Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà tĩnh

5 268 3
Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh Nguyễn Mạnh Thắng Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Tín dụng; Ngân hang; Rủi ro tín dụng Content 1. Tính cấp thiết của luận văn Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này cũng hàm chứa nhiều rủi ro, do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay chất lượng tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam đang ở mức thấp, điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống cao. Theo báo cáo giải trình của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII thì tính đến 30/9/2012 nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 8,86% tổng dư nợ tín dụng (tăng hơn so với số liệu 8,6% công bố vào tháng 7 năm 2012). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chất lượng hoạt động quản lý RRTD tại các NHTM. Trước yêu cầu bảo đảm an toàn trong kinh doanh của hệ thống NHTM, vấn đề nhận diện được RRTD cũng như tăng cường quản lý RRTD trở nên hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của RRTD đối với hoạt động kinh doanh, thời gian qua Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh đã có những biện pháp tích cực trong hoạt động quản lý RRTD. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập tồn tại như tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở mức cao, theo số liệu báo cáo năm 2012 của Chi nhánh thì tỷ lệ nợ quá hạn là 2,50%, nợ xấu là 2,30%. Những bất cập này có nguyên nhân từ vấn đề quản lý RRTD tại ngân hàng, đòi hỏi thời gian tới Agribank nói chung và Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng cần phải tăng cường hoạt động quản lý RRTD hơn nữa. Vậy: Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh đã quản lý RRTD như thế nào? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này tại Chi nhánh là gì? Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh và các cơ quan, ban ngành liên quan cần có những giải pháp nào để tăng cường quản lý RRTD tại Chi nhánh ngân hàng này trong thời gian tới? Từ những nội dung cấp thiết ấy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn cao học của mình và nhằm giải đáp câu hỏi trên. 2. Tình hình nghiên cứu Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã có nhiều công trình nghiên cứu gần đây như: “Quản trị rủi ro tài chính” của tác giả Nguyễn Minh Kiều và “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của tác giả Nguyễn Văn Tiến. Hai công trình này đã đề cập đến các vấn đề chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như quan điểm về RRTD, các nguyên nhân dẫn đến RRTD, các tiêu chí đo lường RRTD, các công cụ, biện pháp phòng ngừa RRTD. Đặc biệt, “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của tác giả Nguyễn Văn Tiến còn chỉ ra các đặc điểm chung đối với các khoản nợ có vấn đề (nợ xấu) và đưa ra 8 bước cần thực hiện để xử lý các khoản nợ này. Các công trình nghiên cứu như: “Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM Việt Nam, Tác động và biện pháp” của TS Nguyễn Thị Loan; “RRTD trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng BIDV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của PGS.TS Lê Khương Ninh. Các công trình này cũng đã đề cập đến vấn đề tăng trưởng tín dụng, các nguy cơ dẫn đến RRTD và đưa ra các biện pháp để phòng ngừa RRTD cho các NHTM. Công trình: “Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại Agribank và các biện pháp phòng ngừa” của tác giả Bế Quang Minh. Ở công trình này, tác giả đã chỉ ra thực trạng sử dụng các phương thức trong thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ…, phân tích các rủi ro phát sinh trong hoạt động này và các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong tín dụng chứng từ của Agribank. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các vấn đề về RRTD, rủi ro trong tín dụng và đã đưa ra được các giải pháp cụ thể giúp các NHTM trong đó có Agribank tăng cường hoạt động quản lý RRTD. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Kim Thoa (2009): “Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Song Phú”,trường Đại học Cần Thơ. Luận văn đã phân tích cụ thể các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và đưa ra một số giải pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Luận văn thạc sỹ của tác giả Ngô Thị Thanh Trà (2010): “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài gòn”, Đại học kinh tế TP.HCM. Luận văn đưa ra 4 giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại chi nhánh. Đồng thời đưa ra các đề xuất và kiến nghị đối với Ngân hàng cấp trên, ngân hàng nhà nước và chính phủ để các giải pháp ngày được phát huy hiệu quả tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài gòn. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Vân Anh (2010): “Nâng cao giải pháp quản lý RRTD tại Agribank - chi nhánh Hoàng Mai”, Học viện Ngân hàng. Tác giả nghiên cứu và đưa ra 7 giải pháp nâng cao công tác quản lý RRTD và 02 giải pháp hạn chế tổn thất khi xảy ra RRTD . Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Đình Hải (2010): “Tăng cường phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình”, Trường Đại học Đà Nẵng. Công trình đã phân tích, đánh giá thực trạng RRTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng này. Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Đinh Bá Quyết (2012): “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp khắc phục”, Trường Đại Huế. Luận văn phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới RRTD tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An. Luận văn đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm khắc phục RRTD tại Chi nhánh ngân hàng này. Luận văn thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng của tác giả Nguyễn Ngọc Lý (2012): “Rủi ro tín dụng tại VPBANK- Chi nhánh Thái Nguyên”, Trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội. Luận văn phân tích những nghiệp vụ ngân hàng được VPBANK- Chi nhánh Thái Nguyên thực hiện nhằm kiểm soát tình hình RRTD tại Chi nhánh. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ phân tích, đánh giá RRTD cho toàn hệ thống Agribank trên phạm vi cả nước, cho các chi nhánh của các NHTM khác, chưa có công trình nào nghiên cứu nghiên cứu độc lập về Quản lý RRTD của Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh, đặc biệt nghiên cứu vấn đề này theo cách tiếp cận khoa học quản lý kinh tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Vận dụng kiến thức đã học để phân tích thực trạng quản lý RRTD tại Agribank- Chi nhánh Hà Tĩnh; đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý RRTD tại Agribank- Chi nhánh Hà Tĩnh. * Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tế về quản lý RRTD tại 1 số NHTM. - Phân tích, đánh giá RRTD và quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh; phát hiện ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong hoạt động quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh. - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế: Nghiên cứu các công cụ, cơ chế và chính sách quản lý RRTD trong kinh doanh Ngân hàng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian: nghiên cứu công tác quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh. * Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến 2013, tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế để hoàn thiện kết cấu luận văn, thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh số liệu; rút ra những mặt được và tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tĩnh. Phương pháp logic - lịch sử Phương pháp logic được sử dụng để xây dựng khung lý thuyết về RRTD và quản lý RRTD. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng các nước trên thế giới. Sử dụng kết hợp phương pháp logic và phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 2. Các bảng số liệu thống kê về tín dụng, nguồn vốn , chất lượng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng RRTD, kết quả kinh doanh của Agribank - chi nhánh qua các năm đã được thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý RRTD tại ngân hàng. Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng chủ yếu được trong chương 2. Từ các thông tin được thu thập, tác giả tiến hành phân tích các nội dung quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh, để từ đó tổng hợp lại nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm phù hợp với thực tế. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 2 để phân tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của Agribank chi nhánh Hà Tĩnh. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ hơn lý luận chung về RRTD và hoạt động quản lý RRTD trong hoạt động của các NHTM. - Đánh giá những thành công, những bất cập và nguyên nhân hoạt động quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh. - Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh. 7. Bố cục luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý RRTD tại các ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh References Tiếng Việt 1. Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh(2010, 2011, 2012,2013), Phương hướng kinh doanh, Báo cáo hàng năm. 2. Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh(2010, 2011, 2012, 2013), Tình hình tăng trưởng tín dụng, Báo cáo hàng năm. 3. Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh(2010, 2011, 2012, 2013), Kết quả kinh doanh, Báo cáo hàng năm. 4. Agribank (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo thường niên. 5. Nguyễn Vân Anh (2010), Nâng cao giải pháp quản lý RRTD tại Agribank - chi nhánh Hoàng Mai, Luận văn thạc sỹ. 5. Vũ Thị Dậu (2003), “Phát triển các dịch vụ mới trong kinh doanh của NHTM”, Tạp chí giáo dục lý luận, (7), Tr. 20-27. 6. Vũ Thị Dậu (2009), “Xây dựng và hoàn thiện thị trường tín dụng Việt Nam trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế & Kinh doanh, (01), Tr. 7-13. 7. David Beeg (2001), Kinh tế học, tập 1,2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 9. Lê Đình Hải (2010), Tăng cường phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình, Trường Đại học Đà Nẵng. 10. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính (Lý thuyết và bài tập), Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Loan (2008), “Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM Việt Nam, Tác động và biện pháp”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (111), Tr. 11-18. 13. Nguyễn Ngọc Lý (2012), Rủi ro tín dụng tại VPBANK- Chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ tài chính-ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia, Hà Nội 14. Trịnh Thị Hoa Mai, Vũ Thị Dậu, Nguyễn Thị Thư (2001), Kinh tế học tiền tệ ngân hàng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15. Bế Quang Minh (2008), Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại Agribankvà các biện pháp phòng ngừa, Luận văn cao học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Lê Khương Ninh (2009), “Rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng BIDV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (73), Tr. 5-12. 17. Bùi Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (11), Tr. 27-31. 18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), “Các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013”, Chỉ thị 06/CT- NHNN ngày 9/11/2012 của Ngân hàng Nhà nước. 19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD”, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam. 20. Đinh Bá Quyết (2012), Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp khắc phục”, Trường Đại Huế. 21. Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,Nxb Thống kê, Hà Nội. 22. Nguyễn Kim Thoa (2009), Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Song Phú, Trường Đại học Cần Thơ. 23. Ngô Thị Thanh Trà (2010), Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài gòn, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. 24. Phạm Đăng Tuấn (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại”, Thông tin Ngân hàng Ngoại thương, (5), Tr. 3-9. 25. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. Tiếng Anh 26. Anthony, S. B., Cornett, M. M., (2006), Financial Institutions Management – A Risk Management Approach, McGraw-Hill IRWIN, Fifth Edition. 27. Bessis, J. E., (1999), Risk Management in Banking, John & Sons Edition. 28. Christoffersen, P. F., (2003), Elements of Financial Risk Management, Elsevier Science Edition. Các website: 29. www.agribank.com.vn 30. www.hatinh.gov.vn 31. www.sbv.gov.vn . Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh Nguyễn Mạnh Thắng Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý. cường quản lý RRTD tại Chi nhánh ngân hàng này trong thời gian tới? Từ những nội dung cấp thiết ấy, tác giả đã chọn đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông. (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 22. Nguyễn Kim Thoa (2009), Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan