Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường cao đẳng công nghiệp cao su

5 569 1
Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường cao đẳng công nghiệp cao su

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su Evaluating the ability of ITC application in the studying activities of students the Rubber Industrial college( RIC) NXB H. : VĐBCLGD, 2014 Số trang 164 tr. + Nguyễn Văn Phong Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Luận văn ThS ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục; Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm Người hướng dẫn: PGS,TS. Hoàng Bá Thịnh Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Ứng dụng công nghệ thông tin; Hoạt động học tập ; Đánh giá giáo dục Content 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ đặc biệt là CNTT làm thay đổi và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập và quốc tế hóa, tạo mối liên kết trong quá trình phát triển của các quốc gia trong đó có Việt Nam. CNTT vừa là một ngành khoa học đồng thời là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong mọi lĩnh vực cuộc sống và thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Đưa CNTT vào trong giáo dục không phải là hình thức đổi mới riêng rẽ mà chính là một phần trong sự phát triển xã hội hiện nay chính vì lẽ đó việc ứng dụng CNTT luôn được chú trọng, khuyến khích người học tham gia học tập góp phần nâng cao thành tích của bản thân, kích thích học tập suốt đời với sự trợ giúp của máy vi tính. Kỹ năng vận dụng những phương tiện truyền thông không chỉ dừng lại ở những phương tiện phim ảnh, video, … mà phải biết sử dụng các công cụ của CNTT. Việt Nam được đánh giá là một trong nước ở Đông Nam Á có tốc phát triển CNTT mạnh mẽ mà điển hình là lĩnh vực giáo dục. Từ năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là nơi mọi quốc gia tham gia cùng cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. CNTT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong dạy và học và là xu thế tức yếu. Vì vậy Đảng ta rất coi trọng việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mà thể hiện rõ nét nhất trong Nghị quyết số 29-NQ/TW có nêu" Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học" [1], hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2013-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013) [12]. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập không còn xa lạ của giáo viên và SV nửa. Nó góp phần nâng cao hiệu suất của cả hoạt động dạy và học. Song, chỉ có hiệu quả khi giáo viên, SV có khả năng và thực sự quan tâm với việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy và học tập. Chúng ta có thể nói rằng khả năng, quan tâm với việc ứng dụng CNTT vào HĐHT nói riêng là điều kiện để đổi mới phương pháp học tập, là nhân tố đảm bảo cho HĐDH đạt hiệu quả; là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo trong thời đại mới - thời đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Được sự quan tâm và chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong việc 2 ứng dụng CNTT trong các hoạt động của các đơn vị thành viên trong đó có trường CĐCNCS [20] và nhà trường xây dựng chiến lược phát triển trường trong đó có đề cập đến đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động trong đó có hoạt động dạy và học [2]. Hiện nay những thành tựu của CNTT đã được giảng viên và SV trường CĐCNCS ứng dụng vào hoạt động giảng dạy và học tập. Thực tế công việc này trong những năm qua đã và đang được triển khai dưới nhiều hình thức như: bổ sung, và cập nhật môn tin học căn bản, phát động phong trào ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập,…Việc ứng dụng CNTT có thể là sử dụng các phần mềm hỗ trợ về học tập, khai thác thông tin trên internet,… Hiệu quả việc ứng dụng CNTT tùy thuộc vào khả năng của từng cá nhân giảng viên, SV. Đã có nhiều chương trình, dự án, đề tài ở nhiều cấp độ khác nhau đánh giá về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, việc xem xét thực trạng tình hình ứng dụng CNTT, kết hợp với điều tra khảo sát cũng như phân tích những vấn đề có liên quan đến ứng dụng CNTT của SV trong HĐHT ở bậc giáo dục đại học chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Thực tế cho đến nay, ở nước ta chủ yếu nghiên cứu ứng dụng CNTT của giảng viên trong HĐDH mà chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc đánh giá khả năng, xác định thực trạng, hay nghiên cứu các chỉ báo ứng dụng CNTT trong HĐHT và nghiên cứu của SV. Trong khi đó, chỉ thông qua những nội dung này chúng ta mới có thể hy vọng phát hiện những nguyên nhân dẫn đến các điểm còn tồn tại, đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề để nâng cao chất lượng học tập của SV, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài "Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su". Từ kết quả nghiên cứu, khắc phục những tồn tại nhằm mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đề xuất một số giải pháp ở mức khái quát về khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV với nhà trường nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV và từ đó đưa ra giải pháp gợi ý, nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào HĐHT của SV góp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đă ̉ ng Công nghiê ̣ p Cao su . Cụ thể nghiên cứu nhằm mục tiêu sau: - Tìm hiểu thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. - So sánh sự khác biệt liên quan đến ứng dụng CNTT giữa SV thành phố và SV nông thôn, giữa SV nam và SV nữ, SV giữa các năm. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho trường CĐCNCS thấy được thực trạng cũng như vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV và có những đề xuất làm tăng hiệu quả học tập của SV từ đó đầu tư, phát triển nguồn lực phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy và học với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu đánh giá khả năng ứng dụng CNTT tại trường CĐCNCS ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước chỉ nghiên cứu xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV giới hạn khách thể nghiên cứu là SV hệ cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. 5. Câu hỏi nghiên cứu  Khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su ở mức độ nào ? 3  Có sự khác biệt khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT giữa SV nam và SV nữ trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su hay không?  Có sự khác biệt khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT giữa SV thành thị không và SV nông thôn trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su hay không?  Có sự khác biệt khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV giữa các năm trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su hay không? 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu - Khách thể: SV hệ cao đẳng chính quy, trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. 6.2. Đối tượng nghiên cứu Khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV tại trường CĐCNCS. 7. Phương pháp thu thập thông tin Để giải quyết nhiệm vụ đề tài, tác giả nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu Thông qua việc đọc văn bản của Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, tài liệu lý luận, bài báo tạp chí, công trình nghiên cứu… tác giả nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc hơn bản chất, những dấu hiệu đặc thù, làm cơ sở lý luận nghiên cứu của ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Xin ý kiến các chuyên gia giáo dục sử dụng thành thạo CNTT và các cán bộ giảng viên có năng lực sư phạm đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy của các tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV về cấu trúc bảng hỏi, ngữ nghĩa của các tiêu chí từ đó chỉnh sửa các tiêu chí cho phù hợp thực tế trong bảng hỏi. 7.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Dùng phiếu câu hỏi để thu thập ý kiến của SV về khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT tại trường CĐCNCS để thu thập dữ liệu để phân tích nghiên cứu. 7.3. Công cụ thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu. Để thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các công cụ sau: - Công cụ thu thập thông tin: Ngoài thu thập các tài liệu, giáo trình, các bài báo, đề tài nghiên cứu từ thư viện trường, nhà sách còn sử dụng Website tìm kiếm của Google để tìm các tài liệu và các nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của tác giả. - Công cụ xử lý và phân tích dữ liệu: Sau khi thu phiếu khảo sát, tác giả đã sử dụng phần mềm MS Excel và SPSS để mã hóa và phân tích dữ liệu theo yêu cầu nghiên cứu đề ra. - Công cụ trình bày luận văn: Tác giả sử dụng MS Word để trình bày luận văn. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 4 Chương 3: Kết quả nghiên cứu. References Tài liệu Tiếng Việt: 1. Ban cán sự Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. 2. Lê Khánh Bằng(1998),Tổ chức phướng pháp tự học cho sinh viên đại học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Quyết định số 186/QĐ- BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Hà Nội. 4. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 49/CP Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin trong những năm 1990, Hà Nội. 5. Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội. 6. Đỗ Mạnh Cường (2010), Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục chuyên nghiệp. 7. Nguyễn Văn Hoà (2010), Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên trường đại học sư phạm - đại học Huế, Luận văn thạc sĩ, Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Lê Huy Hoàng và Lê Xuân Quang (2011), e-Learning và ứng dụng trong dạy học, VVOB Việt Nam. 9. Trần Thị Hương (2009), Giáo dục đại học cương, Nxb Đại học Sư phạm Thành p;hố Hồ Chí Minh. 10. Intel (2012), "Website chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam", www.intel.com/education/vn. 11. JefPeeraer và Trần Nữ Mai thy (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam: Từ chính sách tới thực tế, VVOB Việt Nam, tr.6. 12. Nguyễn Hiến Lê(2006), Tự học – Một nhu cầu thời đại, Nxb Văn hóa Thông tin. 13. Trần Thị Bích Liễu (2010), "Chính sách và chuẩn giáo dục ICT", Tạp chí Quản lý giáo dục. 14. MOET (2013), Công văn số 6072/BGDĐT-CNTT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2013-2014, Hà Nội. 15. Microsoft (2008), Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Nghiêm (2013), Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước), Luận văn thạc sĩ, Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Quách Tuấn Ngọc (2009), Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục hướng đến một nền giáo dục điện tử, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. 18. Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông, Hà Nội. 5 19. Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2011), Quyết định số 498/QĐ/HĐTVCSVN của Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Hà Nội. 21. Nguyễn Cảnh Toàn(1998), Qúa trình dạy, tự học, Nxb Giáo dục 22. Trần Thị Kim Thu (2011), Giáo trình điều tra xã hội học, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 23. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, ĐH SPKT TP.HCM. Tài liệu Tiếng Anh 25. Casal, R.C. (2007). ICT for education and development. Info. 9(4). 26. Gateway, D.R. (n.d). Defining ICT in Education. Retrieved October 3, 2010, from: http://www.rwandagateway.org/ICT4E/spip.php?rubrique6 27. Grant, D., Malloy, A. & Murphy, M. (2009). A Comparison of Student Perceptions of their Computer Skills to their Actual Abilities. Journal of Information Technology Education: Research, 8(1), 141-160. INFORM. 28. Saunders, G. & Pincas, A. (2004). Student attitudes towards information and communication technologies in teaching and learning in the UK. Available: http://www.itdl.org/Journal/Aug_04/article01.htm 29. Hennessy, S., D. Harrison, and L. Wamakote, Teacher Factors Influencing Classroom Use of ICT in Sub-Saharan Africa. Itupale Online Journal of African Studies, 2010.2. 30. Hair &Ctg, Multivariate Data Analysis (5thedition), Prentice-Hall, Upper Saddle River, 1998. 31. Isleem, M.I., Relationships of selected factors and the level of computer use for instructional purposes by technology education teachers in ohio public school: a statewide survey, 2003, Ohio State University. 32. Raosoft, I. Sample Size Calculator.2004; Available from: http://www.raosoft.com/samplesize.html. 33. Oliver, R. (2002). The role of ICT in higher education for the 21st century: ICT as a change agent for education. Available: http://elrond.scam.ecu.edu.au/oliver/2002/he21.pdf. 34. Systems, C.R. Sample Size Calculator. 2012; Available from: http://www.surveysystem.com/sscalc.htm. 35. Shakeel Ahmad Khan & (2011), Use of ICT by Students: A Survey of Faculty of Education at IUB, The Islamia University of Bahawalpur, Pakistan. 36. White, K. G. (2010). Beyond the Horseless Carriage: Harnessing the Potential of ICT in Education and Training. Retrieved October 2, 2010, from: http://works.bepress.com/gerry_white/11. . 1 Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su Evaluating the ability of ITC application. " ;Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su& quot;. Từ kết quả nghiên cứu, khắc phục những tồn tại nhằm mục tiêu. đến khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV giới hạn khách thể nghiên cứu là SV hệ cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. 5. Câu hỏi nghiên cứu  Khả năng ứng dụng CNTT trong

Ngày đăng: 24/08/2015, 19:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan