Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở phú thọ

4 403 1
Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ Đỗ Thị Kim Cường Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Phạm Quang Vinh Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quản lý kinh tế; Cải cách thủ tục hành chính; Tiếp công dân; Phú Thọ. Content: 1. Tính cấp thiết của đề tài. Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân sự, chính trị phản ánh tính dân chủ của chế độ chính trị Nhà nước ta - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Thể chế hoá nguyên tắc hiến định, ngày 02 tháng 12 năm 1998, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật Khiếu nại, Tố cáo (được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005). Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như thể chế hoá quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; phát huy quyền dân chủ của công dân. Việc thông qua Luật Khiếu nại, Tố cáo cũng nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Luật Khiếu nại, Tố cáo có phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng, liên quan đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức; đề cập đến nhiều vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và có mối liên hệ với nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Từ khi Luật Khiếu nại, Tố cáo ban hành và có hiệu lực, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, Tố cáo; Nghị định số 62/2002/NĐ-CP, ngày 17 tháng 6 năm 2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2006 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo. Tháng 11 năm 2011, Quốc hội đã thông qua Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và sau đó năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo. Đánh dấu sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực này Luật Tiếp công dân được thông qua vào tháng 11 năm 2013. Việc thực hiện các văn bản pháp luật này trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh từng bước được đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nên đã có những chuyển biến tích cực. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã từng bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Quyền dân chủ của nhân dân trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo không ngừng được phát huy. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhiều vụ việc phức tạp được xem xét, giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp; hiện tượng khiếu tố đông người vẫn có chiều hướng tăng lên, số người trực tiếp đến cơ quan nhà nước ngày càng nhiều; việc phân loại, xử lý đơn của một số cơ quan nhà nước chưa đúng quy định; việc quản lý, thống kê số liệu về đơn khiếu nại, tố cáo còn phân tán, trùng lắp, chưa phản ánh đúng tình hình khiếu tố trong tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc tiếp công dân; nhận, phân loại, xử lý đơn thủ tục hành chính còn rườm rà hoặc trong quá trình thực hiện còn chưa đúng quy định gây phiền hà cho nhân dân cũng như khó khăn cho cơ quan nhà nước khi xem xét. Mặt khác, những quy định về thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân; nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo chưa áp dụng thống nhất ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước CHXHCN (1999), Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội. 2. Chính phủ CHXHCN (2002), Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/2002 về bổ sung Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999, Hà Nội. 3. Chính phủ CHXHCN (2006), Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội. 4. Chính phủ CHXHCN (2005), Nghị định số 41/2005/NĐ-CP, ngày 25/3/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội. 5. Chính phủ CHXHCN (2006), Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội. 6. Chính phủ CHXHCN (2012), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, Hà Nội. 7. Chính phủ CHXHCN (2012), Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo, Hà Nội. 8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật Khiếu nại tố cáo ngày 2/12/1998. 10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004. 11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005. 12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại năm 2011. 13.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật Thanh tra năm 2004. 14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Thanh tra năm 2010. 15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Luật Tố cáo năm 2011. 16. Thanh tra Chính phủ (2011), Thông tư 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 hướng dẫn quy trình tiếp công dân. 17. Thanh tra tỉnh Phú Thọ, Báo cáo công tác thanh tra các năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013. 18. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân. 19. UBND tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 4168/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh. 20. UBND tỉnh Phú Thọ, Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 năm 2008-2011, 2012 và 2013. . Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ Đỗ Thị Kim Cường Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; . Keywords: Quản lý kinh tế; Cải cách thủ tục hành chính; Tiếp công dân; Phú Thọ. Content: 1. Tính cấp thiết của đề tài. Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến. Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân. 19. UBND tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 4168/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân trên địa bàn

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan