đi vào phương giáo dục của Khổng Tử. .. mật thiết với các biện pháp giáo dục, cả biện pháp và phương pháp đều được quy định bởi các hoạt động phối hợp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục Các hoạt động đó thống nhất với nhau nhằm thực hiện mục đích chung là hình thành những phẩm chất nhân cách của người được giáo dục; phương pháp giáo dục có quan hệ mật thiết với phương tiện giáo dục Nhờ có phương tiện giáo dục mà đảm bảo được sự tác động... nhất định Phương pháp gắn bó chặt chẽ với lý luận, có những phương pháp riêng cho từng lĩnh vực khoa học và có phương pháp chung Phương pháp giáo dục là thành tố quan trọng trong cấu trúc của quá trình giáo dục, có quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình này; đặc biệt là với mục đích, nội dung, nhà giáo dục, người được giáo dục, phương tiện giáo dục và với các điều kiện thực hiện quá trình... Lão Tử, kỳ do long tà Khổng Tử ở Lạc Ấp được ít lâu rồi trở về nước Lỗ Từ đó sự học của Khổng Tử rộng hơn trước và số lượng học trò theo học Khổng Tử ngày càng nhiều Nhưng vua nước Lỗ vẫn không dùng Khổng Tử Được mấy năm trong nước có loạn, Khổng Tử bỏ sang nước Tề Vua nước Tề là Tề hầu đón Khổng Tử đến hỏi việc chính trị Khổng Tử nói chuyện vừa ý Tề hầu Tề hầu định lấy đất Ni Khê mà phong cho Khổng Tử, ... giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đã đề ra Phương pháp giáo dục được tiến hành trên cơ sở hoạt động phối hợp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, trong đó những tác động của nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo, còn người được giáo dục hoạt động tích cực, tự giác, tự giáo dục, tự vận động và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu nhân cách đã định; phương pháp giáo dục. .. hệ với mục đích, phương pháp trả lời câu hỏi làm thế nào, bằng cách nào để đạt được mục đề ra Nghiên cứu phương pháp giáo dục nhằm tìm ra quy luật vận động của đối tượng để tác động và điều khiển chúng đạt được mục đích Phương pháp chịu sự tác động của nội dung và là hình thức của sự vận động bên trong nội dung, mỗi nội dung giáo dục có những phương pháp tương ứng phù hợp với nó Phương pháp giáo dục . Khổng Tử; Chương 2. Vận dụng phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 1.1 Khổng Tử - cuộc đời và sự nghiệp 1.1.1. dụng các phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng,. dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài a. Mục đích của đề tài - Thông qua việc tìm hiểu những nội dung cơ bản trong phương

Ngày đăng: 25/08/2015, 05:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan