Kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên tại kho bạc nhà nước cầu giấy, hà nội

6 434 1
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên tại kho bạc nhà nước cầu giấy, hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiê ̉ m soa ́ t chi ngân sa ́ ch nha ̀ nươ ́ c thươ ̀ ng xuyên ta ̣ i Kho ba ̣ c Nha ̀ nươ ́ c Cầu giấy, H Ni Nguyễn Thị Phương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngnh: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Ngân sách nh nước; Kho bạc; Quản lý kinh tế. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn nhiều hạn chế, tình hình bội chi ngân sách diễn ra liên tục thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Chi ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội . Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước của nước ta đã có những chuyển biến tích cực về cả quy mô và chất lượng. Ngành Kho bạc Nhà nước đã góp phần tiết kiệm cho NSNN và làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm hơn trước các quyết định chi tiêu của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, hàng năm vẫn còn nhiều khoản chi sai mục đích, gây thất thoát lãng phí, dễ phát sinh tiêu cực. Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như vai trò quan trọng của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, trong quá trình công tác tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy, đề tài: "Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước thường xuyên tại Kho bạc quận Cầu Giấy, Hà Nội" được tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn. Đề tài đặt ra vấn đề là : Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước là lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm, nó có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vì vậy chúng ta phải làm gì và làm thế nào để công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đạt được kết quả tốt trong thời gian tới? 2. Tình hình nghiên cứu Do chi ngân sách là vấn đề hệ trọng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến lĩnh vực này như: Thạc sĩ Nguyễn văn Quang và Thạc sĩ Hà xuân Hoài có bài đăng trên mục Nghiên cứu và trao đổi của tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia nói về “Tích hợp quy trình kiểm soát cam kết chi và quy trình kiểm soát chi ngân sách Nhà nước - một yêu cầu chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước’’, nhận định kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước là việc thực hiện một khâu kiểm soát quan trọng trong chu trình quản lý chi ngân sách Nhà nước. Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhơn,Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về “Triển khai chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 ”, nêu lên : cần phải tăng cường công tác quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và các quỹ tài chính với mục tiêu đổi mới toàn diện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Luận văn Thạc sĩ “Quản lý chi NSNN qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ’’ của tác giả Lương Quang Tịnh. Về lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra những vấn đề quan trọng liên quan đến công tác quản lý chi NSNN qua Kho bạc nói chung và Kho bạc Thanh Hóa nói riêng.Từ đó đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những hạn chế và tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN qua Kho bạc. Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Quảng Bình’’ của tác giả Đào Hoàng Liên. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước Quảng Bình trên cơ sở tiếp cận công tác kiểm soát chi theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến, để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN. Mặc dù có nhiều bài viết cũng như luận văn nghiên cứu về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc nhưng có ít đề tài nghiên cứu sâu về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc dưới góc độ kinh tế chính trị học. Do đó, tác giả lựa chọn, nghiên cứu đề tài dưới góc độ kinh tế chính trị học là rất thiết thực, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, nhất là khi chúng ta đang có sự chuyển biến mạnh về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế để hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu dưới giác độ kinh tế chính trị học sẽ góp phần cùng các công trình khác, nghiên cứu từ giác độ tài chính để có cách nhìn tổng thể, toàn diện hơn về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kiểm soát chi thường xuyên của Kho bạc Nhà nước để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy - Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. - Phân tích và đánh giá Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy - Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: + Phân tích hệ thống và phương pháp thống kê đơn giản. + Phương pháp so sánh. Đề tài sử dụng những phương pháp trên để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu đề tài đặt ra. Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn là các báo cáo Quyết toán chi thường xuyên ngân sách tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy các năm 2010, 2011 và 2012. 6. Những đóng góp của luận văn Xuất phát từ việc tổng hợp, phân tích thực hiện hoạt động chi NSNN và quản lý chi NSNN, đối chiếu với cơ chế, chính sách chi và các quy định pháp luật về quản lý chi ngân sách từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách và góp phần nâng cao hiệu quả công tác chi ngân sách và quản lý chi ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. B Ti chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. 2. B Ti chính (2003), Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước. 3. B Ti chính (2004), Thông tư Liên tịch số 216/2004/TTLT-BTCQTTW-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2004 thông tư Liên tịch hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng. 4. B Ti chính - B Quốc phòng (2004), Thông tư Liên tịch Bộ Tài chính - Quốc phòng số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26 tháng 3 năm 2004 về công tác lập, chấp hành, quyết toán NSNN thuộc lĩnh vực quốc phòng. 5. B Ti chính - B Công an (2004), Thông tư Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Công an số 54/2004/TTLT-BTC-BCA ngày 10 tháng 6 năm 2004 về công tác lập, chấp hành, quyết toán NSNN thuộc lĩnh vực an ninh. 6. B Ti chính (2006), Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006, hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. 7. B Ti chính (2006), Quyết định số 24/QĐ-BTC ngày 06/4/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. 8. B Ti chính (2006), Thông tư số 33/2006/TT-BTC ngày 17/4/2006 về kiểm soát chi tiền mặt. 9. B Ti chính (2006), Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006, hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. 10. B Ti chính (2007), Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007, hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước. 11. B Ti chính (2011), Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước, Nxb Ti chính. 12. B Ti chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. 13. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. 14. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 15. Chính phủ (2003), Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg, ngày 13/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. 16. Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngy 22/12/2008 của B Ti chính về chế đ kế toán Kho bạc Nh nước. 17. Kho bạc Nh nước (2000), Cẩm nang kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Nxb Ti chính, H Ni. 18. Kho bạc Nh nước (2003), Công văn số 1187/KB-KHTH ngày 10/9/2003 hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. 19. Kho bạc Nh nước (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Nxb Ti chính. 20. Kho bạc Nh nước Cầu Giấy (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy. . soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, trong quá trình công tác tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy, đề tài: "Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước thường xuyên tại Kho bạc. hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Chi ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chi m tỷ trọng lớn nhất và có vị trí,. tiễn về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan