Bảo hiểm tiền gửi việt nam trong điều kiện việt nam hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và một số khuyến nghị

9 365 3
Bảo hiểm tiền gửi việt nam trong điều kiện việt nam hội nhập kinh tế quốc tế   thực trạng và một số khuyến nghị

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế - Thực trạng và một số khuyến nghị Hoàng Thị Hồng Quyên Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số 60 31 07 Người hướng dẫn: TS.Vũ Đức Thanh Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Khái quát các vấn đề cơ bản về bảo hiểm tiền gửi (BHTG), các kinh nghiệm hoạt động tổ chức BHTG thế giới; Làm rõ vai trò của tổ chức BHTG trong việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, đặc biệt trong mối tương quan với hội nhập kinh tế quốc tế. Khảo sát mô hình, nghiên cứu thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN). Đánh giá, làm rõ những thành công và hạn chế của BHTGVN trong quá trình hoạt động. Đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động của BHTGVN phù hợp với điều kiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế. Keywords. Kinh tế quốc tế; Bảo hiểm tiền gửi; Hội nhập kinh tế; Hệ thống tài chính. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, một trong những nội dung quan trọng là mở cửa hội nhập hệ thống tài chính ngân hàng. Cải cách được thực hiện theo nguyên tắc giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh tài chính ngân hàng, đồng thời mở cửa hệ thống tài chính ngân hàng, tăng cường đầu tư hợp tác với bên ngoài trong lĩnh vực này. Trong quá trình đó, dưới sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đã được thành lập vào năm 2000. Khi thành lập, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đã được giao các chức năng: thu phí bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tài chính, chi trả tiền gửi được bảo hiểm, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ tài chính. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì không tránh khỏi những hạn chế, Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh, từ phạm vi hoạt động nghiệp vụ bị giới hạn, chưa đáp ứng được thông lệ quốc tế tốt nhất, năng lực tài chính hạn chế, nhận thức của công chúng về hoạt động bảo hiểm tiền gửi chưa cao, Trên thực tế, có nhiều người gửi tiền được Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam bảo vệ, nhưng chưa biết đến sự tồn tại và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Thêm vào đó, năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các vấn đề tài chính, rủi ro tài chính không còn chỉ là vấn đề mang tính quốc gia nữa mà nó còn lan rộng tầm khu vực và thế giới đòi hỏi BHTG Việt Nam cần có những bước đi đúng đắn góp phần ổn định nền tài chính quốc gia hơn trong bổi cảnh hội nhập sâu và rộng. Trước những tồn tại đã nêu ở trên, để đối phó với bối cảnh mới, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cải cách nhằm: i) Mục tiêu bảo vệ người gửi tiền, ii) góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh hệ thống tài chính ngân hàng, iii) tuân thủ thông lệ quốc tế về BHTG. Quan tâm tới các vấn đề như trên, đề tài “Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và một số khuyến nghị” được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu cho luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài * Nghiên cứu ngoài nước: - Đề tài nghiên cứu: “ Cross – border Banking: Challenges for Deposit insurance and financial stability in the European Union” – “ Hoạt động ngân hàng xuyên biên giới: những thách thức cho Bảo hiểm tiền gửi và Ổn định tài chính đối với Thị trường chung Châu Âu” của Tác giả Robert A.Eisenbeis và George G.Kaufman thuộc Ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta, tháng 10 năm 2006. Trong đề tài này, hai ông tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động ngân hàng xuyên biên giới đối với sự ổn định tài chính quốc gia cũng như sự ổn định của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Qua đó, đề xuất các quy định đối với hoạt động ngân hàng xuyên biên giới mà hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Châu Âu nên đưa ra nhằm không chỉ thúc đẩy sự cạnh tranh và hoạt động hiệu quả của thị trường trong thời kỳ kinh tế ổn định, mà còn góp phần tối thiểu hóa chi phí khi xảy ra đổ vỡ. Bên cạnh đó, đề tài cũng đặt ra vấn đề cụ thể đối với hệ thống BHTG trong việc giám sát các tổ chức tài chính đa quốc gia. Dựa trên những phân tích của A.Eisenbeis và G.Kaufman, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm giám sát và xử lý các hoạt động ngân hàng xuyên biên giới của tổ chức BHTG, đề xuất áp dụng vào thực tiễn hệ thống BHTGVN nhằm phát huy vai trò của BHTGVN trong việc ngăn ngừa rủi ro đối với hệ thống tài chính do quá trình HNKTQT mang lại. - Báo cáo chuyên đề “Thematic review on deposit insurance systems” – “Báo cáo chuyên đề về các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi” của tập thể tác giả Ủy Ban ổn định tài chính (FSB) tháng 2, năm 2012. Trong báo cáo, nhóm tác giả đánh giá những kết quả đạt được từ cuộc cải cách pháp lý của hệ thống BHTG các nước trên thế giới trên cơ sở đối chiếu với Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả do Hiệp hội BHTG quốc tế - IADI phát hành, rút ra bài học từ những cuộc cải cách hiệu quả để đối phó với khủng hoảng. Báo cáo là một tài liệu tham khảo quý báu đối với hệ thống BHTG các nước đi sau về những tiêu chuẩn quốc tế trong việc phát triển hệ thống BHTG góp phần ngăn ngừa khủng hoảng. Nghiên cứu các kết luận Báo cáo đưa ra, căn cứ vào tình hình thực tiễn Việt Nam, tác giả đề xuất giải pháp thiết kế mô hình tổ chức BHTG tối ưu để ngăn ngừa khủng hoảng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. - Công trình nghiên cứu “Recent reforms of Deposit Insurance System in the United states: reasons, results, and Recommendation for the European Union” – “ Những cải cách hiện hành của hệ thống BHTG Mỹ: Nguyên nhân, kết quả và Khuyến nghị cho Thị trường chung Châu Âu” của tác giả Konzad Szelag, Ngân hàng trung ương Ba Lan, tháng 5, năm 2009. Công trình này nghiên cứu nguyên nhân và kết quả của cuộc cải cách toàn diện hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Mỹ qua hai lần khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2005 và 2008, qua đó đưa ra các khuyến nghị đối với hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Châu Âu. Từ nghiên cứu kinh nghiệm chính sách của BHTG Mỹ trước và trong khủng hoảng, tác giả đề xuất áp dụng các chính sách phù hợp vào thực tiễn Việt Nam. - Đề tài : “New Deposit Insurance system in East Asia” – “ Hệ thống BHTG mới tại Đông Á” của tác giả David K.Walker, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo, Ngân hàng Trung ương các nước Đông Nam Á, năm 2006. Đề tài nghiên cứu đặc điểm của các hệ thống BHTG đã được thành lập hoặc đang được xây dựng tại các nước Châu Á như Nhật Bản, Phillipine, Việt Nam, Thái Lan, so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa các cơ chế BHTG, rút ra thông lệ tốt mà BHTG mà một số nước đã thực hiện, đồng thời đề xuất các khuyến nghị để xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả. Kế thừa những phân tích của đề tài về Việt Nam, cùng với việc tiếp thu các khuyến nghị xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả trong đề tài của K.Walker, tác giả tiếp tục phân tích chuyên sâu về hệ thống BHTGVN trong điều kiện mới – Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế và tài chính với các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp. * Một số nghiên cứu trong nước: Luận văn thạc sỹ “ Giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Vân Anh tại Học viện Tài chính, năm 2010. Luận văn nghiên cứu tổng quan và kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm tiền gửi; đánh giá các kết quả đạt được cũng như hạn chế từ phân tích thực trạng hoạt động BHTG ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích nguyên nhân của các hạn chế để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế BHTG ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đề cập tới nghiệp vụ BHTG nói chung, chưa đi sâu phân tích mức độ tác động cũng như những biện pháp mà BHTGVN cần thực hiện khi thị trường tài chính Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Các hạn chế này đã được khắc phục trong đề tài “Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và một số khuyến nghị” của tác giả. - Tài liệu: “Bảo hiểm tiền gửi với Viện nghiên cứu lập pháp” của Trung tâm thông tin khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp, tháng 11 năm 2009 nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế BHTG hiệu quả, đồng thời khái quát các đặc điểm chính của hệ thống BHTGVN. Tuy nhiên, tài liệu mới chỉ hệ thống hóa lại kinh nghiệm quốc tế về cơ chế BHTG hiệu quả, chưa đưa ra giải pháp cụ thể đối với việc phát triển hệ thống BHTG tại Việt Nam. Trên cơ sở thông tin cung cấp của đề tài, tác giả nghiên cứu sâu hơn hệ thống BHTGVN và đưa ra khuyến nghị để xây dựng một hệ thống BHTGVN hiệu quả. - Đề tài nghiên cứu “Hệ thống BHTG trong tái cấu trúc hệ thống tài chính sau khủng hoảng và ứng dụng đối với Việt Nam” do Th.s Phan Thị Thanh Bình và cộng sự thực hiện năm 2010. Đề tài nghiên cứu thực tiễn hệ thống tài chính và hệ thống BHTG trên thế giới qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008, kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc hệ thống tài chính và BHTG sau khủng hoảng. Đây là một đề tài mang tầm vĩ mô, nghiên cứu tổng quan hệ thống tài chính , mà trong đó BHTG là một nhân tố quan trọng, từ đó khuyến nghị các giải pháp điều hành chính sách nói chung nhằm ổn định hệ thống tài chính trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mà không đi sâu vào lĩnh vực BHTG cụ thể với các nghiệp vụ hoạt động của nó. Trong khuôn khổ luận văn của mình, tác giả tham khảo Đề tài với để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ, vị trí của BHTG trong hệ thống tài chính quốc gia, từ đó nghiên cứu cụ thể định hướng BHTGVN và đề ra giải pháp nhằm phát triển Hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả trong điều kiện thị trường tài chính hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: - Vận dụng lý luận về BHTG và kinh nghiệm quốc tế về BHTG vào việc phân tích và đánh giá những kết quả tích cực và hạn chế, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Hệ thống BHTG tại Việt Nam từ đó đưa ra những khuyến nghị hợp lý nhằm giải quyết các mặt hạn chế của hoạt động BHTGVN trong điều kiện . Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát các vấn đề cơ bản về bảo hiểm tiền gửi, các kinh nghiệm hoạt động tổ chức BHTG thế giới; - Làm rõ vai trò của tổ chức BHTG trong việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, đặc biệt trong mối tương quan với hội nhập kinh tế quốc tế. - Khảo sát mô hình, nghiên cứu thực trạng hoạt động của BHTGVN - Đánh giá, làm rõ những thành công và hạn chế của BHTGVN trong quá trình hoạt động - Đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động của BHTGVN phù hợp với điều kiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hệ thống BHTGVN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế  Phạm vị nghiên cứu: Về mặt lý luận: Luận văn đi từ việc nghiên cứu tổng quan về bảo hiểm tiền gửi, nhiệm vụ, phạm vi và mô hình các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới tới mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và hệ thống BHTG, để từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển mô hình BHTG Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích thực trạng hoạt động của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam từ năm 2007- khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO- và định hướng cho những năm tới. 5. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc thực hiện luận văn là: phương pháp thống kê - phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp duy vật biện chứng, vận dụng mô hình SWOT. Căn cứ thực tiễn phát triển các mô hình hệ thống BHTG trên thế giới, bao gồm nhiều hệ thống khác nhau với đặc thù hoạt động khác nhau cũng được phân tích, sử dụng làm cơ sở so sánh từ đó đưa ra đề xuất phù hợp. 6. Những đóng góp mới của luận văn Đóng góp mới của luận văn là phát triển tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam dưới góc độ nghiên cứu những tác động của quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế tới thị trường tài chính nói chung và hệ thống BHTGVN nói riêng, những đóng góp mới của luận văn cụ thể như sau: (i) Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới trong mối tương quan với hội nhập kinh tế quốc tế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển hệ thống BHTG tại Việt nam; (ii) Thực hiện những phân tích và đánh giá một cách toàn diện thực trạng phát triển hệ thống BHTGVN dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2007 đến nay; (3) Đề xuất một số định hướng phát triển cơ bản và giải pháp nhằm cải cách tổ chức BHTGVN trở thành một tổ chức tiên tiến trên thế giới, thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay 7. Cấu trúc của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được cấu trúc thành 03 chương: Chương 1: Tổng quan về hệ thống bảo hiểm tiền gửi trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng Hệ thống bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam từ năm 2007 tới nay Chương 3: Định hướng và một số khuyến nghị hoàn thiện mô hình BHTGVN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1- Lê Thị Vân Anh (2010) Giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam, luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện tài chính. 2- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2007), Chiến lược phát triển BHTGVN giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020 3- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2007), Dự thảo Đề án nghiên cứu hệ thống phí theo mức độ rủi ro Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 4- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2007), Dự thảo Đề án tiếp nhận xử lý các tổ chức tham gia BHTG 5- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2007), Báo cáo thường niên năm 2006 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 6- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2008), Báo cáo thường niên năm 2007 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 7- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2009), Báo cáo thường niên năm 2008 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 8- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2010), Báo cáo thường niên năm 2009 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 9- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên năm 2010 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 10- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2006-2008), các bài trình bày của Ban lãnh đạo BHTGVN, chương trình đào tạo nội bộ, kế hoạch công tác của các Phòng, Ban 11- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2010) Báo cáo :“Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả - Đề xuất phương pháp đánh giá tuân thủ”. 12- Phan Thị Thanh Bình và Cộng sự (2010), Đề tài nghiên cứu " Hệ thống BHTG trong tái cấu trúc hệ thống tài chính sau khủng hoảng và ứng dụng đối với Việt Nam” 13- Th.s Nguyễn Thị Thanh Hòa (2013), tác giả Bài báo “Hoàn thiện hành lang pháp lý cho bảo hiểm tiền gửi” đăng trên tạp chí tài chính, số 10. 14- Nguyễn Ngọc Tuấn (2011), Bài báo “Khủng hoảng tài chính và vai trò của Bảo hiểm tiền gửi” tạp chí Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. 15- Viện Nghiên cứu lập pháp (2009) Tài liệu nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế về BHTG” Tiếng Anh 1- APEC policy dialogues (2007), National Financial Safety Net, Workshop Materials 2- Asli Demirgu-Kunt, Edward Kane and Luc Laeven “Deposit Insurance around the world – issues of Design and Implementation”, The MIT Press, Cambridge, Massachusetts, London, England. 3. Deposit Insurers, ,Annual Report (2007): KDIC, CDIC Taiwan, CDIC Canada, FDIC, IDIC, PIDM 4. David K.Walker PDIC Occasional Paper (2006), New Deposit Insurance systems in East Asia. 5. David K.Walker PDIC Occasional Paper (2007), Deposit Insurance in selected asian countries: Before and After the financial crisis by David K.Walker 6. Executive Training Program (2008), Resolutions Management and Best Practices, International Deposit Insurers Association 7. Gillian Garcia and Henriette Prast (2003) Depositor and Investor Protection in the EU and the Netherlands: A Brief History, 8. Konzad Szelag, National Bank of Poland (2009) “Recent reforms of Deposit Insurance System in the United states: reasons, results, and Recommendation for the European Union”, 9. Nikolay Nevousky and Kalina Dimitrova (2003) “Deposit Insurance during EU Accession” William Davidson Institute working paper number 617. 10. Robert A.Eisenbeis and George G. Kaufman (2007) Cross-Border Banking: Challenges for Deposit Insurance and Financial Stability in the European Union, Websites 1- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: http://div.gov.vn/ 2- Bộ Tài chính Việt Nam: http://www.mof.gov.vn/ 3- Bộ công thương Việt Nam: http://www.moit.gov.vn/ 4- Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế: http://www.iadi.org/ . Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế - Thực trạng và một số khuyến nghị Hoàng Thị Hồng Quyên Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. cần thực hiện khi thị trường tài chính Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Các hạn chế này đã được khắc phục trong đề tài Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc. thường niên năm 2006 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 6- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2008), Báo cáo thường niên năm 2007 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 7- Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (2009), Báo cáo

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan