Phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

7 352 2
Phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Agricultural development in Vietnam after joining WTO NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 179 tr. + Phùng Văn Dũng Đại học Kinh tế Luận án TS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62 31 01 01 Người hướng dẫn: PGS-TS: Nguyễn Đình Long; TS: Nguyễn Mạnh Hùng Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Kinh tế chính trị; Phát triển nông nghiệp; WTO; Tổ chức thương mại thế giới Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế đã trở thành đòi hỏi khách quan đối với sự phát triển của các nền kinh tế, các quốc gia, làm thế nào để có thể kết hợp và sử dụng tốt nguồn lực trong nước và quốc tế luôn là vấn đề lớn đối với từng quốc gia. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau. Nghị quyết Trung ương 07 - NQ/TƯ ngày 27 tháng 11 năm 2001, Bộ chính trị khẳng định, mục tiêu hội nhập của Việt Nam là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ tiên tiến, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, chính sách của Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn cần được đổi mới theo các định chế của WTO. Tuy nhiên, những quy định của WTO cho thấy nông nghiệp là lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ bên ngoài khi chúng ta thực hiện các cam kết với WTO; do trước đó, những hỗ trợ của nhà nước cho nông nghiệp là không đáng kể. Cùng với quá trình hội nhập KTQT, công nghiệp hoá và hiện đại hoá (CNH và HĐH), nông nghiệp nước ta bộc lộ những khiếm khuyết: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh của hàng nông sản còn thấp, chưa phát huy được lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến là sản xuất nhỏ. Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp và nông thôn. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Ðời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo cao. [17] Trong thời gian qua có các nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về nông nghiệp Việt Nam trong quá trình CNH và HĐH, ảnh hưởng của hội nhập KTQT đến nông nghiệp… Các nghiên cứu đều chỉ ra: Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam kém bền vững, hiệu quả thấp, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu còn 2 thấp; sản xuất nhỏ vẫn là phổ biến và sự hợp tác, liên kết, liên doanh trong sản xuất chậm phát triển. Đổi mới cơ chế, chính sách không theo kịp với hội nhập nên vốn nền nông nghiệp Việt Nam đã yếu thế lại càng yếu thế hơn… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào làm rõ nền nông nghiệp Việt Nam phát triển như thế nào sau khi gia nhập WTO? Việt Nam phải làm gì để nền nông nghiệp vừa tận dụng tốt cơ hội, vừa vượt qua thách thức khi thực hiện các cam kết với WTO để phát triển đang là câu hỏi lớn và cấp thiết. Với lý do đó, tác giả lựa chọn "Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu chung Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam có hiệu quả và bền vững trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO. 2.2. Mục đích nghiên cứu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận chung, đưa ra các tiêu chí về đánh giá sự phát triển nông nghiệp sau WTO. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp sau WTO. - Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO và tác động của WTO đến phát triển nông nghiệp, những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân. Bao gồm tăng trưởng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, xuất nhập khẩu, năng lực cạnh tranh và năng lực tham gia chuỗi giá trị, chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nông nghiệp, vấn đề thu nhập và việc làm của nông dân… 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO nhưng có so sánh với trước khi gia nhập WTO ở những điểm cần thiết để xem xét tác động của WTO đến phát triển nông nghiệp. (Luận án coi gia nhập WTO như là mốc thời gian để nghiên cứu, bởi ngoài cam kết WTO Việt Nam còn có những cam kết khu vực, đa phương và song phương; tuy nhiên cam kết của WTO là trục nội dung và khung pháp lý để cho cam kết khác thêm sâu sắc hơn; do đó rất khó bóc tách đâu là tác động của WTO và đâu là tác động của các cam kết khu vực, đa phương và song phương đến phát triển nông nghiệp). Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tề về phát triển nông nghiệp sau WTO. Nghiên cứu chính sách nông nghiệp Việt Nam sau WTO. Ngoài ra vấn đề nông dân, nông thôn chỉ được đề cập hạn chế ở chừng mực nhất định. - Thời gian được lựa chọn nghiên cứu từ năm 2000 đến nay, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiệu quả và bền vững đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu Việt Nam hội nhập KTQT ngày càng sâu rộng, cùng với việc thực hiện các cam kết WTO, còn phải thực hiện những cam kết FTA khu vực, đa phương, song phương đều có liên 3 quan và tác động đến nông nghiệp; nên rất khó bóc tách đâu là tác động do WTO, đâu do các cam kết khác tác động đến phát triển nông nghiệp. Do vậy luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết WTO đến phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu định định tính giúp rà soát các cam kết WTO có liên quan đến ngành nông nghiệp, mặt khác xác định được những tác động có thể xảy ra và nguyên nhân của những tác động đó. Những phân tích định lượng như: phương pháp hệ thống, tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp chỉ số, kết hợp các phương pháp phân tích thực tiễn nhằm kiểm định tác động của việc thực hiện các cam kết WTO đến phát triển nông nghiệp, đánh giá mức độ và dự báo xu thế. Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá những quan điểm của các học giả và các trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ, những vấn đề cần được bổ sung và những nghiên cưú mới. Chương 2: Sử dụng phương pháp hệ thống hóa và phân tích phát triển nông nghiệp dưới tác động của WTO; rút ra nội dung của PTNN, tiêu chí đánh giá và khung phân tích; kinh nghiệm trong việc phát huy thời cơ và hạn chế thách thức đến phát triển nông nghiệp. Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, logic, sơ đồ, biểu đồ, phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh…; rà soát những cam kết và việc thực thi cam kết; nhằm làm rõ tác động của WTO đến phát triển nông nghiệp, thời cơ và thách thức; thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của nông nghiệp Việt Nam sau WTO. Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa rút ra xu hướng phát triển, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. 5. Những đóng góp khoa học của luận án - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp. - Sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO. - Đề xuất các gợi ý chính sách trên cơ sở xác định những cơ hội, thách thức khi thực hiện các cam kết WTO và thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, bảng các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương và 12 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới phát triển nông nghiệp. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp sau WTO. Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO. Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. References Tiếng Việt 1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2007), “Việt Nam - WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4 3. Bộ Công thương (Tháng 9/2011), Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên-MUTRAP, “Báo cáo Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định khu vực Thương mại tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2015”. 4. Bộ Công Thương (2011) Báo cáo đánh giá sau 3 năm ra nhập WTO của dự án MUTRAP II. 5. Bộ Ngoại giao (2002), “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (8/2012-9/2013) trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO đã triển khai dự án “Đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và khu vực đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”. 7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), "Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. CEG/AusAID - Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), “WTO & Ngành Nông nghiệp Việt Nam”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Tr 6-10 9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 157/2011/TT-BTC, Ngày 14/11/2011 “Quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Biểu thuế năm 2012)”. Phụ lục 1.1: Thực hiện cam kết cắt giảm thuế theo WTO trong nông nghiệp. 10. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số157/2011/TT-BTC, Ngày 14/11/2011 “Quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Biểu thuế năm 2012)”. Phụ lục 1.2: Thực hiện cam kết cắt giảm thuế theo WTO trong nông nghiệp. 11. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số157/2011/TT-BTC, Ngày 14/11/2011 “Quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Biểu thuế năm 2012)”. Phụ lục 1.3: Thực hiện cam kết cắt giảm thuế theo WTO trong nông nghiệp 12. Bộ Thương mại (2001), "Các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới của Việt Nam", Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội – 2007. 13. Ngô Đức Cát (Chủ biên), “Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 14. Trần Thị Minh Châu (2007), “Về chính sách nông nghiệp ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Cốc Nguyên Dương (2006), “Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI: Phát triển và hợp tác”. Nghiên cứu Trung Quốc, số 1 (65). 16. Tiêu Xuân Dương, Bành Tính Lư (2000), “Thị trường và ngành nghề hóa nông nghiệp”, Nxb Quản lý kinh tế, Bắc Kinh. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. tr.179. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 98-99. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 96-97. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 113-114. 5 21. Võ Văn Đức (chủ biên) (2009), ”Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Hoàng Ngọc Hà (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Tô Duy Hợp (2009),“Một số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình đổi mới tam nông Việt Nam”. Bài trình bày tại Hội thảo "Công nghiệp hoá nông thôn và phát triển nông thôn Việt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan tổ chức tại Hà Nội ngày 17/12/2009. 24. Phạm Văn Khôi (2007),”Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn”, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr 69. 25. Chử Văn Lâm (2008), Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ nhiệm đề tài: “Tam nông: Một số vấn đề nổi lên ở Việt Nam”. 26. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2008), ”Giáo trình Kinh tế kinh tế phát triển”, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, Tr14. 27. Vũ Văn Nâm (2009), “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, Nxb Đại Học Kinh tế. 28. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2002), ”Giáo trình kinh tế nông nghiệp”, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, tr222 29. Nhiều tác giả (2008), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp - Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân. 30. Nhiều tác giả (12-2008), “Nông dân, nông thôn và nông nghiệp - Những vấn đề đang đặt ra”, Nxb Tri Thức. 31. Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7, (2000), Luật bảo vệ và phát triển rừng. 32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 4, (2003), Luật Khoa học Công nghệ. 33. Đỗ Tiến Sâm (3/2008),“Vấn đề tam nông ở Trung Quốc - Thực trạng và giải pháp”, Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu Trung Quốc, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 34. Đỗ Tiến Sâm & Bùi Thị Thanh Hương, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, “Trung Quốc với việc giải quyết vấn đề tam nông”. 35. Đặng Kim Sơn (2000), “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Nguyễn Danh Sơn Chủ biên (2010), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại hoá”; Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 38. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc, (2007), “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân: kinh nghiệm của trung Quốc và Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo quốc tế. 39. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Viện CS&CL PTNNNT (IPSARD), “Kinh nghiệm quốc tế về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn”, Tài liệu Hội thảo quốc tế. 40. Nguyễn Công Tạn, 2005, Nghiên cứu về Hà Lan, Báo Nông thôn ngày nay 6 41. Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên), (2007), “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 21-24. 42. Trần Văn Tích “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc hiện nay”, Bản dịch tiếng Việt của Viện Nghiên cứu Trung Quốc. 43. Tổng cục Hải quan, “Báo cáo hàng năm” 44. TCTK (2012), “Niên giám thông kê năm 2011”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 45. TCTK (2013), “Niên giám thông kê 2012’, Nxb Thống kê. 46. TCTK (2012), “Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011”, Nxb Thống kê. 47. Phạm Quốc Trụ, (2010), “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua và triển vọng những năm tới”. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1 (80). 48. Nguyễn Mạnh Tuân (2009),“Chính sách đất đai Nông nghiệp của Trung Quốc”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội. 49. Nguyễn Thị Tươi (2008), “Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển nông nghiệp Việt Nam”, Nhà xuất bản ĐHKT. 50. Bùi Minh Vũ, (2001), Giáo trình Kinh tế Lâm nghiệp, NxbThống kê, tr7 51. Nguyễn Thị Hải Yến (2007), “Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. 52. WTO, Hiệp định Nông nghiệp AoA. 53. WTO, Hiệp định SPS. 54. WTO, Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại TBT 55. WTO, Hiệp định TRIPS 56. WTO, Hiệp định Chống bán phá giá AD 57. WTO, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM 58. WTO, Hiệp định về các biện pháp tự vệ - SG Web: 59. www.Trademap.org “Trade statistics for international business development” 60. www.dddn.com.vn/chuyen-de/cong-nghe-cao-con-duong-phat-trien-ben-vung-cua-nong- nghiep-vn-20130828113542543.htm 61. www.vietbao.vn/The-gioi/Xu-huong-nong-nghiep-thoi-dai-toan-cau-hoa/70038451/159/ 62. www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet nam.gplist.294.gpopen.218253.gpside.1.gpnewtitle.thi-truong-sua-va-nhap-khau-thang-8-8- thang-nam-2013.asmx 63. wwww.giaoduc.net.vn/Kinh-te/Nguoi-Viet-hang-Viet/Nhung-con-so-chung-minh-ba-chu- TH-Milk-ngoa-ngon/207434.gd 64. www.sonongnghiephatinh.gov.vn/news2553/Mot-so-van-de-tai-co-cau-nganh-nong- nghiep.htm 65. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=14483 66. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=396&idmid=3&ItemID=14038 67. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=396&idmid=3&ItemID=14044 7 68. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=396&idmid=3&ItemID=14042 69. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843 70. www.baodientu.chinhphu.vn/Bai-toan-tai-co-cau-nong-nghiep/Tim-loi-giai-bai-toan-thuc-an- chan-nuoi/194218.vgp 71. www.nld.com.vn/kinh-te/my-lai-ep-tom-viet-nam-20140326225352239.htm 72. www.wrd.gov.vn/Noi-dung/Bao-cao-Tong-ket-nganh-Nong-nghiep-va-PTNT-nam- 2013/31146.news 73. www.vtca.vn/vtca.nsf/0/Gia-nhap-WTO-nong-nghiep-the-hien-ro-vai-tro-tru-do-5.htm 74. www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2013/11/44262.html 75. www.baodientu.chinhphu.vn/Home/Hon-7600-ty-dong-cho-vay-mua-tam-tru-thoc- gao/20134/165789.vgp. 76. www.baoapbac.vn/kinh-te/201406/thu-mua-tam-tru-da-cuu-gia-lua-gao-496841/ 77. www.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/178410/lich-su-buoc-nguoi-viet-phai-quyet-doan- hon.html 78. www.baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/phu-thuoc-trung-quoc-viet-nam-roi-vao-dieu-toi-ky- 3043448/ Tiếng Anh 79. Anita Regmi, Mark Gehlhar (2005), New directions in global food markets, USDA, p15. 80. Asian Development Bank, Agriculture commercialization, Value Chains and Poverty Redu ction, (2004), www. Markets4poor.org 81. Béla Balassa (1961), The Theory of Economic Integration, R.D. Irwin, Homewood, IL. 82. Geoff A. Wilson, Multifunctional Agrculture: A Transition Theory Perspective (2007), Cromwell, Press, Trowbridge, UK. p.57 83. Josepth E. Stiglitz, 2008, trong tác phẩm “ Vận hành toàn cầu hóa”, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, tr.17 84. Kuznets (1965), “Economic Growth and Structure”. 85. Martin Christopher, Logistics and Supply Chain Management, 2005, Prentice Hall, London, p16 86. FAO, Participatory policy development for sustainable agriculture and rural development, Rome, 2005, tr.11 87. Peter Gallagher, “The first Ten Years of WTO, 1995 – 2005. 88. Simon Kuznets. Trong nghiên cứu “The Role of Agriculture in Economic Development” (Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế) năm 1961. 89. E. Schumacher, “Small is beautiful” (nhỏ là đẹp) xuất bản năm 1973 90. Statistical Yearbook of the Nethelands, 2007 91. Tatyana P. Soubbotina, ” Không chỉ là tăng trưởng kinh tế”, World Bank, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2005 . nhập nên vốn nền nông nghiệp Việt Nam đã yếu thế lại càng yếu thế hơn… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào làm rõ nền nông nghiệp Việt Nam phát triển như thế nào sau khi gia nhập WTO? Việt Nam. 1 Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Agricultural development in Vietnam after joining WTO NXB H. : ĐHKT,. chí về đánh giá sự phát triển nông nghiệp sau WTO. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp sau WTO. - Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO. - Đề xuất

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan