Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở việt nam

5 297 2
Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam Nguyễn Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về trợ giúp xã hội thường xuyên. Làm rõ hơn sự cần thiết của hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam và chỉ rõ các vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Đưa ra một số định hướng và kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động trợ giúp thường xuyên ở Việt Nam. Keywords. Kinh tế chính trị; Trợ giúp xã hội; Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho đất nước nhiều biến đổi sâu sắc: kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem đến nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh và ngày càng phức tạp nhất là sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng. Một bộ phận dân cư rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mà nếu không được sự trợ giúp của xã hội thì sẽ không có khả năng ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng. Để khắc phục điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện các chính sách và biện pháp để bảo vệ hộ gia đình và cá nhân kém may mắn trước các rủi ro giảm sút thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ và chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình nuôi con nhỏ , gọi chung là hệ thống an sinh xã hội. Trong hệ thống an sinh xã hội, hoạt động trợ giúp xã hội là một trụ cột quan trọng, nó tạo nên tấm lưới cuối cùng nhằm bảo vệ sự an toàn cho mọi thành viên khi họ rơi vào tình trạng rủi ro xã hội nêu trên. Từ năm 1946, ngay sau khi thành lập nước, Việt Nam đã thực hiện chính sách an sinh xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống an sinh xã hội nước ta, trong đó có hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đã không ngừng mở rộng góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng đặc biệt khó khăn như: người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, người cao tuổi … Tính đến nay nhà nước đã trợ cấp hàng tháng cho khoảng 1,6 triệu đối tượng đặc biệt khó khăn. Nhờ hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của nhà nước, nhiều người đã thoát khỏi nghèo đói, tránh được rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của nước ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như: còn thiếu tính đồng bộ và đổi mới chậm; độ bao phủ còn thấp; mức trợ giúp hiện hành thấp nên các hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đã chưa thật sự có tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống của các đối tượng xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn và đề xuất định hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên cho những năm tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Vì vậy, vấn đề này đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong số các công trình đã công bố, có thể kể đến một số công trình liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn là: - “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam”, của Mai Ngọc Cường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Cuốn sách đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay trên khía cạnh các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội. Tác giả đã đánh giá chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên hiện hành và đưa ra một số phương hướng giải pháp thực hiện chính sách trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội trong thời gian tới. - “Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội”, của Ngân hàng thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008. Cuốn sách bao gồm nhiều bài nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng chính sách an sinh xã hội. Các tác giả đã cung cấp những cơ sở lý luận và nhiều bài học kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, chưa có khuyến nghị trực tiếp cho Việt Nam trong hoạt động trợ giúp xã hội. - “Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay”, của Trần Thị Nhung, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008. Công trình đã đề cập tới vấn đề trợ giúp xã hội của Nhật Bản cho bà mẹ, trẻ em, người già. Mặc dù, tác giả chưa đề cập đến bài học kinh nghiệm của Nhật Bản nhưng những phân tích của tác giả là cơ sở để chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. -“Hệ thống an sinh xã hội của liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, của Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu châu Âu, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. Nội dung chính của cuốn sách là trình bày 3 mô hình an sinh xã hội của châu Âu, từ đó đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình an sinh xã hội, trong đó trợ giúp xã hội là một trụ cột chính. - “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam”, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 2005. Trong cuốn sách này, các tác giả nêu rõ nhu cầu bảo trợ xã hội của nhóm thiệt thòi: nông dân nghèo, người khuyết tật kể cả người nhiễm HIV/AIDS. - “Đổi mới chính sách và hoàn thiện cơ chế trợ giúp xã hội trong bối cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế”, của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2008. Trên cở sở đánh giá hiện trạng về chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội, đề tài đã đưa ra những định hướng đổi mới về chính sách trợ giúp xã hội trong những năm tới. -“Căn cứ thực tiễn và giải pháp để điều chỉnh mức trợ cấp đối với các đối tượng chính sách xã hội và giám sát thực hiện” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2006. Đề tài này đã đánh giá mức trợ cấp hiện hành và khuyến nghị các giải pháp điều chỉnh. Những công trình trên nhìn chung đã nghiên cứu, luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên trên từng khía cạnh và mức độ khác nhau, giúp tác giả có được những quan điểm, nhận thức chung về vấn đề lý luận và có nhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy vậy, công trình nghiên cứu về vấn đề trợ giúp xã hội thường xuyên một cách hệ thống và toàn diện thì vẫn còn ít, nhất là với tư cách một luận văn thạc sĩ. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về trợ giúp xã hội và đưa ra một số định hướng, giải pháp cho thời gian đến năm 2015. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra những hạn chế trong hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở nước ta hiện nay và tìm ra những giải pháp khắc phục nhằm làm cho hoạt động này đi vào cuộc sống hiệu quả hơn. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên; Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam hiện nay; Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên trong 5 năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động trợ giúp xã hội trong đó tập trung vào hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối tượng gặp phải hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà bản thân và gia đình họ không thể tự lo liệu cuộc sống tối thiểu hàng ngày. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Trợ giúp xã hội thường xuyên có rất nhiều hình thức ở nhiều quốc gia. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của Việt Nam và một số nước như Nhật Bản, Trung quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm. + Về thời gian: nghiên cứu từ 2000 đến nay và một số định hướng cho thời gian đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp cơ bản mà luận văn sử dụng là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp của Kinh tế chính trị Mác-Lênin. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp và lôgic - lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn - Làm rõ hơn sự cần thiết của hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. - Đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam và chỉ rõ các vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất một số giải pháp để hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên có ý nghĩa thiết thực hơn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về trợ giúp xã hội thường xuyên. Chương 2: Thực trạng hoạt động trợ giúp thường xuyên ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động trợ giúp thường xuyên ở Việt Nam References 1. Mai Ngọc Anh (2006), “Nghiên cứu hệ thống chính sách xã hội nông thôn Cộng hòa Liên bang Đức và kiến nghị đối với việc xây dựng hệ thống An sinh xã hội cho nông dân Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và phát triển (số tháng 10 năm 2006). 2. Mai Ngọc Anh(2010), An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Kim Bảo(2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2005) Báo cáo kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005, Hà Nội. 5. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2005), Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Hà Nội. 6. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2006), Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Hà Nội. 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội(2006), Căn cứ thực tiễn và giải pháp để điều chỉnh mức trợ cấp đối với các đối tượng chính sách xã hội và giám sát thực hiện, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 8. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2007), Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Hà Nội. 9. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2008), Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Hà Nội. 10. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2008), Đổi mới chính sách và hoàn thiện cơ chế trợ giúp xã hội trong bối cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 11. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2009), Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 12. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2009), Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Hà Nội. 13. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2009), Bốn mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dựa vào cộng đồng, www.molisa.gov.vn 14. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2009), Cơ sở khoa học để xây dựng luật ưu đãi người có công, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 15. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 16. Mai Ngọc Cường (2008) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Mai Ngọc Cường(2005) Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chính sách xã hội nông thôn: Kinh nghiệm Cộng hoà Liên bang Đức và vận dụng cho Việt Nam, đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội. 18. Mai Ngọc Cường(2005), Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nôi. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Báo cáo chính trị Đại hội X, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Định (2002), “Vấn đề ASXH trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển 2002. 22. Lê Bạch Dương, Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach(2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam. Nxb thế giới, Hà Nội. 23. Đặng Cảnh Khanh (1994), Vấn đề cứu trợ xã hội trong chính sách bảo đảm xã hội ở Việt Nam, Chuyên đề của Đề tài KX.04.05, Hà Nội. 24. Liên hiệp Quốc (1948), Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948. 25. Phạm Xuân Nam(2001), Quản lý sự phát triển xã hội theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Ngân hàng thế giới(2008), Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội. 27. Trần Thị Nhung, (2008), Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay, Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội. 28. Tống Hiểu Ngô, Cải cách bảo hiểm ở Trung Quốc, Nxb Đại học Mai Hoa, bản dịch 29. Quốc hội(2009), Luật người cao tuổi, Hà Nội. 30. Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Đỗ Nhật Tân(1996), Nghiên cứu chính sách xã hội nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Tổng cục thống kê (2000), Dự báo dân số Việt Nam đến 2024, Hà Nội. 32. Từ điển bách khoa Việt nam, tập 1, Hà Nội. 33. Viện Lão khoa (2001), Kết quả điều tra về sức khỏe người cao tuổi, Hà Nội. 34. webside: http://dangcongsan.org.vn; 35. webside: http://vnsocialwork.net, 36. webside : http://moj.gov.vn . tế về trợ giúp xã hội thường xuyên. Chương 2: Thực trạng hoạt động trợ giúp thường xuyên ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động trợ giúp thường xuyên ở Việt Nam . hơn sự cần thiết của hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. - Đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam và chỉ rõ các vấn. về hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên; Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam hiện nay; Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:01

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan