Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ninh bình

10 855 7
Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Trần Thị Hồng Nhung Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Chi Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Du lịch; Du lịch sinh thái; Kinh tế chính trị. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch (DL) không những là một hoạt động phổ biến của con người mà còn là một trong những ngành kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội (KT-XH). Quá trình phát triển kinh tế kéo theo đó là quá trình biến đổi môi trường sống làm cho nhu cầu DL của con người cũng thay đổi, con người muốn trở về với thiên nhiên hơn và đó chính là điều kiện hình thành một loại hình DL mới – du lịch sinh thái (DLST). DLST không chỉ là loại hình DL thiên nhiên hấp dẫn mà đó còn là DL có trách nhiệm nhằm hỗ trợ việc bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng và góp phần tích cực vào sự phát triển DL nói riêng và phát triển KT-XH nói chung. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO – World Trade Organization) thì cơ hội hợp tác và phát triển kinh tế cũng như phát triển DL, đặc biệt là DLST ngày càng được mở rộng và nâng lên một tầm cao mới. Tỉnh Ninh Bình nằm trong đồng bằng châu thổ sông Hồng – một trong những khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển DL của Việt Nam. Được thiên nhiên ưu đãi nên đây là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) vô cùng phong phú với rừng, đồi núi, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và hệ sinh thái (HST) đa dạng. Mặc dù quá trình phát triển KT-XH của Ninh Bình nói chung và DL nói riêng trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể nhưng trên thực tế nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có của tỉnh. Xét riêng về DL thì hầu hết các hoạt động DL của tỉnh chỉ dừng lại ở việc khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có mà chưa có sự đầu tư để phát triển bền vững (PTBV). Mặc dù hoạt động DLST bước đầu đã đi vào hoạt động nhưng vẫn mang tính tự phát là chủ yếu. Thêm vào đó, việc tổ chức các hoạt động DLST đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến cảnh quan, môi trường xung quanh. Nguyên nhân của những vấn đề này là do các cấp, các ngành, đơn vị, cá nhân làm DL chưa thật sự hiểu rõ về DLST và những lợi ích mà nó mang lại; bên cạnh đó chưa quan tâm đến việc đầu tư vào DL (cả về cơ sở hạ tầng, nhân lực và kiến thức khoa học); đồng thời còn thiếu quy hoạch, chiến lược phát triển DL nói chung và DLST nói riêng, hoặc nếu có quy hoạch thì quy hoạch chưa đồng bộ, chưa tiến hành khảo sát kỹ lưỡng và toàn diện về TNDL tự nhiên cũng như các điều kiện khác để phát triển DLST trên địa bàn tỉnh. Với những tiềm năng DL phong phú đa dạng của tỉnh Ninh Bình thì việc đầu tư phát triển kinh tế DL đặc biệt là phát triển DLST không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế của tỉnh mà còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, vì vậy vấn đề cần được nghiên cứu là: Phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua được thực hiện như thế nào? Để trả lời cho vấn đề nêu trên, đề tài xem xét các câu hỏi chi tiết sau: - Phát triển DLST của một tỉnh, một địa phương được dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? - Phát triển DLST phải được gắn chặt với phát triển du lịch bền vững như thế nào? - Thực trạng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 5 năm trở lại đây (2008-2012) diễn ra như thế nào? Những thành công đạt được và hạn chế còn tồn tại? Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó? - Ninh Bình cần phải làm gì để thúc đẩy phát triển DLST của tỉnh trong thời gian tới? Để trả lời cho những câu hỏi và vấn đề nghiên cứu nêu trên, đề tài “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Du lịch sinh thái được bắt đầu từ hơn 30 năm trước, khi những người tham gia lĩnh vực bảo tồn, du lịch và các cộng đồng địa phương sống trong hoặc xung quanh các khu vực được bảo tồn nhận thấy mối quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch thiên nhiên, và thấy được cơ hội định hướng một cách bền vững hơn. Mặc dù vậy, DLST vẫn chiếm được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu với một số nghiên cứu nổi bật sau: * Ở ngoài nước: Lindberg, K., Hawkins, D.E. (1993), Ecotourism: A Guide for Planners and Managers Volume 1, The Ecotourism Society, ISBN: 0-9636331-0-4, USA; Lindberg, K., Hawkins, D.E., Wood, M.E., Engeldrum, D. (1998), Ecotourism: A Guide for Planners and Managers Volume 2, The Ecotourism Society, ISBN: 0-9636331-3-9, USA: đây là hai cuốn sách cẩm nang về DLST thông qua việc đưa ra các ví dụ về DLST trên khắp thế giới để minh họa những ví dụ tốt và nhấn mạnh cách thức thực hiện DLST theo đúng nghĩa của nó. Đồng thời, các chương mục còn bao gồm rất nhiều vấn đề quan trọng trong việc phát triển DLST như lập kế hoạch, chuẩn bị các hướng dẫn, tối đa hóa lợi ích kinh tế, quản lý du khách, thiết kế cơ sở hạ tầng ít tác động tới môi trường, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng dân cư. Chính vì vậy mà cuốn sách này đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam vào năm 2000 dưới tên “Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” bao gồm 2 tập do Cục Môi trường Hà Nội xuất bản. Megan Epler Wood (2002), Ecotourism: Principles, Practices & Policies for Sustainability, United Nations Environment Programme, ISBN: 92-807-2064-3, France: Năm 2002 được Liên Hiệp Quốc chọn làm Năm Quốc tế về Du lịch sinh thái, chính vì vậy mà nghiên cứu này được viết để đóng vai trò như là tài liệu hướng dẫn cơ bản cho các Chính phủ và các doanh nghiệp muốn phát triển DLST. Với mục đích như vậy, tài liệu này giới thiệu định nghĩa về DLST, kinh nghiệm phát triển DLST, các nhân tố của DLST thành công và đưa ra các kết luận nhằm đánh giá tổng quan chung về DLST. Kelly S.Bricker, Rosemary Black, Stuart Cottrell (2013), Sustainable Tourism & The Millennium Developmet Goals: Effecting Positive Change, The International Ecotourism Society, ISBN-13: 9781449628239, Jones & Bartlett Learning, USA: cuốn sách này gồm 7 phần với 12 chương và 9 case study trong đó lần lượt giới thiệu về DLST, DL bền vững và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs – Millennium Development Goals) ở phần 1; phần 2 đến phần 6 là vai trò của DLST và DL bền vững trong việc thực hiện từng MDG; còn phần 7 là kết luận. Các tác giả đã thảo luận về vai trò của DL trong việc giải quyết những thách thức và cơ hội cho phát triển bền vững, đồng thời cung cấp các case study, các ví dụ điển hình và những hiểu biết sâu sắc về DL tập trung vào công tác xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ và cải thiện giáo dục, giải quyết bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới đồng thời hỗ trợ công tác bảo tồn và bảo tồn đa dạng sinh vật. Đây là những nguồn tài liệu hết sức phong phú cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về DLST và đặc biệt là các case study nghiên cứu sự phát triển DLST ở nhiều nước trên thế giới. * Ở trong nước: Do DLST mới phát triển ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển DLST. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu, các bài viết hội thảo khoa học, các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành có liên quan tới các vấn đề về phát triển DLST nói chung và phát triển DLST tại các vùng miền nói riêng như: - Đề án “Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 194/2005/GĐ-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2005. Đề án tập trung đánh giá tình hình và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên trong đó có DLST. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ” năm 2008 do PGS.TS Phạm Trung Lương chủ nhiệm đề tài; Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh “Đánh giá tiềm năng DLST trên địa bàn Thừa Thiên Huế” của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế thực hiện năm 2002; hay Đề tài “Nghiên cứu, thử nghiệm một số tour du lịch sinh thái đầm phá dựa vào cộng đồng” do PGS.TS Bùi Thị Tám chủ nhiệm: các đề tài này đã đưa ra các sơ sở khoa học để phát triển DLST tại một số điểm DL cụ thể, đồng thời đánh giá thực trạng phát triển DL tại các khu vực tiến hành nghiên cứu để từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm phát triển DL tại các địa phương hay đưa ra một số mô hình DL cụ thể. - Ngoài ra, các báo cáo nghiên cứu khả thi, các dự án của các địa phương như Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm du lịch phía Nam Thừa Thiên Huế: Cảnh Dương – Lăng Cô – Bạch Mã; Dự án Bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Quy hoạch phát triển du lịch Cửa Tùng – Cửa Việt – Đảo Cồn Cỏ… đã đánh giá tiềm năng sự phát triển DL nói chung và DLST ở một số khu vực và một số địa điểm DL cụ thể nơi diễn ra địa bàn nghiên cứu. Các nghiên cứu trên là những công trình quan trọng, có nhiều đóng góp to lớn trong nghiên cứu tiềm năng, phân tích thực trạng nguồn lực, công tác quản lý và tổ chức hoạt động DLST ở một số điểm tài nguyên và địa phương. Bên cạnh đó, còn có một số công trình khoa học nghiên cứu về DL và phát triển DL ở Ninh Bình như “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 1995-2010”, của Viện nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; Trần Đức Thanh, “Cơ sở khoa học trong việc thành lập các bản đồ phục vụ quy hoạch du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở Ninh Bình)”, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội, 1995 - 170 trang; hay gần đây nhất là Sở VH-TT-DL Ninh Bình (2014), Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình số 1 – 2014, Ninh Bình; Sở VH-TT-DL Ninh Bình (2014), Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình số 2 – 2014, Ninh Bình; và một số công trình khoa học, bài viết khác. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển DLST tại tỉnh Ninh Bình như phát triển DLST theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế của DLST, biện pháp quản lý, tổ chức DLST… vẫn chưa được đi sâu nghiên cứu và đề cập một cách thấu đáo. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vấn đề này với tư cách là một công trình khoa học độc lập nhằm thúc đẩy sự phát triển DLST của tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống, cập nhật về thực trạng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đề tài này không trùng lặp với bất cứ luận văn hoặc đề tài khoa học nào đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST, đi sâu phân tích thực trạng phát triển DLST của tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 2008-2012), đưa ra định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển DLST ở Ninh Bình tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST. - Giới thiệu kinh nghiệm phát triển DLST ở một số địa phương trong nước. - Phân tích thực trạng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008- 2012, đưa ra những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DLST ở Ninh Bình trong thời gian tới đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng và các ban ngành liên quan. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn hoạt động DLST của tỉnh Ninh Bình, luận văn không đi sâu phân tích, nghiên cứu các loại hình DL khác ngoài DLST. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu các hoạt động phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 5 năm gần đây (2008-2012). 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng KT- XH trong trạng thái vận động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau; cho phép phân tích một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu như: thực trạng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, vai trò của DLST đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Ninh Bình. - Phương pháp duy vật lịch sử: Dựa trên các phạm trù khoa học, các khái niệm, quan điểm và sự vận động phát triển của KT-XH để nghiên cứu thực trạng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp SWOT… Tác giả còn kế thừa các công trình nghiên cứu, các số liệu thống kê và các tài liệu liên quan lấy từ Tổng cục Du lịch (TCDL), Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Ninh Bình; Sở Công thương Ninh Bình; Văn phòng Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình…; đồng thời vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng, nhà nước về phát triển DL nói chung và phát triển DLST nói riêng. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST. - Làm rõ thực trạng phát triển DLST ở Ninh Bình giai đoạn 2008-2012. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DLST của Ninh Bình trong thời gian tới. - Làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển DL, đặc biệt phát triển DLST ở tỉnh Ninh Bình và dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản và cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2012. Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Phạm Đức Ánh (2002), “Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.17, Hà Nội. 2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình (2007), Ninh Bình 185 năm lịch sử và phát triển, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 3. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Bình (2012), Kỉ yếu Hội thảo Ninh Bình – 20 năm đổi mới và phát triển, Ninh Bình. 4. Nguyễn Thái Bình (2003), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.64, Hà Nội. 5. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (từ 2008 đến 2012), Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Ninh Bình, Ninh Bình. 8. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 9. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), “Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.17, Hà Nội. 10. Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên (2005), "Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam", Tạp chí Kinh tế phát triển, (4), Hà Nội. 11. Lê Văn Minh (2005), “Đa dạng sinh học với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (11), tr.24, Hà Nội. 12. Phạm Đình Nhân (2001), Di tích và danh thắng Ninh Bình, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội. 13. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch: giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Du lịch, Nxb Đại học Văn hóa, Hà Nội. 14. Nguyễn Mạnh Quỳnh (2012), Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở Ninh Bình đến năm 2020, Đề tài KHCN cấp Tỉnh, Ninh Bình. 15. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2006), Những vấn đề môi trường trong phát triển bền vững ở Ninh Bình, Báo Nhân dân số ra ngày 05 tháng 02 năm 2006. 16. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Sở Du lịch Ninh Bình, (2003) Báo cáo dự án tổ chức tour du lịch sinh thái núi chùa Bái Đính Gia Sinh - Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 18. Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Tóm tắt báo cáo quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch Tràng An, Ninh Bình. 19. Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Thuyết minh quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái, hồ Đoòng Đèn, huyện Yên Mô, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 20. Sở Du lịch Ninh Bình (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Ninh Bình các năm 1995- 2000, 2001- 2005, 2008-2012, Ninh Bình. 21. Sở VH-TT-DL Ninh Bình (2009), Báo cáo tình hình phát triển du lịch, thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình đến năm 2020, Ninh Bình. 22. Sở VH-TT-DL Ninh Bình (2014), Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình số 1 – 2014, Ninh Bình. 23. Sở VH-TT-DL Ninh Bình (2014), Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình số 2 – 2014, Ninh Bình. 24. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), “Du lịch Ninh Bình: phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (382), tr.70, Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Thanh (2005), “Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (11), tr.21, Hà Nội. 26. Nguyễn Xuân Thảo, Lã Đăng Bật (2004), Xây dựng thành phố Hoa Lư, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 27. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 28. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 07 năm 2014 về việc Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. 29. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ninh Bình. 30. Tổng cục Du lịch (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Trò (2004), Ninh Bình theo dòng lịch sử, văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 32. Phạm Từ (2008), “Phát triển du lịch - Nhìn từ góc độ kinh tế và văn" hóa, Tạp chí Cộng sản, (13) (01/2008), Hà Nội. 33. Trương Đình Tưởng (chủ biên) (2004), Địa chí văn hoá dân gian Ninh Bình, Nxb Thế giới, Hà Nội. 34. UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch từ năm 2007 đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Ninh Bình. 35. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, Ninh Bình. 36. UBND tỉnh Ninh Bình, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2010), Địa chí Ninh Bình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. UBND tỉnh Ninh Bình (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình từ 2008- 2012, Ninh Bình. 38. UBND tỉnh Ninh Bình (2012), Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình. Website 39. http://vietnamtourism.gov.vn/ 40. http://chinhphu.vn 41. http://www.vietnamhotel.gov.vn 42. http://www.ninhbinhtourism.gov.vn 43. http://www.dulichninhbinh.com.vn/ 44. http://www.sggp.org.vn/ 45. http://www.unep.fr/ 46. http://www.ecotourism.org/ . về du lịch sinh thái. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2012. Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh. hình phát triển du lịch, thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình đến năm 2020, Ninh Bình. 22. Sở VH-TT-DL Ninh Bình (2014), Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình. Du lịch Ninh Bình (2004), Tóm tắt báo cáo quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch Tràng An, Ninh Bình. 19. Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Thuyết minh quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái,

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan