Quản lý những thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn ngoại thành hà nội trong giai đoạn hiện nay

6 417 0
Quản lý những thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn ngoại thành hà nội trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý những thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Nguyễn Thị Thúy Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: 60 34 05; Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Bích Đào Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Trình bày cách tiếp cận các luận điểm nghiên cứu của Việt Nam và của các nước trên thế giới về vấn đề lao động việc làm và chuyển đổi ngành nghề. Phân tích thực trạng của vấn đề chuyển đổi ngành nghề ở ngoại thành Hà Nội hiện nay. Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp sao cho phù hợp với vị trí địa lý của Hà Nội giai đoạn hiện nay Keywords. Nông thôn; Quản trị kinh doanh; Chuyển đổi ngành nghề Content. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đối với sản xuất xã hội, dân cư và nguồn lao động có vai trò đặc biệt quan trọng. Một mặt dân cư và nguồn lao động với thể lực, trí lực và kinh nghiệm sản xuất của mình đã sử dụng các tư liệu lao động tác động vào các đối tượng lao động một cách chủ động, có kế hoạch để tạo ra các sản phẩm nhằm đạt tới mục đích sản xuất. Do đó họ là chủ thể của hoạt động sản xuất giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, nhờ đó được xem là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội. Bên cạnh đó dân cư và nguồn lao động còn là nguồn tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm được xã hội sản xuất ra. Bởi vì muốn có sản xuất trước hết phải có nhu cầu. Con người trong quá trình sống, sinh hoạt và sản xuất thường làm nảy sinh các nhu cầu. Khi có các nhu cầu chính đáng cần thiết người ta liền tổ chức sản xuất để tạo ra các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Do đó các sản phẩm được sản xuất ra dù là tư liệu sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng đều chỉ nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người. Nhưng thông qua quá trình tiêu thụ, con người lại có tác động trở lại rất lớn tới sản xuất. Vì vậy có thể coi dân cư và nguồn lao động là động lực chính để thực hiện và thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Nghề nghiệp kinh nghiệm sản xuất trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí đào tạo, tới thời hạn đưa người lao động tham gia vào chu trình sản xuất xã hội, tới vịêc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tới việc tiếp nhận các thay đổi không ngừng về trang thiết bị, về công nghệ sản xuất. Khi phát triển và phân bố sản xuất cần tận dụng tối đa các nghề nghiệp vốn có của người lao động, nhất là các nghề có tính chất đặc thù hoặc truyền thống, khai thác tối đa các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của từng người, của từng dân tộc. Bên cạnh đó cần tận dụng các lợi thế về trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật để đưa nhanh người lao động vào chu trình sản xuất đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn hiện nay khi mà các sản phẩm ngày càng chứa đựng dung lượng khoa học kỹ thuật cao, khi đổi mới kịp thời công nghệ, trang thiết bị sản xuất là chìa khoá cho sự thành công của từng doanh nghiệp thì vai trò ảnh hưởng của mặt này ngày càng quan trọng đến việc tổ chức nền kinh tế- xã hội trong từng vùng đất nước. Tuy nhiên trong việc sử dụng ngành nghề truyền thống, cần chú ý đến các ngành nghề có triển vọng, nhưng đồng thời phải hạn chế hoặc loại bỏ những ngành nghề không phù hợp gây hại đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì lí do trên tôi chọn đề tài “Quản lý những thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều các tài liệu, giáo trình, luận văn và các công trình nghiên cứu về vấn đề lao động và vịêc làm cũng như sự phân bổ lại cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong tác phẩm “Một số vấn đề phát triển nông thôn” Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hòa Nhà xuất bản thống kê đã nêu lên thực trạng của phát triển nông thôn hiện nay: những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại. Lê Đình Thắng trong tác phẩm “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – Những vấn đề lí luận và thực tiễn” đã nêu rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp. Tác phẩm cũng nêu rõ những vấn đề thực tiễn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn hiện nay…. Tuy nhiên những tác phẩm này mới chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ quy mô tổng thể, nghiên cứu từng khu vực, từng vùng mà chưa có sự phân tích so sánh với đặc trưng của từng cá thể kinh tế riêng lẻ. Với xu hướng nghiên cứu từng đơn vị kinh tế cụ thể đặc trưng kinh tế riêng biệt sẽ giúp các chủ thể kinh tế có thể sử dụng thông tin một cách chính xác, tiếp cận được với thực trạng kinh tế đặc trưng của từng vùng từ đó có được những quyết định đầu tư đúng đắn tiết kiệm chi phí và các nguồn lực. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu: + Hệ thống hoá những lý luận chung về quản lý sự thay đổi. + Nghiên cứu thực trạng của việc chuyển đổi ngành nghề của Hà nội trong tiến trình đô thị hóa hiện nay. + Đề xuất các giải pháp để thực hiện quản lý việc chuyển đổi ngành nghề sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao kết hợp với phát triển bền vững trong nông nghiệp và nông thôn Hà Nội. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tiếp cận các luận điểm nghiên cứu của Việt Nam và của các nước trên thế giới về vấn đề lao động việc làm và chuyển đổi ngành nghề. + Tìm hiểu thực trạng của vấn đề chuyển đổi ngành nghề ở ngoại thành Hà Nội hiện nay. + Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác chuyển đổi ngành nghề ở Ngoại thành Hà nội và đề xuất các giải pháp sao cho phù hợp với vị trí địa lý của Hà Nội giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Quản lý những thay đổi trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. - Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: nghiên cứu tại một số vùng nông thôn thuộc ngoại thành Hà nội đã đang và có quá trình công nghiệp hoá đô thị hoá nhanh, phát triển nhiều khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng như huyện Sóc Sơn, Đông Anh, và một số huyện mới được sáp nhập về Hà nội. - Về thời gian: Giai đoạn Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới và tiến trình thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp được sử dụng trong luận văn này là các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tư duy logic và các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, phương pháp toán học Tác giả quan sát, phân tích và dựa vào các số liệu thống kê cụ thể về tình hình việc làm và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở ngoại thành Hà nội trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, dựa vào các báo cáo, các nghiên cứu có trước để tìm kiếm, khám phá và tìm ra những điểm khác nhau trong lý luận cũng như trong thực tiễn. - Trên cơ sở đó tác giả đã đặt ra các giả thuyết các câu hỏi để nghiên cứu, tiến hành quan sát trả lời các câu hỏi đề đưa ra những quan điểm, luận chứng và các nguyên tắc để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Trước hết luận văn sẽ hệ thống hoá lại những lý luận chung về nhận thức quản lý sự thay đổi trong xã hội hiện đại, nhận thức được sự thay đổi trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và những điều kiện tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Làm rõ và đánh giá được thực trạng trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn ngoại thành Hà nội trong giai đoạn hiện nay. - So sánh và tìm ra điểm khác biệt trong quản lý chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ đó đưa ra được các giải pháp để quá trình chuyển đổi ngành nghề ở ngoại thành Hà nội đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển. 7. Bố cục của luận văn. Gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý sự thay đổi trong nông nghiệp nông thôn. Chương 2: Thực trạng chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi ngành nghề ở ngoại thành Hà Nội. References. Tiếng Việt 1. Cẩm nang kinh doanh Havard (2005), Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp, NXB TPHCM. 2. Nguyễn Thị Bích Đào(2004), Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn,Tập bài giảng. 3. Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, NXB Nông nghiệp. 4. Nguyễn Ngọc Lâm (2000), Khoa học giao tiếp, NXB TP Hồ Chí Minh 5. Nguyễn Thế Nhã (2000), Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng Sông Hồng, Tham luận ở hội thảo Việt Nhật, ngày 8-9 tháng 12 năm 2000. 6. Niên giám thống kê năm 2008. 7. Niên giám thống kê năm 2009. 8. Đặng Kim Sơn(2003), Làm gì cho nông thôn Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh. 9. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa(2002), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, Nhà xuất bản thống kê. 10. Stiglits và JusufS (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 11. Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Nông nghiệp. 12. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia. Tiếng Anh 13. Hayami Y (1986), Agricultural protectionism in the industrialized word, East-West center, Honolulu. 14. HayamiY (1985), Agricultural deverlopment- an international perpectives, Johns Hopkins University Press. 15. Kuznets (1971), Economic growth of Nations, Total output and Production Structure, Haverd University Press, Cambridge. 16. Todaco (1982), Economic development in the third word, Longman, Newyork – London. . Quản lý những thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Nguyễn Thị Thúy Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh. và chuyển đổi ngành nghề. + Tìm hiểu thực trạng của vấn đề chuyển đổi ngành nghề ở ngoại thành Hà Nội hiện nay. + Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác chuyển đổi ngành nghề ở Ngoại thành. thực trạng trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn ngoại thành Hà nội trong giai đoạn hiện nay. - So sánh và tìm ra điểm khác biệt trong quản lý chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ đó đưa

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan