Phân tích tài chính dự án hầm đường bộ phú gia phước tượng, quốc lộ 1a, tỉnh thừa thiên huế

10 524 4
Phân tích tài chính dự án hầm đường bộ phú gia   phước tượng, quốc lộ 1a, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích tài chính dự án Hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Hữu Thọ Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Phân tích tài chính; Dự án hầm đường bộ. Content LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta hiện có tổng số trên 295.000 km đường bộ, gồm trên 17.000 km quốc lộ, gần 25.000 km tỉnh lộ, 18.868 km đường đô thị, 9.278 km đường chuyên dùng, 51.720 km đường huyện, khoảng 161.136 km đường xã và trên 28.000 cây cầu lớn nhỏ các loại… Hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta đang đảm nhận 90% về vận tải hành khách, 70% về vận tải hàng hoá trong toàn bộ hệ thống giao thông vận tải của cả nước. So với những năm đầu của thập kỷ 90, tổng chiều dài đường bộ cả nước tăng lên gần 2 lần. Kết quả này thể hiện sự nổ lực ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng gia thông đường bộ của Đảng và Nhà nước trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Trong khi đó, quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ : Đến năm 2020 hệ thống giao thông đường bộ phải đáp ứng vận chuyển 5,5 tỷ hành khách, với 165,5 nghìn hành khách luân chuyển, vận chuyển 760 triệu tấn với 35 tỷ tấn hàng hoá luân chuyển, phương tiện ô tô các loại khoảng 2,8-3 triệu xe. Theo đó chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành những năm tới là xây dựng 24 tuyến, đoạn tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 2.381 km ; hoàn thành xây dựng cầu lớn thay thế 100% các cầu yếu trên tuyến quốc lộ ; dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân 16-26% quỹ đất xây dựng đô thị ; 100% xã, cụm xã có đường ô tô đến trung tâm… Để hoàn thành các nhiệm vụ này, đòi hỏi phải bố trí một nguồn vốn rất lớn bình quân khoảng 15.000 tỷ đông/năm, tương đương khoảng 7,5 tỷ USD. Trong khi khả năng ngân sách, nguồn vốn ODA, trái phiếu chính phủ chỉ đáp ứng được khoảng 3-4 tỷ USD, tương đương chỉ đáp ứng được khoảng 30-45% nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đường bộ. Từ những hạn chế nêu trên, các nghiên cứu về giải pháp phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam trong đó thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng đường bộ theo hình thức BOT là rất cần thiết. Trong ba miền của đất chúng ta "Bắc - Trung - Nam", miền Trung là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và tốc độ phát triển thấp nhất. Quốc lộ 1A con đường nối liền Bắc Nam chạy dọc miền Trung góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Trong năm 2013 dự án Hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế là dự án cuối cùng trên Quốc lộ 1A, dự án khi hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách địa lý cũng như kết nối phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung. Việc làm hai đường hầm này có ý nghĩa rất lớn trong việc thông thương đối ngoại văn hóa giao thông để nối các di sản văn hóa giữa tỉnh Thùa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Trước đây 2 đèo Phước Tượng và Phú Gia là một điểm đen lớn trên Quốc lộ 1, hàng năm thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và của nên cần sớm được xóa bỏ. Tai nạn xảy ra khiến ách tắc giao thông kéo dài vì chỉ có một con đường độc đạo. Nhằm đồng bộ nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và kiên quyết giái quyết điểm đen nguy hiểm ngày, nên trong năm 2013 Bộ Giao thông vận tải đã quyết định chỉ đạo và hoàn thành lại các thủ tục Dự án. Như vậy, dự án Hầm đường bộ Phú Gia – Phước Tượng có vai trò quan trọng, giải quyết nhu cầu lưu thông, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Để triển khai và vận hành tốt dự án, chủ đầu tư cần phải có quá trình chuẩn bị, khảo sát, lập dự án công phu và khoa học. Trong đó, việc đánh giá, phân tích tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Các chỉ số, dự báo về mặt tài chính sẽ cung cấp cho chủ đầu tư cũng như các cơ quan có thẩm quyền thông tin để trả lời các câu hỏi then chốt của một dự án : Tổng số vốn cần có của dự án là bao nhiêu, nhu cầu của từng giai đoạn như thế nào ; nguồn vốn để thực hiện từ đâu, cơ cấu như thế nào ; sau bao lâu thì dự án có thể sinh lãi ; các yếu tố tài chính có thể tác động đến dự án ; và tựu chung lại là liệu dự án có khả thi hay không ? Nếu các phân tích, đánh giá về tài chính được tiến hành một cách nghiêm túc thì chủ đầu tư có thể tránh được những rủi ro không đáng có và đưa ra được những phương án tối ưu nhất cho dự án. Như vậy, bên cạnh các phân tích, khảo sát các yếu tố kỹ thuật thì các chỉ số tài chính là vô cùng quan trọng, hữu ích đối với một dự án BOT giao thông nói chung và đối với dự án Hầm đường bộ Phú Gia- Phước Tượng nói riêng. Do vây, để hiểu rõ hơn về vấn đề tài chính của dự án đầu tư này em đã chọn đề tài: “Phân tích tài chính dự án Hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu : Phân tích tài chính của một dự án là một trong những điều kiện tiên quyết trong quá trình thiết kế, khảo sát và lập dự án. Các chỉ số, phương án tài chính sẽ cho chủ đầu tư biết được dự án có khả thi hay không, cần đầu tư bao nhiêu vốn, nguồn huy động từ đâu, phương án hoàn vốn như thế nào….Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc phân tích tài chính của các dự án nói chung và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình giao thông nói riêng. Chẳng hạn như trong khuôn khổ giảng dạy Fulbright, Luận văn « Phân tích lợi ích và chi phí của dự án cầu Phước An » cũng đã tiến hành phân tích các khía cạnh khác nhau của một dự án thành phần trong dự án đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải. Tác giả cũng đã phân tích khá kỹ các chi phí, khả năng huy động vốn cũng như hoàn vốn để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp. Trong thuyết minh dự án xây dựng Đèo Cả nối 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thì phần phân tích tài chính cũng được xây dựng rất chi tiết. Qua đó nguồn vốn huy động, các giai đoạn giải ngân, phương án thu hồi vốn, được các tác giả nêu rất chi tiết. Từ đó chủ đầu tư sẽ chủ động trong quá trình triển khai dự án. Đối với công trình hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng thì ngoài việc xây dựng các phương án tài chính trong báo cáo thuyết minh dự án thì cũng chưa có một công trình khoa học nào tập trung phân tích về tài chính của dự án, chưa có luận văn đề tài nào cụ thể đề cập tới phương pháp phân tích và các giải pháp để nâng cao chất lượng của công tác phân tích về tài chính của dự án. Trong thuyết minh báo cáo dự án, phần về tài chính là một tài liệu tham khảo quan trọng của luận văn. Do đó đề tài của học viên sẽ tập trung nghiên cứu: - Thực trạng công tác “Phân tích tài chính dự án Hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế” hiện nay như thế nào ? Những kết quả đã đạt được ? Những vấn đề còn tồn tại nguyên nhân ? - Những giải pháp nào phù hợp nhằm hoàn thiện công tác “Phân tích tài chính dự án Hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục tiêu: - Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính dự án đầu tư hạ tầng giao thông. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư nhằm tìm ra những giải pháp tài chính tối ưu nhất trong quá trình thiết kế, thực hiện dự án và vận hành công trình. *Nhiệm vụ : - Đánh giá hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư qua phân tích tài chính dự án đầu tư hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Góp phần hoàn thiện công tác phân tích tài chính dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: *Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phân tích tài chính dự án đầu tư. *Phạm vi nghiên cứu: - Hầm Phước Tượng: đi xuyên qua đèo Phước Tượng, phần đường dẫn và phần hầm phía bắc thuộc địa phận xã Lộc Trì, đường dẫn và phần hầm phía nam thuộc địa phận xã Lộc Thủy. - Hầm Phú Gia: đi xuyên qua đèo Phú Gia, phần đường dẫn và phần hầm phía bắc thuộc địa phận xã Lộc Tiến, đường dẫn và phần hầm phía nam thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô. *Thời gian :Từ 10/2012 đến 3/2014, tại công trình hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng – QL1A 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm có: + Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: là phương pháp nghiên cứu tổng quát để khái quát đối tượng nghiên cứu và để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không phải trong trạng thái riêng rẽ, cô lập mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng, sự vật; không phải trong trạng thái tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. + Phương pháp phân tích số liệu: vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh cũng như tình hình phát triển dịch vụ của ngân hàng qua các năm nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra. + Phương pháp so sánh Trên cơ sở thống kê, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác phân tích tài chính dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế. - So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau: - Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:  So sánh các nhiệm vụ kế hoạch  So sánh qua các giai đoạn khác nhau  So sánh các đối tượng tương tự:  So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến Ngoài ra Luận văn cũng sử dụng một số công cụ tính toán trong phân tích tài chính để đánh giá các chỉ số của dự án đầu tư. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về BOT nói chung và các dự án giao thông nói riêng. Tác giả đã tiến hành phân tích một cách khoa học các chỉ số về tài chính của dự án hầm đường bộ Phú Gia- Phước Tượng để từ đó chủ đầu tư có những bước triển khai hiệu quả, đưa ra giải pháp phù hợp nhất. 7. Kết cấu đề tài: Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương : Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phân tích tài chính dự án đầu BOT hạ tầng giao thông. Chương 2: Phân tích tài chính dự án hầm đường Thừa Thiên Huế Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư qua phân tích tài chính dự án hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GTVT (2007), Danh mục dự án gọi vốn đầu tư theo hợp đồng BOT ngành giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định số 2667/QĐ-BGTVT ngày 30/8/2007; 2. Bộ GTVT (2007), Công văn số 4749/BGTVT-KHĐT ngày 01/8/2007 giao cho Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án; 3. Bộ GTVT (2008), Thông báo cuộc họp số 323/TB-BGTVT ngày 4/8/2010 và 532/TB- BGTVT ngày 10/12/2008 của Bộ GTVT; 4. Bộ GTVT (2011), Quyết định số 653/QĐ-BGTVT ngày 05/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về phân công, phân cấp, ủy quyền trong quản lý, thực hiện chức năng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT do Bộ GTVT quản lý; 5. Bộ GTVT (2011), Công văn số 1164/BGTVT-KHĐT ngày 2/6/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc điều chỉnh phân giao Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án; 6. Bộ GTVT (2011), Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 26/7/2011 về việc phê duyệt Đề xuất dự án xây dựng Hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng, QL1A, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hình thức BOT; 7. Bộ GTVT (2011), Thông báo số 365/TB-BGTVT ngày 04/10/2011 thông báo kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại cuộc họp về đề xuất dự án xây dựng hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng, QL1A và dự án xây dựng cầu Cổ Chiên. 8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), Công văn số 7757/BKH-KCHT&ĐT ngày 23/10/2007 về việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia và nâng cấp QL.1A đoạn giữa 2 đèo theo hình thức hợp đồng BOT trong nước; 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Công văn số 5411/BKH/KCHT&ĐT ngày 31/7/2007 về việc góp ý danh mục dự án đầu tư theo hình thức BOT; 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/01/2011 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009; 11. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; 12. Bộ Xây dựng (2010), Công văn số 957/BXD-VP ngày 29/9/2007 về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; 13. Bộ Tài nguyên – Môi trường (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; 14. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; 15. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP. 16. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; 17. Chính phủ (2004), Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định về thang lương, bậc lương trong các doanh nghiệp Nhà nước; 18. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; 19. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 10/02/2009 về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ - CP; 20. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; 21. Chính phủ (2009), Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao; 22. Chính phủ (2010), Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 quy định mức lương tối thiểu vùng; 23. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 24. Chính phủ (2011), Nghị định 24/2011/NĐ-CP ngày 05/4/2011 về Sửa đổi một số điều của Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT. 25. C hính phủ (2014), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; 26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật xây dựng 27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật bảo vệ môi trường 28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai (số 13/2003/ QH11 ngày 26/11/2003 - Lệnh số 23/2003/L- CTN ngày 10/12/2003 về việc công bố Luật Đất đai); 29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật đấu thầu 30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật Đất đai số 13/2003/QH11 và Luật Nhà ở số 56/2005/QH11; 31. Thủ tướng Chính phủ (2002),Quyết định số 465/2002/QĐ-TTg ngày 17/6/2002 củ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; 32. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020; 33. Thủ tướng Chính phủ (2007),Quyết định số 1290/2007/QĐ-TTg ngày 26/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010. 34. Thủ tướng Chính phủ (2007),Quyết định số 242/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh; 35. Thủ tướng Chính phủ (2007),Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 về việc phê duyệt danh mục đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020; 36. Thủ tướng Chính phủ (2008),Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; 37. Thủ tướng Chính phủ (2008),Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020; 38. Thủ tướng Chính phủ (2008),Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 12/8/2008 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (vùng KTTĐMT – vùng Trung Trung bộ); 39. Thủ tướng Chính phủ (2008),Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 05/12/2008 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025; 40. Thủ tướng Chính phủ (2009),Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; 41. Thủ tướng Chính phủ (2009),Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 42. Thủ tướng Chính phủ (2009),Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020; 43. Thủ tướng Chính phủ (2010),Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam; 44. Thủ tướng Chính phủ (2010),Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/1/2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông; 45. Thủ tướng Chính phủ (2011),Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/1/2011 phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; 46. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình lập dự án đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 47. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Thẩm định tài chính dự án, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 48. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Công văn số 4366/UBND-GT ngày 03/10/2007 về việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia bằng hình thức BOT; 49. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Công văn số 4614/UBND-GT ngày 17/10/2007 về việc đầu tư xây dựng hai hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng theo hình thức BOT; 50. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Công văn số 3107/UBND-GT ngày 10/7/2009 tham gia ý kiến về đề xuất dự án mở rộng đoạn La Sơn - Lăng Cô; 51. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Quyết định số 2155/2008/QĐ-UBND ngày 04/11/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc đến năm 2020; 52. Văn phòng Chính phủ (2007), Thông báo số 154/TB-VPCP ngày 17/8/2007 về việc ủng hộ Tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện thi công hầm đường bộ, kết hợp nâng cấp Quốc lộ 1 (Phú Gia, Phước Tượng theo hình thức BOT); 53. Văn phòng Chính phủ (2007), Công văn số 5823/VPCP-CN ngày 12/10/2007 về việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia và nâng cấp QL.1A đoạn giữa 2 đèo theo hình thức BOT trong nước; 54. Văn phòng Chính phủ (2011), Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 08/9/2011 về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế; . tài chính dự án đầu tư hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Góp phần hoàn thiện công tác phân tích tài chính dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, quốc lộ. tích tài chính dự án hầm đường Thừa Thiên Huế Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư qua phân tích tài chính dự án hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế. . với dự án Hầm đường bộ Phú Gia- Phước Tượng nói riêng. Do vây, để hiểu rõ hơn về vấn đề tài chính của dự án đầu tư này em đã chọn đề tài: Phân tích tài chính dự án Hầm đường bộ Phú Gia - Phước

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan