Pháp luật về biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND lào

59 751 2
Pháp luật về biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND lào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một nhu cầu tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển đó, nguồn vốn đầu tư trên thế giới luôn dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác; từ quốc gia này sang quốc gia khác; từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển; thậm chí từ các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển. Một xu hướng khá phổ biến của những thập niên đầu của thế kỷ XXI là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có xu hướng “chảy” từ các nước phát triển vào các nước đang phát triển. Mở rộng quan hệ quốc tế không phải là một vấn đề được một mình Lào quan tâm mà còn là vấn đề “nóng hổi” của thế giới.Cú rất nhiều yếu tố tạo nên một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn mà một trong những yếu tố đú chớnh là hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về đầu tư. Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước Lào đặc biệt quan tâm đến các biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thu hút các dự án đầu tư. Ngay từ khi mới thành lập, Lào đã hết sức coi trọng vấn đề đầu tư, coi đây là động lực để phát triển kinh tế. Luật đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào năm 1988, Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài năm 1994 và Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài năm 2004 cựng các văn bản pháp luật liên quan đó xác lập một khung pháp lý vững chắc để thu hút đầu tư. Việc tìm hiểu các quy định về BĐĐT và KKĐT là một vấn đề hết sức ý nghĩa đối với CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài : “Pháp luật về Biện pháp Bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào” làm Khóa luận tốt nghiệp đại học Luật. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung và các biện pháp BĐĐT và KKĐT trực tiếp nước ngoài nói riêng đã có nhiều công trình khoa học về vấn đề này. Tại CHDCND Lào hiện nay đó cú một số công trình nghiên cứu về đầu tư đăng trên tạp chí TARGET (viết về hoạt động đầu tư của Lào) và một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, công trình khoa học của các nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện. Việc nghiên cứu còn mang tính đơn lẻ, chưa đồng bộ. Từ đó, những phương hướng giải pháp hoàn thiện còn mang nặng tính lý thuyết, khó phát huy tác dụng trong hoạt động đầu tư và quản lý Nhà nước, đặc biệt trong quản lý Nhà nước về kinh tế. 3. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận được viết trên cơ sở Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và Pháp luật; Đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về phát triển kinh tế - xã hội ở Lào. Đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu, như: phõn tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, logic…và nhiều phương pháp khoa học khác nhằm làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của đề tài trên phương diện lý luận và thực tiễn. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về biện pháp BĐĐT và KKĐT đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Lào và các quy định về bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư trực tiếp của CHDCND Lào. Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận được tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào. Thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về biờn pháp BĐĐT và KKĐT nước ngoài của CHDCND Lào; nêu những ưu, nhược điểm, đồng thời tác giả đưa ra một số kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại CHDCND Lào. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích của Khóa luận là từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đầu tư tại CHDCND Lào để nêu ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về BĐĐT và KKĐT trực tiếp nước ngoài. Từ những mục đớch trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng các quy định pháp luật về biện pháp BĐĐT và KKĐT trực tiếp nước ngoài ở CHDCND Lào. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp BĐĐT và KKĐT tại CHDCND Lào. 6. Những kết quả mới của khóa luận. + Trình bày một cách khoa học, cụ thể các khái niệm, như: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bảo đảm đầu tư, Khuyến khích đầu tư và pháp luật của một số nước trên thế giới về các biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư. + Đỏnh giá, phân tích cụ thể việc áp dụng quy định pháp luật về các biện pháp BĐĐT và KKĐT trực tiếp nước ngoài tại Lào trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật nước CHDCND Lào về vấn đề này. 7. Cơ cấu của Khóa luận. Khóa luận được chia làm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp BĐĐT và KKĐT trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào. Chương II: Thực tiễn áp dụng các biện pháp BĐĐT và KKĐT trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào. Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp BĐĐT và KKĐT tại CHDCND Lào. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CHDCND LÀO. 1.1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư tại CHDCNDLào. 1.1.1 Khái niệm về ĐTTTNN tại CHDCND Lào Đầu tư là khái niệm tương đối rộng. Hiện nay, tại Lào có nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư. Theo Tiến sỹ Phonesay Vilaysack thì đầu tư là: “Đầu tư là của cải mà có thể buôn bán được, hi vọng rằng nó tạo ra thu nhập hay tăng thêm giá trị trong tương lai. Sự nhận thức về mặt kinh tế, đầu tư là việc buôn bán sản phẩm mà không sử dụng trong ngay hôm nay nhưng nó sẽ được sử dụng trong tương lai để tạo ra sự giàu có. Về mặt tài chính, đầu tư là của cải tiền tệ buôn bán với ý của cải của nó sẽ thu lợi nhuận hoặc tăng thêm gớa trị trong tương lai và có thể bán với giá cao hơn”.[17, tr 4,5] Theo Thạc sỹ Souliya Pouangpadith thì đầu tư là: “Đầu tư là khái niệm chỉ việc bỏ nhân lực, tài lực, vật lực vào một công việc gì đó dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội. Đầu tư bao giờ cũng có chủ thể xác định, đối tượng, mục đích và cách thức thực hiện xác định” [16 , tr4 ]. Hiện nay, khái niệm đầu tư ở CHDCND Lào được hiểu và sử dụng rất rộng. Đầu tư trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư trong lĩnh vực xã hội, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài… Đầu tư có thể được gọi là một hoạt động hoặc một chuỗi hoạt động nối tiếp nhau. Dưới góc độ kinh tế, đầu tư được hiểu là khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất kinh doanh của chủ thể đầu tư. Đầu tư cũng được hiểu là toàn bộ các chi phí được bỏ ra trước khi thu lợi nhuận ròng. Đầu tư có thể được coi là quá trình lâu dài bao gồm nhiều khâu nhiều, bước. Xột trên góc độ quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia làm 2 loại là nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Do đó hoạt động đầu tư cũng được phân chia thành hai hình thức cơ bản là : Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư có thể thiết lập quyền sở hữu toàn phần hay từng phần trong toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được các lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư trên cơ sở tuân theo các quy định của pháp luật đầu tư nước nào đó [13, tr5]. 1.1.2 Khái niệm về Bảo đảm đầu tư. BĐĐT có thể được hiểu là bảo toàn những lợi ích thiết thực, chính đáng của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, hoặc nói một cách cụ thể đó là bảo toàn vốn và các tài sản được các nhà đầu tư đưa vào sản xuất, kinh doanh đồng thời tạo thuận lợi cho vốn và tài sản đó mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Chúng ta đều biết, các nhà đầu tư chỉ yên tâm và mạnh dạn bỏ vốn, tài sản ra sản xuất kinh doanh khi họ chắc chắn rằng vốn họ bỏ ra sẽ có lãi và cả vốn lẫn lãi của họ đều được bảo đảm an toàn. Do vậy, BĐĐT là một trong những phương cách có tính chiến lược để khuyến khích đầu tư và thu hút vốn đầu tư. Trong số các biện pháp BĐĐT thì biện pháp chắc chắn nhất và hiệu quả nhất là bảo đảm bằng pháp luật. Vì thế, Nhà nước muốn khuyến khích, thúc đẩy đầu tư đều cố gắng xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện các quy định về bảo đảm đầu tư [18, tr12,13 ]. BĐĐT là những cam kết của nước tiếp nhận đầu tư nhằm đảm bảo an toàn về mặt thực tiễn đối với tài sản, vốn, các quyền và lợi ích hợp pháp của nước ngoài khi tiến hành các hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận. Đặc trưng của hoạt động đầu tư kinh doanh là xảy ra các rủi ro rất lớn, chính vì vậy khi tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư đều chú trọng tới việc lựa chọn các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh [13, tr7,8]. Khả năng hạn chế rủi ro được cam kết giảm bớt hoặc ngăn chặn bởi chính Nhà nước tiếp nhận đầu tư. Khi các nhà đầu tư tự tiến hành bảo đảm đầu tư cho mỡnh thỡ cỏc nhà đầu tư đã cá biệt hoá dự án đầu tư của mình với một khả năng giảm thiểu rủi ro so với các dự án đầu tự khác. Tuy nhiên, với các biện pháp bảo đảm đầu tư do Nhà nước tiếp nhận đầu tư quy định thì những cam kết đó được áp dụng với tất cả các dự án đầu tư, không phân biệt quy mô vốn, nguồn gốc vốn cũng như địa bàn và lĩnh vực đầu tư. Nếu sử dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư do nước tiếp nhận đầu tư ban hành thỡ cỏc nhà đầu tư còn tránh được những rủi ro về mặt luật pháp hoặc sự thay đổi bất thường đối với các hoạt động kinh doanh của nước tiếp nhận đầu tư [ 19 ]. 1.1.3 Khái niệm về khuyến khích đầu tư tại Lào. Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra khái niệm về KKĐT: “ Khuyến khích đầu tư hay còn gọi là ưu đãi đầu tư là các biện pháp được chính phủ sử dụng để thu hút đầu tư, hướng các dự án đầu tư vào các nghành, các khu vực cần thiết hoặc ảnh hưởng đến tính chất của đầu tư ”. Nước CHDCND Lào đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thực hiện mục tiêu chuyển đổi từ cơ cấu quản lý kiểu cũ sang cơ chế quản lý kiểu mới, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn qua đó cải thiện đời sống cho nhõn dõn… Mặt khác quỏ trỡnh toàn cầu hoá đang diễn ra sâu rộng và ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, nếu không mở rộng đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư sẽ đồng nghĩa với sự lạc hậu, thụt lùi hơn so với các nước trên thế giới. Đặc biệt Lào đang trong tớờn trỡnh đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mai thế giới (WTO); vì vậy cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật để tương thích với pháp luật quốc tế. Với vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, vấn đề thu hút đầu tư càng trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết. Ở nước CHDCND Lào, chưa có một khái niệm chính thức về KKĐT; theo đó, khái niệm KKĐT được để cập ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau với các biện pháp khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm về KKĐT như sau: KKĐT là hệ thống các chính sách, biện pháp ưu đãi đầu tư của nhà nước nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. 1.2 Vai trò của các biện pháp BĐĐT và KKĐT ở Lào. CHDCND Lào đang tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, điểm xuất phát thấp, nền kinh tế mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Toàn bộ nền kinh tế vẫn đang trong quỹ đạo tái sản xuất chưa được mở rộng. Một nguyên nhân quan trọng là vấn đề tạo dựng nguồn vốn và quá trình sử dụng vốn cho hiệu quả còn hạn chế, sức ép của tình trạng “đúi vốn” đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế cũng như yêu cầu đổi mới kỹ thuật đã là vấn đề nặng nề trong tiến trình phát triển kinh tế của Lào. Nhu cầu thu hút đầu tư đang trở nên bức thiết trong bối cảnh hiện nay. Sẽ không có sự hoàn chỉnh nếu không có đầu tư tư bản và kỹ thuật hiện đại của các nước trên thế giới… đối với các nước đang phát triển, đặc biệt thu hút FDI là nhân tố chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế quốc gia. Xét một cách khách quan, Lào còn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế chưa được khai thác một cách hiệu quả. Năm 2008, kinh tế nước nhà được các chuyên gia đánh giá là có bước phát triển khá. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao 7,3% trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài vào Lào là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công này. Thế mạnh của Lào là phát triển công nghiệp năng lượng và khai thác mỏ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chính phủ Lào đã thành lập khu công nghiệp tại Thủ đụ Viờng Chăn, khu kinh tế đặc biệt, tạo ra cơ hội tốt trong việc thu hút đầu tư. Vì vậy các biện pháp BĐĐT và KKĐT có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể : Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia, ngành nghề, lĩnh vực nào đó thì họ phải tìm hiểu để họ biết được những gì trong đó? khả năng tái đầu tư ra sao? Vì vậy các biện pháp BĐĐT và KKĐT chính là lời cam kết của Lào trong lĩnh vực đầu tư qua đó thúc đẩy FDI để phát triển kinh tế. Thứ hai, qua các biện pháp BĐĐT và KKĐT thể hiện được quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách đầu tư và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định. Điều đó được cụ thể hoá từ các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư. Hệ quả của những mục tiêu đó là khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của quốc gia, bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước. Thứ ba, CHDCND Lào đang gấp rút hoàn thiện hệ thống pháp luật có thể đáp ứng các điều kiện cần và đủ gia nhập WTO. Các biện pháp BĐĐT và KKĐT sẽ giúp Lào quảng bá hình ảnh của mình ra bạn bè quốc tế, qua đó tạo thuận lợi để đàm phán thành công với các thành viên của WTO, thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước. 1.3 Pháp luật về bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư tại CHDCND Lào. Pháp luật về BĐĐT và KKĐT là hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo đảm và khuyến khích đầu tư. Ngày 1-12-1975 CHDCND Lào đã ra đời, đánh dấu một mốc son lịch sử trong tiến trình phát triển của đất nước. Ngay từ khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đầu tư từ những năm 1980. Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1986 đã đánh dấu bước đổi mới từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Do nhu cầu bước đầu tiên của sự đổi mới kinh tế thương mại còn gọi là “kinh tế thương mại trong giai đoạn đột phá của Lào” đã và đang tiếp tục vững chắc theo định hướng XHCN là sự nghiệp cao quý của đất nước. Cũng tại Đại hội này, Hội đồng nhân dân tối cao của Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Lào ngày 25-7- 1988. Điều đó thể hiện thái độ mong muốn của Nhà nước đối với NĐTNN:“Chớnh phủ nước CHDCND Lào hoan nghênh việc đầu tư nước ngoài ở Lào trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của Lào và hai bên cựng cú lợi” ( Điều 1 Luật đầu tư nước ngoài năm 1988). Tuy nhiên, những quy định này tại thời điểm năm 1988 chỉ có thể xem như là một lời tuyên ngôn, còn khả năng thực thi thì mới ở mức độ hạn chế. Sau khi Đảng và Nhà nước Lào thực hiện chính sách mở cửa, Luật đầu tư nước ngoài đã được công bố chính thức ngày 19-9-1988, đây là đạo luật cơ sở pháp lý cho hoạt động FDI tại Lào (Luật đầu tư nước ngoài tại lào năm 1988, trang 1,2). Theo Luật đầu tư nước ngoài 1988, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Lào dưới một số hình thức như: Hình thức đầu tư “ Hợp đồng hợp tác kinh doanh” là hình thức hai bên cùng góp vốn, vật tư, trang bị kỹ thuật trên cơ sở một hợp đồng sản xuất hàng hoá tại lào. Lợi ích sẽ được chia cho hai bên theo tỷ lệ nhất định do hai bên thoả thuận truớc. Lợi ích chia cho bên nước ngoài không được tiêu thụ tại Lào. Đây thực chất là một dạng của hình thức đầu tư “Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh” theo pháp luật Lào hiện nay. Hình thức Hợp doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước thực chất là doanh nghiệp liên doanh giữa bên Lào và bên nước ngoài, doanh nghiệp này do hai bên được thành lập và đăng ký theo pháp luật của Lào cùng sở hữu kinh doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Lào. Việc điều hành, tổ chức hoạt động của liên doanh và mối quan hệ giữa cỏc bờn đó điều chỉnh bởi hợp đồng được đăng ký giữa hai bên và điều lệ về kinh doanh phù hợp với pháp luật của Lào. Điều VIII điều lệ năm 1988 quy định: “ Nhà đầu tư trong liên doanh phải góp vốn tối thiểu là 30% tổng đầu tư của liên doanh, vốn góp của một bên nước ngoài hoặc cỏc bờn nước ngoài trong doanh nghiệp sẽ được chuyển đổi sang tiền Lào theo tỷ giá hối đoái của CHDCND Lào và phù hợp với pháp luật của Lào”. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư nước ngoài của một hoặt nhiều đầu tư nước ngoài được thành lập và đăng ký theo pháp luật của Lào mà không có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước, có thể là công ty mới hoặc một chi nhánh một văn phòng đại diện của công ty nước ngoài. Một số chế định khác thể hiện sự khuyến khích và bảo hộ của nhà nước Lào đối với hoạt động FDI và các chế định về quyền và nghĩa vụ của bên nước ngoài, xử lý tranh chấp cụ thể là: - Nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm quyền kinh doanh trong một thời hạn từ 10 đến 15 năm, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài. - Nhà nước Lào bảo hộ vốn cho các nhà đầu tư. Nếu do yêu cầu của nền kinh tế quốc dân phải quốc hữu hoá xí nghiệp thì nhà nước Lào mua lại theo giá cả hợp lý do hai bên thoả thuận. - Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài, khuyến khích đầu tư trở lại (tái đầu tư). - Nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng các ưu đãi về thuế (miễn hoặc giảm thuế một hay nhiều lần, thời gian dài hay ngắn, các loại thuế phải nộp) tuỳ theo lĩnh vực. - Nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nhân lao động Lào [16. tr12]. Như vậy vấn đề KK và BHĐT đã được quy định trong pháp luật Lào, cụ thể là Luật đầu tư 1988. So với các văn bản pháp luật được quy định trong các lĩnh vực khác như dân sự, hình sư…Luật đầu tư của lào được ban hành khá sớm (trước khi Hiến pháp Lào được ban hành 1991). Tất nhiên những quy định này còn hết sức sơ sài, không có những điều kiện cụ thể và một môi trường tốt để mang lại tính khả thi cho những quy định đó. Cả về mặt chủ quan và khách quan, Luật đầu tư 1988 đã không đáp ứng được những đòi hỏi mang tính khả thi trong hoạt động đầu tư tại Lào. Mặc dù vây, Luật đầu tư nước ngoài năm 1988 vẫn thể hiện nhiều điểm thông thoáng và hẫp dấn [...]... đầu tư nước ngoài Những biện pháp khuyến khích và bảo đảm cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được mở rộng hơn, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng những quyền và lợi ích chính đáng, phù hợp hơn với thong lệ quốc tế So với Luật đầu tư nước ngoài của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài của Lào năm 1994 được các nhà đầu tư đánh giá là tư ng... nước ngoài không chịu sự điều chỉnh của luật. [14, tr22 ] CHƯƠNG II THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TẠI CHDCND LÀO 2.1 Biện pháp Bảo đảm đầu tư của CHDCND Lào 2.1.1 Biện pháp bảo đảm về vốn và tài sản của NĐT Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào 2004 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các NĐT Từ năm 1988 - 2007, CHDCND Lào đã thu hút được 1,796 dự án với tổng... hút đầu tư rất được coi trọng ở Lào. Cỏc luật này như là hạt nhân của pháp luật về đõự tư Rất nhiều nước không có đạo luật riêng về đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước Việc khuyến khích đầu tư được quy định tại đạo luật chung, áp dụng chung Trong khi đó, pháp luật của CHDCND Lào lại quy định đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước chịu sự điều chỉnh của hai đạo luật riêng + So sách với pháp luật. .. sách với pháp luật đầu tư của các nước trên thế giới có thể nhận thấy một số tính đặc thù của pháp luật đầu tư Lào Trước hết luật khuyến khích đầu tư nước ngoài năm 2004 chỉ điều chỉnh hoạt động FDI vào Lào chứ không điều chỉnh hoạt động đầu tư của Lào ra nước ngoài Các hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, đầu tư trực tiếp của các pháp nhân Lào ra nước ngoài không chịu... Nhà nước Lào thực sự mong muốn “hoan nghênh và khuyến khớch” các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư tại Lào Có nhiều điểm khác biệt trong các biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư Lào cũng thành lập riêng một Uỷ ban khuyến khích đầu tư nước ngoài để quản lý hoạt động đầu tư, và đây là cơ quan có trách nhiệm tạo những thủ tục thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài Luật. .. vậy là CHDCND Lào đã có quy định khá rõ ràng về bảo đảm đầu tư Chính phủ Lào khẳng định sự tôn trọng cuả mình đối với nhà đầu tư nước ngoài Điều đó được thể hiện qua các quy định của pháp luật Lào về bảo đảm vốn và tài sản của nhà đầu tư Sự bảo đảm vốn cho nhà đầu tư của Nhà nuúc Lào được quy định trong Luật KKĐTNN tại Lào năm 2004 Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu... về các hoạt động đầu tư Theo đú cỏc hoạt động đầu tư không còn bị phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Tất cả các dự án đầu tư đều chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư chung Các biện pháp bảo đảm đầu tư gồm có:  Bảo đảm về vốn và tài sản  Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ  Mở cửa thị trường đầu tư liên quan đến thương mại  Chuyển vốn và tài sản, thu nhập hợp pháp ra nước ngoài  Áp dụng... cho các nhà đầu tư an tâm hơn khi đầu tư vào Lào 2.1.6 Các quy định về bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư Đối xử bình đẳng được hiểu là: đối xử của Nhà nước nước tiếp nhận đầu tư, không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, và với các nhà đầu tư trong nước Đảm bảo đối xử thỏa đáng với nhà đầu tư nước ngoài, tức là khi một tổ chức, cá nhân đầu tư vào Lào thì trước... CHDCND Lào đã thông qua Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài tại kỳ họp thứ 3 khoá III Chủ tịch nước đã công bố và ban hành Luật mới này gồm 5 chương và 31 điều, trong đó có một số điều được quy định cụ thể, chặt chẽ và phù hợp hơn so với các quy định trước đó về hoạt động đầu tư Luật đầu tư nước ngoài năm 1988 đã được sửa đổi bởi Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài năm 1994, tiếp. .. nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước; Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trăm phần trăm (Điều 5 Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài năm 2004) Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài được hưởng sự ưu đãi trong việc thành lập, kinh doanh theo luật định ; được bảo hộ về quyền và lợi ích chính đáng từ hoạt động kinh doanh; quyền sở hữu tài sản hợp pháp của mỡnh… Tuy nhiên pháp luật về đầu . khái niệm, như: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bảo đảm đầu tư, Khuyến khích đầu tư và pháp luật của một số nước trên thế giới về các biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư. + Đỏnh giá,. và KKĐT tại CHDCND Lào. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CHDCND LÀO. 1.1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm. của luật. [14, tr22 ] CHƯƠNG II THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TẠI CHDCND LÀO 2.1 Biện pháp Bảo đảm đầu tư của CHDCND Lào 2.1.1 Biện pháp bảo đảm về vốn và

Ngày đăng: 22/08/2015, 17:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan