Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với việt nam)

8 353 0
Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với việt nam)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) Nguyễn Quang Đông Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Hội Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung của hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nước điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam, từ đó làm rõ nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu tài chính - ngân hàng trong thời gian qua. Xây dựng và đề xuất những giải pháp trong ngắn và dài hạn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam hiện nay. Keywords: Kinh tế học tài chính; Ngân hàng; Kinh tế quốc tế; Xuất khẩu; Dịch vụ tài chính Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, chi phối tới hoạt động của toàn xã hội. Dịch vụ tài chính – ngân hàng được so sánh như hệ thống “mạch máu” đi nuôi dưỡng toàn “cơ thể” xã hội. Sự phát triển của dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng kéo theo sự lớn mạnh không ngừng của thương mại dịch vụ tài chính - ngân hàng cả về quy mô và tốc độ. Xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng đã trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm với tốc độ nhanh chóng hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác. So với các nước trong khu vực và thế giới, ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Mặc dù đã có sự tăng trưởng với tốc độ rất lớn trong mấy năm gần đây, đặc biệt trong 2 năm 2007 và 2009, nhưng dịch vụ tài chính - ngân 2 hàng Việt Nam quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa cao, thiếu nhân sự cấp cao, khả năng quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp còn yếu. Về mặt vĩ mô, Việt Nam vẫn thiếu những chính sách hoàn chỉnh và đồng bộ về dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng như về thương mại dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ nói chung của Việt Nam còn rất khiêm tốn, do đó xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng còn rất mới mẻ với nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam cần có những bước tiến đột phá, tự nâng cao nội lực thông qua tăng cường chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân sự, kỹ năng quản lý doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, một yêu cầu cũng rất cấp thiết đó là một chính sách thương mại dịch vụ tài chính - ngân hàng hoàn chỉnh để ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng có thể nắm bắt vận hội mới, vươn lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ khi khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển bền vững thì mới có thể nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Mặc dù có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế nhưng việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp thúc đẩy phát triển ngành tài chính - ngân hàng của Việt Nam nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng còn rất hạn chế. Chính sách vĩ mô, khung khổ pháp lý cho hoạt động của ngành tài chính - ngân hàng và hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng còn thiếu và không đồng bộ. Về phía doanh nghiệp trong ngành tài chính - ngân hàng cũng chưa có một nhận thức đầy đủ và chiến lược rõ ràng về hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Trong khi đó, trên thế giới, các nước có hệ thống tài chính - ngân hàng hiện đại đi cùng với nền kinh tế phát triển là những nước đã có những chính sách vĩ mô hợp lý khuyến khích phát triển ngành tài chính - ngân hàng và hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Với Việt Nam, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng để đưa ra được những biện pháp hiệu quả giúp ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam có sự phát triển đột phá, tạo bước ngoặt trong chiến lược phát triển dài hạn, nhanh chóng bắt nhịp với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong một sân chơi toàn cầu. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng, đặc biệt là của các nước đã đạt được nhiều thành công là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là gợi ý rất tốt cho ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Với mục đích như vậy, tôi chọn đề tài: “Xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam” làm Luận văn Thạc Sỹ ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính - ngân hàng trên thế giới có thể kể đến: (1) Cuốn sách: “Thương mại Dịch vụ quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” của hai tác giả Marshall Reinsdorf và Matthew Slaughter đề cập tới vai trò của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế. Cuốn sách đã tập trung phân tích vai trò quan trọng của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ và nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của việc phát triển các loại hình dịch vụ thương mại quốc tế trong cơ cấu sản xuất toàn cầu. (2) Đề cập tới ngành tài chính - ngân hàng, các tác giả Joe Peek và Eric S.Rosengren đã có bài viết: Những dấu hiệu toàn cầu hóa lĩnh vực ngân hàng: Trải nghiệm của các nước châu Mỹ latinh (10/2000), với nội dung chính là: các nước châu Mỹ latinh đã trải qua những đợt suy thoái kinh tế trầm trọng và liên tục kể từ năm 1970 có liên quan trực tiếp tới khủng hoảng của hệ thống ngân hàng tại các nước này. Các tác giả đưa ra nhận xét rằng cần những chính sách để khuyến khích mặt lợi và hạn chế những tác động tiêu cực của sự thâm nhập thị trường nội địa của các ngân hàng nước ngoài. (3) Tác giả Fredic S.Mishkin đã có bài viết: Sự bất ổn tài chính toàn cầu: Hệ thống, Sự kiện và các vấn đề (1999) trong đó định nghĩa rõ về khái niệm bất ổn tài chính và tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế. Tác giả phân tích cụ thể trường hợp của Mexico và các nước Đông Á. Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn và tăng cường sức mạnh của hệ thống tài chính toàn cầu. Nhìn chung các công trình nghiên cứu nước ngoài về ngành dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những công trình nghiên cứu kể trên chỉ tập trung nghiên cứu về phát triển dịch vụ nói chung mà không đi sâu nghiên cứu về dịch vụ tài chính - ngân hàng, cũng như hoạt động xuất khẩu dịch vụ này. Những kinh nghiệm quốc tế cụ thể và những gợi ý đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng còn thiếu vắng trong các công trình nghiên cứu kể trên. Đề tài này đã cố gắng nghiên cứu để bổ sung sự thiếu vắng đó. Ở Việt Nam, các ngành dịch vụ mới chỉ thực sự được chú ý tới từ đầu những năm 1990. Do đó thương mại dịch vụ chưa phát triển nhất là dịch vụ tài chính - ngân hàng và kinh nghiệm về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng càng thiếu. Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu về dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ: (1) Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025” do nhiều tác giả thuộc dự án Mutrap III thực hiện năm 2010 đã đề cập 4 tới sự cần thiết của chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt Nam tới năm 2020 và vai trò của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam. (2) Đề tài cấp Bộ Thương mại: Cơ sở khoa học xây dựng định hướng mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (2002) đã nhấn mạnh đến vai trò của dịch vụ trên các khía cạnh: i) Vai trò của xuất khẩu dịch vụ trong phát triển kinh tế thị trường. ii) Xuất khẩu dịch vụ hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển. (3) Về hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, Đề tài cấp Bộ Công thương (2002), các tác giả Nguyễn Thanh Hưng & Ngô Chung Khanh đã giới thiệu các hệ thống phân loại dịch vụ chủ yếu, mối quan hệ giữa khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ với khái niệm cư trú. Nêu ra một số khó khăn trong hoạch định chính sách xuất, nhập khẩu dịch vụ hiện nay. Đồng thời Đề tài đã tập trung nghiên cứu và làm rõ phương pháp tính xuất khẩu, nhập khẩu trong nhiêu ngành dịch vụ. (4) Đề tài: “Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” của các tác giả Nguyễn Thị Nhiễu, Nguyễn Duy Nghĩa, Đỗ Thắng Hải (2008) cho rằng: theo cam kết về dịch vụ trong WTO và các cam kết song phương của nước ta, đối với một số lĩnh vực nhạy cảm như viễn thông, nghe nhìn, văn hóa, giải trí sẽ không cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, còn lại đa số các lĩnh vực dịch vụ khác, các doanh nghiệp nước ngoài được phép cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Đề tài cũng nhấn mạnh: Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên tỷ trọng của dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức rất thấp, theo tính toán sơ bộ chỉ chiếm khoảng 11% trong năm 2006. Thứ hai, về lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Việt Nam của VinaCapital ngày 15/8/2006 đã đề cập tới tất cả các khía cạnh của ngành ngân hàng Việt Nam. Nội dung chính như sau: Khả năng xâm nhập thị trường rất hạn chế; Tốc độ tăng trưởng cho vay và huy động cao hơn tốc độ tăng GDP đáng kể; Độ tập trung cao nhưng tính chia cắt cũng sâu sắc; Qúa nhiều quy định hạn chế hoạt động của ngân hàng nước ngoài; Chất lượng cho vay còn thiếu minh bạch; Thiếu vốn trầm trọng; Số lượng nhiều nhưng quy mô nhỏ, sản phẩm ít; Không có thông tin về nợ xấu. Tổ chức xếp hạng tín dụng FitchRatings đã có bản báo cáo: Impact of Fiscal Measures on Vietnamese Banks’ Outlook - Tác động của các biện pháp tài khóa đối với triển vọng của các ngân hàng Việt Nam (10/6/2009), với nội dung chính đề cập tới tác động đợt phát hành 230 triệu USD trái phiếu của Chính phủ Việt Nam vào tháng 3/2009 tới các ngân hàng thương mại trong đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mai 5 phải đầu tư vào đợt phát hành này. Bản báo cáo: Banks & Financial Services - Dịch vụ tài chính và ngân hàng, của Tổ chức Jaccar Equity Research Viet Nam (18/7/2009), đã đề cập tới nội dụng: Đưa ra một bức tranh tổng thể về hệ thống các ngân hàng Việt Nam thông qua việc so sánh giữa ngân hàng cổ phần và ngân hàng nhà nước, phân loại các ngân hàng từ đó đưa ra các vị thế thị trường của các ngân hàng qua các năm 2007, 2008 và 2009. Qua đó cũng cho biết sức mạnh nội tại của mỗi ngân hàng và chiến lược phát triển. Tựu chung lại, các công trình nghiên cứu trong nước kể trên mặc dù đề cập đến nhiều khía cạnh của phát triển ngành và xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam nhưng vẫn chưa đưa ra được những kinh nghiệm quốc tế phổ cập và đặc thù về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng và áp dụng với Việt Nam, đặc biệt kinh nghiệm của các nước phát triển và các tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu trên thế giới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nước điển hình trên thế giới, trong đó có Mỹ (nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống tài chính - ngân hàng tiên tiến nhất thế giới), Singapore (nước cùng khối ASEAN với Việt Nam được coi là một trong những con hổ châu Á), Trung Quốc (nước có cùng hệ thống chính trị và cùng là nước đang phát triển với Việt Nam) từ đó rút ra kinh nghiệm và đề xuất những gợi ý có tính chất tham khảo cho việc xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung của hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nước điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam, từ đó làm rõ nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu tài chính - ngân hàng trong thời gian qua. Xây dựng và đề xuất những giải pháp trong ngắn và dài hạn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nước trên thế giới và của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam và quốc tế kể từ năm 2000 đến nay. Về nội dung: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng mà không nghiên 6 cứu hoạt động xuất khẩu của tất cả các ngành dịch vụ. Về kinh nghiệm quốc tế: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu ba quốc gia có những nét nổi bật về lĩnh vực tài chính - ngân hàng mà Việt Nam có thể học tập, đó là: Trung Quốc, Mỹ và Singapore. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng để phân tích hoạt động của ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng Việt Nam trong sự vận động và phát triển của nó. Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh, được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp case study được sử dụng nhằm phân tích hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam với một số nước điển hình nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế. - Đánh giá, rút ra một số bài học kinh nghiệm hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số quốc gia tiêu biểu. - Đánh giá hiện trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. - Đưa ra những gợi ý từ những bài học kinh nghiệm quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. - Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế trong xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. - Chương 3: Xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. - Chương 4: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam. References Tiếng Việt 1. Bộ thương mại (2002), Cơ sở khoa học xây dựng định hướng mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Hà Nội. 2. Doanh nghiệp chứng khoán MHBS (2009), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng, Hà Nội. 7 3. Dự án Mutrap III (2010), Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025, Hà Nội. 4. Hồng Hạnh (2010), “Tài chính - Ngân hàng vẫn là ngành đắt giá nhất trong 5 năm tới”, báo điện tử dantri.com.vn. 5. Michael Porter (2008), Năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ, Hà Nội. 6. Ngân hàng ACB (2009), Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam, Hà Nội. 7. Nguyễn Công Nghiệp (2010), “Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định hướng”, Tạp chí Tài chính online tapchitaichinh.vn. 8. Nguyễn Duy Nghĩa, Nguyễn Thị Nhiễu, Đỗ Thắng Hải (2008), Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Hà Nội. 9. Thùy Vinh (2010), “Xu hướng M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và bảo hiểm”, báo điện tử baodautu.vn. 10. WTO (2006), Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Phần II – Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ, WT/ACC/VNM/48/Add. Ngày 27/10/2006. Tiếng Anh 1. Euromonitor International (2010), Financial Cards and Payments – Vietnam, Viet Nam. 2. Jennifer K.B., Anne F. (2009), U.S. International Services: Cross-Border Trade in 2008 and Services Supplied Through Affiliates in 2007, News York. 3. FitchRatings (2009), The effect of fiscal mearures on prospect of Vietnam Banks, Ha Noi. 4. FitchRatings (2010), Prospect of Vietnam Banks: Report, Ha Noi. 5. Fredic S.M. (1999), Global unstability in finance, News York. 6. Jaccar Equity Research Viet Nam (2009), Banking and Finance Report, Ha Noi. 7. Jensen J. B. (2009), Measuring the effect of service trading: Prospect and challenges, University of Georgetown, USA. 8. John H., Nick P. (2010), Banking sector in 2050: How big are the emerging markets, London. 9. Joe P., Eric S.R. (2000), Signs of globalization in banking: Latin - American experiences, News York. 10. Marshall R., Matthew S. (2006), Trading of International service in globalization era, Chicago. 11. OECD (2007), Statistics of international service trading, News York. 12. Singapore Department of Statistics (2010), Singapore’s International Trade in Services 2008, Singapore. 13. The US - China Business Council (2007), Financial Services in China, Washington DC. 8 14. UNCTAD (2010), World Investment Report 2010, Geneva. 15. UNCTAD (2009), World Investment Report 2009, Geneva. 16. UNCTAD (2008), World Investment Report 2008, Geneva. Website 1. http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). 2. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 (Tổng cục Thống kê). 3. http://www.webbaohiem.net (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam). 4. http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn (Ngân hàng Nhà nước). 5. http://www.bea.gov/ (Bureau of Economic Analysis - U.S. Department of Commerce). 6. http://english.mofcom.gov.cn/ (Mimistry of Commerce People’s Republic of Chian). 7. http://www.censtatd.gov.hk/home/index.jsp (Cencus and Statistics Department – The Government of the Hong Kong Special Administrative Region). 8. http://www.censtatd.gov.hk/home/index.jsp (Ministry of Trade and Industry Singapore). . về dịch vụ tài chính - ngân hàng, cũng như hoạt động xuất khẩu dịch vụ này. Những kinh nghiệm quốc tế cụ thể và những gợi ý đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. - Đưa ra những gợi ý từ những bài học kinh nghiệm quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam ngắn và dài hạn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam hiện nay. Keywords: Kinh tế học tài chính; Ngân hàng; Kinh tế quốc tế; Xuất khẩu; Dịch vụ tài chính

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan