Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc

8 302 1
Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc Bùi Mạnh Hà Trƣờng Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ; Mã số 60 34 01 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Hùng Tiến Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Vốn đầu tƣ; Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do cấp thiết của đề tài Mỗi quốc gia, khi nghiên cứu về nguồn lực phát triển thì không thể không nhắc tới đầu tƣ và các nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nƣớc là chủ yếu và nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có vai trò quan trọng. Các quốc gia đang phát triển ngày càng nhận thấy rõ vai trò to lớn của vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế, xã hội. Có ba yếu tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế: đầu tƣ vốn, năng suất lao động và các chỉ tiêu tổng hợp; trong đó vốn đầu tƣ đóng vai trò căn bản. Nhƣng do điều kiện xuất phát của các quốc gia đang phát triển còn lạc hậu và chƣa đồng bộ, việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế thƣờng thấp, do vậy thu hút vốn nƣớc ngoài là cách tạo tích luỹ vốn nhanh mà các nƣớc đi sau có thể làm đƣợc. Trong xu thế liên kết, hội nhập, phân công lao động quốc tế, đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng ngày càng có ý nghĩa quan trọng, nó trở thành xu hƣớng của thời đại, đƣợc nhiều quốc gia sử dụng nhƣ một chính sách lâu dài. Sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) gắn với mục tiêu phấn đấu đƣa Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 và trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI đã đƣợc khởi xƣớng tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005- 2010. Nhìn lại chặng đƣờng đã qua, có thể thấy rằng tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 16,7% (quý I năm 2013), đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao và không những đạt đƣợc những thành tựu về mặt kinh tế mà tất cả các mặt của đời sống văn hoá-xã hội, giáo dục, y tế, cũng đƣợc nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng đƣợc giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng. Đạt đƣợc những thành công đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và đặc biệt trong đó vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI).Trong những năm qua, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh đã đạt đƣợc kết quả tích cực. Theo luỹ kế đến hết tháng 5 năm 2013, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút đƣợc 124 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 2.790,44 triệu USD; Vốn thực hiện của các dự án FDI trong tháng 5 ƣớc đạt khoảng 8,5 triệu USD, vốn thực hiện đến hết tháng 5/2013 ƣớc đạt 1.195,29 triệu USD, bằng 42,83% vốn đăng ký. Đến nay, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ trên địa bàn. FDI đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Vì thế việc nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Vĩnh Phúc là cần thiết, cấp bách nhằm tìm các giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút FDI, thúc đẩy, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời nâng cao vị thế của Vĩnh Phúc trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vì vậy “Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc” đƣợc tôi lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu luận văn Qua thực tiễn hơn 20 năm thực hiện luật đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam, đề tài đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu dƣới nhiều khía cạnh khác nhau: Nguyễn Văn Tuấn (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Tƣ pháp, Hà Nội. Nguyễn Bích Đạt (2006): Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, HàNội. Tống Quốc Đạt (2005) với đề tài luận án tiến sĩ “Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, nghiên cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả đánh giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam và xác định một số quan điểm, giải pháp chủ yếu thu hút FDI theo ngành kinh tế. Đỗ Hoàng Long (2008) với đề tài luận án tiến sĩ “Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới vào Việt Nam. Nghiên cứu xu hƣớng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài “Thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam”. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng FDI của các …TNC S vào nền kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, triển vọng, phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu để phát triển thu hút FDI của các công ty TNC vào Việt Nam. Phan Hữu Thắng (2008) với sách chuyên khảo “20 năm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài – nhìn lại và hƣớng tới”. Những nghiên cứu, đánh giá tổng quan về tình hình chung cũng nhƣ đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể qua 20 năm FDI tại Việt Nam: Nhìn lại quá trình hình thành và hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài FDI và sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn FDI vào các tỉnh thành, sự lựa chọn cần thiết cho thị trƣờng tài chính Việt Nam, dòng vốn FDI thời kỳ hậu gia nhập WTO. Phạm Ngọc Anh (2009) với đề tài “Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút FDI tại Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích những công cụ tài chính linh hoạt nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi kích thích tăng cƣờng dòng FDI vào Việt Nam trong những bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới. Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo “Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam” đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam, các hình thức FDI theo Luật đầu tƣ ở nƣớc ta và thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị chính sách về FDI. Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài “Điều chỉnh chính sách đầu tƣ FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã đƣa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng nhƣ chính sách FDI ở Việt Nam. Đánh giá về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO… Những nghiên cứu trên và các nghiên cứu của một số tác giả khác đã đề cập tới những vấn đề nhƣ: Cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hút FDI, thực tiễn về tác động của FDI đối với quá trình đổi mới kinh tế. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí về vấn đề này. Các công trình trên đã tiếp cận và giải quyết những khía cạnh khác nhau của vấn đề đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Tuy vậy, những nghiên cứu về môi trƣờng kinh doanh và ảnh hƣởng của nó đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc những năm gần đây dƣới độ khoa học kinh tế chính trị chƣa có nhiều. Vì vậy, luận văn này là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ và tác động đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, trên cơ sở đó xem xét thực trạng môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc; đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc từ 2005 đến 2015. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày lý luận về môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI. Các câu hỏi nghiên cứu của Luận Văn này là: - Những yếu tố nào tác động tới môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc ? - Môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc mang lại thuận lợi và hạn chế gì cho nhà đầu tƣ ? - Cần có những biện pháp nào để hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc. - Phân tích thực trạng môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2005 đến tháng 6 năm 3013. - Đề xuất một số phƣơng hƣớng và biện pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc thời gian đến năm 2015. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài dƣới góc độ của khoa học kinh tế chính trị. * Giới hạn nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể là các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tƣ, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến FDI - Thời gian: Từ năm 2005 đến tháng 10 năm 3013. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể: phƣơng pháp kết hợp lôgic với lịch sử, các phƣơng pháp: phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phƣơng pháp tổng kết thực tiễn địa phƣơng và phƣơng pháp thu thập thông tin (sơ cấp, thứ cấp). Luận văn sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. 6. Đóng góp mới của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ thêm lý luận về môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ, vai trò của nó đối với đầu tƣ nói chung, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng. Nêu ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm thúc đầy kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc nhanh và bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề kinh tế liên quan đến luận văn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: Một số cơ sở khoa học về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài CHƢƠNG 2: Thực trạng môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc CHƢƠNG 3: Một số đề xuất giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phạm Ngọc Anh (2009), Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội. 2.Lê Xuân Bá (2006) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3.Bảo Dung (2011), Phá cát cứ trong thu hút FDI, báo Đầu tư, số ngày 28 tháng 01. 4.Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Thống kê thu hút FDI quý I năm 2012. 5.Các quy định pháp luật về Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 2005, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 6.Cục thống kê Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo thống kê tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010. 7.Cục thống kê Vĩnh Phúc (2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011, Nxb Thống kê, Vĩnh Phúc. 8.Nguyễn Bích Đạt (2006): Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội. 9.Tống Quốc Đạt (2005), Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 10.Diệu Hiền (2011), Mũi nhọn đột phá để Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, báo Đầu tư, ngày 21 tháng 02, trang 16. 11.Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 12.Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài. Thu hút FDI của các công ty xuyên Quốc gia vào Việt Nam. 13.Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài(1987), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14.Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài(2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15.Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Chính sách và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội. 17.Phùng Xuân Nhạ, Nhìn lại đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam, Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 18.Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 201, 2012. 19. Nguyễn Văn Phúc (2005), Chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế dài hạn, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 20.Sở kế hoạch và đầu tƣ Vĩnh Phúc - Báo cáo FDI năm 2012. 21.Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Vĩnh Phúc, Danh sách các dự án đầu tư FDI tỉnh Vĩnh Phúc tính đến 31/12/ 2012. 22.Sở kế hoạch và đầu tƣ Vĩnh Phúc, Đề án thu hút FDI Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015. 23.Hữu Tuấn, 2011, Khu công nghiệp đua nhau xả thải ra môi trường, Báo Đầu tư, số ngày 28 tháng 02, trang 15. 24. Phan Hữu Thắng (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài- nhìn lại và hướng tới, Nxb Tri thức, Hà Nội. 25.Nguyễn Văn Tuấn (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. 35. Trịnh Văn Tâm (2009) Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam, những thành tựu, hạn chế và giải pháp phát triển, Tạp chí hoạt động khoa học (603). Các Website: 27.Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ www.mpi.gov.vn 28.PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam http://www.pcivietnam.org 29.Sở tài nguyên môi trƣờng Vĩnh Phúc http://tnmtvinhphuc.gov.vn/ 30.Sở công thƣơng Vĩnh Phúc www.vinhphucit.gov.vn/ . thực tiễn về môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ và tác động đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, trên cơ sở đó xem xét thực trạng môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc; đề xuất. vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài CHƢƠNG 2: Thực trạng môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc CHƢƠNG 3: Một số đề xuất giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng thu hút. dân, đồng thời nâng cao vị thế của Vĩnh Phúc trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vì vậy Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tôi lựa chọn làm đề tài

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan