tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục

49 958 1
tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mô tả quá trình quản lý truyền thống: Mô tả việc thực hiện các chức năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và mối quan hệ giữa các chức năng này); Mô tả việc sử dụng các biện pháp quản lý (biện pháp kinh tế, biện pháp tâm lý - xã hội, biện pháp hành chính); Mô tả quá trình ra quyết định với tư cách là sản phẩm duy nhất của lao động quản lý. Mô tả quá trình quản lý chất lượng: Khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng; Quản lý chất lượng được tiến hành theo các bước nào So sánh, bình luận quá trình quản lý truyền thống và quá trình quản lý chất lượng

Đề bài: Mô tả quá trình quản lý truyền thống, mô tả quá trình quản lý chất lượng So sánh, bình luận? 1 BÀI LÀM 1. Mô tả quá trình quản lý truyền thống Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn và đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý nào đó. C.Mac đã chỉ ra: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý” và ông cũng đưa ra một hình tượng để khẳng định vai trò của quản lý: “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có người chỉ huy, người nhạc trưởng” Ngày nay thuật ngữ quản lý trở nên phổ biến và có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo Taylor thì “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Mary Parker Follett cho rằng “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác”. Hay đơn giản quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó. Theo những định nghĩa kinh điển nhất, quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý – trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức. Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Liên hệ vào lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục được hiểu như việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và tất nhiên cả những phần tài chính và vật chất của các hoạt động đó nữa. Do đó, quản lý giáo dục là quá trình thực hiện 2 có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra. Hoặc “Quản lý giáo dục là quá trình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”. 1.1. Các chức năng quản lý Trong quản lý, chủ thể quản lý tiến hành nhiều các hoạt động khác nhau, các hoạt động đó có thể phân chia thành nhóm, tất nhiên là mang tính tương đối, gọi là các chức năng quản lý. Chức năng của quản lí là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Có thể hiểu chức năng quản lý là một nội dung cơ bản trong quá trình quản lý, là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý. Nói tới các chức năng chủ yếu của quản lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Có một số cách phân loại của các nhà quản lý, điển hình là Henry Fayol, ông đưa ra 5 chức năng của quản lý: Kế hoạch – Tổ chức – Chỉ huy – Phối hợp – kiểm tra. V.G.Afanaxiep một chuyên gia nổi tiếng về quản lý của Liên Xô cũ đưa ra 4 chức năng của quản lý: Xử lý và thông qua quyết định – Tổ chức – Điều chỉnh – Kiểm kê và kiểm tra. Theo quan điểm của Tổ chức UNESCO, phân loại chức năng quản lý thành 8 chức năng: Xác định nhu cầu – Thẩm định và phân tích dữ liệu – Xác định mục tiêu – Kế hoạch hóa – Triển khai công việc – Điều chỉnh – đánh giá – Sử dụng liên hệ ngược và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo. Tuy có nhiều cách phân loại chức năng quản lý khác nhau, về số lượng chức năng, về tên gọi của các chức năng song về thực chất hoạt động quản lý có các bước đi khá giống nhau để đạt mục tiêu cuối cùng. Nhưng chung quy 3 lại nền tảng của việc thực hiện hoạt động quản lý vẫn là 4 chức năng: Kế hoạch hóa – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra. 1.1.1. Chức năng kế hoạch hóa a. Khái niệm Đây là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, nó tồn tại trong mọi tổ chức, trong mọi hoạt động quản lý Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 1997 thì kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành. Theo lý luận quản lý, kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. b. Vai trò của chức năng kế hoạch hóa - Kế hoạch hóa có vai trò hết sức quan trọng, có vai trò khởi đầu, định hướng cho quá trình quản lý. Nếu không có kế hoạch, người quản lý sẽ không biết phải tổ chức nhân lực và các nguồn lực khác như thế nào, thậm chí họ còn không rõ phải tổ chức cái gì nữa. Không có kế hoạch, người quản lý không thể chỉ dẫn, lãnh đạo người thuộc quyền hành động một cách chắc chắn với những kỳ vọng đặt vào kết quả mong đợi đạt tới. Cũng vậy, không có kế hoạch cũng không thể xác định tổ chức hướng tới đúng hay chệch mục tiêu và không biết khi nào đạt được mục tiêu; sự kiểm tra trở thành vô căn cứ. - Trong giáo dục, kế hoạch được thể hiện như một bản thiết kế các hoạt động cho một cơ sở hay toàn bộ hệ thống giáo dục, trên cơ sở đó, chủ thể quản lý tổ chức, điều hành và điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu dự kiến. Xây dựng kế hoạch có vai trò hết sức thiết thực. Trước hết là khẳng định sự phát triển của tổ chức/nhà trường trong tương lai. Lý do đầu tiên để xem xét tương lai một cách hệ thống là biết được 4 sự ảnh hưởng tới tương lai của các quyết định hiện tại cũng như sự ảnh hưởng vào hiện tại của những sự kiện tương lai. Xây dựng kế hoạch là dự báo trạng thái của hệ thống (tổ chức trường học) trong một tương lai gần đối với kế hoạch ngắn hạn và tương lai xa đối với kế hoạch dài hạn. Xây dựng kế hoạch để đảm bảo cơ sở hợp lý cho việc bố trí, huy động và phân bổ các nguồn lực cho việc tổ chức các hoạt động của tổ chức để đảm bảo cho các hoạt động bình thường và đạt tới mục tiêu có chất lượng cao. Kế hoạch là căn cứ kiểm tra, đánh giá thành tích của đơn vị, tổ chức hay cá nhân. Do tác dụng thiết thực của hoạt động kiểm tra nên kế hoạch được xem như là một công cụ quan trọng của quản lý. Kế hoạch tạo điều kiện cho người quản lý giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện các hoạt động của cá nhân và các đơn vị trong tổ chức. c. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa - Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức + Mục tiêu quản lý: Mục tiêu là trạng thái được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý hoặc của một số yếu tố cấu thành nên nó. Là đích phải đạt tới của quá trình quản lý, là trạng thái mong muốn và cần thiết trong tương lai đối với hệ thống quản lý + Mục tiêu quản lý có các tính chất sau: Tính hệ thống; tính chuyên biệt; tính cụ thể; tính thời hạn; tính hướng đích và tính thực tế. + Vai trò của mục tiêu quản lý Làm cơ sở lập kế hoạch hoạt động và phân bổ các nguồn lực Thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện các hoạt động Tạo sự hấp dẫn với đối tượng quản lý Quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức + Các yêu cầu của mục tiêu quản lý: Mục tiêu phải không ngừng được đổi mới Mục tiêu được vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể 5 Mục tiêu phải thể hiện được ý chí quyền lực của cấp trên, chi phối các hoạt động trong lĩnh vực đang quản lý Để xác định được mục tiêu đòi hỏi chủ thể quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, có kỹ năng và trình độ nắm bắt thời cuộc, có khả năng sáng tạo và quyết đoán. + Xác định mục tiêu quản lý cần đảm bảo nguyên tắc SMARTER S: Special (cụ thể) vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai M: Measuable (đo lường) lượng hóa các mục tiêu sẽ có đích cụ thể để vươn tới A: Achievable (vừa sức) phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng không được vượt quá sức R: Realistic (thực tế) đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so với nguồn lực của tổ chức T: Timebound (thời hạn) thời gian hợp lý giúp đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác E: Engagement (liên kết) thực hiện mục tiêu phải liên kết giữa các bộ phận thì mới đạt được mục tiêu chung R: Ralevant (thích đáng) thích đáng, công bằng với tất cả các bộ phận. - Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này Để thực hiện được các mục tiêu thì đòi hỏi phải có các nguồn lực. Các nguồn lực này phải chắc chắn để đảm bảo khả năng cao nhất đạt được mục tiêu, với những nguồn lực không chắc chắn nếu không có thì cũng ít ảnh hưởng. - Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên (vì điều kiện nguồn lực thường là hữu hạn ), quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. d. Nguyên tắc lập kế hoạch 6 Các nguyên tắc cơ bản lập kế hoạch là: - Mục đích của kế hoạch phải được xác định rõ ràng. Phải nêu rõ những mục đích hay nhiệm vụ cần giải quyết, mục tiêu hay kết quả mong muốn cần đạt được, các hoạt động hay các công việc chi tiết cần thực hiện, các nguồn lực cần thiết đã được bàn bạc thống nhất và dẫn tới lợi ích rõ ràng. - Lập kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học và số liệu đáng tin cậy. Các quyết định khi lập kế hoạch phải dựa vào phân tích vấn đề, xác định những nguyên nhân, đánh giá các tác động của nhiều yếu tố theo phương pháp luận khoa học, dựa vào số liệu thực tế và các dự báo đáng tin cậy. - Kế hoạch đề ra phải đo đếm được khi triển khai hoạt động. Muốn vậy phải có các chỉ tiêu chính xác, các chỉ báo hoặc các chuẩn mực rõ ràng để đo đếm các sản phẩm đầu ra. - Kế hoạch cần có tính khả thi. Nghĩa là kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực. Nếu kế hoạch dựa vào “những mong muốn (chủ quan)” sẽ làm tổn hại đến các mục tiêu khác và ảnh hưởng tới tất cả các chức năng khác của quản lý. - Mọi kế hoạch cục bộ của các bộ phận cần được lồng ghép trong kế hoạch chung. Việc lồng ghép thể hiện ở sự thích ứng với mục đích và nhiệm vụ của chương trình, thể hiện trong mối quan hệ ngang và dọc của một tổ chức và trong sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các kế hoạch cục bộ. - Các kế hoạch cần phải linh hoạt, tức là kế hoạch phải phù hợp với những thay đổi thông thường trong môi trường, muốn vậy phải xây dựng nhiều tình huống để các hoạt động của kế hoạch được tiến hành theo sự thay đổi đó. - Kế hoạch phải được công khai hóa bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan có liên quan, các cấp thực hiện về những công việc cụ thể, tiến độ, nguồn lực (nhất là nguồn tài chính). e. Quá trình lập kế hoạch 7 Để lập kế hoạch thường phải trả lời 9 câu hỏi sau, câu trả lời sẽ tương ứng với một bước lập kế hoạch - Bước 1: Chúng ta muốn gì? - Bước 2: Chúng ta đang làm gì để đạt được điều chúng ta muốn? - Bước 3: Những nhu cầu nào ở bên ngoài chúng ta? - Bước 4: Chúng ta có thể làm được những gì? - Bước 5: Chúng ta có thể làm được những gì cần phải làm? - Bước 6: Nếu chúng ta tiếp tục công việc đang làm liệu có đạt được điểu mong muốn hay không? - Bước 7: Đây có phải là cái chúng ta sẽ làm để đạt được mục đích hay không? - Bước 8: Làm nhé? (bắt tay vào hành động) - Bước 9: Kiểm tra xem chúng ta có làm đúng hay không? f. Các loại kế hoạch Sự phân loại kế hoạch gắn liền với sự phân loại mục tiêu. Có ba loại mục tiêu chính là: Mục tiêu chiến lược, mục tiêu chiến thuật và mục tiêu tác nghiệp. Mục tiêu chiến lược là mục tiêu rộng, có tính tổng quát, chung cho toàn bộ tổ chức và được cấp quản lý cao nhất xác định. Mục tiêu chiến thuật thường do cấp quản lý trung gian đặt ra đối với một bộ phận hoặc một đơn vị của tổ chức. Mục tiêu chiến thuật thường được xác định tường minh hơn và dễ đo lường hơn so với mục tiêu chiến lược. Mục tiêu tác nghiệp là mục tiêu được xác định bởi cấp quản lý thấp nhất, mục tiêu này hướng vào những kết quả hoạt động của mỗi thành viên trong tổ chức. Xuất phát từ ba loại mục tiêu này có ba loại kế hoạch: Kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp. Trong đó việc xây dựng kế hoạch chiến lược được coi là khởi nguồn, quyết định hướng đi của tổ chức. Sau đây bài giữa kỳ xin đi sâu vào phần kế hoạch chiến lược các cơ sở giáo dục. 8 * Khái niệm kế hoạch chiến lược Kế hoạch chiến lược hướng tới mục tiêu dài hạn và các giải pháp lớn để thực hiện các mục tiêu. Kế hoạch chiến lược được coi là công cụ mạnh để xác định các ưu tiên và đề ra các quyết định đúng đắn cho một tổ chức, trong một thời kỳ dài, thường bao quát trong khoảng 10 - 20 năm hoặc 5 – 10 năm. Kế hoạch chiến lược được coi là một mẫu hình của những quyết định; là công cụ xác lập mục tiêu dài hạn, kế hoạch hành động và phân bổ nguồn lực; là việc xác định những lĩnh vực cạnh tranh của nhà trường; là sự hồi đáp những điểm mạnh, điểm yếu bên trong và những cơ hội thách thức; là một hệ thống logic để phân định giữa nhiệm vụ điều hành với nhiệm vụ quản lý, vai trò và chức năng của nhà trường; là phương thức xác định những đóng góp về kinh tế và ngoài kinh tế mà nhà trường mang lại cho các đối tác. * Lý do phải lập kế hoạch chiến lược Vì sao nhà trường phải lập kế hoạch chiến lược. - Thứ nhất, kế hoạch chiến lược trước cơ hội và thách thức của thời đại mới - Thứ hai, trường cần có kế hoạch chiến lược để đáp ứng sự biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội. - Thứ ba, kế hoạch chiến lược đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngày càng hạn hẹp - Thứ tư, kế hoạch chiến lược tốt – một điều kiện để huy động thêm các nguồn tài trợ. - Thứ năm, kế hoạch chiến lược là đòi hỏi để báo cáo hoạt động của nhà trường với các phía liên quan. Và cuối cùng, một cơ sở đào tạo ở Việt Nam cần có kế hoạch chiến lược để cụ thể hóa đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước * Tiến trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược Tiến trình này gồm 9 bước: 9 - Bước 1: Xác định mục tiêu Xác định mục tiêu đòi hỏi phải xem xét và hiểu kỹ tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và sau đó xác định những mục tiêu cụ thể, những mục tiêu này là sự chuyển dịch từ tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức mà thành. Vì những mục tiêu này sẽ đòi hỏi sử dụng một phần rất lớn các nguồn lực cũng như phải quản lý rất nhiều hoạt động, nên xác định mục tiêu là một trong những bước có tính quyết định trong quá trình lập kế hoạch. - Bước 2: Làm rõ các mục đích và chiến lược Đây là bước làm rõ những mục đích và chiến lược đang tồn tại, đang phát huy tác dụng đến hoạt động của tổ chức. Có thể những mục đích và chiến lược này tương hợp với mục tiêu và sứ mạng của tổ chức cũng có thể quá trình hình thành mục tiêu (bước 1) dẫn tới sự thay đổi căn bản sứ mạng và mục đích của tổ chức. - Bước 3: Phân tích môi trường Khi xác định được mục tiêu của tổ chức và chiến lược đang thực thi, người quản lý có được một cái khung để định lượng những khía cạnh của môi trường có ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức đạt được mục tiêu. Ý nghĩa của việc phân tích môi trường là làm rõ những cách thức mà những biến đổi về môi trường văn hóa xã hội, kinh tế… có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tổ chức, cũng như xác định những ảnh hưởng trực tiếp của những tổ chức khác, của cơ quan chính quyền, đoàn thể xã hội… Ở bước này nên lập một danh sách các nhân tố (thuộc về môi trường) có thể tác động đến tổ chức và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó. Các kỹ thuật về dự báo cũng như các phương pháp lượng hóa của “khoa học quản lý” có thể rất phù hợp trong việc phân tích thông tin về môi trường. - Bước 4: Phân tích nguồn lực Sự phân tích này là cần thiết để làm rõ những ưu thế (có tính cạnh tranh), những mặt mạnh và mặt yếu của tổ chức (đây chính là sự phân tích S – 10 [...]... TRA THÔNG TIN QUẢN LÝ TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý 1.2 Mô tả việc sử dụng các biện pháp quản lý Trong quản lý các nhà quản lý và tổ chức của mình đặt ra các mục tiêu để trả lời cho câu hỏi “Tổ chức của chúng ta sẽ đi tới đâu?”, nhưng “Làm 31 những việc đó như thế nào?” thì các biện pháp quản lý sẽ giúp nhà quản lý trả lời câu hỏi này Các biện pháp quản lý là tổng thể... pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra Biện pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, đó là công cụ chuyển tải các quyết định quản lý, là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, nó rất đa dạng và phong phú; giúp khơi dậy các động lực, kích thích, phát... pháp tâm lý – xã hội và biện pháp kinh tế 1.2.1 Biện pháp hành chính a Khái niệm Đây là biện pháp tác động dựa vào các mối quan hệ, quyền uy và kỷ luật của tổ chức để bắt buộc đối tượng quản lý chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý Biện pháp hành chính trong quản lý là các cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định mang tính bắt buộc, đòi hỏi đối tượng quản lý phải... Vận dụng biện pháp quản lý là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý Trong những điều kiện nhất định, các biện pháp quản lý có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nhưng không có một biện pháp quản lý nào là vạn năng có thể áp dụng cho mọi tình huống Trong tổ chức, nhà quản lý thường áp dụng các biện pháp quản lý là biện pháp hành... đưa đến kết luận và hành động 1.1.5 Mối liên hệ giữa các chức năng quản lý Trong thực tế, các chức năng quản lý đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện Chất xúc tác và liên kết giữa các chức năng cơ bản này là thông tin quản lý và các quyết định quản lý Không có chức năng nào quan trọng hơn chức năng nào, chỉ có tùy từng giai đoạn thì chức năng nào nổi bật hơn Một quá trình quản lý không khép... nguyên thông tin, thông tin trở thành tài sản chung của nhân loại Giáo dục và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Xu thế xã hội: Phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc, bệnh tật… Những yếu tố này tác động đến giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải có bước chuyển để đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao… Giáo viên là người định hướng, giúp người học biến thông tin thành... nhà quản lý cần lưu ý: + Phải nắm vững tình hình để đưa ra các quyết định quản lý sáng suốt 33 + Có bản lĩnh vững vàng + Có niềm tin với đối tượng quản lý + Tránh quan liêu, nóng vội 1.2.2 Biện pháp kinh tế a Khái niệm Là biện pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để kích thích tạo động lực cho đối tượng quản lý tích cực, tự giác hành động Ví dụ như nếu đạt danh hiệu giáo. .. động theo lý tưởng, mục tiêu xác định có tính chất bền vững lâu dài mà từng thành viên khi hoạt động đơn lẻ không thể thực hiện được lý tưởng mục tiêu đó Ví dụ, các trường học và các cơ sở giáo dục là các tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thanh, thiếu niên theo mục tiêu giáo dục nhà nước xác định Đặc trưng của tổ chức bao gồm các tiêu chí: Lý tưởng,... mạnh, trong sáng, tốt đẹp giữa người quản lý và người bị quản lý Giáo dục chủ trương đường lối của tổ chức để mọi người hiểu, ủng hộ và quyết tâm xây dựng tổ chức Tổ chức cho các thành viên học tập, thảo luận về các văn bản pháp quy và bàn biện pháp thực hiện; thảo luận xây dựng mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, góp ý với các chủ trương quyết định của người quản lý đối với hoạt động của tổ chức Những... cơ gì? Nếu chủ thể quản lý thấu hiểu được cấp dưới của mình và biết tạo động cơ thúc đẩy họ thì chắc chắn tổ chức đó sẽ phát triển lớn mạnh Quá trình quản lý chính là quá trình chủ thể quản lý tác động lên hoạt động của quá trình xử lý nhu cầu của mỗi cá nhân, nhóm… theo hướng tạo được động lực mạnh và cùng chiều cho tổ chức Để khuyến khích, động viên, đôn đốc công việc chủ thể quản lý có thể thực hiện: . Mô tả quá trình quản lý truyền thống, mô tả quá trình quản lý chất lượng So sánh, bình luận? 1 BÀI LÀM 1. Mô tả quá trình quản lý truyền thống Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con. thực hiện hoạt động quản lý vẫn là 4 chức năng: Kế hoạch hóa – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra. 1. 1 .1. Chức năng kế hoạch hóa a. Khái niệm Đây là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, nó tồn. thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”. 1. 1. Các chức năng quản lý Trong quản lý, chủ thể quản lý tiến hành nhiều các hoạt động khác nhau,

Ngày đăng: 24/08/2015, 08:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan