Xuất khẩu của việt nam sang nhật bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước

7 1.2K 28
Xuất khẩu của việt nam sang nhật bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước Đoàn Thị Bích Thủy Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 01 06 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Thu Năm bảo vệ: 2014 Abstract. - Làm rõ các vấn đề lý luận về Hiệp định Thương mại tư do đồng thời phân tích những điểm cơ bản của VJEPA - một hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam - Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản trước năm 2008 và sau khi hiệp định có hiệu lực. - Chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của hiệp định đến tinh hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản và những tồn tại chưa phát huy được từ hiệp định đồng thời đề xuất một số giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. Keywords. Xuất khẩu; Nhật bản; Hiệp định đối tác; Kinh tế quốc tế; Việt Nam Content. 1.Tính cấp thiết của đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển tốt đẹp kể từ khi hai nước chính thức công nhận lẫn nhau về mặt ngoại giao vào ngày 21/07/1973. Đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản liên tục tăng. Cán cân thương mại giữa hai nước tương đối cân bằng. Năm 2013, Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và thị trường nhập khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam. Đẩy mạnh quan hệ thương mại với Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội tìm kiếm thị trường xuất khẩu lớn đồng thời tăng thêm vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Trong chuyến thăm cấp cao Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng năm 2006, Lãnh đạo hai nước đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào ngày 25/12/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Đây là hiệp định đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới. VJEPA là hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định có nội dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh Hiệp định này, cùng với các thỏa thuận kinh tế đã ký trước đó giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, đã tạo nên một khung khổ pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai nước. Theo hiệp định, trong thời gian 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,66% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Biểu cam kết gồm 9.390 dòng thuế, trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng thuế. Khi hiệp định có hiệu lực, 28% biểu thuế cam kết sẽ được xóa bỏ thuế quan (thuế suất 0%), chủ yếu tập trung vào các mặt hàng hóa chất, dược phẩm, máy móc điện tử. Sau 10 năm thực hiện hiệp định (tính đến năm 2019) sẽ có thêm 3.717 mặt hàng được xóa bỏ thuế quan. Việt Nam cam kết cắt giảm với 8.873 dòng thuế, đến năm 2025 – năm cuối lộ trình sẽ có 8.548 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan, chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm. Mục đích của việc thực thi VJEPA góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới. Hiệp định sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hiểu biết, gắn bó và giao lưu giữa người dân, giới doanh nghiệp và hai nền văn hóa. Vậy sau 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, ảnh hưởng của nó đến xuất khẩu của Việt Nam như thế nào? các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được tối đa lợi ích mà VJEPA mang lại hay chưa? đó là những vấn đề mà tác giả quan tâm và lựa chọn đề tài “Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau Hiệp định Đối tác kinh tế giữa hai nước” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản là một đề tài thu hút được khá nhiều sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước. Đã có nhiều chuyên đề, hội thảo được tổ chức ở các cấp khác nhau, các luận văn và các bài nghiên cứu, có thể kể đến: - Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm 1986 đến nay (2007) của Lê Thị Lan Anh, tác giả đi sâu phân tích hoạt động thương mại hai nước từ những năm Việt Nam mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường, lý do mà đến nay quan hệ thương mại hai nước ngày càng phát triển - Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang Nhật (2008) của Thạc sỹ Nguyễn Hương Lưu, nghiên cứu chủ yếu các đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản, những mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và quan trọng hơn là các giải pháp thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường Nhật Bản. - Đề tài Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2009) của Ngô Vân Anh, tác giả đã chỉ ra được một trong những nguyên nhân mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm qua chưa cao chính là do chúng ta chưa phát triển được hệ thống phân phối hàng hoá và tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng của Việt Nam tại nước ngoài. - Cuốn sách của tác giả Trần Anh Phương “Thương mại Việt Nam-Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2008) - Buổi hội thảo do Bộ Công Thương phối hợp với MUTRAP tổ chức vào tháng 9/2010, thảo luận về tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam.Theo kết luận của Báo cáo nghiên cứu do chuyên gia trong và ngoài nước của Dự án MUTRAP thực hiện, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có lợi cho tăng trưởng xuất khẩu và mang lại nhiều cơ hội phía trước. - Luận văn thạc sỹ thương mại Phát triển quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành hiệp định thương mại song phương giữa hai nước (2010) của Bùi Đức Hưng. - Nguyen Anh Thu (2012), nghiên cứu tác động của AFTA và VJEPA tới thương mại Việt Nam và nhận thấy chưa có sự tác động rõ rệt của VJEPA do Hiệp định mới có hiệu lực cho tới thời điểm nghiên cứu. Một số đề tài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, hoặc về các hiệp định thương mại tự do nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu tác động của một hiệp định cụ thể nào. Một số công trình khác cũng có nghiên cứu tác động của VJEPA nhưng mới chỉ là việc nghiên cứu tác động của hiệp định đến thương mại hai nước hoặc đến từng ngành hàng (ví dụ: nông sản hoặc thuỷ sản…), chưa có bài nghiên cứu ảnh hưởng của VJEPA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do (FTA), tác động của FTA đến các bên tham gia, luận văn sẽ phân tích đặc điểm của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA), so sánh tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau Hiệp định để thấy những tác động tích cực và những mặt còn hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp phát huy lợi ích của Hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do đồng thời làm rõ đặc điểm, tính chất, nội dung của VJEPA - Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau khi có hiệp định, ảnh hưởng của hiệp định đến xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản - Đề xuất một số giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau VJEPA 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 2000 đến 2008 và sau khi ký hiệp định đến nay. - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Nhật Bản và ảnh hưởng của hiệp định đến xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. 5. Phương pháp nghiên cứu Trước hết luận văn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý các thông tin, dữ liệu để trình bày được những vấn đề lý luận chung và cơ sở thực tiễn của VJEPA. Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. Việc so sánh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trước năm 2008 và sau khi hiệp định có hiệu lực để thấy được sự thay đổi, và tác giả cũng sử dụng kết hợp phương pháp phân tích để đánh giá những tác động tích cực, những hạn chế chưa phát huy được từ hiệp định. 6. Những đóng góp của luận văn Dự kiến luận văn có những đóng góp sau: - Tổng hợp, phân tích các cam kết liên quan thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong VJEPA. - Đánh giá ảnh hưởng của hiệp định đến việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian qua. - Một số giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do và cơ sở thực tiễn của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước. Chương 3: Giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. References. Tiếng Việt: 1. Hồng Anh (2009), “Hàng trăm mặt hàng nhập từ Nhật Bản trong diện miễn thuế”, Báo Nhân sự Việt Nam. 2. Phạm Anh (2009), “Chỉ 20% Doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về thuế”, Tạp chí Cuộc sống số, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 3. Ban biên tập Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng (2009), “Cắt giảm thuế quan Việt - Nhật: Cửa lớn cho xuất khẩu đã mở”. 4. Ban biên tập Tạp chí Báo mới (2010), Cơ hội thâm nhập thị trường Nhật Bản đối với hàng thủy sản nhờ VJEPA. 5. Bộ Công thương (2009), Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Dự án Mutrap do Liên minh Châu Âu tài trợ. 6. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2009) Các thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam năm 2009 7. Bùi Đức Hưng (2011) Phát triển quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành hiệp định thương mại song phương giữa hai nước, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thương mại Hà Nội. 8. Cầm Văn Kình (2008), “Cơ hội lớn để hàng Việt vào Nhật ”, Báo Điện tử tuổi trẻ - Tuoitreonline. 9. Nguyễn Thu Lan (2010) Lợi ích của VJEPA đối với các doanh nghiệp Việt Nam”, Cục Xúc tiến thương mại, Hà Nội. 10. Hoa Minh (2009), “Việt Nhật miễn thuế cho 92% hàng hóa mỗi nước ”, Thời báo Kinh tế Việt Nam. 11. Nguyễn Duy Nghĩa (2013), “Phát triển công nghiệp phụ trợ và việc hợp tác với Nhật Bản”, Cổng thương mại điện tử Quốc gia - ECOMVIET. 12. Thúy Nhung (2008) - “Hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật”, Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam. 13. Nguyễn Trang Nhung (2007), “Nhật Bản: Thị trường rộng mở nhưng nhu cầu của thị trường là gì?”, Trung tâm Thông tin PTNNNT - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT - Bộ Nông nghiệp & PTNT. 14. Trần Anh Phương (2008), “Thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước”, NXB Chính trị Quốc Gia. 15. Sở Công thương Bình Dương (2009), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Bình Dương. 16. Đỗ Đức Thịnh (1996), Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Tổng cục Hải quan (2009) Báo cáo về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản. 18. Tổng cục Hải quan (2014) Báo cáo về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản. 19. Trung tâm Tin học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật. 20. Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản (2006) Các mặt hàng thủy sản xuất sang Nhật Bản. Tiếng Anh: 21. Baldwin, Richard (1996), “A Domino Theory of Regionalism”, NBER Working Papers 4465, National Bureau or Economic Research, Inc. 22. Hirofumi, Shibata (1967), “The Theory of Economic Unions: A Comparative Analysis of Customs Unions, Free Trade Areas, and Tax Unions”, American Aconomist, Vol. 9 Issue 2. Các website: 23. http://www.atpvietnam.com. 24. http://www.customs.go.jp 25. http://www.gso.gov.vn 26. http://www.jetro.go.jp 27. http://www.khucongnghiep.com.vn 28. http://www.mofa.gov.vn 29. http://www.moit.gov.vn 30. http://www.mutrap.org.vn 31. http://www.thongtinnhatban.net 32. http://www.thuonghieuviet.com 33. http://www.tinthuongmai.vn 34. http://www.vietrade.gov.vn 35. http://www.vneconomy.vn 36. http:// www.wikipedia.net . của VJEPA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản . 3. Mục. hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau khi có hiệp định, ảnh hưởng của hiệp định đến xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản - Đề xuất một số giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến. khẩu Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước. Chương 3: Giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. References.

Ngày đăng: 24/08/2015, 19:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan