Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

4 2K 54
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Cảnh Chí Hùng Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trúc Lê Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Luận văn làm rõ được cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong đó nêu ra được năm nhân tố tác động lớn nhất đến hoạt động này là: cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách, công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó luận văn đi vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ ra những thành tựu và những mặt còn hạn chế trong quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn hiện nay. Keywords. Quản lý nhà nước; Kinh doanh xăng dầu; Vĩnh Phúc Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Xăng dầu là mặt hàng năng lượng có vai trò quan trọng trong mọi nền kinh tế quốc dân, tại các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá. Đối với nước ta, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng. Mạng lưới kinh doanh xăng dầu là cơ sở hạ tầng quan trọng không thể thiếu của mỗi địa phương cũng như của một quốc gia nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ nhiên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, trong những năm qua, mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được phát triển khá nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân. Tuy nhiên việc quản lý mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều bất cập như: mạng lưới các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu phân bố chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các ngành sản xuất và các phương tiện vận tải trong những năm tới. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu cũng như thiết bị của các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu thấp, chưa nắm bắt được kịp thời các văn bản pháp lý về sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Những thủ tục cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp vẫn còn phức tạp. Đồng thời vẫn còn xảy ra tình trạng kinh doanh sản phẩm xăng dầu kém chất lượng gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng. Xuất phát từ những bất cập trên nảy sinh ra vấn đề là: cần phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào để nó diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng? Để trả lời câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay, các tài liệu trong nước nghiên cứu về hoạt động kinh doanh xăng dầu và chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động này chưa nhiều như: Năm 2001, Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) thực hiện đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong tình hình mới”. Năm 2008, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Tuấn với đề tài “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” đưa ra được một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước nhưng chưa nghiên cứu được các điều kiện có thể áp dụng được các giải pháp đó phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam. Năm 2011, luận văn thạc sĩ kinh tế của Bùi Hữu Quyền với đề tài “Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam”. Một vài năm trở lại đây, khi giá dầu thô trên thế giới biến động theo chiều hướng tăng do những bất ổn của tình hình chính trị thế giới kéo theo việc giá bán lẻ xăng dầu trong nước liên tục bị điều chỉnh tăng thì trên các tạp chí khoa học trong nước xuất hiện một số các nghiên cứu liên quan đến thị trường xăng dầu và vai trò của quản lý nhà nước với thị trường này như: Võ Trí Thành, Nguyễn Ánh Dương với bài “Tác động của biến động giá dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam” trên tạp chí Quản lý kinh tế, tháng 4/2006. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ tập trung vào việc lý giải tại sao nhà nước phải bình ổn giá xăng dầu và bình ổn bằng cách nào mà chưa có đề cập một cách tổng thể, toàn diện về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, cũng chưa có nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của từng vùng miền, tỉnh thành để phù hợp với từng địa phương cụ thể và nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa phương đó. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện được mục tiêu trên thì tác giả đã xác định rõ nhiệm vụ của luận văn tập trung vào ba nhiệm vụ chính: Đầu tiên luận văn cần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời nghiên cứu và rút ra một số kinh nghiệm ở Trung quốc và Malaysia trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tiếp theo luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó chỉ ra những thành tựu và những mặt còn hạn chế trong quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hiện nay. Cuối cùng luận văn cần phải đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Do luận văn đi sâu vào phân tích vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nên đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp, cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh dưới sự tác động của các chính sách quản lý của nhà nước và hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu như: Sở Công Thương, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở PCCC, Ủy ban nhân dân Tỉnh. Vì đối tượng nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nên phạm vi nghiên cứu về không gian của luận văn là toàn bộ địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng hơn đến các địa bàn trọng điểm của tỉnh như thành phố, thị xã, thị trấn. Về thời gian luận văn nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến nay, sau khi có Quyết định 81/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh doanh xăng dầu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên thì tác giả sử dụng các phương án chủ yếu như: Phương pháp thống kê phân tích: tác giả thống kê các số liệu thu thập được về hoạt động kinh doanh xăng dầu và hoạt động quản lý từ đó phân tích, so sánh, đánh giá tìm ra nguyên nhân, phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi tại 70 cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ngẫu nhiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và cuối cùng là phương pháp kế thừa: tác giả phân tích, tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các bài viết và tài liệu có liên quan đến nội dung về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, từ đó chắt lọc ra những kết quả có giá trị liên quan đến đề tài tác giả đang thực hiện. Đối với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên 70 cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện việc khảo sát thông qua bảng hỏi theo mẫu cố định với những câu hỏi liên quan đến hoạt động quản lý của nhà nước trong kinh doanh xăng dầu để thấy được phản ánh thực tế của các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đối với hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý từ đó làm cơ sở cho việc phân tích và xây dựng các giải pháp phù hợp hơn với nhu cầu thực tế trên địa bàn. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn làm rõ được cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó nêu ra được năm nhân tố tác động lớn nhất đến hoạt động này là: cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách, công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó luận văn đi vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ ra những thành tựu và những mặt còn hạn chế trong quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn hiện nay. Từ những mặt hạn chế đã chỉ ra, luận văn đưa ra được những giải pháp về mặt chính sách của nhà nước như chuẩn hoá các điều kiện kinh doanh xăng dầu, hoàn thiện chính sách về tổ chức thị trường. Bên cạnh đó kết hợp với những giải pháp hỗ trợ từ chính quyền địa phương nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. References Tiếng Việt 1. Bộ Công thương (2009), Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14 tháng 12 năm 2009 ban hành quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, Hà Nội. 2. Bộ Công thương (2001), Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong tình hình mới, Hà Nội. 3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội. 4. Đỗ Đức Bình, Bùi Anh Tuấn (2003), Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo về vấn đề quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Hà Nội. 6. Chính phủ (2009), Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội. 7. Công ty tư vấn ACIL (2005), Chính sách đối với sản phẩm dầu khí Việt Nam, thực hiện cho ngân hàng thế giới, Hà Nội. 8. Phan Huy Đường (2010), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 9. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền (2008), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 10. Vũ Duy Hào, Nguyễn Thị Bất (2002), Giáo trình quản lý thuế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 11. Nguyễn Tiến Hoàng (2005), Điều tiết giá cả trong cơ chế thị trường, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 12. Kiều Đình Kiểm (1999), Các sản phẩm dầu mỏ và hoá dầu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 13. Bùi Hữu Quyền (2011), Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầy tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tổng hợp quy hoạch xăng dầu tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc. 15. Võ Trí Thành, Nguyễn Ánh Dương (2006), Tác động của biến động giá dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam, tạp chí Quản lý kinh tế , tháng 4/2006. 16. Thủ tướng chính phủ (2003), Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 về việc ban hành quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu, Hà Nội. 17. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 04/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2009 về việc trích quỹ bình ổn giá xăng dầu, Hà Nội. 18. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 31/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 03 năm 2010 ban hành Quy chế quản lý dự trữ xăng dầu nhà nước, Hà Nội 19. Trần Ngọc Toản (2005), Tăng giá kết hợp với trợ giá nhiên liệu, một giải pháp tình thế ở các quốc gia ASEAN, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Số 91, ngày 9/5/2005, trang 18. 20. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (2012), Báo cáo khảo sát về hao hụt kinh doanh năm 2012. 21. Nguyễn Quang Tuấn (2008), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế, Đại học quốc gia, Hà Nội. 22. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quyết định Số: 3869/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, ngày 30 tháng 12 năm 2011. Tiếng Anh 23. Bhattacharyya, S.C. and Blake, A (2009), “Domestic demand for petroleum products in Middle East and North African countries”. Energy Policy. No. 37, pp1552-1560. 24. David begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2007), Economics, McGraw – Hill Education. Website: 25. http://baodientu.chinhphu.vn 26. http://baotintuc.vn 27. http://hiephoixangdau.org 28. http://kinhdoanh.vnexpress.net 29. http://taichinhthegioi.vn 30. http://vinhphucit.gov.vn 31. http://vinanet.com.vn 32. http://vietbao.vn . Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. . xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Do luận văn đi sâu vào phân tích vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. việc quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tiếp theo luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan