Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh nghệ an

6 531 5
Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An Lê Thị Nguyệt Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng Năm bảo vệ: 2015 Abstract. Tổng hợp, đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở tỉnh Nghệ An trong những năm qua. Đề xuất các giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong lao động - việc làm ở Nghệ An trong thời gian tới. Keywords. Quản lý kinh tế; Kinh tế lao động; Bình đẳng giới Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình đẳng giới được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu như là sự cần thiết cho phát triển bền vững và giảm nghèo cho nam giới và phụ nữ, cải thiện mức sống cho tất cả mọi người. Bình đẳng giới có tầm quan trọng sống còn đối với các nền kinh tế, các ngành kinh doanh tạo ra lợi nhuận và hiện thực hoá đầy đủ tiềm năng và hạnh phúc của con người. Đảng và Nhà nứớc Việt Nam từ lâu đã công nhận bình đẳng giới là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, vì vậy đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm đảm bảo mọi hoạt động về quản lý nhà nước của các ngành, các cấp sẽ đem lại cơ hội và sự đối xử bình đẳng trong đời sống và việc làm cho tất cả mọi người trong xã hội, bất kể họ là nam giới hay phụ nữ, con trai hay con gái sao cho tất cả đều có thể thụ hưởng bình đẳng những thành tựu của đất nước. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nghệ An chiếm trên 50% lực lượng lao động xã hội. Trong mỗi giai đoạn phát triển phụ nữ đều phát huy được truyền thống yêu nước, trung hậu đảm đang và nhiều người đã được ghi danh trong lịch sử. Trong đổi mới, nhiều phụ nữ đã có những đóp góp to lớn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhiều nữ doanh nhân đã được Nhà nước ta phong tặng những giải thưởng cao quí. Tuy nhiên, Nghệ An là tỉnh chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng trọng nam kinh nữ nên bất bình đẳng giới còn tồn tại dai dẳng trong nhiều lĩch vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực lao động, việc làm. Để giảm thiểu bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm, nhiều năm qua Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao động nam và nữ về cơ hội nghề nghiệp cũng như hưởng chế độ lao động, tỉnh Nghệ An đã thực thi tương đối nghiêm túc, tuy nhiên hiệu quả trong công tác này còn nhiều hạn chế. Nghệ An đã và đang trải qua những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội và vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức to lớn trong quá trình hội nhập. Việc nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong lao động việc làm ở Việt Nam nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng không chỉ giúp đánh giá mức độ của sự bất bình đẳng, xác định nguyên nhân mà còn gợi ý những kiến nghị giúp phân bổ tốt hơn các nguồn lực trong xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, giúp chúng ta trả lời câu hỏi khá thú vị, đó là mức độ bất bình đẳng giới đã gia tăng hay đã được cải thiện trong thời gian vừa qua? Hay nói cách khác: phụ nữ được hưởng lợi hơn hay chịu thiệt thòi hơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá? Đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An; đã có một vài nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giới trong lao động viêc làm ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu này chưa cập nhật được nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng giới về lao động, việc làm, nhất là trong quá trình hội nhập và tự do hoá thương mại. Bên cạnh đó, việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm còn chưa đầy đủ. Mặt khác, các nghiên cứu chưa đưa ra được gợi ý giải pháp trọng điểm. Là cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bình đẳng giới của tỉnh Nghệ An, để góp phần xây dựng các chính sách về bình đẳng giới trong lao động, việc làm hợp lý, sát thực và hiệu quả, đặc biệt đối với lao động nữ, tôi xin chọn vấn đề “Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An” làm đề tài tiểu luận thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên phạm vi cả nước, đã có một số công trình nghiên cứu, bài báo bàn luận các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm, như: - “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách”, đề tài khoa học cấp Bộ do Ths. Nguyễn Thị Nguyệt (2006) làm chủ nhiệm. Theo các tác giả, những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, tình trạng suy dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở mức độ lớn hơn. Tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại hiệu quả đối với sự giảm mức độ nghèo đói ở những xã hội có sự bình đẳng giới ở mức độ cao hơn. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa hai giới ngăn cản sự phát triển bình đẳng gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập tại một quốc gia phụ thuộc không chỉ vào mức độ ảnh hưởng của những tư tưởng định kiến và những quan điểm truyền thống mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện sự bất bình đẳng giới. Trong lĩnh vực kinh tế lao động, chính phủ các quốc gia thường ban hành các chính sách và quy định riêng để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ nhưng khó khăn ở chỗ không phải lúc nào các chính sách và quy định cũng phát huy được hiệu quả như mong muốn, đôi khi nó còn có tác động ngược đến vấn đề cần cải thiện. Vì vậy tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập vẫn luôn tồn tại ở đa số các quốc gia và chỉ khác biệt về mức độ giữa các quốc gia hoặc giữa các thời kỳ với nhau. Đề tài đã đưa ra các giải pháp không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xã hội. - “Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện” của Lê Anh Tú - Báo cáo của UNRISD – Viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hợp quốc – (2005). Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của chính sách vĩ mô tới phụ nữ bằng việc phân tích mối liên hệ giữa cải cách, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và phúc lợi dành cho nữ giới trong những năm chín mươi của thế kỷ XX ở Viêt Nam. Nghiên cứu này dựa trên phương pháp mô tả, tổng hợp và phân tích thống kê nhằm giải thích ảnh hưởng của chính sách tự do hóa thị trường và vĩ mô đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ. - “Những qui định về lao động và tiền lương ở Việt Nam trong chương trình giảm nghèo” (Brassard, 2004). Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của những qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến việc giảm nghèo ở việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu cấp xã về lương năm 1998. Nghiên cứu này cũng xác định mức chênh lệch về lương giữa các khu vực và giới, và ảnh hưởng tiềm năng của các qui định về lương và lao động đến người nghèo. - “Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam” Amy Y.C.Liu (2004) nghiên cứu các nhân tố tác động bất bình đẳng giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Appleton (1999) và sử dụng số liệu VLSS năm 1992-1993 và 1997- 1998. Nhìn chung các nghiên cứu này không đánh giá được được các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại. Đặc biệt, trên phạm vi địa phương, chưa có một công trình nào bàn luận một cách có hệ thống, bài bản và đi trực diện vào vấn đề bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh lao động, việc làm ở một tỉnh như Nghệ An. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Bình đẳng giới trong lao động, việc làm có vai trò kinh tế - xã hội như thế nào? Nghệ An phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện bình đẳng giới trong lao động, việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm với tư cách là một nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở tỉnh Nghệ An trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2013. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích: Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở tỉnh Nghệ An, đề xuất các giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong lao động - việc làm ở Nghệ An trong thời gian tới. Nhiệm vụ: - Làm rõ sự cần thiết, các khái luận về bình đẳng giới, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm. - Phân tích thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm ở Việt Nam và tỉnh Nghệ An. - Đề xuất phương hướng và giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong lao động - việc làm ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận phổ biến của khoa học kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận văn thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng. - Khung lý thuyết: Dựa vào các khái luận về bình đẳng giới trong lao động - việc làm; các quy định của luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, nhất là Luật Bình đẳng giới. - Các dữ liệu cần thu thập: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội; Lực lượng lao động trong tuổi lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội; Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; Lực lượng lao động trong tuổi lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; Số người có việc làm từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội; Số người có việc làm trong tuổi lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội; Số người có việc làm từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; Số người có việc làm trong tuổi lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; Số người có việc làm từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn, loại hình kinh tế và khu vực kinh tế; Số người có việc làm trong tuổi lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn, loại hình kinh tế và khu vực kinh tế; Thu nhập bình quân/tháng của người làm công ăn lương từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội; Thu nhập bình quân/tháng của người làm công ăn lương t ừ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Nguồn dữ liệu: Sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu là báo cáo hàng năm, giai đoạn 2005 - 2013 liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh lao động và việc làm của các cơ quan Trung ương, Cục Thống kê Nghệ An; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và của các cơ quan nhà nước khác có liên quan trên địa bàn tỉnh Nghệ An; các trang Website. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để kiến nghị, đề xuất phương hướng và giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong lao động - việc làm ở Nghệ An trong thời gian tới. 6. Những đóng góp của luận văn  Luận văn đã hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm thông qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.  Nội dung luận văn đã phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm như: Quan niệm truyền thống về giới; trình độ giáo dục; nhân tố lao động, công việc; nhân tố thuộc về sức lao động; những đặc điểm của lao động nữ; yếu tố hôn nhân gia đình; những nhân tố về điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ; yếu tố địa lý; Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong lao động, việc làm.  Đánh giá đúng thực trạng bình đẳng giới trong lao động, việc làm ở Nghệ An trong những năm qua về các mặt: Đặc điểm lao động nữ Nghệ An; Mức độ thất nghiệp của dân số lao động tỉnh Nghệ An; Đánh giá kết quả đạt được về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm ở Nghệ An; Sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động; Kết quả giải quyết việc làm, thất nghiệp của lao động nữ ở Nghệ An; Những khó khăn, tồn tại; Những vấn đề đặt ra về đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh.  Luận văn đã nêu lên bối cảnh mới ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong lao động - việc làm ở Nghệ An; đồng thời đề xuất một số giải pháp bình đẳng giới trong lao động, việc làm ở Nghệ An trong thời gian tới: Xây dựng cơ cấu ngành nghề hợp lý; nâng cao trình độ học vấn và tay nghề, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho lao động nữ; phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động nữ; phát triển công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; thực hiện nghiêm túc các chính sách bình đẳng giới; lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tăng cường công tác truyền thông, giáo dục; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm; nghiên cứu và hợp tác nhằm làm giảm bất bình đẳng giới trong lao động việc làm trên địa bàn tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được bố cục 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới trong lao động - việc làm. Chương 2: Thực trạng bình đẳng giới trong lao động - việc làm ở Nghệ An Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong lao động, việc làm ở Nghệ An trong thời gian tới. References Tài liệu Tiếng Việt 1. Amy Y.C.Liu (2004), Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam. 2. Brassard, 2004, Những qui định về lao động và tiền lương ở Việt Nam trong chương trình giảm nghèo. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Cục Thống kê, Quỹ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Liên hợp quốc (2012), Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000-2010. 4. Chính phủ (2010), Báo cáo số 23/BC-CP về bình đẳng giới. 5. Chính phủ, Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới. 6. Chính phủ, Nghị định số 186/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. 7. Chính phủ (2003), Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 07/03/2003 quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc tạo điều kiện cho các cấp Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước. 8. Chính phủ (2009), Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 /5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. 9. Chính phủ (2009), Nghị định số 55/2009/ NĐ-CP ngày 10/6/2009 của qui định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới . 10. Chính phủ (2007), Chương trình hành động của giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 /4/2007 của Bộ Chính trị. 11. Cục thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê Nghệ An 2009,2010,2011, 2012,2013 Nhà xuất bản Nghệ An. 12. Cục Thống kê Nghệ An, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Nhà xuất bản Nghệ An. 13. Đảng CSVN, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 /4/ 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 14. Liên hợp quốc, Công ước CEDAW của về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. 15. Ngân hàng thế giới (2012), Báo cáo phát triển thế giới - Bình đẳng và phát triển. 16. Nguyễn Thị Nguyệt (2006), Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách”, đề tài khoa học cấp Bộ. 17. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013. 18. Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động. 19. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội. 20. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới. 21. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, Công chức. 22. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp. 23. Quốc hội (2013), Luật Việc làm. 24. Quỹ Phát triển phụ nữ Liên Hiệp quốc (2006), Con đường tới bình đẳng giới. 25. Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An, “Báo cáo kết quả triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010”. 26. Lê Thi, Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1999. 27. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg về triển khai thực hiện luật Luật Bình đẳng giới. 28. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22 /7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc qia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. 29. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc qia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. 30. Tổ chức lao động quốc tế ILO, Dự án” Mở rộng cơ hội việc làm cho phụ nữ tại Việt Nam” (EEOW) thực hiện từ năm 2002 -2008. 31. Tổ chức Lao động quốc tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo đánh giá việc thực hiện các công ước quốc tế về phân biệt đối xử trong việc làm nghề nghiệp và trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau ở Việt Nam. 32. Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam và Quỹ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (2010), Những trở ngại xét từ góc độ giới đối với doanh nhân nữ Việt Nam. 33. Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 hướng dẫn các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, huyện, xã. 34. Lê Anh Tú (2005), Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện. 35. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2008), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những giải pháp thực hiện có hiệu quả đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An”. 36. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015. 37. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Báo cáo 3 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (2011-2013). 38. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2004), Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Dự án VIE, Hà Nội. website 39. http://www.banvstbpnnghean.gov.vn. 40. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN . trạng bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở tỉnh Nghệ An, đề xuất các giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong lao động - việc làm ở Nghệ An trong thời gian tới. Nhiệm vụ: - Làm rõ sự cần. vào vấn đề bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh lao động, việc làm ở một tỉnh như Nghệ An. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Bình đẳng giới trong lao động, việc làm có vai trò. sở lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới trong lao động - việc làm. Chương 2: Thực trạng bình đẳng giới trong lao động - việc làm ở Nghệ An Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm bình

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan