Quy hoạch sử dụng đất xã chiềng kheo huyện mai sơn tỉnh sơn la giai đoạn 2012 2020

78 656 1
Quy hoạch sử dụng đất xã chiềng kheo huyện mai sơn tỉnh sơn la giai đoạn 2012 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA KHOA NÔNG LÂM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên đề: “Quy hoạch sử dụng đất xã Chiềng Kheo – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2020”. Giáo viên hướng dẫn : Phùng Thị Hƣơng Sinh viên thực hiện : Lò văn Công Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Nông Lâm Khóa : 2011 - 2013 Sơn La, tháng 01 năm 2013 2 ` ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của hệ sinh thái, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công trình văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất cần cho mọi hoạt động sản xuất của mỗi quốc gia, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đối với mỗi quốc gia, đất đai là có giới hạn, vì vậy việc lập phƣơng án quy hoạch là rất cần thiết để sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững. Luật đất đai 2003 khẳng định "Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai". Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần quản lý và sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống nhân dân. Tại điều 18, Hiến pháp 1992 đã nêu rõ “ Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả …”. Trong quy hoạch sử dụng đất đặc biệt quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đƣợc coi là cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tƣơng lai của các ngành cũng nhƣ nhu cầu sinh hoạt của các đối tƣợng sử dụng đất trên địa bàn xã. Nó chính là căn cứ để xây dựng các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái. Quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Xã Chiềng Kheo thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 2745,00 ha với tổng dân số là 2240 ngƣời xã Chiềng Kheo cách trung tâm huyện Mai Sơn khoảng 27 km, cách thị xã Sơn La khoảng 25 km. Có tuyến đƣờng Quốc độ 4G chạy dọc xã nên việc đi lai thuận tiện, thuận lợi cho giao lƣu trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận Xuất phát từ những vấn đề trên, và sự giúp đỡ của UBND xã Chiềng Kheo dƣới sự hƣớng dẫn về chuyên môn của GV. Phùng Thị Hƣơng, Giảng Viên Bộ môn Quản lý đất đai khoa Nông Lâm. tôi thực hiện đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất xã Chiềng Kheo – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2020”. 3 2. Mục đích, yêu cầu 2.1. Mục đích Việc kiểm kê đất đai năm 2010 nhằm xác định rõ quỹ đất hiện đang sử dụng, quỹ đất chƣa sử dụng, đồng thời đánh giá thực trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trƣớc để từ đó hoạch định chính sách quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Xây dựng tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xác định nhu cầu sử dụng đất đáp ứng cho việc thực hiện chiến lƣợng tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phƣơng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm Đề xuất việc điều chỉnh pháp luật. Quy hoạch về đất đai. Từ đó làm cơ sở giải quyết những vƣớng mắc và đề ra hƣớng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo 2.2. yêu cầu. Thực hiện đúng thông tƣ số 08/TT – BTNMT, ngày 02 tháng 08 năm 2007 của bộ tài nguyên và môi trƣờng về hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản hƣớng dẫn của UBND tỉnh, UBND huyện về công tác kiểm kê đất đai. Nắm chắc đƣợc hiện trạng sử dụng đất. Tình hình biến động đất đai giữa thời kỳ kiểm kê đất đai trƣớc đến nay, Tìm ra những nguyên nhân biến động. Từ đó đƣa ra kiến nghị giải pháp để tăng cƣờng sự quản lý về đất đai tại địa phƣơng. Kết quả kiểm kê đất đai đƣợc thực hiện cụ thể, chi tiết về các loại đất theo mục đích, đối tƣợng sử dụng và đối tƣợng đƣợc giao để quản lý theo đơn vị hành chính cấp xã đƣợc nêu đầy đủ trong thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai năm 2010. 4 PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.” - Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ, đất đai đƣợc đo đạc, vẽ thành bản đồ, tính toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia khoảnh thửa để giao cho các mục đích sử dụng khác nhau. - Đất đai đƣợc Nhà nƣớc giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nƣớc ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tƣợng sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trƣơng chính sách đất đai của Nhà nƣớc. - Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cần xác định rõ mục đích của việc sử dụng. Đó là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất. Ở đây thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất Khi tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổ xác định cần nghiên cứu kỹ các yếu tố: - Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng - Hình dạng, mục đích khoanh thửa - Đặc điểm thuỷ văn, địa chất - Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên - Các yếu tố sinh thái - Mục đích, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cƣ - Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng - Trình độ phát triển các ngành sản xuất Do các yếu tố đó tác động đồng thời nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trƣờng cần đề ra những quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào các quy luật đã đƣợc phát hiện, 5 tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt. Do vậy đối tƣợng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là: - Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất nhƣ là một tƣ liệu sản xuất chủ yếu - Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trƣờng trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ. 1.1.3 . Phân loại quy hoạch sử dụng đất Tại điều 25 Luật đất đai 2003 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính của nƣớc ta gồm 4 cấp: - Quy hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng) - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (bao gồm các xã, phƣờng, thị trấn) Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đƣợc gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết. 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ Quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một trong những chức năng quan trọng của ngành địa chính, cùng với pháp luật trở thành công cụ đắc lực giúp Nhà nƣớc thống nhất toàn bộ đất đai của cả nƣớc. Nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là phải tổ chức phân bố hợp lý lực lƣợng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nƣớc. Đối với những quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn nhƣ phạm vi một huyện, một tỉnh, một vùng kinh tế hay một quốc gia, thì quy hoạch sử dụng đất phải giải quyết vấn đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lƣới điểm dân cƣ, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất. Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cƣ, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, bố trí lại các xã, nông trƣờng, lâm trƣờng, thậm chí phải bố trí lại các huyện, tỉnh. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nƣớc tiến hành phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất, tổ chức sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao. 1.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác 1.1.5.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý nhà nước về đất đai Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung của quản lý nhà nƣớc về đất đai. Thông qua quy hoạch Nhà nƣớc tổ chức việc sử dụng đất 6 nhƣ một tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp và cơ sở không gian để bố trí tất cả các ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.1.5.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch khác * Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến phƣơng hƣớng sử dụng đất. Ngƣợc lại, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, lấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ, thống nhất, cụ thể hoá nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. * Đối với quy hoạch đô thị và khu dân cƣ Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô của đô thị cũng nhƣ hệ thống các điểm dân cƣ, phân bố các khu chức năng trong đô thị và các điểm dân cƣ tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất đƣợc tiến hành nhằm xác định rõ vị trí, quy mô quỹ đất cho hệ thống đô thị và các điểm dân cƣ. Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự cục bộ, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng trong quy hoạch đô thị sẽ đƣợc điều hoà với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị. * Đối với quy hoạch phát triển nông nghiệp Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định đƣợc hƣớng đầu tƣ, biện pháp, bƣớc đi đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song nó phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất đảm bảo quy hoạch nền nông nghiệp bền vững. Quy hoạch sử dụng đất tuy lấy quy hoạch phát triển nông nghiệp làm căn cứ, dự báo yêu cầu sử dụng đất của ngành nông nghiệp nhƣng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại hình quy hoạch này có mối quan hệ qua lại mật thiết nhƣng không thể thay thế lẫn nhau. 7 1.1.5.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội Một đặc điểm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là nó có tính dài hạn nghĩa là căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng nhƣ: Sự thay đổi dân số, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, từ đó xây dựng các quy hoạch chung và dài hạn về sử dụng đất. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. 1.1.6. Trình tự, nội dung của quy hoạch sử dụng đất * Nội dung: Theo điều 23 Luật đất đai năm 2003 quy định nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm: - Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai - Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch - Xác định các diện tích đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh - Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án - Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng * Trình tự: Một quá trình quy hoạch sử dụng đất bao gồm 4 bƣớc: Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản - Công tác chuẩn bị đƣợc tiến hành nhằm giải quyết các vấn đề sau: + Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch + Tổ chức lực lƣợng thực hiện + Xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch tiến hành + Thành lập Hội đồng xét duyệt quy hoạch - Điều tra cơ bản nhằm thu thập tƣ liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng các phƣơng án quy hoạch ở bƣớc sau. Công tác này đƣợc tiến hành theo 2 giai đoạn sau: + Công tác nội nghiệp: điều tra, thu thập số liệu, thông tin cần thiết trong điều kiện trong phòng 8 + Công tác ngoại nghiệp: thực chất là công tác khảo sát ngoài thực địa nhằm bổ sung và chính xác hóa các thông tin thu thập đƣợc ở trong phòng Bƣớc 2: Xây dựng các phƣơng án quy hoạch Các phƣơng án quy hoạch đƣợc tiến hành theo trình tự và có nội dung nhất định phụ thuộc vào cấp làm quy hoạch, nhƣng thƣờng gồm các bƣớc sau: - Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu quy hoạch - Xây dựng chƣơng trình điều hoà phối hợp nghiên cứu - Viết báo cáo tổng hợp thể hiện các kết quả nghiên cứu Bƣớc 3: Thẩm định và phê duyệt quy hoạch Bƣớc 4: Kiểm tra và tổ chức chỉ đạo thực hiện UBND cấp làm quy hoạch có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện theo phƣơng án quy hoạch. UBND và cơ quan Tài nguyên và Môi trƣờng cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hịên quy hoạch. 1.2. Cơ sở pháp lý của của công tác quy hoạch sử dụng đất của xã Chiềng Kheo - Luật đất đai năm 2003 - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai năm 2004 - Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng về định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lập, điều chỉnh quy hoach, kế hoạch sử dụng đất - Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ - Thông tƣ số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Thông tƣ 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Báo cáo chính trị của Đảng bộ xã Chiềng Kheo 9 - Các nghị quyết của hội đồng nhân dân về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội 1.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nƣớc 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc tiến hành từ nhiều năm trƣớc đây. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong quá trình sản xuất. Đối với các nƣớc nhƣ Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia … đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tƣơng đối hoàn chỉnh. Do đặc điểm khác nhau của mỗi quốc gia nên trên thế giới có rất nhiều mô hình quy hoạch sử dụng đất, nhƣng nhìn chung có 2 trƣờng phái chính sau: + Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự phát triển các mục tiêu một cách hài hoà sau đó đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trƣờng phái này là Đức, Australia + Tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm nền tảng cơ bản, sau đó lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lƣợng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế tập trung với lao động và đất đai là 2 yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu cho trƣờng phái này phải kể đến Liên Xô và các nƣớc Đông Âu trƣớc đây. Tuy nhiên để có một phƣơng pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch đất đai trên thế giới, năm 1992 FAO đã đƣa ra quan điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trƣờng ở hiện tại và tƣơng lai. Phƣơng pháp này đã đƣợc nhiều quốc gia áp dụng và đem lại hiệu quả nhất định tiêu biểu là: Ở Thái Lan và Philippin, quy hoạch đƣợc lập ở cả 3 cấp, quy hoạch cấp quốc gia hình thành các hƣớng dẫn, chỉ đao chung, quy hoạch cấp vùng triển khai một khung cho quy hoạch vùng mình, còn quy hoạch cấp huyện triển khai các đồ án tác nghiệp. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ngày nay công tác lập quy hoạch sử dụng đất ngày càng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm và chỉ đạo sát sao bằng văn bản pháp luật. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong từng giai đoạn cụ thể 1.3.2.1. Thời kỳ 1975 – 1980 Ngay sau khi thống nhất đất nƣớc năm 1975, nƣớc ta đã có 5 năm khôi phục kinh tế - xã hội và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền 10 Nam. Thời kỳ này, Hội đồng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ƣơng và các địa phƣơng đã tiến hành công tác này trên toàn quốc. Cuối năm 1978, các phƣơng án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến nông sản 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã đƣợc lập và đƣợc Chính phủ phê duyệt. Trong các phƣơng án trên đều đề cập đến quy hoạch đất nông nghiệp và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành, các loại đất khác nhau, đất chuyên dùng, đất khu dân cƣ chƣa đƣợc đề cập đến. 1.3.2.2. Thời kỳ 1981 – 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã quyết định: xúc tiến công tác điều tra cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lƣợng sản xuất, nghiên cứu chiến lƣợc kinh tế - xã hội, dự thảo kế hoạch để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 – 1990). Quy hoạch sử dụng đất trong tổng sơ đồ, nội dung và cơ sở khoa học đã đƣợc nâng lên một bậc. Quy hoạch theo lãnh thổ hành chính đã đƣợc đề cập đến, thời kỳ này chủ yếu là quy hoạch hợp tác xã nông nghiệp. 1.3.2.3. Thời kỳ 1987 đến trước khi có Luật đất đai năm 1993 Năm 1987, Luật đất đai của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai, tuy nhiên lại chƣa nêu rõ nội dung của nó. Ngày 15/04/1991, Tổng cục quản lý ruộng đất ra Thông tƣ 106/QHKH- RĐ hƣớng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Đây là thông tƣ đầu tiên về vấn đề đất đai kể từ khi Tổng cục đƣợc thành lập, nó hƣớng dẫn một cách cụ thể việc lập quy hoạch sử dụng đất. Qua những năm đầu thực hiện nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh bằng kinh phí địa phƣơng tuy nhiên các cấp hành chính lớn hơn chƣa đƣợc thực hiện. 1.3.2.4. Thời kỳ từ 1993 đến khi có luật đất đai 2003 Sau khi Luật đất đai năm 1993 đƣợc công bố, công tác quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc chú trọng hơn. Trong quá trình thực hiện Luật đất đai 1993 đã nảy sinh nhiều bất cập, nên ngày 26/11/2003 Quốc hội đã ban hành Luật đất đai 2003 với nhiều điều luật mới, bổ sung hoàn chỉnh cho các văn bản luật trƣớc đây. Trong đó một lần nữa khẳng định vai trò của quy hoạch sử dụng đất, là một trong 13 nội dung của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. [...]... hƣớng sử dụng đất 2.1.4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất + Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp + Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp + Quy hoạch sử dụng đất chƣa sử dụng 2.1.5 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất + Kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2011 đến 2015 + Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 2.1.6 Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch + Hiệu quả kinh tế + Hiệu quả xã hội + Hiệu... thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3 Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cƣ và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã 4 Xây dựng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất 5 Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế xã hội 6 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu... 3.1.1.1 Vị trí địa lý Chiềng kheo có tổng diện tích là 2745,00 ha, nằm ở phía tây bắc huyện Mai Sơn, có vị trí địa lý nhƣ sau: + Phía bắc giáp xã Chiềng Mai huyện Mai Sơn + Phía nam giáp Nà Ớt, xã Phiêng Cằm huyện Mai Sơn + Phía tây giáp xã Chiềng Dong huyện Mai Sơn Xã Chiềng Kheo cách trung tâm huyện Mai Sơn khoảng 27 km, cách Tỉnh Sơn La khoảng 25 km Có tuyến đƣờng Quốc độ 4G chạy dọc xã nên việc đi lại... bản đồ tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở kết quả tổng hợp từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết Việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất và nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất đƣợc thực hiện theo quy định tại quy phạm và ký hiệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành; Xây dựng các biểu đồ minh hoạ về diện tích, cơ cấu đất đai, sơ đồ chu chuyển đất đai 3.2.1.4... hoạch sử dụng đất - Thông tƣ số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 Quy định về định mức và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất - Quy t định số 04/2010/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trong thời gian từ khi luật đất đai 2003 ra đời đến nay, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc diễn ra trên khắp cả nƣớc ở tất cả các cấp 1.4 Đặc điểm của quy hoạch. .. quy hoạch sử dụng đất cấp xã Trong Thông tƣ 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng thay thế cho thông tƣ 30 về việc hƣớng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã nêu cụ thể trình tự, nôi dung của quy hoạch sử dụng đất cấp xã bao gồm: 1 Điều tra, phân tích, đánh giá, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã 2 Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết... đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Hàng năm xét từ nguồn quỹ đất của địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức và ngƣời dân có nhu cầu sử dụng đất và đủ điều kiện giao đất, cho thuê đất, UBND tỉnh vẫn ký quy t định cho các tổ chức thuê đất và chỉ đạo các huyện cho ngƣời dân thuê đất cũng nhƣ giao đất cho ngƣời dân sử dụng, tính đến... quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Hàng năm xã có chủ chƣơng chỉ đạo lập kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên chƣa có một quy hoạch nào mang tính định hƣớng dài hạn, phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của xã, mà chỉ có những quy mô nhỏ lẻ của các nghành Vì vậy, vấn đề quản lý sử dụng còn gặp khá nhiều bất cập, chồng chéo, hiệu quả sử dụng thấp 3.2.1.5 Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu... hiệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất do BTN & MT ban hành (xây dựng bản đồ gốc, biên tập và hoàn thiện bản đồ), các biểu đồ minh hoạ Thực hiện theo nghi xã đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên nền bản đồ địa chính của xã đối với xã đã có bản đồ địa chính Đối với xã chƣa có bản đồ địa chính thì xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên nền bản đồ đã sử dụng để lập sổ mục kê đất đai hoặc... 2003 tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất nông nghiệp, giao rừng tự nhiên cho ngƣời dân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Chuyển mục đích sử dụng đất: hàng năm xã đều chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp kém hiệu quả sang một số loại đất khác 3.2.1.6 Tình hình thực hiện việc đăng ký quy n sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng . Phƣơng hƣớng sử dụng đất 2.1.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất + Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp + Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp + Quy hoạch sử dụng đất chƣa sử dụng 2.1.5 cấp xã 4. Xây dựng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất 5. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế xã hội 6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất. - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (bao gồm các xã, phƣờng, thị trấn) Quy hoạch sử dụng đất

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan