Năng lực cạnh tranh của hà nội những năm 2005 2010 và tầm nhìn 2020

6 212 0
Năng lực cạnh tranh của hà nội những năm 2005 2010 và tầm nhìn 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 Nguyễn Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Phong Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Tìm hiểu về cách thức tính và vai trò của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Trình bày kinh nghiệm cải thiện năng lực cạnh tranh của một số địa phương ở Việt Nam có tính chất tham khảo đối với Hà Nội. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong giai đoạn 2005- 2010 theo nội dung PCI, đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu, triển vọng và những nguyên nhân. Kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong thời gian đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Keywords: Kinh tế Việt Nam; Giai đoạn 2005-2010; Hà Nội Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình toàn cầu hóa và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia, địa phương và doanh nghiệp đã, đang và sẽ còn phải đối diện với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên nhiều cấp độ và quy mô khác nhau. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa không chỉ về kinh tế, mà còn tác động đến các mặt khác của đời sống chính trị - xã hội. Có nhiều cách thức và tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của một quốc gia và từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) để đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. PCI đã được Chính phủ Việt Nam cho phép sử dụng và công bố định kỳ hàng năm, được dư luận quan tâm và các địa phương ngày càng coi đây như một thước đo có uy tín để đánh giá những thành công và bất cập trong quản lý nhà nước trên địa bàn, nhằm tạo môi trường tốt hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh… Với vị thế là thủ đô của một nước, song trong nhiều năm qua chỉ số PCI của Hà Nội thường đứng ở mức trung bình thấp (năm 2005: xếp hạng 14/42; năm 2006: xếp hạng 38/64; năm 2007: xếp hạng 27/64; năm 2008: xếp hạng 31/64). Tình trạng xếp hạng PCI của Hà Nội không cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chung và riêng, cả khách quan và chủ quan, thậm chí có nguyên nhân nằm ngay trong cách tính PCI Nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội đã được cấp cao nhất của chính quyền thành phố coi là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần chỉ đạo trước yêu cầu phát triển Hà Nội thành trung tâm chính trị, văn hoá, hành chính và kinh tế hiện đại, tiên tiến của cả nước. Đặc biệt, yêu cầu này càng bức xúc hơn trong bối cảnh Thủ đô đã mở rộng địa giới hành chính trên cơ sở sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của tỉnh Hoà Bình - hầu hết là các địa phương có mặt bằng kinh tế ở mức trung bình và thấp, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Hà Nội còn có ý nghĩa tham khảo lớn cho các địa phương bởi tính chất điển hình của Thủ đô, cũng như bởi tính có thể so sánh trong nội dung tính PCI. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn có ý nghĩa nhất định trong việc góp phần hoàn thiện cách thức tính PCI với tư cách là phương thức mới, còn đang trong quá trình hoàn thiện… Những trình bầy trên cho thấy đề tài: “Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005- 2010 và tầm nhìn 2020” là cấp thiết cả về lý thuyết và thực tiễn kinh tế ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu Năm 2005, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai hệ thống khảo sát năng lực cạnh tranh môi trường đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW ở Việt Nam (gọi tắt là năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) - Provincial Competitiveness Index, PCI. Lần đầu tiên được giới thiệu, PCI đã gây ra những dư luận trái ngược nhau trong quan điểm và nhận thức cạnh tranh địa phương, kể cả một số chuyên gia kinh tế vốn lâu nay nhìn nhận các vấn đề bằng suy luận và học thuật cá nhân. Trải qua 4 năm thực hiện, PCI đã dần được chấp nhận, mặc nhiên trở thành một trong các quan tâm hàng năm của giới kinh tế và lãnh đạo các địa phương cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay năng lực cạnh tranh cấp tỉnh mới chỉ được nghiên cứu từ góc độ là một dự án hợp tác khoa học quốc tế nêu trên và được chuyển giao, áp dụng vào thực tiễn dưới dạng thí điểm cách tính và công bố chỉ số PCI thông qua các báo cáo hàng năm về chỉ số PCI của Việt Nam. Ngoài ra cũng có một số công trình khoa học, bài báo nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, điển hình như: - Nguyễn Thế Vinh với “Vận dụng Marketing địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” - Tạp chí Kinh tế và dự báo số 3 năm 2006, tr 29-30. Tác giả đặt vấn đề về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dưới góc độ của Marketing địa phương – lý thuyết về xây dựng và quảng bá thương hiệu. - Trần Việt Hương với “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006” - Tạp chí Kinh tế và dự báo số 6 năm 2006, tr 63-64. Tổng hợp và phân tích Chỉ số CPI năm 2006. - TS. Nguyễn Thị Thu Hà với “Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay” – NXBThông Tấn, 3/2009. Tác giả đã chỉ ra những thay đổi cơ bản trong vai trò của chính quyền cấp tỉnh khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; phân tích vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay; Chỉ ra phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, thực hiện chủ trương của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 20/3/2009 ban hành “Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010” Ngày 11/8/2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội kết hợp với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm: “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010”. Buổi toạ đàm đã nêu ra báo cáo phân tích chỉ số PCI của Thành phố Hà Nội và báo cáo tiến độ thực hiện đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010. Tuy nhiên, đề án này còn mang tính ngắn hạn (2009-2010), chưa phân tích toàn diện và sâu sắc những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề ra các định hướng cũng như giải pháp mang tính trung và dài hạn, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sau vào khu vực và thế giới… Có thể thấy rằng, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đang ngày càng được thừa nhận và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Tuy vậy, nhiều vấn đề liên quan đến PCI chưa hoặc mới nghiên cứu mang tính chung chung hoặc chỉ mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề trên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, với giác độ địa phương, năng lực cạnh tranh của Hà Nội cũng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay theo PCI; tập trung làm rõ những thành công và hạn chế, những điểm mạnh và điểm yếu, chỉ ra các nguyên nhân và triển vọng của chúng; - Đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội trong thời gian tới.  Nhiệm vụ - Phân tích cách thức tính và vai trò PCI trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. - Phân tích kinh nghiệm cải thiện năng lực cạnh tranh của một số địa phương ở Việt Nam có tính chất tham khảo đối với Hà Nội. - Phân tích theo nội dung PCI thực trạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong giai đoạn 2005-2010, những điểm mạnh và điểm yếu, triển vọng và những nguyên nhân. - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong thời gian đến 2015, tầm nhìn 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về nội dung năng lực cạnh tranh của Hà Nội và một số địa phương khác trực tiếp dựa vào nội dung và kết quả tính về PCI của VCCI từ năm 2005 đến nay, để đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội đến năm 2015-2020 theo yêu cầu hội nhập với khu vực và thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở bám sát các nguyên tắc duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng hài hoà các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống, như: tổng hợp, phân tích, trừu tượng hoá, thống kê, so sánh, kế thừa khoa học và phương pháp chuyên gia, đồng thời sử dụng các chuỗi số liệu tập hợp từ các cơ quan thống kê và của các cơ quan có liên quan… 6. Những đóng góp mới của luận văn Góp phần phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội theo những tiêu chí tính PCI, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, thành công, hạn chế và những nguyên nhân, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể, cấp thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội, nâng cao vị thế của Thủ đô đối với các địa phương khác ở Việt Nam và thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, luận văn cũng sẽ góp phần chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tính PCI, từ đó giúp hoàn thiện và vận dụng phù hợp với thực tiễn các địa phương. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội giai đoạn 2005-2010 Chương 3: Các quan điểm và giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020. References Tiếng Việt 1. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), “Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội - Một số định hướng cơ bản”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), “Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”, Nxb Lao động, Hà Nội 3. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), “Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội - Một số định hướng cơ bản”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 4. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (2002), “Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế Thành phố Hà Nội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 5. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (2002), “Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Thông Tấn, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Hiền (2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, (7), Tr. 23-30. 8. Hoàng Mạnh Hiển, Nguyễn Minh Phong(2005), “Phát triển các thành phần kinh tế ở Hà Nội thời kỳ đổi mới”, Nxb Tài chính, Hà Nội 9. Học viện Tài chính – Bộ Tài chính (2002), “Giải pháp kinh tế - tài chính hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế tư nhân”, Hà Nội 10. Trần Việt Hương (2006), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006”, Kinh tế và dự báo, (6), Tr. 63-64. 11. Nguyễn Minh Phong (2000), “Lý thuyết lạm phát - giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12. Nguyễn Minh Phong (2004), “Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13. Nguyễn Minh Phong (2004), “Vốn dài hạn cho phát triển kinh tế ở Hà Nội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 14. Nguyễn Minh Phong (2005), “Phát triển thị trường khoa học công nghệ giữa Hà Nội với các tỉnh, địa phương trong cả nước”, Nxb Tài chính, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Quy (2005), “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của M.Porter”, Lý luận chính trị, (8), Tr. 70-73. 16. Nguyễn Văn Thanh (2004), “Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia”, Nghiên cứu kinh tế, (10), Tr. 39-48. 17. Bùi Văn Thành (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam,Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 18. Nguyễn Thế Vinh (2006), “Vận dụng Marketing địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”, Kinh tế và dự báo, (3), Tr. 29-30. 19. Niên giám thống kê Hà Nội 2005-2009. 20. UBND Thành phố Hà Nội (2009), “Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010”. 21. VNCI (2005), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI, (4). 22. VNCI (2006), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006 Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI, (11). 23. VNCI (2007), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007 của Việt Nam Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI, (12). 24. VNCI (2008), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008 Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI. 25. Nguyễn Như Ý (1998), “Đại từ điển Tiếng Việt”, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội 26. World Bank (2006), “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2006 -2007”. Tiếng Anh 27. John Maurice Clark (1940), “Toward a Concept of Workable Competitition”, American Economic Review (2), Vol 30, pp 241-256. 28. Joseph Alois Schumpeter (1975), "Creative Destruction", Capitalism, Socialism and Democracy, pp. 82-85, New York. 29. Machlup, Fritz (1962), “The Economics of Sellers’ Competition”, Baltimore, Maryland, John Hopkins Press. 30. Philip Kotler (2001), “Marketing Management”, Prentice-Hall, Inc. . nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong thời gian đến 2015, tầm nhìn 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về nội dung năng lực cạnh tranh của Hà Nội và một số. về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của M.Porter”, Lý luận chính trị, (8), Tr. 70-73. 16. Nguyễn Văn Thanh (2004), “Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc. 20. UBND Thành phố Hà Nội (2009), “Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010”. 21. VNCI (2005), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan