Tạo động lực làm việc tại xí nghiệp chế biến lâm sản hòa nhơn

7 501 3
Tạo động lực làm việc tại xí nghiệp chế biến lâm sản hòa nhơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạo động lực làm việc tại Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn Lưu Thị Hoàng Ngọc Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 01 02 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Việt Năm bảo vệ: 2015 Keywords. Quản trị kinh doanh; Động lực làm việc; Doanh Nghiệp; Quản lý nhận sự. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc hiệu quả nhằm giành được các lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Một doanh nghiệp muốn phát triển đi lên thì phải sử dụng triệt để nguồn lực con người. Trên thực tế đã và đang diễn ra những cách làm khác nhau để phát huy nhân tố con người, trong đó những biện pháp nhằm tạo động lực cho người lao động được chú ý. Một doanh nghiệp phát triển là một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn lực con người. Nhưng thực trạng của công tác tạo động lực cho người lao động còn có nhiều bất cập, điều kiện làm việc của các doanh nghiệp chưa thoả mãn yêu cầu của người lao động, người lao động chưa được quan tâm đúng mức, công tác tổ chức còn nhiều hạn chế, cơ cấu nhân lực chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế, tỷ lệ di chuyển lao động trong các doanh nghiệp còn cao, điều này chứng tỏ người lao động chưa thực sự gắn bó với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ coi trọng mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu phát triển, chưa coi trọng mục tiêu khuyến khích, tạo động lực cho người lao động làm việc cống hiến hết khả năng, năng lực của mình vì mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước. Sở dĩ có hiện tượng đó vì các doanh nghiệp không chú ý đến thái độ, tâm lý làm việc của người lao động trong quản trị nhân lực. Đối với Xí nghiệp chế biến lâm sản Hoà Nhơn, với đặc thù là doanh nghiệp Nhà Nước, kinh doanh chính là sản xuất, chế biến hàng mộc xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn cũng là một doanh nghiệp nhà nước nên mặc dù qua thời gian tìm hiểu tại Xí nghiệp,Tôi thấy rằng Xí nghiệp đã có rất nhiều cố gắng trong công tác tạo động lực cho người lao động, nhưng thực tế vẫn còn nhiều tồn tại cần quan tâm, giải quyết. Những tồn tại này đã làm cản trở quá trình phát triển của Xí nghiệp, Vì vậy Ban lãnh đạo của Xí nghiệp rất quan tâm. Chính vì lý do này Tôi đã chọn đề tài: “Tạo động lực làm việc tại Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hoà Nhơn” làm luận văn cao học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tổng quan những nghiên cứu về các yếu tố tạo động lực cho người lao động. Năm 2007, Boeve đã tiến hành cuộc nghiên cứu về các yếu tố tạo động lực của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trường Y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith, Kendall & Hulin. Ông chia nhân tố tạo động lực làm hai nhóm: Nhóm nhân tố nội tại gồm bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến và nhóm nhân tố bên ngoài gồm lương, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan hệ nhất định đối với tạo động lực làm việc. Việt Nam, mô hình phát huy nguồn nhân lực bằng tạo động lực làm việc, tác giả Nguyễn Văn Long cho rằng để nâng cao động lực thúc đẩy người lao động có những cách thức sau: yếu tố vật chất, yếu tố tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, sự thăng tiến và sự thay đổi công việc. a. Đỗ Thị Thu (2008), “Hoàn thiện công tác tạo động lực ở Công ty TNHH cửa sổ nhựa Châu Âu (EuroWindow), Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ở luận văn này, tác giả đã đưa khá đầy đủ và chi tiết cơ sở lý luậ2015n về công tác tạo động lực lao động trong doanh nghiệp. Tác giả đã đưa được khái niệm, quá trình tạo động lực và sự cần thiết của tạo động lực lao động trong doanh nghiệp, các học thuyết tạo động lực lao động, những nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc từ đó đưa ra các biện pháp, các kinh nghiệm về công tác tạo động lực lao động ở các công ty nước ngoài. Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích thực trạng tác giả mới chỉ đưa ra các chính sách, chế độ đang thực hiện ở công ty, chưa đi sâu phân tích thực trạng đó có tạo động lực cho nhân viên tại công ty hay không, vì vậy công tác tạo động lực tại công ty chưa cụ thể và sâu sắc. b. Nguyễn Văn Ngọc (2012), “Giải pháp tạo động lực làm việc tại Công ty Cổ phần Gạch men Cosevco”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả của luận văn đã nêu các vấn đề lý luận cơ bản về động lực và tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp một cách rất chi tiết gồm có: Một số khái niệm, phân loại động lực, vai trò của tạo động lực lao động trong doanh nghiệp, một số học thuyết tạo động lực lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động, vận dụng các lý thuyết tạo động lực lao động. Những nhược điểm của chương 1 này là lý thuyết khá dài, đi theo lối mòn nhiều đề tài khác, nên đi sâu phân tích các học thuyết là không cần thiết mà nên kết hợp nội dung các học thuyết với các công cụ tạo động lực. Chương 2 tác giả phân tích chưa sâu công tác tạo động lực làm việc tại công ty, chưa bám sát công tác tạo động lực lao động đã nêu ở phần lý luận chung để văn đi theo logic hơn. Chương 3 phần giải pháp đưa ra chưa thật sự hữu ích, còn nặng nề về mặt lý thuyết. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu của đề tài có thể được tóm tắt như sau: - Câu hỏi nghiên cứu chính: Làm thế nào để tạo động lực làm việc tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa nhơn trong giai đoạn hiện nay? - Câu hỏi nghiên cứu phụ: a. Các cơ sở khoa học của tạo động lực bao gồm các lý thuyết nào? Đề tài tập trung vào tổng hợp và phân tích các học thuyết cơ bản về tạo động lực như sau: - Học thuyết phân cấp nhu cầu của A.Maslow - Học thuyết ERG - Học thuyết 2 yếu tố Herzberg - Học thuyết thúc đẩy theo nhu cầu b. Các công cụ tạo động lực cho người lao động là những công cụ nào? c. Thực trạng tạo động lực lao động của Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn d. Các giải pháp tạo động lực của Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn là gì? 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu luận văn: Xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản tạo động lực làm việc tại doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc tại xí nghiệp - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc tại xí nghiệp. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho người lao động. Chỉ khảo sát những lao động đang làm việc tại các phòng ban và xưởng chế biến tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn và không phải là ban giám đốc. - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc tạo động lực làm việc người lao động. Về thời gian, nghiên cứu thực trạng của xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013. Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn. 6. Những đóng góp mới cho luận văn - Hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan đến tạo động lực cho người lao động. - Phản ánh thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn qua việc điều tra bằng phiếu khảo sát. - Trên cơ sở hệ thống lý luận và kết quả phân tích thực trạng, vận dụng lý luận vào thực tế, đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Xí nghiệp. Bên cạnh đó góp phần khẳng định vai trò tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung, cũng có thể áp dụng một phần trong công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại một số doanh nghiệp Viêt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tạo động lực làm việc trong các doanh nghiệp. Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác tạo động lực tại xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn. Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007. Giáo trình quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 2. Lê Thế Giới (Chủ biên), 2011. Giáo trình quản trị học. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính 3. Lê Thanh Hà (chủ biên), 2011. Giáo trình quản trị nhân lực tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 4. Nguyễn Thành Hội, Phan Thăng, 2006. Quản trị học. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Thành Hội, Phan Thăng, 2006. Quản trị học. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Thị Thu Hương, 2012. Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai thác vàng Bông Miêu. Đà Nẵng: Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. 7. Nguyễn Thị Hường, 2012. Tạo động lực thúc đẩy người lao động tại công ty TNHH MABUCHI MOTOR Đà Nẵng. Đà Nẵng: Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. 8. Nguyễn Văn Long, 2010. Phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy. Đà Nẵng: Tạp chí khoa học Đại Học Đà Nẵng, số 4(39). 9. Nguyễn Một, 2012. Giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty DRC. Đà Nẵng: Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. 10. Võ Xuân Tiến, 2010. Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tạp chí khoa học - công nghệ. 11. Bùi Anh Tuấn, 2003. Giáo trình hành vi tổ chức. Đà Nẵng: Đại học Đà Nẵng. 12. Nguyễn Trang Thu, 2013. Tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 13. Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn Gia Dũng, Đào Hữu Hòa, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Phúc Nguyên, 2006. Quản Trị Nguồn Nhân Lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 14. Xí nghiệp HN, Báo cáo doanh thu, quỹ lương các năm 2011-2013. Tiếng Anh 15. Abraham F. Maslow (1943), “A Theory of Human Motivation,” Psychological Review 50, 370-396. 16. J.LeShe McKeon (2008), Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội 17. Smith. J, Nghệ thuật Phân quyền và giao việc. Hà Nội: Nhà xuất bản. Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2008 18. Heller, R., Động viên nhân viên (Motivating people). Hà Nội: Nhà xuất bản. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2007. 19. MPDF, Tạo động lực làm việc phải chăng chỉ có thể bằng tiền?: Gây dựng “ Đội quân tinh nhuệ”. Hà Nội: Nhà xuất bản trẻ, TPHCM, 2006. 20. J.LeShe McKeon (2008), Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội 21. James H.Dunnelly, James l.gibson – Quản trị học căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 22. David C. McClelland(1985), Human Motivation, Glenview, III Scott, Foresman. Website 23. www.xlhoanhon@forexco.vn . Thực trạng công tác tạo động lực tại xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn. Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn. Reference. người lao động là những công cụ nào? c. Thực trạng tạo động lực lao động của Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn d. Các giải pháp tạo động lực của Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn là gì?. nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho người lao động. Chỉ khảo sát những lao động đang làm việc tại các phòng ban và xưởng chế biến tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn và không phải

Ngày đăng: 22/08/2015, 06:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan