HNTS 2012 14 TỔNG kết một số NGHIÊN cứu và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN của KHOA THỦY sản TRƯỜNG đại học NÔNG lâm HUẾ

5 397 0
HNTS 2012 14 TỔNG kết một số  NGHIÊN cứu và ĐỊNH HƯỚNG  PHÁT TRIỂN của KHOA THỦY sản TRƯỜNG đại học NÔNG lâm HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA THỦY SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Lê Văn Dân Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Huế 1. MỘT SỐ THÀNH CÔNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trong những năm gần đây, với nguồn kinh phí được hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, nhiều nghiên cứu của các cán bộ Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Huế đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án không những đem lại hiệu quả cao trong sản xuất mà còn góp phần nâng cao nguồn lợi thủy sản sẵn có trong tự nhiên. Các hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực như sản xuất giống, đa dạng sinh học, các chế phẩm phòng trị bệnh có nguồn gốc thực vật, dinh dưỡng và mô hình nuôi. 1.1. Kết quả nghiên cứu sản xuất giống thủy sản Sinh học sinh sản và sản xuất giống có các nghiên cứu trên cá dầy Cyprinus centralus (2002 -2003), cá dìa Siganus guttatus, cá sỉnh gai Onychostoma laticeps (2010 - 2011 ), tôm rằn Penaeus semisulcatus (2005 - 2006). Nghiên cứu hoàn thiện qui trình và chuyển giao qui trình công nghệ sản xuất giống cá lóc môi trề Ophiocephalus sp, cá rô đồng Anabas testudineus cho Trung tâm giống cấp I Đại Phương thuộc tỉnh Quảng Bình (2008 – 2009); cá rô đầu vuông Anabas testudineus, cá trê lai Clarias sp cho Trung tâm giống cấp I Cư Chánh thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (2011). Nghiên cứu sử dụng các chất kích thích sinh sản như LRH-a (Luteinizing relaesing hormone analog) phối hợp với Domperidon, HCG (Human Chorionic Gonadotropin), não thùy thể và Steroid C 21 để kích thích sinh sản trên các loài cá trắm cỏ, rô hu, cá chép, cá rô đầu vuông, cá trê. Sản phẩm của một số đề tài nghiên cứu đã tạo ra giống mới đồng thời cải tiến một số khâu trong qui trình sản xuất giống một số đối tượng để phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu ở khu vực Bắc miền Trung nhờ đó đã nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. 1.2. Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Trong 2 năm gần, đây khoa đã tham gia các chương trình bảo tồn biển và khu ngập nước nội đồng: Có 3 nghiên cứu điển hình ở vùng biển Hải Vân – Sơn Trà (2010); vùng biển quanh đảo Ba Mùn, Quảng Ninh (2011) và đa dạng thành phần loài cá ở vùng sông - suối Vườn quốc gia Bạch Mã Thừa Thiên Huế (2011). Kết quả nghiên cứu ở vùng Hải Vân - Sơn Trà xác định được: 97 loài động vật phù du, 16 loài thực vật ngập mặn, 172 loài san hô, 306 loài động vật đáy, 171 loài tảo, 197 loài cá và trứng của 5 loài cá. Vùng Ba Mùn, Quảng Ninh xác định được: 131 loài động vật phù du, 17 loài thực vật ngập mặn, 73 loài san hô, 29 loài tảo, 45 loài động vật đáy, 116 loài cá và xác định được trứng của 19 họ cá. Ở Vườn quốc gia Bạch Mã Thừa Thiên Huế đã xác định được 76 loài cá, có 12 loài được liệt kê trong Danh lục đỏ của IUCN (2011), theo sách đỏ Việt Nam ( 2007) có 2 loài quý hiếm là cá chình hoa ( Anguilla marmorata) và cá chiên ( Bagarius bagarius) được xếp ở bậc sắp nguy cấp ( VU). 1.3. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ cho phòng chống bệnh dịch thủy sản - Nghiên cứu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Bokashi trầu ứng dụng cho vùng nuôi tôm an toàn ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2009-2010). - Nghiên cứu chất chiết từ tỏi để phòng trừ dịch bệnh cho động vật thủy sản (2009-2010) . Các kết quả nghiên cứu từ 2 đề tài đã được ứng dụng rộng rãi để phòng và trị bệnh cho động vật thủy sản. - Hiện nay chế phẩm Bokashi trầu đang được sản xuất tại Khoa Thủy sản để cung cấp cho nhu cầu người nuôi tôm nhiều tỉnh thành khắp nước. Là đơn vị duy nhất của Đại học Huế có sản phẩm đăng ký sở Hữu trí tuệ Việt Nam: + Bằng độc quyền Kiểu dáng Công nghiệp, số:15479, cấp theo Quyết định số 6975/QĐ –SHTT, ngày 18.04.2011 + Giấy chứng nhận đang ký nhãn hiệu, số 180499, cấp theo Quyết định số: 10914/QĐ-SHTT, ngày 05.03.2012. 1.4. Nghiên cứu về thức ăn, dinh dưỡng và công nghệ nuôi - Các nghiên cứu: “Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn và nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi, cá trê lai (2006 – 2009), rô đồng (2010 – 2011), cá dìa (2012 – 2013)” để xây dựng khẩu phần thức ăn phục vụ cho nhu cầu nuôi các đối tượng này trong khu vực. - Mô hình nuôi tập trung chủ yếu ở vùng Phá Tam Giang nơi có diện tích hơn 22.000ha mặt nước có điều kiện môi trường biến đổi lớn, đặc biệt vào mùa mưa có hiện tượng ngọt hóa kéo dài khắp đầm phá. Có các nghiên cứu về: Phát triển nuôi các đối tượng mặn, lợ ở vùng đầm phá Tam Giang (đề tài phối hợp với Viện NC Nam Úc, Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế và dự án IMOLA/FAO (2006- 2009)). - Nghiên cứu các đối tượng nuôi kết hợp ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (2006-2007). Nghiên cứu lựa chọn đối tượng nuôi thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đầm phá Thừa Thiên Huế (2010). - Nghiên cứu thành phần a xít béo thiết yếu bổ sung nâng cao tỷ lệ sống và sức đề kháng bệnh cho tôm, cá qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển (2010- 2015). 2. CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT 2.1. Chuyển giao quy trình và công nghệ nuôi - Trong vài năm gần đây, các quy trình nuôi được khoa nghiên cứu và chuyển giao thành công ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk và Bình Định. Quy trình nuôi tôm sú an toàn dịch bệnh dựa vào cộng đồng, có sử dụng chế phẩm sinh học đang được nhiều nơi áp dụng, cả Cà Mau và Bến Tre - Quy trình nuôi tôm thẻ thâm canh ở Kiên Giang và Sóc Trăng đang được triển khai và bước đầu có tính khả thi cao. - Quy trình nhân giống cá nước ngọt cho tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Quảng Trị. 2.2. Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản - Là đơn vị có tiềm năng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong nhiều năm qua, khoa đã nghiên cứu áp dụng nhiều mô hình rất thành công và kết quả được các cộng đồng ngư dân đánh giá cao. Đặc biệt mô hình “chuôm cá” dựa vào cộng đồng, đã áp dụng ở nhiều nơi trong cả nước (Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắk Lắk và Cambodia). - Chuyển giao các mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo các mô hình mới như đồng quản lý, mô hình dấu ấn sinh thái, ổ sinh thái , 2.3. Xây dựng nguồn nhân lực tốt cho phát triển thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu - Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển thủy sản ở Đắk lắk - Xây dựng vùng nuôi an toàn dựa vào cộng đồng ở Thừa Thiên Huế và Cà Mau - Xây dựng nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk - Xây dựng chiến lược phòng chống HIV cho cư dân ven biển - Tăng cường năng lực quản lý nghề cá - Tăng cường năng lực quản lý nghề cá Đắk Lắk - Tăng cường năng lực quản lý nghề cá về xây dựng các văn bản quy phạm - Phát triển NTTS bền vững ở Đắk Lắk - Nâng cao nguồn nhân lực nghề cá Việt Nam - Nâng cao nguồn nhân lực nghề cá Đắk Lắk - Phát triển NTTS bền vững ở Thừa Thiên Huế - Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho cư dân vạn chài tỉnh Thừa Thiên Huế - Phát triển cộng đồng cư dân ven phá Thừa Thiên Huế trong việc bảo vệ nguồn lợi TS và quy hoạch vùng nuôi an toàn và xây dựng vùng nuôi an toàn - Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất cho các thành phần nhà nước và tư nhân với những mục tiều và cách tiếp cận sau: - Sử dụng nguồn lực- Hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế- Sản lượng, việc làm và tiêu thụ sản phẩm” - Khảo sát đánh giá các mô hình dịch vụ ương giống vừa và nhỏ” - Lựa chọn và thực hiện các giải pháp nuôi trồng thủy sản giảm thiểu rủi ro thông qua các thử nghiệm tại cơ sở nuôi (mô hình) - “Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các chương trình, kế hoạch sản xuất giống chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh Bình Định”. - Xây dựng sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo khai thác ven bờ thích ứng với biến đổi khí hậu - “Hỗ trợ xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi lươn tại huyện Tuy Phước, nuôi lồng cá bống tượng tại huyện Vĩnh Thạnh cho các nông hộ nghèo ở Bình Định " - “Khảo sát đánh giá tình hình nuôi tôm chân trắng ở đầm phá Thừa Thiên Huế và đưa ra những đề xuất”. - Bắt đầu phát triển của cộng đồng an toàn cho các khu vực nuôi trồng thủy sản trong 2 vùng ở Cà Mà và Thừa Thiên Huế. - Xây dựng hệ thống thông tin giám sát dịch bệnh thủy sản ở Bình Định - Ứng dụng công nghệ GIS để quản lý môi trường và dịch bệnh thủy sản ở Bình Định - Tư vấn các hoạt động nghiên cứu vùng đầm phá Tam Giang cho FAO/IMOLA 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA THỦY SẢN 2012-2015 3.1. Lĩnh vực giống và bảo tồn đa dạng sinh học - Hiện nay “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản miền Trung” trực thuộc Khoa Thủy sản, đã được nghiệm thu và bắt đầu đi vào hoạt động. Với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, trong thời gian tới Khoa Thủy sản chủ yếu tập trung nghiên cứu và hoàn thiện qui trình sản xuất giống các loài cá biển có giá trị kinh tế cao (cá đối mục, cá đối nhọn, các loài thuộc họ cá tráp, cá vẫu, cá bống, cá nâu, cá dìa) và một số loài giáp xác (tôm, cua). - Tăng cường các nghiên cứu xác định tiềm năng nguồn gen của một số loài đặc hữu ở Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) và Krong Ana (Đắk Lắk). - Đẩy mạnh nghiên cứu và thực hành các mô hình bảo vệ nguồn lợi bằng hệ thống fish-net trên các vùng mặt nước lớn. - Bước đầu nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần tôm sú giống để đi đến cung cấp con giống chủ động quanh năm cho các cơ sở nuôi tôm sú. 3.2. Lĩnh vực bệnh thủy sản - Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu sử dụng các thảo dược trong điều trị bệnh thủy sản, ứng dụng rộng rãi cho vùng nuôi tôm tôm an toàn ở nhiều địa phương khắp cả nước. Xây dựng các mô hình nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. - Nghiên cứu sử dụng Lectin –C type để nâng cao sức đề kháng bệnh cho tôm, từng bước nghiên cứu đánh giá nguồn gen và đánh dấu gen. - Tập trung nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy và đục cơ ở tôm thẻ bằng phương pháp miễn dịch học và lâm sang. 3.3. Nghiên cứu thức ăn và dinh dưỡng - Với phương châm nghiên cứu dinh dưỡng bệnh là chính, khoa tập trung nghiên cứu các chế phẩm bổ sung, các nhóm a xít béo tạo sản phẩm BioFAT cho nuôi tôm và cá giống. Tăng cường các nghiên cứu cơ bản của một số đối tượng đặc hữu của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (cá dìa, cá đối mục). - Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá nuôi có giá trị kinh tế để chế biến các loại thức ăn từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương nhằm hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả cho người nuôi. 3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu Một số lĩnh vực nghiên cứu về bệnh học và dinh dưỡng bệnh sẽ phối hợp với Đại học Nam Úc, đại học Humboldt, Đại học Kiel, Đại học Utrecht & Wageningen thông qua các chương trình của các nước với trường và khoa. Một số hoạt động nghiên cứu các chính sách và chủ trương cho cư dân ven đầm phá, biển và nội đồng theo hỗ trợ của Luxemburg sẽ tiếp tục trong 3 năm tới và đề xuất với các địa phương tăng cường các hoạt động nuôi an toàn và thích ứng với biến đổi khí hậu. . TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA THỦY SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Lê Văn Dân Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Huế 1. MỘT SỐ THÀNH CÔNG TRONG NGHIÊN CỨU. CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trong những năm gần đây, với nguồn kinh phí được hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, nhiều nghiên cứu của các cán bộ Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Huế. Bình Định - Tư vấn các hoạt động nghiên cứu vùng đầm phá Tam Giang cho FAO/IMOLA 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA THỦY SẢN 2012- 2015 3.1. Lĩnh vực giống và bảo tồn đa dạng sinh học -

Ngày đăng: 24/08/2015, 09:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan