Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản kiên giang

4 323 2
Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản kiên giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang Võ Thị Xinh (Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Kiên Giang) Kiên Giang có diện tích biển khoảng 63.290 km 2 với 105 đảo lớn nhỏ và gần 200km bờ biển, có nhiều cửa sông đổ ra biển, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều giống loài thủy sản phát triển phong phú và đa dạng. Ngư trường Kiên Giang được xác định là một trong những vùng trọng điểm của nghề cá nước ta. Hàng năm, có khả năng cho phép khai thác trên 2000 tấn hải sản các loại, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài cá, tôm, mực, vùng biển Kiên Giang còn có một số đặc sản quý hiếm như: đồi mồi, hải sâm, sò huyết, trai ngọc, rau câu Trong đất liền, Kiên Giang có trên 20.000 ha mặt nước sông ao, kênh rạch, hồ và 34.000 ha rừng tràm ngập nước là môi trường thuận lợi cho các giống loài cá đồng và tôm càng xanh phát triển, hàng năm có khả năng khai thác 5000 tấn cá nước ngọt và trên 200 tấn tôm càng xanh. Tiềm năng kinh tế biển và nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng của Kiên Giang đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng, Kiên Giang cần phát huy tốt năng lực của các thành phần kinh tế, trong đó cần chú trọng đến kinh tế tư nhân. Bởi vì hoạt động của thành phần kinh tế này phù hợp với đặc điểm nghề cá nước ta chãi chung, ở Kiên Giang nói riêng. Vì vậy, xác định đúng xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang là việc làm cần thiết. Theo chúng tôi, những năm tới kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang sẽ phát triển theo những xu hướng sau: Thứ nhất, sè lượng và quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. Bởi vì: 1 - Các chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ổn định, đã tạo hành lang pháp lý và niềm tin ngư dân an tâm tăng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thúc đẩy nghề cá nhân dân phát triển sẽ dẫn đến tăng về số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhaan. - Trong nền kinh tế thị trường không cần thiết duy trì tỷ trọng lớn của kinh tế Nhà nước, kinh tế Nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định nào đó, ở những lĩnh vực cần thiết, thuộc huyết mạch của nền kinh tế để đủ sức giữ vai trò chủ đạo và định hướng các loại hình kinh tế và đảm bảo an ninh - quốc phòng. Thực tiễn ở nước ta và các nước khác cho thấy, nhiều cơ sở kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả vì không có người chịu trách nhiệm đích thực và thiếu khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh của thị trường. Hiện nay, Nhà nước ta cũng đang chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thông qua cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê hoặc giải thể những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. - Phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo thêm nhiều việc làm, tận dụng nguồn lao động dồi dào; giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo và làm tăng nguồn thu cho ngân sách là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Thứ hai, xu hướng hợp tác và liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau ngày càng mở rộng và chặt chẽ hơn. Ngày nay, vấn đề hợp tác và liên kết kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ dưới sự tác động của nhiều yếu tố, nhất là của khoa học - công nghệ. Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản nước ta, trong đó có Kiên Giang không nằm ngoài xu thế Êy. Sự hợp tác của kinh tế tư nhân trong nghề cá không chỉ xuất phát từ đặc điểm của nghề cá là tính rủi ro cao; đặc điểm của tự nhiên và sự hạn chế của khả năng nguồn lợi, mà còn bắt nguồn từ nhu cầu bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái và cũng là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Hình thức hợp tác, liên kết có thể thông qua nhiều con đường như góp vốn, liên kết đào tạo, tư vấn, cung cấp các dịch vụ 2 Phạm vi hợp tác, liên kết không chỉ dừng lại trong khu vực kinh tÕ tư nhân, trong tỉnh mà ngày càng mở rộng ra ở những ngành khác, tỉnh khác và cả nước ngoài, đặc biệt là liên kết với khu vực kinh tế Nhà nước trong ngành, để được hỗ trợ dịch vụ hậu cần, hướng dẫn kỹ thuật, giải quyết đầu ra - là lĩnh vực mà kinh tế nhà nước có nhiều lợi thế. Thông qua các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế sẽ mang lại cho kinh tế tư nhân nhiều lợi thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ thuật, cách tổ chức quản lý, đào tạo, thị trường và cùng chia sẻ rủi ro Xu hướng này càng trở nên cần thiết khi đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, đòi hỏi tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, lao động phải có kinh nghiệm và trình độ nhất định để sử dụng công cụ hiện đại trên tàu. Mặt khác, giữa biển khơi mênh mông, thiên tai bất ngờ nên cần có sự tương trợ, hợp tác chặt chẽ hơn giữa các chủ thể sản xuất. Nhìn chung, sự hợp tác, liên kết sẽ phát huy sức mạnh và lợi thế của nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Đó là điều rất cần thiết để giúp các đơn vị đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tuy đây là quá trình tất yếu của sự phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản nói chung và Kiên Giang nói riêng nhưng hiện nay xu hướng này còn yếu ớt, nguyên nhân là do ngư dân chưa nhận thức đầy đủ lợi Ých của việc hợp tác, liên kết kinh tế và còn tâm lý e ngại về tính hiệu quả của phương thức sản xuất hợp tác. Thứ ba, xu hướng hiện đại hóa sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển. Nhờ tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà khu vực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang có điều kiện trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hơn, bởi lẽ: Một là, trong điều kiện ngư trường gần bờ càng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, đòi hỏi phải vươn ra đánh bắt xa bờ. Muốn vậy, cần đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu lớn có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến. Hai là, ở Kiên Giang, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã bị khai thác vượt quá khả năng cho phép. Để tồn tại và phát triển, ngành thủy sản phải 3 tăng cường áp dụng khoa học, sử dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả trong đánh bắt, nuôi trồng và chế biến; đồng thời nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. Chuyển từ khai thác tài nguyên sang khai thác lao động kỹ thuật. Ba là, kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và yêu cầu về chất lượng hàng hóa ngày càng cao. Sản phẩm phải tươi nguyên, có hàm lượng dinh dưỡng, hương vị, độ tiện dụng, đa dạng và hấp dẫn đảm bảo vệ sinh. Nhưng sản phẩm thủy sản có đặc điểm "mau ươn chóng thối", những cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu khó có khả năng đáp ứng được yêu cầu đó nên không thể đứng vững trong cạnh tranh. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủy sản luôn phải đầu tư nâng cÊp và đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất để tồn tại và phát triển. Bốn là, nghề cá đòi hỏi gắn bó chặt chẽ từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ, hạn chế tối đa thời gian dự trữ. Chính vì vậy, trong ngành thủy sản nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đồng bộ, cân đối giữa các khâu: khai thác, chế biến, nuôi trồng, lưu thông và dịch vụ Nâng cao trình độ quản lý, tay nghề của người lao động nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Những xu hướng trên có mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là làm cho lực lượng sản xuất của ngành thủy sản phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, khai thác hợp lý tiềm năng kinh tÕ thủy sản, giải quyết được nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu ngân sách Tuy nhiên, quá trình tích tụ tập trung sản xuất cũng dễ dẫn đễnu hướng độc quyền, làm lũng đoạn một số lĩnh vực gây thiệt hại đến sản xuất chung của ngành thủy sản là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, về mặt quản lý nhà nước cần có những cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật đồng bộ, vừa phát huy những mặt tích cực của kinh tế tư nhân vừa hạn chế những mặt tiêu cực có thể xảy ra để phát huy tốt năng lực các thành phần kinh tế trong ngành thủy sản ở Kiên Giang. 4 . ở Kiên Giang nói riêng. Vì vậy, xác định đúng xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang là việc làm cần thiết. Theo chúng tôi, những năm tới kinh tế tư nhân trong ngành. Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang Võ Thị Xinh (Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Kiên Giang) Kiên Giang có diện tích biển khoảng. học - công nghệ. Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản nước ta, trong đó có Kiên Giang không nằm ngoài xu thế Êy. Sự hợp tác của kinh tế tư nhân trong nghề cá không chỉ xu t phát từ đặc điểm của

Ngày đăng: 23/08/2015, 00:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan