HNTS 2012 03 đặc điểm PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH dục cá nục sò decapterus maruadsi PHÂN bố ở VÙNG BIỂN từ sóc TRĂNG đến bạc LIÊU

16 483 0
HNTS 2012 03 đặc điểm PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH dục cá nục sò decapterus maruadsi  PHÂN bố ở VÙNG BIỂN từ sóc TRĂNG đến bạc LIÊU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CÁ NỤC SÒ Decapterus maruadsi PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN TỪ SÓC TRĂNG ĐẾN BẠC LIÊU Mai Viết Văn và Trần Đắc Định Khoa Thủy Sản -Đại học Cần Thơ 1. GIỚI THIỆU Cá Nục sò thuộc giống cá Nục (Decapterus) họ cá Khế (Carangidae). Đây là nhóm cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được khai thác phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Giống Decapterus ở Việt Nam cho đến nay đã bắt gặp 3 loài là Decapterus maruadsi, D. kuroides và D. Russelli trên tổng số 12 loài trên thế giới (Chu Tiến Vĩnh và ctv., 1998; Froese and Pauly, 2011). Trong 3 loài này, cá Nục sò (D. maruadsi) là có sản lượng cao nhất. Đây là một trong những đối tượng khai thác quan trọng của nghề cá ở Việt Nam (Nguyễn Phi Đính và Nguyễn Lâm Anh, 1998). Đến nay, các công trình nghiên cứu về các loài thuộc giống cá Nục ở nước ta còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào việc phân loại học và phân bố của các tác giả như: Nguyễn Phi Đính (1978), Nguyễn Phi Đính và Nguyễn Lâm Anh (1998), Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Văn Lục (2001); Mai Viết Văn và ctv., (2010). Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản của cá Nục sò và cá Nục thuôn ở Vịnh Bắc bộ và Vịnh Thái Lan đã được thực hiện bởi Nguyễn Phi Đính (1991), Nguyễn Phi Đính và Nguyễn Lâm Anh (1998). Hiện nay, cường lực khai thác tại vùng biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu ngày càng tăng với tốc độ nhanh, để đảm bảo nguồn lợi cá ven bờ và khả năng khai thác bền vững, điều cần quan tâm là nghiên cứu về cấu trúc thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh sản của cá và khả năng duy trì đàn cá bổ sung. Xuất phát từ nhu cần thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục cá Nục sò (Decapterus maruadsi) phân bố vùng biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu” đã được thực hiện. Mục tiêu của đề tài nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho công tác phát triển đối tượng nuôi ven biển tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu nói riêng và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011. Phạm vi khảo sát thuộc vùng biển ven bờ Sóc Trăng-Bạc Liêu (Vị trí toạ độ từ 105 o 46’E đến 106 o 18’E, từ 8 o 55’N đến 9 o 21’N) (Hình 2.1). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thu và cố định mẫu Mẫu cá đã được thu định kỳ hàng tháng, kéo dài trong suốt 12 tháng. Thu thập mẫu từ các phương tiện khai thác thương mại thông thường như lưới kéo, lưới vây, lưới rê. Mẫu cá đã được thu ngẫu nhiên 30 cá thể/đợt. Mẫu sau khi thu đã được bảo quản lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm nguồn lợi của Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ để tiếp tục phân tích. Mẫu tuyến sinh dục của cá được lấy ngẫu nhiên từ mỗi đợt thu mẫu. Cố định tuyến sinh dục của cá trong dung dịch Gilson’s fluid (Simpson, 1954. Được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Hình 2.1: Bản đồ thu mẫu ở vùng nghiên cứu Phương pháp phân tích mẫu Phân tích tương quan Mẫu cá thu qua các tháng đã được cân trọng lượng và đo chiều dài từng cá thể, sau đó xác lập phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá theo công thức của Huxley (1924) (Được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004): W = a.L b Trong đó: W là trọng lượng thân cá (gam). L là chiều dài tổng cộng của cá (cm). a là hằng số tăng trưởng ban đầu. b là hệ số tăng trưởng. Phân tích sự phát triển tuyến sinh dục cá Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo bậc thang thành thục 6 giai đoạn của Nikolsky (1963). Phân tích cấu trúc mô học tuyến sinh dục: Tuyến sinh dục cá đã được thu trực tiếp và cố định trong dung dịch Bouin’s trong 12-14 giờ tùy theo khối lượng tuyến sinh dục. Sau đó, mẫu đã được chuyển sang ngâm trong dung dịch cồn 70% trước khi đưa vào quy trình xử lý tiếp theo. Mẫu sau khi được khử nước (theo quy trình phân tích mô ở phòng thí nghiệm) đã được cố định trên giá thể (cassettes) bởi paraffin. Các lát cắt 5-6 µm đã được dán trên lame và nhuộm màu bằng Haematoxylin- Eosin trước khi chụp ảnh phân tích kết quả trên kính hiển vi quang học (Drury and Wallington, 1967; Kiernan, 1990). Đọc kết quả: Cấu tạo vi thể của tuyến sinh dục đã được mô tả theo Laurence & Briand (1990). Xác định hệ số thành thục (GSI) theo công thức của Josep và Hans-Joachim (2000) (Được trích dẫn bởi Trần Đắc Định, 2004): GSI (%) = (W g / W n ) x 100 Trong đó: GSI là hệ số thành thục sinh dục W g là trọng lượng tuyến sinh dục (gam) W n là trọng lượng không nội quan (gam) Xác định số điều kiện (CF) từng tháng theo công thức của King (1995): CF = b L W Trong đó: CF là hệ số điều kiện W là trọng lượng thân cá (gam) L là chiều dài thân cá (cm) b là hệ số tăng trưởng Phân tích sức sinh sản (F) theo công thức của Bagenad (1967) (Được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004): F = g n.G Trong đó: G là trọng lượng tuyến sinh dục n là số lượng trứng có trong mẫu đại diện. g là trọng lượng mẫu trứng được lấy ra đếm Phân tích sức sinh sản tương đối (F A ) theo công thức của Hardisty (1964) (Được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004): F A = F W Trong đó: F là sức sinh sản tuyệt đối W là trọng lượng thân cá (gam) 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đã được tính toán dưới dạng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Các phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word 2003 đã được sử dụng để phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân tích tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá Kết quả phân tích tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân của 267 cá thể cái và 194 cá thể đực cá Nục sò được trình bày qua đồ thị Hình 3.1 và Hình 3.2 Hình 3.1: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Nục sò cái Hình 3.2: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Nục sò đực Kết quả phân tích ở đồ thị Hình 3.1 và Hình 3.2 cho thấy mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá rất chặt chẽ với phương trình: W= 0,016L 2,8724 , R 2 = 0,942 (cá cái); W = 0,084L 2,2995 , R 2 = 0,9081 (cá đực). Sự sinh trưởng của loài cá này phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của các loài cá mà Chu Nguyên Đỉnh và ctv., (1962) đã nghiên cứu, ở giai đoạn đầu, sinh trưởng của cá Nục sò tăng nhanh về chiều dài và bước sang giai đoạn kế tiếp thì tăng nhanh về khối lượng. 3.2. Phân tích biến động hệ số CF của cá Nục sò trong năm Việc xác định hệ số điều kiện (CF) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thời gian đẻ của cá. Hệ số CF của cá Nục sò được thể hiện rõ trong đồ thị Hình 3.3 Hình 3.3: Biến động hệ số CF của cá Nục sò trong năm Qua đồ thị Hình 3.3 nhận thấy sự biến động hệ số CF của cá đực cao hơn nhiều so với cá cái do hệ số tăng trưởng b của cá đực nhỏ hơn của cá cái (CF cá đực = 2.2995; CF cá cái = 2.8724). Ở cá cái, hệ số CF tăng cao nhất vào hai tháng 05 và tháng 09 với giá trị hệ số CF tương ứng là 0,048 và 0,039. Những tháng này có sự chênh lệch lớn so với các tháng còn lại, đặc biệt những tháng sau khi cá đẻ hệ số CF giảm mạnh (tháng 06 và tháng 10 với hệ số CF tương ứng là 0,043 và 0,055). Ở cá đực hai tháng có hệ số CF cao nhất là tháng 05 và tháng 09 với giá trị hệ số CF tương ứng là 0,093 và 0,090. Những tháng với hệ số CF thấp nhất là tháng 06, tháng 07 và tháng 10 với các giá trị CF là 0,058; 0,043 và 0,055. Điều đó cho thấy tháng 05 và tháng 09 là hai tháng mà cá tích lũy đầy đủ dinh dưỡng chuyển sang hết cho tuyến sinh dục để bắt đầu mùa vụ sinh sản. 3.3. Phân tích biến động chỉ số GSI của cá Nục sò trong năm Chỉ số tuyến sinh dục (GSI) được tính dựa trên số mẫu thu được trong 12 tháng để đánh giá tình trạng thành thục của cá qua đó dự đoán được mùa vụ sinh sản. Kết quả phân tích biến động GSI của cá Nục sò được trình bày qua đồ thị Hình 3.4 Hình 3.4: Biến động GSI của cá Nục sò cái và đực trong năm Kết quả phân tích từ đồ thị Hình 3.4 cho thấy hệ số thành thục (GSI) ở cá cái và cá đực có sự khác biệt rất rõ. Ở cá Nục đực có hệ số GSI thấp hơn ở cá cái nhiều lần. Nguyên nhân là do trọng lượng tuyến sinh dục của cá cái trong giai đoạn thành thục (giai đoạn IV và V) lớn hơn rất nhiều lần so với cá đực ở cùng giai đoạn thành thục. Trong suốt thời gian nghiên cứu, hệ số GSI của cá Nục sò cái tăng cao nhất vào tháng 05 (4,58%) và tháng 09 (4,80%); GSI thấp nhất vào tháng 01 (3,21%) và tháng 02 (2,48%). Ở cá Nục sò đực, biến động GSI cao nhất ở đợt đầu vào tháng 05 (2,81%) và tháng 06 (2,20%), đợt 2 với giá trị chỉ số GSI tháng 08 (2,50%) và tháng 09 (2,89%). Tháng 01 và tháng 03 giá trị chỉ số GSI thấp nhất (1,30% và 1,60%). Seiji et al., (2006) đã nghiên cứu về tuổi, đặc điểm sinh học sinh sản của loài cá Nục sò ở vùng biển phía đông Trung Quốc. Kết quả cho thấy chỉ số GSI của cá Nục sò cái và cá đực trong tháng 06 với giá trị GSI tương ứng là 6,5% và 5,8%. Giá trị GSI trung bình ở cá cái nhỏ hơn 2% từ tháng 09 đến tháng 04, và lớn hơn 4% từ tháng 05 đến tháng 08. 3.4. Phân tích các đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá Nục sò Các giai đoạn phát triển noãn sào Trong quá trình phát dục cũng như tái phát trong mỗi chu kỳ sinh sản hàng năm của cá cái thì hình dạng bên ngoài và cấu trúc mô học bên trong của noãn sào có sự thay đổi một cách rõ ràng, sự thành thục của noãn sào cá Nục sò được mô tả qua 6 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Noãn sào còn rất nhỏ, trong suốt, khó nhận dạng bằng mắt thường. Ở giai đoạn này, các tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào và các noãn bào đang lớn lên thuộc thời kỳ tăng nguyên sinh chất, các noãn nguyên bào phân chia và bắt đầu tăng kích thước để biến thành noãn bào, nhân cũng xuất hiện. Lúc này nhân có hình tròn rất nhỏ, nhiều hạt sắc chất bắt màu của hematoxylin nên có màu tím rất rõ (Hình 3.8). Kết quả này tương tự với nhận định của Xakun và Buskaia (1968) cho rằng thời gian của giai đoạn 1 dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của từng cá thể và điều kiện môi trường sống của cá thể. Giai đoạn 2: Noãn sào có màu trắng trong, hơi đục và dần chuyển màu hồng nhạt, nhỏ, bắt đầu phân thùy, chiều dài noãn sào từ 1-3 cm. Phân tích mô học cho thấy các noãn bào có kích thước lớn hơn các noãn nguyên bào ở giai đoạn 1, có thể quan sát được noãn bào bằng kính lúp, ngoài những noãn bào kết thúc thời kỳ tăng chất nguyên sinh thì còn có hiện diện của các noãn bào ở pha đầu của thời kỳ lớn nguyên sinh và các noãn nguyên bào nhỏ. Noãn bào được bao bọc bởi lớp màng follicul mỏng (Hình 3.8). Giai đoạn 3: Trên noãn sào bắt đầu xuất hiện các mạch máu nhỏ có màu đỏ, noãn sào có màu hồng chuyển sang màu vàng nhạt. Noãn sào phân thùy hoàn chỉnh nhưng 2 thùy có kích thước khác nhau. Trên noãn sào có một lớp màng mỏng bao bọc, có thể nhìn thấy các noãn bào bằng mắt thường nhưng chưa dễ tách rời chúng. Chiều dài noãn sào từ 3-5 cm (lớn hơn ở giai đoạn 2) (Hình 3.5). Kết quả phân tích mô học cho thấy đây là thời kỳ lớn nguyên sinh-dinh dưỡng, vì thời kỳ này kích thước của các noãn bào tăng về thể tích chất nguyên sinh và tích lũy các chất dinh dưỡng, có sự xuất hiện của các giọt mỡ và các hạt noãn hoàng. Song song với quá trình tích luỹ các chất ấy, các vỏ noãn bào cũng được hình thành. Cuối thời kỳ lớn nguyên sinh-dinh dưỡng có sự xuất hiện màng phóng xạ ở các noãn bào. Đường kính trung bình của noãn bào 284,46±2,23 µm (Hình 3.9). Giai đoạn 4: Noãn sào chiếm hầu hết thể tích của xoang bụng, giai đoạn này chiều dài noãn sào từ 5-7,5 cm, căng phồng và trứng có màu vàng đến vàng tươi. Trên bề mặt của noãn sào có nhiều mạch máu bao quanh (Hình 3.6). Phân tích cấu trúc mô học noãn sào cho thấy có sự hiện diện của các noãn bào đã kết thúc thời kỳ lớn nguyên sinh-noãn hoàng, ngoài ra còn có các noãn nguyên bào, noãn bào thời kỳ lớn nguyên sinh là thành phần dự trữ của noãn sào. Noãn hoàng chiếm thể tích lớn trong các noãn bào giai đoạn 4, nhân bắt đầu dịch chuyển ra gần vỏ noãn bào. Đường kính của noãn bào lúc này đạt 353,78±3,47 µm (Hình 3.10). Giai đoạn 5: Ở giai đoạn này noãn sào đạt kích thước tối đa, chiều dài noãn sào đạt 8-9 cm. Noãn sào có màu vàng cam đến màu đỏ sậm, màng follicul rất mỏng và dễ vỡ. Các hạt noãn bào đạt kích thước lớn, có màu vàng đỏ sậm. Khi trút cá ngược và vuốt nhẹ bụng sẽ thấy có trứng chảy ra bên ngoài (Hình 3.7). Cấu trúc mô học noãn sào cho thấy những noãn bào đã chín luôn nằm ngoài cùng của tấm trứng. Nhân đã chuyển hoàn toàn về một cực, lúc này các hạt mỡ đã hoà lẫn với noãn hoàng và chiếm đầy thể tích noãn bào, các tiểu hạch biến mất, noãn bào đã chuẩn bị cho quá trình rụng. Khi các vỏ nang bị nứt ra, các noãn bào sẽ rơi vào nang buồng trứng, Trong thành phần mô của noãn sào thấy có mặt những noãn bào ở các pha trước. Đường kính trứng đạt kích cỡ lớn nhất 623,08±12,10 µm (Hình 3.11). Giai đoạn 6: Trên noãn sào xuất hiện các nang trứng đã bị vỡ. Quan sát thấy các noãn bào ở giai đoạn V đã được phóng thích ra ngoài, còn sót lại một số noãn bào ở giai đoạn II hoặc giai đoạn III bám vào các màng của noãn sào. Các giai đoạn phát triển tinh sào Tinh sào của cá Nục sò là những tuyến đôi, hình túi, nằm trong xoang, dọc theo bên ruột và bong bóng, dính với vách trên của xoang bằng một màng mỏng. Quá trình phát triển của tinh sào cá Nục sò được mô tả qua 5 giai đọan như sau: Giai đoạn 1: Hình thái bên ngoài tinh sào mảnh như sợi chỉ, trong suốt, nằm ở phần cuối khoang bụng của cá. Cấu trúc mô học bên trong cho thấy ở giai đoạn này tinh sào chỉ có tinh nguyên bào, số lượng tinh nguyên bào lớn, vì thế đã tạo nên độ trong suốt của tuyến sinh dục đực. Giai đoạn 2: Cuối giai đoạn 1 tinh sào có hình cuống nhỏ, màu trong suốt. Đến đầu giai đoạn 2 tinh sào chia thùy, hình dạng rõ rệt, có màu hồng nhạt (Hình 3.12). Đặc trưng của giai đoạn này là quá trình tinh nguyên bào bắt đầu phân cắt tạo ra các tinh bào. Nhờ sự sinh sản của các tế bào nên tinh sào tăng kích thước (Hình 3.15). Giai đoạn 3: Tinh sào phân thùy rõ rệt, có chiều dài từ 4-4,5 cm, giai đoạn này tinh sào có hình chữ X, chiều dài 2 thùy chênh lệch nhau, có màu hồng nhạt đến màu hơi đục (Hinh 3.13). Đây là giai đoạn đầu hình thành các tinh tử, có thể quan sát rõ các tinh tử bằng phương pháp mô học. Khối lượng của tinh sào tăng nhanh (Hình 3.16). Giai đoạn 4: Tinh sào phát triển mạnh, kích thước to và mềm, có màu trắng đục, chiếm khoảng 2/3 chiều dài xoang bụng (từ dạ dày đến cuối xoang bụng của cá) (Hình 3.14). Giai đoạn này là giai đoạn cuối quá trình tạo tinh trùng, các tinh trùng được chứa trong nang tinh, còn rất ít các tinh nguyên bào nằm rải rác xung quanh nang tinh (Hình 3.17). Giai đoạn 5: Ở giai đoạn này tinh sào đạt kích thước tối đa, chiều dài lên đến 10 cm. Tinh sào mềm nhũng, màu trắng, nếu ấn nhẹ vào bụng cá thì tinh trùng được hòa chung với tinh dịch sẽ chảy ngoài qua lỗ sinh dục. Phân tích mô học cho thấy tinh trùng và tinh dịch được chứa đầy trong các buồng tinh (Hình 3.18). Hình 3.5: Noãn sào giai đoạn III Hình 3.6: Noãn sào giai đoạn IV Hình 3.7: Noãn sào giai đoạn V Hình 3.10: Noãn bào thời kỳ IV Hình 3.11: Noãn bào thời kỳ V Hình 3.8: Noãn sào giai đoạn I - II Hình 3.9: Noãn bào thời kỳ III Hình 3.12: Tinh sào giai đoạn II Hình 3.13: Tinh sào giai đoạn III Hình 3.18: Tinh sào giai đoạn V Hình 3.17: Tinh sào giai đoạn IV Hình 3.15: Tinh sào giai đoạn I-II Hình 3.16: Tinh sào giai đoạn III Hình 3.14: Tinh sào giai đoạn IV [...]... hợp với kết quả phân tích hệ số GSI và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục của cá theo thời gian đã cho kết luận mùa vụ sinh sản của cá Nục sò phân bố ở vùng biển Sóc Trăng - Bạc Liêu tập trung chủ yếu vào tháng 05 và tháng 09 trong năm Kết quả nghiên cứu này cho thấy mùa vụ thành thục của cá Nục sò phân bố vùng biển Sóc Trăng - Bạc Liêu muộn hơn 1 tháng so với cá Nục phân bố ở vùng Vịnh Thái... 1978 Đặc điểm hình thái giống cá Nục (Decapterus) tại vùng bờ biển phía Đông Việt Nam Tuyển tập nghiên cứu biển I, 1: 121-137 Nguyễn Phi Đính, 1991 Đặc điểm sinh sản của cá Nục sò (Decapterrus maruadsi) vùng biển Việt Nam Tuyển tập nghiên cứu biển III, Nhà xuất bản Nông nghiệp: 36 - 45 Nguyễn Phi Đính, Nguyễn Lâm Anh, 1998 Xác định trữ lượng và dự báo sản lượng cá Nục sò Decapterus maruadsi ở vùng biển. .. nhất ở cá đực vào tháng 05 (71,43%) và tháng 09 (và 74,19%), thấp nhất vào tháng 02 (40%) và tháng 11 (40%) Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá Nục sò phân bố vùng biển Sóc Trăng - Bạc Liêu tập trung chủ yếu vào tháng 05 và tháng 09 trong năm Sức sinh sản của cá Nục sò dao động từ 64.185-100.296 trứng, sức sinh sản tương đối dao động từ 427-1.276 trứng/g cá cái với trọng lượng thân biến động từ 50,22 g đến. .. biến động các giai đoạn thành thục tuyến sinh dục của cá Nục sò Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá Nục sò đã được quan sát trực tiếp bằng mắt thường kết hợp với việc sử dụng kính lúp và dựa theo thang 6 bậc của Nikolsky (1963), do đó những cá thể chưa thành thục được xếp chung vào một nhóm I - II Kết quả cũng cho thấy sự biến động các giai đoạn thành thục sinh dục của cá Nục sò qua các tháng... của Nguyễn Phi Đính (1998) 3.7 Sức sinh sản của cá Nục sò Kết quả phân tích sức sinh sản của 29 cá thể cái loài cá Nục sò từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2011 được trình bày qua Bảng 3.1 Bảng 3.1: Sức sinh sản và sức sinh sản tương đối của cá Nục sò Nhóm chiều Số cá thể Trọng lượng thân Sức sinh sản Sức sinh sản tương đối dài tổng (cm) (con) (g) (trứng) (trứng/g cá cái) 17,40-19,90 5 75,33 64.185 891... Phước Hùng 2010 Đặc điểm thành phần loài và tính chất khu hệ cá, tôm phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng- Bạc Liêu Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ ISSN: 1859-2333, volume 15a-2010, Trang 232-240 Mai Viết Văn 2011 Nghiên cứu đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá Chỉ vàng (Selaroides leptolepis) Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ... 1.276 Sức sinh sản của cá Nục sò dao động từ 64.185-100.296 trứng, sức sinh sản tương đối dao động từ 427-1.276 trứng/g cá cái với trọng lượng thân biến động từ 50,22 g đến 135 g và chiều dài tổng biến động từ 17,40 cm đến 23,70 cm Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phi Đính (1991) cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của cá Nục sò từ 70.000 trứng đến 260.000 trứng, còn sức sinh sản tương đối từ 421 đến 1.333... chung về sinh trưởng và phát triển của sinh vật 4 KẾT LUẬN Chiều dài tổng và khối lượng thân cá Nục sò tương quan theo phương trình: W= 0,016L 2,8724, R2 = 0,9081 (cá cái); W = 0,084L2,2995, R2 = 0,9081 (cá đực) Tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục cao nhất ở cá cái vào tháng 05 (74,07%) và tháng 09 (67,65%), thấp nhất vào tháng 01 (33,46%) và tháng 07 (51,85%) Tương tư, tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục cao... thành thục sinh dục của cá Nục sò qua các tháng trong năm được thể hiện ở Hình 3.19 và Hình 3.20 Hình 3.19: Tần suất xuất hiện các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cái Hình 3.20: Tần suất xuất hiện các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục đực Kết quả qua Hình 3.19 cho thấy tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục (giai đoạn V) cao nhất ở cá cái vào tháng 05 (74,07%) và tháng 09 (67,65%), thấp nhất vào tháng 1... 421 đến 1.333 trứng/g cá cái với chiều dài tổng của cá dao động từ 14,5 cm đến 19,9 cm, trong đó nhóm cá đẻ tập trung chủ yếu có chiều dài tổng từ 16,0 cm đến 19,90 cm Theo Chu Tiến Vĩnh và ctv., (1998) cá Nục sò sinh sản tập trung trong nhóm chiều dài từ 16,90 cm đến 19,9 cm (cá 1-3 tuổi), cá có chiều dài lớn hơn 19 cm thường đạt khoảng 4 tuổi, ở lứa tuổi này cá đã già nên sức sinh sản sẽ giảm dần, . ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CÁ NỤC SÒ Decapterus maruadsi PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN TỪ SÓC TRĂNG ĐẾN BẠC LIÊU Mai Viết Văn và Trần Đắc Định Khoa Thủy Sản -Đại học Cần Thơ 1. GIỚI THIỆU Cá Nục. trung bình ở cá cái nhỏ hơn 2% từ tháng 09 đến tháng 04, và lớn hơn 4% từ tháng 05 đến tháng 08. 3.4. Phân tích các đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá Nục sò Các giai đoạn phát triển noãn. loài, đặc điểm sinh học và sinh sản của cá và khả năng duy trì đàn cá bổ sung. Xuất phát từ nhu cần thực tế trên, đề tài nghiên cứu Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục cá Nục sò (Decapterus maruadsi)

Ngày đăng: 24/08/2015, 09:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan