Đầu tư trực tiếp của việt nam sang lào thực trạng và giải pháp

16 612 6
Đầu tư trực tiếp của việt nam sang lào thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào: thực trạng và giải pháp Dương Anh Tuấn Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế TG và Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Hội Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Làm rõ vai trò và lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam nói chung và sang Lào nói riêng. Phân tích những yếu tố của môi trường đầu tư nhằm chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào. Phân tích, đánh giá thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào trong thời gian qua, từ đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Xây dựng định hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào. Keywords: Đầu tư trực tiếp; Việt Nam; Kinh tế quốc tế; Đầu tư; Lào Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài dù còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng từ lâu đã không còn xa lạ với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đây chính là một hướng đi mới, mang tính hấp dẫn cao đối với Việt Nam. Mặc dù có không ít rủi ro, nhưng đó là một tiềm năng to lớn trong việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng vị thế của doanh nghiệp nói riêng và hình ảnh của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Việt Nam và CHDCND Lào là hai quốc gia cùng năm trên bán đảo Đông Dương, có chung đường biên giới và có mối quan hệ hữu nghị đặt biệt lâu đời. Hiện nay, giữa hai nước có nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu vùng biên, các vùng kinh tế cửa khẩu và Chính phủ hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định và thảo thuận hợp tác nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Nhìn chung, điều kiện địa lý tự nhiên và quan hệ hữu nghị giữa hai nước rất thuận lợi cho việc hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại và và đầu tư của hai nước. Mặc dù đã có một số doanh nghiệp thành công bước đầu khi đầu tư trực tiếp sang CHDCND Lào, tuy nhiên nhìn chung đại đa số doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trên nhiều phương diện để thực hiện các dự án đầu tư tại Lào. Việc đầu tư vào Lào trong thời gian qua hiệu quả chưa cao, nhiều nhà đầu tư chỉ muốn tranh thủ các mối quan hệ ở mọi cấp chính quyền, mọi cơ quan chức năng để nhanh chóng xin, “chiếm chỗ dự án” để bán, chuyển nhượng thu lợi trong ngắn hạn, điều này vô hình trung đã tạo ra sự cạnh tranh vô lối giữa các nhà đầu tư Việt Nam với các nước và giữa các nhà đầu tư Việt Nam với nhau. Tình hình đó đã làm cho hợp tác thương mại và đặc biệt là hoạt động đầu tư của Việt Nam vào Lào thua kém các nước bạn, các dự án triển khai chậm, thậm chí không hoặc không thể triển khai, không đem lại lợi ích cho 2 nước, làm méo mó hình ảnh và giảm thấp niềm tin đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt chính quyền và nhân dân các bộ tộc Lào, hoàn toàn không tương xứng với quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam – Lào. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc triển khai các hoạt động đầu tư vào Lào thiếu tổ chức, thiếu định hướng, tự phát từ các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý để triển khai dự án Một số nhà đầu tư chưa chú trọng đến việc nghiên cứu để nắm được đầy đủ các qui định, luật pháp, cập nhật các thay đổi trong chính sách của Lào cũng như tình hình kinh tế, xã hội của Lào để có các điều chỉnh kịp thời… Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ, định hướng cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp còn rời rạc, thiếu liên kết. Các kiến nghị của doanh nghiệp đôi khi chưa chuyển được tới các cơ quan đầu mối cần thiết để tổ chức xử lý một cách kịp thời và ít có thông tin phản hồi lại cho doanh nghiệp. Trong định hướng chiến lược phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào, vấn đề thúc đẩy, tăng cường hoạt động đầu tư của các Doanh nghiệp Việt Nam vào Lào là lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa hai nước trong giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu đưa Việt Nam vươn lên đứng đầu các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Lào. Theo đó, tổng giá trị đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào đạt mức 5 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020. Như vậy, Việt Nam cần phải làm gì trong giai đoạn hiện nay và sắp tới để nâng cao thế và lực cho mình, làm như thế nào để có thể nắm bắt và biến cơ hội thành hành động hiệu quả? Ngay lúc này, nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có định hướng chiến lược rõ ràng về đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào với những giải pháp thích hợp, nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động này từng bước phát triển và đạt được mục tiêu đã đề ra. Xuất phát từ ý nghĩa và bối cảnh đó, tác giả đã chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào: thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Kết quả tìm hiểu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, tất cả các nghiên cứu đã công bố cho đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về bức tranh toàn cảnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, để đi đến xây dựng định hướng chiến lược và các giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động này, đồng thời dự báo về khả năng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Làm rõ vai trò và lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam nói chung và sang Lào nói riêng; (2) Phân tích những yếu tố của môi trường đầu tư nhằm chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào; (3) Phân tích, đánh giá thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào trong thời gian qua, từ đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; (4) Xây dựng định hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, trong đó có chú trọng nghiên cứu thể chế chính sách tác động đến hoạt động này để xây dựng định hướng chiến lược phát triển. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào được nghiên cứu mang tính tổng quát, không phân tích chi tiết từng ngành cụ thể. Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2000 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn vận dụng phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu mối quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai nước Việt Nam và Lào. - Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp. - Phương pháp so sánh. - Bên cạnh đó, Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây. 5.2. Tư liệu và thông tin để nghiên cứu - Thông tin thứ cấp: Thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài và Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, báo chí, tạp chí chuyên ngành, internet và thông tin của các tổ chức nghiên cứu liên quan. 6. Đóng góp mới của luận văn Một là, luận giải sự cần thiết của việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói chung và sang Lào nói riêng; Hai là, trình bày một bức tranh toàn cảnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào trong hơn 10 năm qua (2000-2010); Ba là, chỉ ra những hạn chế thuộc về chính sách, pháp luật, công tác quản lý nhà nước; và những khó khăn từ phía doanh nghiệp trong việc triển khai FDI sang Lào; Bốn là, đề xuất hệ thống giải pháp (nhóm giải pháp về chiến lược, chính sách của nhà nước và nhóm giải pháp xuất phát từ doanh nghiệp) để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào trong thời gian tới. 7. Bố cục luận văn Kết cấu chính của luận văn gồm 3 chương. Ngoài ra còn có bảng thuật ngữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Cụ thể như sau:  Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào  Chương 2. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào  Chương 3. Các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY DÒNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO 1.1. Một số lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: 1.1.1. Lý thuyết về lợi nhuận cận biên Năm 1960 Mac. Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từ những lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin - Samuaelson về sự vận động vốn. Ông cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với trước khi đầu tư. 1.1.2. Lý thuyết về mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp được Akamatsu đưa ra vào những năm 1961 -1962. Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mô hình “đàn nhạn”. Đóng góp đáng kể của mô hình “đàn nhạn” là sự tiếp cận “động” với FDI trong một thời gian dài, gắn với xu hướng và quá trình của sự phát triển, có thể áp dụng để trả lời câu hỏi: vì sao các công ty thực hiện FDI, đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so sánh tương đối giữa các nước dẫn đến sự khác nhau về luồng vào FDI. 1.2. Sự cần thiết và vai trò của đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam sang Lào 1.2.1. Nhu cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Thứ nhất, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp của các nước đang phát triển làm quen và thích nghi dần với thị trường khu vực và thị trường thế giới. Thứ hai, trong thời đại bùng nổ khoa học và CNTT thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những phương pháp ít tốm kém nhất mà các doanh nghiệp các nước đang phát triển có thể áp dụng để tiếp cận với KHCN cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng trong CNTT, một trong những lĩnh vực là chìa khoá then chốt nhất cho sự phát triển và thành công. Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp tìm kiếm và tận dung được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở trong nước, xây dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định với giá cả hợp lý. Thứ tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp mở rộng thị trường xuất khẩu. Thứ năm, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được hàng rào thương mại. Thứ sáu, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp các doanh nghiệp sản sẻ rủi ro trong đầu tư và trong kinh doanh. Thứ bảy, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh, điểm mạnh của các sản phẩm doanh nghiệp, đặc biệt là những sản phẩm truyển thống, sản phẩm riêng có của quốc gia. 1.2.2. Nhu cầu đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào Một là, Việt Nam và CHDCND Lào là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ hữu nghị đặt biệt lâu đời, điều kiện địa lý tự nhiên và quan hệ hữu nghị giữa hai nước rất thuận lợi cho việc hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại và và đầu tư của hai nước. Hai là, Lào là đất nước phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam khi mới bắt đầu đầu tư ra nước ngoài. Ba là, Việt Nam và CHDCND Lào đã thực hiện ký kết nhiều Hiệp định và thỏa thuận hợp tác, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư vào Lào. Bốn là, Việt Nam cần phải đẩy mạnh các hoạt động đầu tư sang Lào một cách toàn diện nhằm khẳng định và nâng cao vị thế cạnh tranh với các nước khác có đầu tư vào Lào. 1.2.3. Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào Lào đứng thứ nhất trong tổng số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 3 trong tổng số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Lào. * Đối với Lào: - Giúp duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Góp phần hình thành một số ngành kinh tế quan trọng của Lào: năng lượng, điện lực, thủ công nghiệp, khoáng sản, dệt may, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm - Tạo ra nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách nhà nước Lào. - Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Lào, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, ổn định và ngày càng nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân Lào. * Đối với Việt Nam: - Giúp nền kinh tế Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đa dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu. - Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có thêm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu… phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước. - Giúp củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. - Giúp doanh nghiệp Việt Nam dần làm quen, tích luỹ kinh nghiệm trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; tạo đà cho việc đầu tư sang các nước khác. - Khai thác tốt lợi thế so sánh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam san sẻ rủi ro khi môi trường kinh doanh trong nước không thuận lợi. - Đầu tư ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền kinh tế trong nước theo hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế. 1.3. Những yếu tố tác động tới đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam sang Lào 1.3.1. Yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý: - Nguồn tài nguyên rừng đa dạng, hứa hẹn nguồn nguyên liệu lâm sản rẻ và phong phú; bên cạnh đó tạo cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam khi mà nhu cầu điện trong nước ngày càng gia tăng mà nguồn cung cấp lại thiếu hụt. - Trữ lượng tài nguyên khoáng sản của Lào tương đối lớn, chất lượng tốt, trong đó có nhiều loại là nguyên liệu cơ bản dùng trong công nghiệp luyện kim và hoá chất như: thiếc, sắt, vàng, bôxit 1.3.2. Yếu tố chính trị - xã hội: Có thể nói, điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội Lào với nhiều đặc điểm gần gũi với Việt Nam sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đầu tư sang Lào. Doanh nghiệp Việt Nam có thể cảm nhận thấy đầu tư sang Lào như là “đầu tư tại chính Việt Nam” vậy. 1.3.3. Yếu tố kinh tế vĩ mô: - Quy mô nền kinh tế Lào nhỏ nhưng đang tăng trưởng với tốc độ rất cao; Đồng Kip lên giá khi dòng vốn nước ngoài vào mạnh - FDI đang tăng mạnh, chiếm khoảng 10% GDP; Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc là những quốc gia đang đầu tư rất mạnh vào Lào. Đặc biệt, Trung Quốc đang nhắm vào mảng khai thác tài nguyên khoáng sản, rừng, đất đai và phát triển các khu công nghiệp và đô thị gần biên giới Lào-Trung Quốc. - Ngoại thương tăng trưởng nhanh, đối tác thương mại chính là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Lạm phát khá ổn định và tiềm năng ngành ngân hàng còn lớn. Thâm hụt ngân sách vẫn ở mức an toàn nhưng nợ nước ngoài ở mức cao. Hiện tại, ngân sách chính phủ Lào vẫn phụ thuộc khá lớn vào các khoản viện trợ của nước ngoài. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này ngày càng giảm đi cùng với sự cải thiện về kinh tế. Nợ nước ngoài quốc gia của Lào hiện khoảng 90% GNI, trong đó hơn 90% là các khoản nợ dài hạn từ vay vốn ODA. Tỷ lệ nợ trên là rất cao, nhưng rủi ro cũng không quá lớn do phần lớn các khoản vay là vốn ưu đãi dùng đầu tư cơ sở hạ tầng. 1.3.4. Khoa học công nghệ và nguồn nhân lực: Dân số Lào khoảng hơn 6 triệu người thì có khoảng 3,65 triệu người thuộc lực lượng lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Lào còn rất thấp, nguồn lao động tại chỗ của Lào còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. 1.3.5. Pháp lý và quản lý hành chính: Nhìn chung, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. 1.3.6. Yếu tố cạnh tranh từ các quốc gia khác có đầu tư vào Lào Lào là quốc gia mà nhiều nước láng giềng quan tâm, mong muốn tạo ảnh hưởng thông qua các hoạt động về kinh tế. Trong đó có thể kể đến 2 quốc gia là Trung Quốc và Thái Lan, hoạt động của các doanh nghiệp hai nước này khá mạnh và hiệu quả trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm các dự án đầu tư sản xuất tại Lào của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, cho nên ở nhiều vùng trên đất nước Lào, hầu như không có dự án nào của Việt Nam được triển khai. 1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc đầu tƣ vào Lào 1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào 1.4.1.1. Thái Lan Một vấn đề có tính quyết định trong việc đưa Thái Lan trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào là đầu tư chiếm lĩnh thị trường Lào với nhịp độ tăng tốc nhằm chiếm chỗ và giữ chỗ. Trên thực tế, có nhiều dự án, công trình chưa có lãi, công trình làm ra chưa sử dụng hết công suất nhưng họ vẫn làm để chiếm chỗ cho sau này khi địa bàn đầu tư và tài nguyên ở trong nước họ đã cạn. Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hầu hết là các công ty tư nhân đầu tư vào CHDCND Lào. 1.4.1.1. Trung Quốc - Nhà nước Trung Quốc đã rất chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quan hệ đầu tư, xây dựng được hệ thống pháp luật đảm bảo để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty, xí nghiệp đầu tư của Trung Quốc ở CHDCND Lào; Mở rộng chính sách thẩm định phê chuẩn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào, đơn giản hóa trình tự thẩm định; Thực hiện cải cách ngành quản lý ngoại hối, hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc vào CHDCND Lào; Hoàn thiện chính sách và chế độ quản lý đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động; đồng thời luôn dành sự ưu đãi đặc biệt về vốn, giúp các doanh nghiệp giữ vững vị trí cạnh tranh với các nhà đầu tư khác trên thị trường Lào. Thứ hai, Chính phủ cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), thực hiện ưu đãi về thuế đối với hoạt động R&D, nhất là các hoạt động R&D cho các doanh nghiệp. Thứ ba, Chính phủ cần chú trọng khâu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khâu đào tạo người lao động. Mặt khác, chính phủ cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực tham gia lao động tại Lào. Thứ tư, Chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Thứ năm, tự thân các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững ở thị trường Lào cũng cần không ngừng vận động, củng cố, tăng cường nâng cao sức mạnh tài chính, trình độ khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO 2.1. Thực trạng dòng vốn đầu tƣ của Việt Nam sang Lào: 2.1.1. Về quy mô đầu tư Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2012, Việt Nam có 214 dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Lào còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 3,45 tỷ USD. Năm 2011, Việt Nam có 15 dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 477,4 triệu USD, tương đương năm 2010, đứng vị trí thứ 2 trong tổng số 19 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2011; trong 6 tháng đầu năm 2012, phía Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án đầu tư tại Lào, với tổng vốn đầu tư khoảng 42,1 triệu USD. 2.1.2. Về tình hình đầu tư theo vùng Miền Nam Lào là vùng nhận được số dự án đầu tư của Việt Nam lớn nhất chiếm tới 40% số dự án. Các dự án chủ yếu tại khu vực này là trồng, chế biến cao su, thuỷ điện. Tiếp theo là Trung Lào với 34% tổng số dự án, chủ yếu vào các ngành khoáng sản. Viênchăn cũng chiếm khối lượng dự án đáng kể 16% chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng, chế biến thực phẩm, dịch vụ…Khu vực có số dự án thấp nhất là miền Bắc Lào với 10% số dự án vào một số lĩnh vực như: kinh doanh siêu thị, khai thác khoáng sản. 2.1.3. Về hình thức đầu tư Hình thức 100% vốn Việt Nam đứng đầu về tổng vốn đầu tư sang Lào. Hình thức này có số dự án thấp nhất nhưng lại chiếm tỉ lệ vốn đầu tư cao nhất lên tới 87,85% tổng vốn đầu tư sang Lào, và chiếm 88,2% tổng vốn đầu tư của hình thức này ra nước ngoài. Hình thức 100% vốn Việt Nam chủ yếu được đầu tư vào các ngành công nghiệp. Hình thức liên doanh xếp thứ hai với 10,93% tổng vốn đầu tư nhưng lại đứng đầu về tổng số dự án. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm khối lượng vốn đầu tư khá khiêm tốn chỉ có 1% so với các hình thức khác và chiếm 2,89% vốn của hình thức này đầu tư ra nước ngoài. 2.1.4. Về lĩnh vực đầu tư Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào đã được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế xã hội trọng yếu, trong đó, năng lượng, khai khoáng, nông - lâm nghiệp (trồng cây cao su), dịch vụ là những lĩnh vực thu hút nhiều dự án cũng như vốn đầu tư. Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào Lào các lĩnh vực: dầu khí, hàng không, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng, bất động sản… 2.2. Đánh giá tình hình đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam sang Lào 2.2.1. Thành công Nhìn chung, các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào đều có ý nghĩa trong giải quyết công ăn việc làm cho cả nhân dân Lào và Việt Nam. Trong mỗi dự án các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển lao động của mình sang làm việc tại Lào, đặc biệt là các dự án lớn, đòi hỏi nhiều nhân lực như: trồng, chế biến cao su, chế biến gỗ, xây dựng nhà máy thuỷ điện Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào cũng đóng góp lớn trong việc duy trì mối quan hệ đối ngoại, hợp tác đặc biệt giữa hai quốc gia, tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam tại Lào, tranh thủ sự ủng hộ của Lào trên trường quốc tế. Một số các dự án đầu tư của các địa phương giáp ranh hai nước cũng tạo góp phần củng cố an ninh trật tự vùng biên, đảm bảo ổn định chính trị trong nước, tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào trong nước, phát triển kinh tế đồng thời cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ phát triển kinh tế vùng biên. Tóm lại, đầu tư của Việt Nam sang Lào đã tạo ra một luồng sinh khí mới, năng lực mới cho nền kinh tế hai nước, đưa sản phẩm của hai nước hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới, tạo cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác trên nhiều mặt giữa hai quốc gia. 2.2.2. Hạn chế 2.2.2.1. Ở tầm vĩ mô - Thể chế chính sách chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với thực tế, tác động đến sự phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa mạnh, thậm chí còn gây trở ngại cho hoạt động đầu tư. - Quản lý khâu tiền đầu tư chưa hợp lý và phức tạp. - Công tác thẩm định cấp phép đầu tư kéo dài, công tác quản lý dự án đầu tư còn nhiều hạn chế. - Quản lý khâu triển khai và kết thúc dự án đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo. - Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư cụ thể sang Lào. Hoạt động đầu tư hiện nay của Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các doanh nghiệp. - Các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng. - Công tác xúc tiến đầu tư sang Lào chưa được quan tâm đúng mức. 2.2.2.2 Về phía các doanh nghiệp đầu tư Việt Nam - Năng lực cạnh tranh yếu. - Triển khai dự án chậm. - Số lượng các ngân hàng trong nước sang Lào để lập doanh nghiệp hoặc lập chi nhánh còn ít khiến các nhà đầu tư của Việt Nam gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án. - Các doanh nghiệp đầu tư Việt Nam thiếu tính liên kết với nhau. - Nhiều nhà đầu tư ra nước ngoài không thực hiện báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài. CHƢƠNG 3.CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO 3.1. Bối cảnh quốc tế tác động tới đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam sang Lào Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào thời điểm này là rất lớn, đặc biệt là ở những thị trường còn khá hoang sơ như Lào, Campuchia, châu Phi… Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng mạnh mẽ từ các nước đang phát triển hiện nay sẽ làm cho sự cạnh tranh ở thị trường nước tiếp nhận trở nên gay gắt hơn rất nhiều. Chắc chắn trong thời gian tới, Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ những nước đang phát triển khác khi đầu tư sang Lào. Bối cảnh quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào trong thời gian qua và dự đoán trong nhiều năm tới là sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và [...]... tiếp của Việt Nam sang Lào Tác giả cũng đã trình bày tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; sự cần thiết và vai trò của đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào Đồng thời nêu bật được những yếu tố tác động tới đẩu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào; Hai là, Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào, ... tiêu đưa Việt Nam vươn lên đứng đầu các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Lào trong giai đoạn 2011-2020 Theo đó, tổng giá trị đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào đạt mức 5 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020 Định hướng chiến lược quan hệ hợp tác đầu tư với Lào (1) Về hoạt động đầu tư: - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được Chính phủ Lào cấp phép đầu tư; tập trung vào các... ngoặt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào Lào , Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 10, Tr 43-48 5 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Đề án “Đề xuất định hướng chiến lược xúc tiến thương mại, đầu tư vào Lào , Tài liệu nội bộ, Hà Nội 6 Nguyễn Văn Hà (2009), “Thương mại và đầu tư trong tam giác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào - Campuchia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 11,... nghiệm cho Việt Nam; Ba là, Luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, từ đó nêu rõ có những thành công xét trên phương diện pháp luật, chính sách và công tác quản lý nhà nước; những đóng góp cho kinh tế - xã hội của cả Việt Nam và Lào cũng như tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào; nâng cao nội lực của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam có... Quốc, Việt Nam cũng cần phải có một chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài riêng mình, trong đó cần xây dựng một chiến lược riêng đối với việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp sang Lào 3.2 Định hƣớng chiến lƣợc quan hệ hợp tác đầu tƣ với Lào 3.2.1.Quan điểm về định hướng chiến lược trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Thứ nhất, coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam Thứ... References 1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài (2012), Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Hà Nội 2 Phạm Khắc Duyên (1999), Những nội dung kinh tế - tài chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội 3 Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (2008), “Hệ thống văn bản pháp quy đầu tư vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào , Nxb Thống kê, Hà... CHXNCN Việt Nam (2005), Luật Đầu tư, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội 14 Tạp chí Đầu tư nước ngoài (FIR) và Viện Tư vấn phát triển (CODE) (2008), “Tình hình đầu tư phát triển cây cao su của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào , Hà Nội 15 Nguyễn Văn Thắng (2010), “Vai trò của Chính phủ Thái Lan, Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào – Bài học cho Việt. .. quốc gia thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam; Sáu là, trên cơ sở 6 quan điểm đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, phân tích bối cảnh quốc tế tác động tới đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, các quan điểm về hợp tác đầu tư với Lào, mục tiêu quan hệ, quy mô mối quan hệ, luận văn đã nêu ra các định hướng chiến lược quan hệ hợp tác đầu tư với Lào với hai... phận của nền kinh tế Việt Nam Thứ hai, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải song hành cùng với việc thu hút đầu tư trực tiếp vào trong nước Thứ tư, quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng là quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ Thứ năm, đầu tư ra nước ngoài phải có hiệu quả để góp phần... Lào trong thời gian tới gồm: Mì ăn liền, Sản phẩm nhựa, Tân dược và thiết bị y tế, Chất tẩy rửa và mỹ phẩm, Hàng dệt may và giày dép, Sản phẩm cao su, máy móc thiết bị sản xuất 3.3 Các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam sang Lào 3.3.1 Nhóm giải pháp về chiến lược và chính sách của nhà nước Một, xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư . trường đầu tư nhằm chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào; (3) Phân tích, đánh giá thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào trong. chiến lược và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào. Keywords: Đầu tư trực tiếp; Việt Nam; Kinh tế quốc tế; Đầu tư; Lào Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính. khảo và phần phụ lục. Cụ thể như sau:  Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào  Chương 2. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan