Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

9 478 4
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Kết cấu hạ tầng; Kinh tế nông thôn; Phát triển kinh tế. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, hạ tầng kinh tế nông thôn nói riêng là một trong những chính sách hết sức quan trọng, có tác động mạnh đến sự thành công của phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là những nước có nền kinh tế nông nghiệp như Việt Nam. Phát triển kết cấu HTKTNT tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành, mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Giang mang nhiều nét điển hình về điều kiện tự nhiên, xã hội. Dân cư của huyện sống chủ yếu ở khu vực nông thôn. Muốn KT - XH của huyện phát triển, vấn đề then chốt là phải tập trung phát triển khu vực nông thôn, trong đó phát triển kết cấu HTKTNT giữ vai trò quyết định. Thời gian qua, sự gia tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cùng với việc ban hành các chính sách huy động các nguồn lực đa dạng trong xã hội cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn đã mang lại những kết quả tích cực. Điều đó đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi tình hình KT - XH nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế và nảy sinh không ít bất cập, trong đó đáng chú ý là sự phát triển thiếu quy hoạch và tự phát, chất lượng các công trình được đầu tư xây dựng còn hạn chế, thậm chí thấp kém, nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài, thêm vào đó, công tác quản lý của chính quyền, cơ quan chức năng trong phát triển kết cấu HTKTNT còn nhiều bất cập. Những tồn tại, yếu kém trong phát triển kết cấu HTKTNT là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển chậm, hiệu quả thấp. Thu nhập và đời sống dân cư trong vùng vì thế còn thấp, khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, về đời sống giữa đô thị với nông thôn có xu hướng ngày càng dãn rộng. Những hạn chế, tồn tại trong phát triển kết cấu HTKTNT thời gian qua còn gây nên sự kém hấp dẫn, làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài mỗi khi họ có dự định thực hiện các chương trình dự án đầu tư tại địa bàn. Vì vậy, một vấn đề có ý nghĩa thiết thực, vừa cơ bản, vừa mang tính thời sự cấp bách đối với huyện Yên Dũng ,tỉnh Bắc Giang là phải đẩy mạnh phát triển kết cấu HTKTNT. Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm về thực tiễn của vấn đề này tác giả chọn đề tài: “Phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua, ở trong nước đã có nhiều công trình liên quan đến phát triển kết cấu HTKTNT được in thành sách chuyên khảo giới thiệu với công chúng, đáng chú ý như một số công trình sau: - “Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn [22]. Trong công trình này, các tác giả đưa ra quan niệm về cơ sở hạ tầng nông thôn; phân tích một cách cụ thể vị trí của cơ sở hạ tầng nông thôn đối với quá trình CNH, HĐH, nó được xem như là một trong những nhân tố cơ bản hàng đầu cho sự phát triển của kinh tế đất nước, mà trước hết là kinh tế nông thôn. Trên cơ sở chỉ rõ thực trạng của hệ thống kết cấu HTKTNT, các tác giả đề xuất những định hướng, xác định giải pháp cơ bản cần được thực hiện trong thực tế, trong đó đặc biệt quan tâm đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phù hợp. Cuốn sách thực sự có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định cơ chế, chính sách phát triển kết cấu HTKTNT trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta. - “Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kinh tế các khu dân cư nông thôn” của Nguyễn Minh Tâm [28]. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích đặc điểm quá trình kiến tạo và các yếu tố liên quan đến phát triển hạ tầng kinh tế khu dân cư nông thôn. Đánh giá sự tác động của hạ tầng kinh tế tới phát triển KT - XH, tác giả cho rằng hạ tầng kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ sản xuất nông nghiệp để tự tiêu thụ sang sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Nơi nào cơ sở hạ tầng kinh tế được đầu tư xây dựng tốt thì ở nơi đó các hoạt động kinh tế có điều kiện phát triển, đời sống của người dân được nâng cao. Cuốn sách chỉ rõ các yêu cầu, chỉ tiêu cơ bản trong xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế ở nông thôn. Hướng dẫn quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng như làng xã, hệ thống cấp nước, vệ sinh môi trường. Đồng thời, đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc phát triển hạ tầng kinh tế làng xã. Đây là công trình khoa học trang bị những kiến thức rất cơ bản về quy hoạch xây dựng và quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi làng xã. - “Chương trình đào tạo phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn” của Dương Văn Xanh [37]. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra quan niệm về cơ sở hạ tầng nông thôn, luận giải vai trò quan trọng của nó trong KTTT. Tác giả cho rằng, “Cơ sở hạ tầng là phương tiện để khắc phục những nhược điểm của cơ chế thị trường, góp phần bảo đảm cho phát triển bền vững; việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố không thể thiếu để phát triển đất nước, vùng, ngành, các đơn vị kinh tế nhằm tổ chức phân bổ và sử dụng nguồn lực tự nhiên, KT - XH ở nông thôn một cách hợp lý”. Trên cơ sở đó, cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản trong quản lý phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; kế hoạch hoá và lựa chọn các dự án phát triển; phương pháp phân tích xã hội trong chu trình dự án; những vấn đề kinh tế tài chính, quản lý chất lượng trong xây dựng, khai thác và bảo quản các công trình hạ tầng nông thôn. Đây là công trình có giá trị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là các cán bộ làm công tác phát triển nông nghiệp, về cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả chỉ đi vào làm rõ vấn đề quản lý cơ sơ hạ tầng nông thôn, nhiều nội dung liên quan khác đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn chưa được phân tích sâu, nhất là trong phạm vi ở một huyện cụ thể. Dưới góc độ luận văn, luận án liên quan tới phát triển kết cấu HTKTNT đã được các tác giả thực hiện, có một số công trình, trong đó đáng chú ý như: - “Xây dựng kết cấu hạ tầng thủ đô Hà Nội, định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài” của Phan Mạnh Chính [3]. Ở đây tác giả đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết cấu hạ tầng, đi sâu phân tích thực trạng kết cấu hạ tầng của Hà Nội. Cùng với những kết quả đạt được, tác giả đã chỉ ra những tồn tại cơ bản của việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó nổi nên là việc huy động và sử dụng vốn cho hoạt động này chưa đảm bảo, vừa thiếu lại bị phân tán; đầu tư dàn trải thiếu tập trung; quản lý vốn còn nhiều sơ hở gây ra thất thoát, lãng phí do vậy mà không ít công trình tiến độ xây dựng chậm, chất lượng và hiệu quả hạn chế. Tác giả cũng đã đưa ra định hướng và giải pháp có tính khả thi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của thủ đô Hà Nội. - “Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn Viêt Nam” của Phan Sĩ Mẫn [18]. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về kết cấu hạ tầng, đi sâu phân tích vai trò của xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Trên cơ sở khái quát thực trạng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn những năm đầu đổi mới, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nước ta thời gian tới, trong đó đặc biệt quan tâm đến vai trò quản lý nhà nước từ việc xác định chiến lược, quy hoạch đến ban hành cơ chế chính sách và tổ chức quản lý xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu rộng, chưa đi vào nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể. - “Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Quảng Nam, thực trạng và giải pháp” của Trần Trọng Hùng [12]. Trong đề tài này tác giả đã phân tích, đưa ra quan niệm về kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉ ra vai trò to lớn của nó trong phát triển KT - XH khu vực nông thôn. Theo tác giả, kết cấu hạ tầng nông thôn trực tiếp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm tăng năng xuất chất lượng, hiệu quả sản xuất trên địa bàn, góp phần tích cực trong ổn định và nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng ở Quảng Nam, tác giả đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa đầu tư cho lĩnh vực kinh tế này trên địa bàn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc cân đối vốn đầu tư, tăng cường huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài. Đề tài này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, song phạm vi nghiên cứu chủ yếu là hoạt động đầu tư mà không đề cập một cách toàn diện đến phát triển kết cấu HTKTNT. - “Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn Hải Dương” của Nguyễn Văn Phú [25]. Ở đây tác giả đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết cấu hạ tầng kỹ thuật; chỉ rõ nội dung, tính chất, chức năng, vai trò và sự cần thiết phải phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong nền KT - XH, nhất là với sự nghiệp CNH, HĐH; đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Hải Dương, chỉ ra những thành tựu, hạn chế cùng những nguyên nhân của quá trình đó. Tác giả đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nhanh, đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Hải Dương trong quá trình đẩy manh CNH, HĐH. - “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh trong thời kì đổi mới: thực trạng - kinh nghiệm và giải pháp” của Nguyễn Lương Thành [29]. Trong công trình này, tác giả làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH: đưa ra quan niệm về vốn đầu tư, quan hệ giữa vốn đầu tư với đối tượng đầu tư Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh, tác giả đề xuất các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh đến việc bảo đảm cơ cấu vốn nhà nước, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài, phối hợp giữa vốn ngân sách với tiềm lực trong dân. Đặc biệt, tác giả khẳng định, nâng cao chất lượng quy hoạch kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết cho huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. - “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Thanh Hoá” của Lưu Trọng Sướng [27]. Ở đây tác giả đi vào luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động và sử dụng vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó nhấn mạnh những yếu tố tác động đến quá trình này. Phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong huy động và sử dụng vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản và những kiến nghị nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở Thanh Hoá. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung làm rõ những vấn đề xung quanh việc huy động và sử dụng vốn, những nội dung liên quan khác đến phát triển kết cấu HTKTNT không được tác giả đề cập. Nhìn chung, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến HTKTNT ở trên nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ địa phương, mặc dù đã có những nghiên cứu về phát triển kết cấu HTKTNT ở một số địa phương cấp tỉnh, hiện vẫn còn ít các nghiên cứu ở cấp độ huyện. Cũng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu vấn đề phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Phần tổng quan nghiên cứu cũng cung cấp lý do tác giả quyết định chọn đề tài “Phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài của luận văn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở xem xét những vấn đề lý luận và đánh giá tình hình thực tiễn của việc phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển kết cấu HTKTNT ở một địa phương; - Phân tích thực trạng và chỉ ra những yếu kém và nguyên nhân của chúng trong việc phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua; - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về phát triển kết cấu HTKTNT của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang để tìm ra các giải pháp khắc phục các yếu kém và hạn chế hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn tập trung xem xét thực trạng phát triển kết cấu HTKTNT ở trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thông qua các hạng mục công trình HTKTNT ở địa bàn này. + Về thời gian: Thời gian khảo sát là tình hình phát triển kết cấu HTKTNT ở trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong 4 năm gần đây, tức là từ 2010 đến 2014. + Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn chỉ xem xét các kinh nghiệm của địa phương khác ở cấp tỉnh mà không ở cấp huyện vì điều kiện tài liệu thu thập được gặp nhiều hạn chế 1 ; luận văn không có điều kiện xem xét các kinh nghiệm quốc tế; luận văn chỉ tập trung tìm hiểu các hạn chế, yếu kém của phát triển kết cấu HTKTNT ở trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang chứ không đi sâu bàn đến vai trò và tác động của từng yếu tố cấu phần của kết cấu HTKTNT. 5. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn kết hợp một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học trước, để giải 1 Trừ một trường hợp của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là có nghiên cứu nhưng chưa sâu. quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Luận văn còn áp dụng các phương pháp phỏng vấn chuyên gia và những bên liên quan để thu thập thông tin và số liệu cần thiết cho nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích thực trạng và chỉ ra những yếu kém và nguyên nhân của chúng trong việc phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua; - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu HTKTNT ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3 chương. - Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn - Chương 2: Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang - Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở huyện Yên Dũng Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ph. Ăngghen (1878), “Chống Đuy - Rinh”, C.Mác và Ph.ăngghen Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tr.15 - 450. 2. Bộ Tư lệnh Quân khu 3 (2006), Báo cáo tổng kết 5 năm công tác hậu cần nhân dân- địa phương khu vực phòng thủ 2000 - 2005, Hải Phòng. 3. Phan Mạnh Chính (1993), Xây dựng kết cấu hạ tầng Thủ đô Hà Nội, định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Luận án Phó tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Cục Thống kê Tỉnh Bắc Giang (2012), Niên giám thống kê 2012, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Cục Thống kê Tỉnh Bắc Giang (2013), Niên giám thống kê 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Trần Trọng Hùng (1999), Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Quảng Nam - thực trạng và giải pháp, Luận văn cao học kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 13. Huyện ủy Yên Dũng (2011), 5 chương trình phát triển kinh tế- xã hội trọng tâm,giai đoạn 2011 - 2015, Nhà in Báo Bắc Giang. 14. V.I. Lênin (1905), Hải cảng Lữ thuận thất thủ”, Lênin Toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mat-xcơ-va 1996, tr.186 - 196. 15. V.I. Lênin (1899), “Báo cáo về ngày thứ bảy cộng sản”, Lênin Toàn tập, tập 40, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mat-xcơ-va 1996,tr.38 - 46. 16. C. Mác (1867), “Máy móc và đại công nghiệp”, C.Mác - Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.536 -716. 17. C. Mác - Ph. Ăngghen, V.I.Lênin: Về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.1986. 18. Phan Sĩ Mẫn (1995), Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế học. 19. Hồ Chí Minh (1953), “Công tác cầu đường”, Hồ Chí Minh Toàn tập , tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.86 - 87. 20. Hồ Chí Minh (1953), “Thường thức chính trị”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.201 - 251. 21. Hồ Chí Minh (1967), “Bài nói tại lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.208 - 216. 22. Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Chu Xuân Nam (2004), “Xây dựng GTNT đáp ứng sản xuất nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (3), tr.461 - 462. 24. Nhà xuất bản Sự thật (1963), C. Mac - Ph.Ăngghen - Lênin bàn về giao thông vận tải. 25. Nguyễn Văn Phú (2009), Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện CNH,HĐH trên địa bàn Hải Dương. Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 26. Tô Huy Rứa (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, (794), tr.25 - 32. 27. Lưu Trọng Sướng (2000), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 28. Nguyễn Minh Tâm (2000), Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư nông thôn, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội. 29. Nguyễn Lương Thành (2006), Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới: thực trạng - kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 30. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Từ điển tiếng Việt (1988), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2013, mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển KT - XH năm 2014. 33. Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng (2014), Báo cáo điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Yên Dũng. 34. Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng (2014), Báo cáo kết quả sau hơn 03 năm thực hiện Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị của huyện giai đoạn 2011 - 2015. 35. Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng (2014), Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang” giai đoạn 2010-2014 trên địa bàn huyện. 36. Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng (2014), Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn huyện Yên Dũng. 37. Dương Văn Xanh (2001), Chương trình đào tạo phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. . trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang - Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở huyện Yên Dũng. Keywords. Kết cấu hạ tầng; Kinh tế nông thôn; Phát triển kinh tế. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, hạ tầng kinh tế nông thôn nói riêng. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan