Nghiên cứu thành phần hóa học của nấm hầu thủ hericium erinaceum đang được trồng tại lâm đồng

23 764 6
Nghiên cứu thành phần hóa học của nấm hầu thủ hericium erinaceum đang được trồng tại lâm đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương luận văn Thạc sĩ MỤC LỤC Chương 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2 Chương 2: TỔNG QUAN 3 2.1 Giới thiệu nấm Hầu thủ 5, 6, 9, 10 3 2.2 Giá trị thực phẩm 6, 10, 11, 22, 23 4 2.3 Giá trị dược học 6, 10, 22, 23 8 2.3.1 Hợp chất tăng thực bào Hela – cell 8 2.3.2 Hợp chất xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF) 9 2.3.3 Thành phần điều tiết chức năng miễn dịch (BRM) 10 2.3.4 Polysaccarid kháng ung thư 10 2.4 Các nghiên cứu về nấm Hầu thủ Hericium erinaceum 11 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 11 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước 4, 6, 10 .15 Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1 Nội dung nghiên cứu .17 3.2 Phương pháp nghiên cứu .17 3.2.1 Phương tiện 17 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 17 3.3 Dự kiến thời gian thực hiện đề tài 18 Chương 4: KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO .20 - Mục lục Đề cương luận văn Thạc sĩ Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vượt bậc, trong đó ngành hóa học cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển ấy Nhưng mặt trái của sự phát triển khoa học kỹ thuật là dẫn đến xuất hiện nhiều căn bệnh nan y hơn Nhằm giải quyết vấn đề trên và phục vụ đời sống con người tốt đẹp hơn, các nhà hóa học đã tổng hợp được nhiều loại thuốc có tác dụng chữa bệnh cũng như để tẩm bổ Tuy nhiên những loại thuốc này thường rất đắc và thường có tác dụng phụ Chính vì thế, chúng ta có khuynh hướng quay về với thiên nhiên, với nền y học cổ truyền, sử dụng thảo mộc làm thuốc Nấm Hầu thủ là một loại thực phẩm cao cấp và là dược liệu quý hiếm Loại nấm này được sử dụng dạng bột khô trong túi lọc với nước sôi như pha trà, ngâm trong rượu thành Kim tửu, được dùng như một loại thực phẩm bổ dưỡng, tăng lực có giá trị cao trong phòng chống ung thư Chất sợi trong nấm Hầu thủ có thành phần cơ bản là: glucan, chitin, polysaccarid, cenllulose, hemicellulose, polyurenide,… chiếm 10-15% nấm khô Thêm nữa, các thành tố làm tăng hương vị, khẩu vị của nấm Hầu thủ như dẫn xuất của adenosine, guanosine, adenine acid… Đặc biệt guanosine monophotphat có khả năng tăng cường sinh dục lực Ở Việt Nam nấm Hầu thủ Hericium erinaceum mới được nuôi trồng thử nghiệm, các nghiên cứu về nấm Hầu thủ chưa nhiều Trên tinh thần mong muốn góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của loài nấm mới, chúng tôi tiến hành khảo sát nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trồng ở Lâm Đồng 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thành phần hóa học của nấm Hầu thủ Hericium erinaceum đang được trồng tại Lâm Đồng Những kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học từ nấm Hầu thủ Hericium erinaceum cho đến nay có rất ít công trình trong nước công bố Kết quả nghiên cứu về - Trang 1 Đề cương luận văn Thạc sĩ thành phần hóa học của nấm Hầu thủ Hericium erinaceum đang được trồng ở Lâm Đồng là điểm mới của đề tài 1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài Nấm Hầu thủ là một loài thực - dược phẩm quý và hiếm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng (amino axit, đường, lipit, nguyên tố khoáng, vitamin…) Các chất có hoạt tính sinh học như các hợp chất Hericenone có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trong chống bệnh Elzheimer Nấm Hầu thủ dùng để ăn, nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa và phòng chống các khối u Nấm Hầu thủ có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u, chống vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày Tăng hệ thống miễn dịch và chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực đối với nam giới Qui trình nuôi trồng Nấm Hầu thủ đang được chuyển giao tại Việt Nam Cần có những nghiên cứu sâu hơn về những hoạt chất chiết từ thể quả và hệ sợi nấm và ứng dụng các hoạt chất này trong y học và trong dinh dưỡng Trên cơ sơ đó sàng lọc, tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh là bước đi đầu tiên nhưng là bắt buộc đối với quá trình phát triển thuốc mới từ nguồn nguyên liệu quý này Đề tài được thực hiện sẽ góp phần tìm hiểu giá trị loại nấm mới về dinh dưỡng cũng như về y học Với mục tiêu tìm hiểu thành phần hóa học qua đó góp phần nâng cao giá trị dược liệu cũng như khuyến cáo phương thức sử dụng Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nấm Hầu thủ Hericium erinaceum về mặt hóa học: ly trích, cô lập, xác định cấu trúc 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trồng ở tỉnh Lâm Đồng 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thành phần hóa học trong một số cao chiết của nấm Hầu thủ Hericium erinaceum - Trang 2 Đề cương luận văn Thạc sĩ Chương 2: TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu nấm Hầu thủ 5, 6, 9, 10 Nấm Hầu thủ có tên khoa học là Hericium erinaceum (Bulleard: Fries) Persoon Tên tiếng Anh thông dụng là Monkey′s Head, Lion′s Mane, Houtou, tên tiếng Nhật là Yamabushitake, Trung Quốc còn gọi là Shishigashida Nấm Hầu thủ có vị trí phân loại như sau: Giới (kingdom): Mycota Ngành (division): Eumycota Lớp (class): Basidiomycetes Phân lớp (subclass): Holobasidiomycetidae Bộ (order): Hericiales Họ (family): Hericiaceae Chi (genus): Hericium Loài (spices): Hericium erinaceum Loại nấm này phân bố rộng rãi trên các vùng Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ, mọc trên nhiều loại cây gỗ: nhóm sồi dẻ, các loại cây lá rộng đang sống hoặc đã bị mục nát cho đến tận vùng trong cùng (lõi gỗ) của cây, do đó có thể làm chết cây Quả thể Hầu thủ có dạng hình cầu hay hình trứng, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm có tua nấm dày đặc, rũ xuống Quả thể khi còn non có màu trắng hoặc trắng ngà, thịt màu trắng, đến khi già chuyển sang màu vàng hoặc vàng sậm Các tua nấm chính là các bào tầng dài từ 0,5-3 cm Trên bề mặt tua có các đảm màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, giữa bào tử có hạt nội chất tròn - Trang 3 Đề cương luận văn Thạc sĩ Hình 1 Nấm Hầu thủ Hericium erinaceum 2.2 Giá trị thực phẩm 6, 10, 11, 22, 23 Thành phần dinh dưỡng của nấm Hầu thủ H erinaceum được thể hiện qua các bảng phân tích của nhóm giáo sư Mizuno (1988) Các dẫn liệu chứng tỏ nấm Hầu thủ là một thực phẩm bổ dưỡng, cân đối về thành phần dinh dưỡng, giàu khoáng và vitamin - Trang 4 Đề cương luận văn Thạc sĩ Bảng 1 Thành phần dinh dưỡng của quả thể nấm khô (% nấm khô) Thành phần Nấm ở Cát Lâm, Trung Quốc Nấm ở Nagano, Nhật Bản Tro 8.87 9.01 Protein thô 29.30 27.67 Chất béo thô 4.68 4.56 Chất sơi thô 7.13 - - 40.14 50.02 18.66 335 Cal 227 Cal P 856 mg% 1010 mg% Fe 18 17.5 Ca 2 2.9 Na - 2.1 K - 4370 Mg - 117.2 Zn - 8.0 Vitamin B1 0.69 mg% 3.83 mg% Vitamin B2 1.89 3.14 Vitamin B6 - 0.41 Vitamin B12 - 0.15 0.01 - Niacin - 16.17 Provitamin D - 451.4 Chất sợi thực phẩm Glucide Nhiệt lượng Vitamin A - Trang 5 Đề cương luận văn Thạc sĩ Rõ ràng vitamin B1 và B2 nổi trội ở cả hai loại sản phẩm nấm, song có lẽ nấm Nhật Bản giàu các loại vitamin hơn, nhất là Provitamin D Các acid béo không bão hòa trong nấm tuy chưa có thông số chính thức, song được ghi chú là có hàm lượng cao đáng kể Đây là các thành tố có giá trị dinh dưỡng và phòng bệnh tim mạch và ung thư Nấm Hầu thủ khá phong phú khoáng chất, đặc biệt có cả Ge – một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư, đang được nghiên cứu làm giàu vào nấm Linh chi Ganoderma lucidum Thành phần khoáng có khác biệt giữa hai loại nấm, song đều giàu K, P, Mg…Thành phần amino acid cũng có giá trị cân đối về dinh dưỡng Bảng 2 và Bảng 3 Bảng 2 Thành phần của tro và hàm lượng Ge của Yamabushitake Tro Hàm lượng khoáng nấm khô (ppm) 3*(%) K Na Ca Mg Fe Mn Zn Cu Mo 1* 9.41 3.23 122 10 514 27 6 72 37 2* 3.92 89.89 77 261 936 29 16 189 2 Ge(ppb) P B Ge 0.3 9621 3.8 79 t 7913 2.0 32 1*: sản phẩm trồng ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc 2*: sản phẩm trồng ở Nagano, Nhật Bản 3*: % chất khô t: có dạng tì vết (có sự tồn tại của Mo) Các acid amin cũng khá phong phú và cân đối Tuy nhiên khác biệt rất lớn giữa nấm trồng ở Trung Quốc và Nhật Bản, nổi trội nhất nấm ở Trung Quốc là glutamic, serine, asparagines và leucine - Trang 6 Đề cương luận văn Thạc sĩ Bảng 3 Thành phần và hàm lượng amino acid trong quả thể nấm Nấm Trung Quốc Amino acid tự do Nấm Nhật Bản Amino acid liên (%) kết (%) Lys 17.5 1.36 His 6.5 0.59 Val 19.8 1.17 Arg 19.7 1.35 Asp 21.5 1.95 Ser 26.0 1.02 Glu 42.2 3.72 Gly 12.1 1.00 Ala 19.4 1.37 Thr 10.7 0.97 Ileu 12.4 0.90 Leu 23.2 1.54 Tyr 12.2 0.64 Phe 14.5 0.73 Try 40.4 0.32 Met - 0.28 Cys - 027 Pro 9.5 0.86 Các vitamin, đặc biệt B1, B2 có hàm lượng khá cao, có niacine, vitamin A ít, vitamin C chưa phát hiện thấy Provitamin D trong nấm chuyển thành vitamin D2 khi có ánh sáng hay làm khô, nóng giúp cho hấp thu, chuyển hóa Calcium, cũng như khả năng phòng chống bệnh loãng xương, yếu xương Đáng lưu ý là trong thu hái chế biến, việc phơi khô nấm tươi, làm hương vị nấm ngon hơn, hợp với khẩu vị hơn so với nấm tươi - Trang 7 Đề cương luận văn Thạc sĩ 2.3 Giá trị dược học 6, 10, 22, 23 Nấm Hầu thủ không chỉ đơn thuần là thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà còn là dược liệu quý Dược phẩm bào chế từ nấm Hầu thủ khá phổ biến ở Trung Quốc Nấm Hầu thủ có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, phục hồi niêm mạc dạ dày, chữa loét ruột, nâng cao năng lực đề kháng với tình trạng thiếu oxi, chống mệt mỏi, chống oxi hóa, chống đột biến, làm giảm mỡ trong máu, ức chế sinh trưởng tế bào ung thư 2.3.1 Hợp chất tăng thực bào Hela – cell Trong nấm, chất Provitamin D tồn tại như một sản phẩm trao đổi chất, song một dẫn chất trung gian của nó tách ly từ nấm Kawaratake, được thử nghiệm có hoạt tính diệt tế bào Hepatoma – cell (tế bào ung thư gan) Ngoài ra cũng có những báo cáo cho thấy loại Provitamin D trong Hericium erinaceum có hiệu quả giết tế bào ung thư tử cung Hella-cells Mizuno (1994) đã trắc nghiệm bằng phương pháp Hella-cells như sau: lấy dung dịch nguyên bằng nước chiết thể quả để kiểm tra tác dụng tăng thực bào Hella 229 nhưng hoạt tính không thể hiện rõ, kết quả được dẫn ra ở Bảng 4 Bảng 4 Tác dụng tăng thực bào Hella-cells của hoạt chất chiết bằng nước nóng từ nấm Yamabushitake (Mizuno, 1994) Tế bào thử nghiệm Tế bào còn lại sau Tỷ lệ tăng thực bào cùng (cells) (%) 0 2.00 x 105 0 100 2.00 x 105 0 200 HELA 229 Nồng độ HE µg/ml 1.95 x 105 2.5 Tuy nhiên, dung dịch chiết nấm trong aceton được phân đoạn bằng các phương pháp sắc ký, từ đó tách ly thành công ba acid có hoạt tính mạnh là YA-2; Hericenone A; Hericenone B Thực nghiệm cho thấy hợp chất mang tính acid (YA-2) có hoạt tính tăng thực bào Hella-cells rõ rệt Những dẫn chất này được nhận thấy còn có hoạt tính ức chế tăng trưởng của vòi nhụy hoa trà với nồng độ trên 125 ppm - Trang 8 Đề cương luận văn Thạc sĩ Bảng 5 Chiết từ nấm Hầu thủ Hericium erinaceum các chất tăng thực bào Hella-cells Chất tách được YA-2 Hericenone A Hericenone B Nhiêt độ nóng chảy 48-50 100-102 136-138 328 330 433 C18H32O5 C19H22O5 C27H33NO4 Phân tử lượng Công thức phân tử 2.3.2 Hợp chất xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF) Mizuno (1998) báo cáo cho thấy bốn loại hợp chất là Hericenone C, D, E, F được dẫn ra trên bảng 6 và Hericenone G, H là các hoạt chất có hoạt tính xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF) Điều này có liên quan đến khả năng điều trị bệnh lú lẫn Alzheimer ở người già theo phương pháp trắc nghiệm mới (Bioassay) - Trang 9 Đề cương luận văn Thạc sĩ Bảng 6 Các chất gây sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF) Chất tách được Hericenone C Hericenone D Hericenone E Hericenone F 38-40 41-43 - 56-58 C35H54O6 C37H54O6 C37H54O6 C37H54O6 570 598 594 598 Nhiệt độ nóng chảy 0C Công thức phân tử Phân tử lượng 2.3.3 Thành phần điều tiết chức năng miễn dịch (BRM) Gần đây các nhà nghiên cứu đề xuất khái niệm các chất cảm ứng điều hòa học (Biological Response Modifiers) Trong đó, nhóm chất tương tự tìm thấy ở nấm Hầu thủ thể hiện khả năng điều hòa miễn dịch cơ thể Dùng thể quả non (YF) của Yamabushitake, hệ sợi nấm (YM), dung dịch lọc môi trường nuôi (hệ sợi) nấm (YE) để điều chế, phân đoạn các cao phân tử (chiết bằng nước nóng, tách bằng kết tủa trong cao ancol) rồi khảo sát hiệu quả của các loại chế phẩm đối với dòng tế bào miễn dịch (80) Tác dụng làm tân sinh các tế bào lách cho thấy cả ba chế phẩm YF, YM, YE đều có hoạt tính 2.3.4 Polysaccarid kháng ung thư Các loại nấm thuộc nhiều loại như Polyporus, Lyphollum (Shimeiji), Pleurotus (Hiratake), Lentinus, Grifola, Flammulina, Lentinula (Shiitake), Ganoderma (Mannentake), Schizophyllum, Trametes,…các loại thể quả nấm tươi, thể khuẩn ty nấm (hệ sợi) đã được khảo nghiệm Các nghiên cứu bằng các phương pháp Sarcoma 180/mice ip hoặc po, đã chứng minh rằng các dẫn xuất trao đổi của acid nucleic, polysaccharide, Heteroglucan C - D, Glucan có hoạt tính kháng ung thư một cách rõ rệt Chức năng tăng cường miễn dịch kháng ung thư của Polysaccharides của nấm Hầu thủ đã được chứng minh (Mizuno, 1992) Thực vậy Xu và các cộng sự (1994) chứng minh: dùng chế phẩm tinh chế Apollo- dịch Polysaccharides làm tăng miễn dịch - Trang 10 Đề cương luận văn Thạc sĩ 2.4 Các nghiên cứu về nấm Hầu thủ Hericium erinaceum 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 Năm 1994, Alberto Arnone và các cộng sự đã xác định cấu trúc hericene A, hericene B, hericene C và erinapyrone C OH CHO OR O Hericene A R= -CO(CH2)14CH3 Hericene B R= -CO(CH2)7CH=(CH2)7CH3 Hericene C R= -CO(CH2)16CH3 CH3 HO O O OH O Erinapyrone C Năm 1996, Hirokazu Kawagishi và các cộng sự đã xác định được cấu trúc của erinacines F, erinacines E và erinacines G từ sợi nấm Hericium erinaceum 17 1 8 2 18 20 H O 1' 14 10 O H O 5 3 19 7 16 9 13 3' OH OH H H OH 5' OH 11 4' OH OH OH Erinacine E O H OH Erinacine F O O O O H OH H H OH OH OH Erinacine G - Trang 11 Đề cương luận văn Thạc sĩ Năm 2000, Hiromichi Kenmoku và các cộng sự đã cô lập erinacine P Aglygon của erinacine P gần giống với cyathane diterpenoid điển hình như cyathin và cyathatriol, glycoside này là một chất chuyển hóa quan trọng trong sinh tổng hợp các erinacine và striatin Trong thực tế, erinacine P có thể được chuyển đổi thành erinacine B và erinacine A trong điều kiện thích hợp HO O OH H HO OH CHO AcO Erinacine P O H HO O OH HO CHO H OH HO OH O CHO H OH Erinacine B Erinacine A Năm 2001, cũng Hiromichi Kenmoku và các cộng sự người Nhật đã cô lập được cyatha-3,12-dien, một diterpen 17 8 1 2 5 4 3 20 7 9 H 18 19 6 16 14 13 10 12 11 15 Cyatha-3,12-dien Năm 2002, Jeng – Leun Mau và các cộng sự đã có bài báo công bô nghiên cứu hoạt tính kháng oxi hóa của một số loài nấm trong đó có nấm Hầu thủ Hericium erinaceum Kết quả cho thấy với dịch chiết methanol, ở nồng độ 6,4 mg/ml, khả năng bắt DPPH của nấm Hầu thủ là 63,2-67,8%, ở nồng độ 1,2mg/ml, khả năng ức chế epoxy hóa lipid còn 48,5% - Trang 12 Đề cương luận văn Thạc sĩ Năm 2003, Jianrong Han và các cộng sự người Hàn Quốc đã công bố nghiên cứu nấm Hầu thủ Hericium erinaceum có khả năng làm suy giảm lượng tinh bột đồng thời nâng cao giá trị dinh dưỡng của bột ngô lên men Năm 2006, An – qiang Zhang và các cộng sự người Trung Quốc đã cô lập một heteropolysaccharide, HEPE3 từ Hericium erinaceum HEPE3 có trọng lượng phân tử là 1,9×104 bao gồm các fucose và galactose theo tỉ lệ 1:4:12 Bằng nhiều phương pháp phân tích cùng với 1H và 13C NMR cho thấy HEPE3 bao gồm một pentasaccharide nhánh lặp đi lặp lại Năm 2006, Kaoru Nagai và các cộng sự đã công bố nghiên cứu làm giảm stress từ một loại nấm ăn được Hericium erinaceum Theo kết quả của xét nghiệm sàng lọc, thấy rằng DLPE (Dilinoleoy – phosphatidylethanolamine) là một trong những phân tử có tác dụng làm giảm stress Năm 2006, hai hợp chất, erinacines J và erinacines K, được Hirokazu Kawagishi cùng các cộng sự cô lập từ sợi nấm Hericium erinaceum Erinacines K cho thấy có hoạt tính chống MRSA (Methicilin – resistant Staphylococcus Aureus) OH 1' 8' 7' 3' 7 O 7a 6 H3CO 5 4 3a 1 O 3 Hericenone J Năm 2008, I1 – Dong Park và các cộng sự đã nghiên cứu và cho thấy MUNOPHIL, nước chiết xuất hỗn hợp của nhân sâm Panax và Hericium erinaceum, rất an toàn và không độc hại với chuột Năm 2008, Keiko Ueda và các cộng sự công bố ba hợp chất mới được cô lập từ Hericium erinaceum là 3-hydroxyhericenone F, hericenone I và hericenone J Hợp chất 3-hydroxyhericenone cho thấy các hoạt động bảo vệ chống lại mạng lưới các tế bào nội chất (ER), tuy nhiên, hai hợp chất còn lại thì không - Trang 13 Đề cương luận văn Thạc sĩ 5' 4' 3' 1' 2' 2 1 O HO 3 4 O 8a 4a CHO 8 5 H3CO 7 6 2'' O 16'' 1'' O ((3S)-8-formyl-3-hydroxy-5-methoxy-2-methyl-2-(4-methyl-2-oxopent-3-enyl)chroman-7-yl)methyl palmitate Hericenone F 5' 3' O 1' 2 3 4 4a 9a 9 O 5 H3CO 6 6a 7 O 3,4-dihydro-5-methoxy-2-methyl-2-(4-methyl-2-oxopent-3-enyl)-2H-furo[3,4-h]chromen-7(9H)-one Hericenone I Cũng trong năm 2008, ba nhà khoa học người Hàn Quốc là Hanna Lee, YuJin Kim và Sang Hee Shim đã cô lập được ba hợp chất tinh khiết từ nấm Hầu thủ: ergosterol peroxide, hericenone C và hericenone D O OH CHO 16" O H3CO O 2-formyl-3-hydroxy-5-methoxy-4-((E)-3,7-dimethyl-5-oxoocta-2,6-dienyl)benzyl palmitate Hericenone C O OH CHO H3CO 18" O O 2-formyl-3-hydroxy-5-methoxy-4-((E)-3,7-dimethyl-5-oxoocta-2,6-dienyl)benzyl stearate Hericenone D - Trang 14 Đề cương luận văn Thạc sĩ Năm 2010, Xu Hui và các cộng sự người Trung Quốc chỉ ra rằng polysaccharide của Hericium erinaceum chủ yếu bao gồm glucose và galactose Các tính chất dược lý của polysaccharide trong Hericium erinaceum đã được nghiên cứu ở chuột Kết quả cho thấy nó tăng cường đáng kể các enzyme chống oxi hóa da, MMP-1 (Matrix Metalloproteinase-1), TIMP-1 (Tissue Inhibitor of Metalloproteinase-1) Có thể kết luận rằng polysaccharide của Hericium erinaceum có hoạt tính chống lão hóa da 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước 4, 6, 10 Năm 2007, ThS Cổ Đức Trọng cũng nhóm các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh và Hội sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM) đã thực hiện thành công dự án “Nghiên cứu quy trình công nghệ trồng nấm Hầu thủ chịu nhiệt” đưa vào sản xuất thương phẩm dòng nấm Hầu thủ chịu nhiệt Hericium erinaceum tại TP.HCM Năm 2009, PGS.TS Nguyễn Cửu Khoa cùng các cộng sự đã công bố đề tài “Tách chiết polysaccharide từ nấm Linh chi, nấm Hầu thủ nuôi trồng ở Việt Nam và xác định hoạt tính kháng oxi hóa của chúng” cho thấy các phân đoạn polysaccharide đều không có khả năng gây độc tế bào ung thư vú MCF-7 dựa trên phương pháp MTT Năm 2010, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã cô lập được 5 hợp chất Phthalatedi(2-ethykhexyl), Hericene C, 2,3,4,5-tetrahydroxypentyl heptadecanoate, Cytidine, 2-(3-Hydroxy propoxy)-tetrahydro-6-methyl-2H-pyran-3,4,5-triol từ nấm Hầu thủ được trồng thử nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh Đã thử hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất Hericene C với kết quả: Hericene C không thể hiện hoạt tính chống oxi hóa trên hệ DPPH và không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên dòng ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cơ vân tim theo phương pháp của Skehan 7' O 2 1 3 7 O 6 4 5 1' 1'' 8 O 8' CH2CH3 O 2' 2'' 3' 3'' 4' 4'' 5' 6' 5'' 6'' CH2CH3 7'' 8'' Phthalatedi(2-ethylhexyl) - Trang 15 Đề cương luận văn Thạc sĩ 17' 1 1' OH O OH OH 5 OH 2,3,4,5-Tetrahydroxypentyl heptadecanoate C3H7 O O 6 1 2 5 H2 H2 H2 C C C OH 3' 3 4 HO 1' 2' OH OH 2-(3-Hydroxy propoxy)-tetrahydro-6-methyl-2H-pyran-3,4,5-triol NH2 H HO H2 C 5 4 3N 6 1 2 H O 10 N O 7 11 9 8 OH OH 2-Amino-1-[3,4-dihydroxy-5-(hydroxymethyl) tetrahydrofuran-2-yl] pyrimidin-2-one (Cytidine) O OH CHO H3CO 16" O O 2-formyl-3-hydroxy-5-methoxy-4-((E)-3,7-dimethyl-5-oxoocta-2,6-dienyl)benzyl palmitate Hericenone C Chế phẩm có chứa nấm Hầu thủ Hiện nay trên thị trường có viên Hầu thủ (Domesco, Đồng Tháp): viên nang có chứa 400 mg cao nấm Hầu thủ, đóng lọ 100 viên Công dụng bồi bổ sức khỏe cho những người suy nhược cơ thể, người cao tuổi, phòng ngừa và cải thiện tình trạng lão suy, tăng cường trí nhớ, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, chống oxi hóa - Trang 16 Đề cương luận văn Thạc sĩ Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu Tách chiết, cô lập các hợp chất trong một số cao chiết từ nấm Hầu thủ Hericium erinaceum được trồng ở tỉnh Lâm Đồng 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương tiện 3.2.1.1 Thiết bị và dụng cụ - Máy cô quay chân không Buchi - 111 - Cột sắc ký đường kính 2-5,5 cm - Máy cô quay, phễu lọc, bình sắc ký, máy sấy tóc - Đèn soi tử ngoại bước sóng 254 – 365nm hiệu UVITEC - Cân phân tích AB 265-S và cân kỹ thuật PB 602-S - Bếp điện từ 3.2.1.2 Hóa chất - Silica gel dùng cho pha thường của Scharlau, Kieselgel 60 có kích thước hạt 0.040 – 0.063 mm, silicagel pha đảo ODS (0.040 – 0.063 mm) - SKLM được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC – Alufolien F 254 (Merck) dùng cho pha thường và Rp18 F254s (Merck) cho pha đảo - Dung môi: Hexan, chloroform, ethyl acetat, methanol, etanol 96°, nước cất - Thuốc thử hiện hình các vết hữu cơ trên bản mỏng: dùng H2SO4/EtOH 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp cô lập các hợp chất - Sử dụng kỹ thuật SKC silica gel pha thường, pha đảo RP 18, SKC Sephadex LH 20 kết hợp SKLM - Trang 17 Đề cương luận văn Thạc sĩ - Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4/EtOH Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất: - Phổ khối lượng (ESI-MS), phổ hồng ngoại (IR) - Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR): 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) - Phổ 2 chiều 3.3 Dự kiến thời gian thực hiện đề tài Từ 04/07/2011 đến 28/04/2012 - Từ 04/7/2011 đến 03/09/2011: tìm tài liệu và đọc tài liệu - Từ 05/09/2011 đến 10/12/2011: tách chiết các cao từ nấm Hầu Thủ - Từ 12/12/2011 đến 24/03/2012: xác định cấu trúc hóa học của các chất tách được từ các cao chiết nấm Hầu thủ - Từ 26/03/2012 đến 28/04/2012 : viết luận văn và hoàn thành luận văn - Trang 18 Đề cương luận văn Thạc sĩ Chương 4: KẾT LUẬN Đề tài sẽ nghiên cứu thành phần hóa học của một số cao chiết từ nấm Hầu thủ Hericium erinaceum được trồng ở tỉnh Lâm Đồng - Trang 19 Đề cương luận văn Thạc sĩ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] Nguyễn Ngọc Hạnh (2005), Phương pháp chiết tách và cô lập hợp chất thiên nhiên, giáo trình cao học, Viện hóa học [2] Nguyễn Ngọc Hạnh (2001), Hóa học các hợp chất tự nhiên Steroid và ankaloid, giáo trình cao học, Viện hóa học [3] Trần Phú Hưng (2007), Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của nấm Linh chi Ganoderma lucidum (LEYSS EX FR.) KARST, Luận văn thạc sĩ hóa học, Đại học KHTN [4] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của nấm Hầu Thủ Hericium erinaceum, luận văn thạc sĩ hóa học, Đại học Cần Thơ [5] Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học [6] Nguyễn Cửu Khoa (2008), Nguyễn Thị Kim Dung, Chiết xuất các polysaccharide từ nấm Linh chi, nấm Hầu thủ nuôi trồng ở Việt Nam và thử hoạt tính kháng oxi hóa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, cuốn 46 (4A), tr 155-162 [7] Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP HCM [8] Lê Xuân Thám (1996), Nấm Linh chi – Nguồn dược liệu quý ở Việt Nam, NXB Mũi Cà Mau [9] Lê Xuân Thám (2004), Nấm trong công nghệ và chuyển hóa môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật [10] Cổ Đức Trọng (2003), Nấm Hầu thủ, thức ăn ngon, vị thuốc quí, Thuốc và sức khỏe, (240), tr 55-56 [11] Lê Duy Thắng (2001), Kỹ thuật trồng nấm, Tập I, nuôi trồng một số nấm ăn thông dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp - Trang 20 Đề cương luận văn Thạc sĩ Tài liệu tiếng nước ngoài [12] Alberto Arnone, Rosanna Cardillo, Gianluca Nasini and OrsoVajna de Pava, Secondary mold metalbolites: Part 46 Hericenes A – C and Erinapyrone C, new metalbolites produced by the fungus Hericium erinaceus, Journal of Natural Products, Vol 57, No 5, 1994, pp 602-606 [13] An-qiang Zhang, Pe-long Sun, Jing-song Zhang, Structural investigation of a novel fucoglucogalactan that contain 3-O-methyl rhamnose isolated from the fruiting bodies of the fungus, Hericium erinaceum, Carbohydrate Research 341, 2006, 645649 [14] Hirokazu Kawagishi, Motoharu Ando, Hideki Sakamoto, Hericenones C, D and E, Stimulators of nerve growth factor (NGF) – synthesis, from the mushroom Herricium erinaceum, Tetrahedron Letters, Vol 32, No 35, 1991, pp 4561-4564 [15] Hirokazu Kawagishi, Atsushi Shimada, Satoshi Hosokawa, Erinacines E, F and G, Stimulator of nerve growth factor (NGF) – synthesis, from the Mycelia of Herricium erinaceum, Tetrahedron Letters, Vol 37, No 41, 1996, pp 7399-7402 [16] Hiromichi Kenmoku, Nobuo Kato, Masaki Shimada, Mineko Omoto, Akira Mori, Wataru Mitsuhashi and Takeshi Sassa, Isolation of (-)-cyatha-3,12-dien, a common biosythetic intermedicate of cyathane diterpenoids, from an erinacine – producing basicdiomycete, Hericium erinaeum, and its formation in a cell – free system, Tetrahedron Letters 42, 2001, 7439-7442 [17] Hiromichi Kenmoku, Takeshi Sassa and Nobuo Kato, Isolation of eirnacine P, a new parental metabolite of cythane – xylosides, from Hericium erinaceum and its biomimetic conversion into erinacines A and B, Tetrahedron Letters 41, 2000, 4389-4393 [18] Il-Dong Park, Hwa-Seung Yoo, Yeon-Weol Lee, Chang-Gue Son, Min Kwon, HaJung Sung, Chong-Kwan Cho, Toxicological Study on MUNOPHIL, Water Extract of Panax ginseng and Hericium erinaceum in Rats, J Acupunct Meridian Stud 2008,1(2):121−127 [19] Kaoru Nagai, Akiko Chiba, Toru Nishino, Takeo Kubota, Hirokazu Kawagishi, Dilinoleoyl-phosphatidylethanolamine from Hericium erinaceum protects against - Trang 21 Đề cương luận văn Thạc sĩ ER stress-dependent Neuro cell death via protein kinase C pathway, Journal of Nutritional Biochemistry 17, 2006, pp 525–530 [20] Keiko Ueda, Megumi Tsujimori, Shinya Kodani, Akiko Chiba, Masakazu Kubo, Kazuhiko Masuno, Atsushi Sekiy, Kaoru Naga, Hirokazu Kawagishi, An endoplasmic reticulum (ER) stress-suppressive compound and its analogues from the mushroom Hericium erinaceum, Bioorganic & Medicinal Chemistry 16, 2008, pp 9467–9470 [21] Xu Hui,Wu Pin-ru, Shen Zheng-yu, Chen Xiang-dong, Chemical analysis of Hericium erinaceum polysaccharides and effect of thepolysaccharides on derma antioxidant enzymes, MMP-1 and TIMP-1 activities, International Journal of Biological Macromolecules 47, 2010, pp 33–36 [22] Takashi Mizuno, Food Function and Medicinal Effect of Mushroom Fungi, 1995, Vol 11, Issue 1, 15-21 [23] Takashi Mizuno, Boactive Substances in Yamabushitake, the Hericium erinaceum Fungus, and its Medicianal Utilization, Foods food Ingredients J.Jpn, 1998, No 175, pp 105-114 - Trang 22 ... thủ Hericium erinaceum trồng Lâm Đồng 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thành phần hóa học nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trồng Lâm Đồng Những kết nghiên cứu thành phần hóa học từ nấm Hầu thủ Hericium. .. nấm Hầu thủ Hericium erinaceum nuôi trồng thử nghiệm, nghiên cứu nấm Hầu thủ chưa nhiều Trên tinh thần mong muốn góp phần tìm hiểu thành phần hóa học lồi nấm mới, tiến hành khảo sát nấm Hầu thủ. .. cứu nấm Hầu thủ Hericium erinaceum mặt hóa học: ly trích, lập, xác định cấu trúc 1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trồng tỉnh Lâm Đồng 1.4.2

Ngày đăng: 23/08/2015, 18:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: MỞ ĐẦU

    • 1.1 Lí do chọn đề tài

    • 1.2 Mục đích nghiên cứu

    • 1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài

    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

      • Chương 2: TỔNG QUAN

        • 2.1 Giới thiệu nấm Hầu thủ 5, 6, 9, 10

        • 2.2 Giá trị thực phẩm 6, 10, 11, 22, 23

        • 2.3 Giá trị dược học 6, 10, 22, 23

          • 2.3.1 Hợp chất tăng thực bào Hela – cell

          • 2.3.2 Hợp chất xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF)

          • 2.3.3 Thành phần điều tiết chức năng miễn dịch (BRM)

          • 2.3.4 Polysaccarid kháng ung thư

          • 2.4 Các nghiên cứu về nấm Hầu thủ Hericium erinaceum

            • 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21

            • 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước 4, 6, 10

            • Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 3.1 Nội dung nghiên cứu

              • 3.2 Phương pháp nghiên cứu

                • 3.2.1 Phương tiện

                • 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

                • 3.3 Dự kiến thời gian thực hiện đề tài

                • Chương 4: KẾT LUẬN

                • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan