Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh vĩnh phúc

7 502 5
Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Ngô Thục Phương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Xóa đói giảm nghèo; Vĩnh Phúc. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thập niên thứ hai của Thế kỷ thứ 21, các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang đứng trước những thay đổi lớn lao có ý nghĩa bước ngoặt. Những thay đổi ấy tạo ra những cơ hội thách thức đối với đường lối chính sách phát triển trong đó có chính sách xoá đói giảm nghèo. Xuất phát từ quan điểm vấn đề đói nghèo không được giải quyết thì không có mục tiêu nào đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định đảm bảo các quyền của con người được thực hiện. Chính sách xoá đói giảm nghèo đã trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và là một nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xoá đói, giảm nghèo, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta đã xác định: “Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo.” [20.Tr 299]. Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập từ ngày 01/01/1997. Ngay sau khi đi vào hoạt động Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh phúc đã thể hiện quyết tâm cao trong việc chỉ đạo triển khai tốt công tác xoá đói, giảm nghèo. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo, các xã vùng khó khăn phù hợp theo từng thời kỳ và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Ngày 04/7/2007, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010. Nghị quyết số 37/2011/NQ - HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015. Mục tiêu của Nghị quyết là phấn đấu để mọi người dân trong độ tuổi lao động có đủ sức khoẻ đều được đào tạo nghề, được tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với sức khoẻ năng lực và khả năng thích ứng của bản thân; có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống, thoát nghèo, phấn đấu nâng cao thu nhập thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, tại sao quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều hạn chế? Tại sao trong giai đoạn trong giai đoạn 2010 - 2013, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, song tỷ lệ đói nghèo vẫn còn khá cao so các tỉnh vùng Châu thổ Sông Hồng? Trong giai đoạn 2014-2015, tỉnh Vĩnh Phúc phải có những giải pháp gì mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo? Với tình hình và yêu cầu đó, tôi nhận thấy sự cần thiết phải vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc ” làm Luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Từ Đại hội VIII tháng 6- 1996, lần đầu tiên vấn đề xóa đói, giảm nghèo được ghi nhận là " chương trình về xóa đói, giảm nghèo" với mục tiêu " giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20-25% hiện nay xuống còn 10% vào năm 2000" [ 17.Tr221]. Kể từ Đại hội VIII trở đi chương trình xóa đói, giảm nghèo được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc thể hiện qua Văn kiện của các kỳ đại hội. Các chủ trương của Đảng đã được Chính phủ cụ thể hóa bằng hàng loạt chương trình xóa đói giảm nghèo. Tháng 7/1998, Chính phủ chính thức phê duyệt chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 (Chương trình 133) nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo của cả nước xuống 10% vào năm 2000 với các chương trình cụ thể như định canh, định cư và kinh tế mới. Ngoài chương trình 133, Chính phủ còn phê duyệt chương trình 135. Tháng 02/2002 Chính phủ phê duyệt chương trình chiến lược toàn diện về tăng cường xóa đói, giảm nghèo. Chiến lược này có nội dung phù hợp với "Tuyên bố thiên niên kỷ" của Liên hợp quốc với tám mục tiêu mà Việt Nam là một trong các thành viên đã ký vào bản tuyên bố này. Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính Phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020. Chính sách xóa đói, giảm nghèo không chỉ đơn thuần là chính sách từ thiện mà còn là chính sách kinh tế xã hội quan trọng nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo theo phương châm " cho người nghèo cần câu hơn cho họ xâu cá". Trên cơ sở chính sách về xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc ban hành nhiều chính sách ưu đãi riêng nhằm hỗ trợ cho người nghèo tiêu biểu là: - Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 25 tháng 2 năm 2008 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. - Nghị Quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 29/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015. - Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020. Các chính sách của tỉnh nhằm mục tiêu huy động mọi nguồn lực tại chỗ, phối hợp lồng ghép các chương trình trên địa bàn để hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo về cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề giải quyết việc làm đồng thời tăng cường các hoạt động về văn hóa - xã hội giúp người nghèo được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. * Một số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và đề tài khoa học liên quan đề tài: - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội: Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1997-2000, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2001. - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội: Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2006. Hai công trình nghiên cứu khoa học có nội dung luận giải về vấn đề đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công cuộc đổi mới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực thi chính sách xóa đói, giảm nghèo từ đó đề xuất định hướng và mục tiêu cơ chế và chính sách, những giải pháp để xóa đói giảm nghèo cho giai đoạn phát triển tiếp theo. - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội: Đánh giá giữa kỳ chương trình, mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2008, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2009. Công trình có nội dung đáng giá kết quả tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo của giai đoạn 2006-2008. Những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện. Từ đó đề ra giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. * Một số công trình khoa học đã bảo vệ liên quan đến đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội năm 2012 của tác giả PGS.TS Lê Quốc Lý - Học viện Chính trị Quốc gia Hộ Chí Minh. Công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu, đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về xóa đói giảm nghèo, về thực trạng và kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo trên cơ sở đó đã kiến nghị đề xuất giải pháp cho công tác xóa đói giảm nghèo góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta. Cho đến nay chưa có một công trình, đề tài hay luận án, luận văn nào đi sâu nghiên cứu một cách trực tiếp và hệ thống về đề tài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2015. Những quy định và những quyết định cũng như những công trình nghiên cứu, đề tài khoa học nêu nêu trên là cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận quan trọng để học viên sử dụng, khai thác, phục vụ cho việc thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013, mạnh dạn chỉ ra những ưu điểm, hạn chế; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2015. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đói nghèo; công tác xoá đói giảm nghèo. + Đánh giá thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm gần đây ( 2010 - 2013). + Nghiên cứu cơ sở khoa học, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XĐGN của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn tiếp theo ( 2014 - 2015). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo, Thực trạng việc thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Những thành tựu đạt được, những hạn chế của chính sách xóa đói giảm nghèo, bài học kinh nghiệm cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới. - Về không gian: Nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo tại Sở Lao động - TB&XH và Phòng Lao động - TB&XH của các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013, cụ thể là việc thực hiện các chương trình, dự án như: Dự án tín dụng cho người nghèo; dự án nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo; Dự án hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục; Dự án hỗ trợ sản xuất; Chương trình lao động và giải quyết việc làm Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp cho giai đoạn 2014-2015. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống của người dân góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ và thực hiện mục đích của đề tài. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: Lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, phương páp điều tra xã hội học, khái quát hoá lý luận gắn với thực tiễn. (Kế thừa kết quả điều tra qua các báo cáo tổng kết xoá đói giảm nghèo của tỉnh hàng năm). 6. Những đóng góp mới của luận văn: - Luận văn giúp cho các cơ quan quản lý định hướng xây dựng các chính sách, dự án, các tiêu chí xác định đối tượng trợ giúp. - Làm rõ mặt thành công và hạn chế trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc, xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, phân công phân cấp rõ trách nhiệm của từng cấp, ngành. - Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2015. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được viết theo kết cấu gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xoá đói giảm nghèo Chương 2: Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. Chương 3: Mục tiêu và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2014 - 2015. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2013 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ về kinh tế - xã hội sau nửa nhiệm kỳ 3. Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010-2013 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện các chính sách, dự án thuộc Chương trình Giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc của sở Lao động - TB&XH. 5. Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội năm 2012. 6. Mấy vấn đề về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam của tác giả Trần Đức, Tạp chí Cộng sản số 15, năm 1999. 7. Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Hằng. 8. Nghị Quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 29/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015. 9. Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính Phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020. 10. Quyết định số 20/QĐ-CP ngày 05/02/2007 của Chính Phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. 11. Quyết định số 1143/QĐ-BLĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001-2005. 12. Quyết định số 170/2005/QDD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. 13. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011 - 2015. 14. Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020. 15. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. 16. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần XIV và XV. 17. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. 18. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 19. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 20. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. . học vào thực tiễn của địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, tôi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc ” làm Luận văn. nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2015. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đói nghèo; công tác xoá đói giảm nghèo. . tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm gần đây ( 2010 - 2013). + Nghiên cứu cơ sở khoa học, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XĐGN của tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan