Tác động của hiệp định TPP đến nghành dệt may việt nam

19 7.3K 106
Tác động của hiệp định TPP đến nghành dệt may việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác động của hiệp định TPP đến nghành dệt may việt nam

BẢN BÁO CÁO ĐỀ TÀI : TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. Nhóm 3 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT QUA BÀI BÁO CÁO: I/ Tổng quan về TPP? Trả lời cho câu hỏi TPP là gì? Những tác động chính của TPP đến nền kinh tế Việt Nam?. II/ Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam trên góc độ phân tích của những nhà kinh tê Việt Nam. Như chúng ta đã biết dệt may là một ngành mà Việt Nam có lợi thế trong việc xuất khẩu như vậy trong điều kiện kí kết thành công TPP chúng ta có thể có những dự đoán về con số sự thay đổi của ngành dệt may? Trên cơ sở lí luận thực tiễn thì ngành dệt may đang đứng trước những cơ hôi và thách thức như thế nào? Những giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam để có thể tận dụng những cơ hôi và loại bỏ những thách thức. III/ Một số quan điểm nhận định của nhóm về tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam. 1 PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TPP. A.TPP là gì? Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tên tiếng Anh: "Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement", viết tắt: TPP, là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được coi như một hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ 2 với mục tiêu thiết lập một mặt bằng tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phạm vi điều chỉnh của TPP rất rộng, một thoả thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do bao gồm trao đổi hàng hoá, các quy định về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền về vấn đề môi trường, lao động, chống tham nhũng Hiệp định này được ký kết ngày 3-6-2005, có hiệu lực từ 28-5-2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Tháng 9- 2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP. Sau đó, tháng 11-2008, các nước khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tương tự. Ngày 13-11-2010, Việt Nam tuyên bố tham gia TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Hiện nay, có 12 quốc gia đang đàm phán TPP, ngoài 8 quốc gia có tên trên, còn thêm các nước Malaysia, Mexico, Canada và Nhật. Vớisự tham gia của các nền kinh tế lớn trên thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia ), TPP trở thành khu vực kinh tế hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền Hiện 12 nước thành viên TPP đang tiếp tục bàn thảo nhằm đạt sự thống nhất rộng rãi vào tháng 10 và sẽ ký Hiệp định vào cuối năm nay. B.Tại sao gia nhập TPP? Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế, khi tham gia "sân 2 chơi" này, Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép và nhiều mặt hàng khác vốn là thế mạnh của mình vào các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ mà không phải cạnh tranh với sản phẩm của một số nước khác. Đánh giá tác động của TPP, theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, những nước mức phát triển thấp hơn sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Trong nhiều nghiên cứu định lượng của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn từ TPP (phần lớn các nước có lợi khoảng 1-2 điểm % từ TPP, riêng Việt Nam khoảng 5%). Tuy nhiên theo ông Thành, đánh giá này cũng chưa tính được đầy đủ những chuyển biến thể chế của cải cách trong nước,những cải cách có thể hỗ trợ cho quá trình này. Bên cạnh đó, trong số 11 đối tác đang đàm phán với Việt Nam, hiện có 7 đối tác có quan hệ thương mại tự do với nước ta; 4 đối tác còn lại (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru), chưa thiết lập quan hệ thương mại tự do nên cơ hội chủ yếu của Việt Nam sẽ mở rộng ở 4 thị trường này. Điều đáng nói Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, nếu xét theo cơ cấu kinh tế của các nước đang đàm phán với Việt Nam, họ có cơ chế kinh tế mang tính bổ sung cho Việt Nam nhiều hơn. Vì vậy, tác động cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam có thể có nhưng không lớn như ta lo ngại. Cũng theo ông Trần Quốc Khánh, qua một số nghiên cứu mang tính định tính cho thấy ngành hàng trong nước có thể gặp khó khăn đầu tiên là ô tô nếu chúng ta mở cửa thị trường hoàn toàn cho Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cùng với đó, ngành nông nhiệp với các mặt hàng thịt gà , lợn, bò là ngành lợi thế của Hoa Kỳ hoặc mặt hàng đường là thế mạnh của Australia thì các ngành hàng tương ứng của ta cũng có thể gặp khó khăn. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh Hiệp định TPP rất rộng, vì thế các vấn đề được đề cập không chỉ gói gọn trong phạm vi biên giới mà còn phải tính toán cả các vấn đề sau biên giới. Điều quan trọng là cần đưa ra chínhsách minh bạch và điều này sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho doanh nghiệp trong nước. PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NHỮNG NHÀ KINH TẾ. 3 A. SO SÁNH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM CHỊU VÀ KHÔNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA TPP 1. Ngành dệt may Việt Nam không chịu tác động của TPP 1.1. Tình hình tăng trưởng chung Trong Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/04/2007 về phê duyệt “Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, ngành dệt may được lựa chọn là ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam, bởi vậy Nhà nước cũng đã có những chính sách ưu tiên để phát triển của ngành dệt may. Bên cạnh đó, từ tháng 3 năm 2007 Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết với WTO.Theo Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam, trong toàn bộ biểu thuế gồm 10.689 dòng thuế, Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3.800 dòng, chiếm 34,5% số dòng thuế của biểu thuế. Những yếu tố trên góp phần tác động lớn vào ngành dệt may Việt Nam. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 7732 9120 9066 11200 14043 15176 20096 Tốc độ tăng trưởng KNXK (%) 31,30 17,40 -0,60 23,54 25,38 8,07 18,7 Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu Bộ Công thương Giai đoạn 2007 – 2013, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng khoảng trên 20%/ năm (trừ năm 2009 do sức mua của thị trường giảm mạnh, hệ quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu). Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của dệt may nước ta chỉ đạt 1,9 tỷ USD thì đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 20.096 tỷ USD chiếm tỷ trọng 15.2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hàng dệt may Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, các nước Đông Âu, các nước Trung Đông Sự đón nhận của các thị trường này chứng tỏ hàng dệt may của Việt Nam bước đầu đã có sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tỷ lệ đóng góp của ngành dệt may Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước luôn ở mức trên 12%, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 80% doanh thu toàn ngành. 4 Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế nhập khẩu như trên cùng với “tự do hóa hạn ngạch”, đã làm cho dệt may Việt Nam gặp khó khi cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc, ƒn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc tràn vào. Hàng dệt may Việt Nam từ đầu năm 2007 tuy có được lợi thế trên thị trường Hoa Kỳ và EU, nhưng lại bất lợi trên thị trường khu vực và ngay trên sân nhà. Như vậy trên thị trường khu vực ASEAN, đặc biệt là thị trường nội địa, hàng dệt may Việt Nam đã lâm vào tình thế “bỏ trống sân nhà”. 1.2. Chuỗi giá trị Tuy ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu đi đầu của Việt Nam, nhưng nếu xét về chuỗi giá trị của ngành thì vẫn còn nhiều hạn chế. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may bao gồm các khâu: sản xuất nguyên liệu; sản xuất sản phẩm cuối cùng, nghiên cứu thiết kế, marketing và phân phối, trong đó khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất (chỉ chiếm 5 – 10% tỷ suất lợi nhuận). Nhưng hiện nay theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) ngành dệt may trong nước có đến 70% doanh nghiệp sản xuất theo hình thức gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, tức là chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng. Về khâu cung ứng nguyên phụ liệu: theo bảng số liệu ngành dệt may của Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tính trong năm 2013, ước đạt nhập khẩu bông là 590 nghìn tấn, trị giá 1189 triệu USD; nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu đạt 692 nghìn tấn, trị giá 1514 triệu USD; nhập khẩu vải đạt 8405 triệu USD. Các nhóm hàng này chủ yếu được nhập từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, Hoa Kỳ, ƒn Độ…Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành dệt may chưa thực sự chủ động được về nguồn cung ứng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Về khâu nghiên cứu thiết kế: đây là khâu sẽ cho lợi nhuận cao kéo theo đó nâng giá trị gia tăng trong các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm lại là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Đa phần các công đoạn thiết kế cho các sản phẩm may ở của nước ta được thực hiện tại những nước có ngành công nghiệp thời trang phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Hồng Kông…sau đó, các mẫu thiết kế được chuyển về Việt Nam, các công ty may của nước ta chỉ gia công theo đúng mẫu mã theo đơn đặt hàng. Mới chỉ có một số doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng và đưa thương hiệu của mình vào thị trường như may Việt Tiến với sản phẩm San Sciaro và Manhattan, công ty thời trang Việt với thương hiệu Nino max, Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước… 5 Giá bán: chi phí cho nguyên phụ liệu, vận chuyển, lương tối thiểu tăng cao dẫn đến giá sản phẩm tăng lên  giá hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam cao hơn 15% - 30% so với giá thế giới. Về hoạt động marketing & phân phối: Các doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay vẫn chưa có hệ thống phân phối rộng lớn đến tận tay người tiêu dùng, nhất là trên thị trường quốc tế. Theo kết quả nghiên cứu của Dang Nhu Van (Vietnamese T&G firms in he Global Value Chain), các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải qua các nhà cung cấp khu vực để có được hợp đồng gia công, rất ít doanh nghiệp có được hợp đồng từ các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm của mình. Nói cách khác, doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn thiếu liên kết với người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng, do đó thường không nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, điều này dẫn đến việc sản phẩm dệt may ít được đón nhận. Nhìn chung trong chuỗi giá trị sản phẩm ngành dệt may, Việt Nam mới chỉ tham gia ở vai trò sản xuất sản phẩm cuối cùng, các khâu còn lại như: sản xuất nguyên vật liệu, nghiên cứu thiết kế, marketing và phân phối…thì hầu như chưa tham gia một cách mạnh mẽ, xuất khẩu của ngành dệt may thực chất mới chỉ dừng lại ở khâu gia công hộ nước ngoài, các sản phẩm đúng nghĩa “made in Vietnam” chưa thực sự có nhiều trên thị trường nội địa nói riêng và cả trên thị trường thế giới nói chung. 1.3. Thị trường chính Thị trường quốc tế: Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. Hoa Kỳ Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ 2 vào Mỹ sau Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm 2013 chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành. Đơn giá nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam luôn đứng ở mức bằng hoặc cao hơn so với các nhà cung cấp cạnh tranh khác như Trung Quốc và Banladesh, tốc độ gia tăng nhập khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Mỹ cao nhất trong số 10 nhà cung cấp lớn nhất thị trường này trong năm 2013. EU Là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 2013 chiếm 15,2% toàn ngành. Tuy nhiên, hàng năm EU nhập khẩu hơn 250 tỷ USD hàng 6 dệt may, trong khi đó Việt Nam mới chỉ xuất khẩu 2,4 – 2,5 tỷ USD, do đó thị phần dệt may Việt Nam tại thị trường này còn thấp. Nhật Bản Việt Nam nằm trong top 10 các nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2013 chiếm 13,3% toàn ngành. Thị trường nội địa Thị phần dệt may sản xuất trong nước chiếm khoảng 70% tổng mức tiêu thụ tại thị trường nội địa, 30% còn lại là hàng dệt may nước ngoài, trong đó 20% hàng dệt may Trung Quốc dưới dạng tiểu ngạch. Theo nghiên cứu của Niesel cho thấy, có đến 90% người tiêu dùng được hỏi ở TP Hồ Chí Minh và 83% ở Hà Nội cho biết chọ có thể hoặc chắc chắn mua hàng Việt Nam nhiều hơn. Có thể thấy xu hướng sử dụng hàng Việt Nam đang tăng lên. Bên cạnh đó, mặc dù triển vọng phát triển thị trường may mặc ở khu vực nông thôn là rất lớn nhưng việc triển khai hệ thống phân phối tại khu vực này còn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu dùng chưa cao, các kênh phân phối nhỏ khi giao hàng còn nợ đọng vốn, nên lượng vốn lưu động cần rất lớn. 2. Ngành dệt may chịu sự tác động của TPP Tầm quan trọng của các nước TPP và Mỹ • 40% xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đến 11 quốc gia TPP. • Dệt may và giày dép chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước TPP. • 20% xuất khẩu toàn cầu là hàng hóa vào Hoa Kỳ. • Tỷ trọng lớn (72%) hàng may xuất khẩu sang các nước TPP, gần 50% dệt may. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Việc tham gia vào hiệp định này tác động như thế nào đến ngành dệt may: 2.1. Thuế xuất khẩu Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thuế suất đối với các thị trường trọng điểm mà Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dệt may đang quá cao. Cụ thể, trong thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ chiếm 50%, châu Âu chiếm 17%, Nhật Bản 12%, Hàn Quốc 6%, còn lại 2% là các thị trường khác. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ phải chịu thuế suất 17,5% và châu Âu là 9,6% trong trường hợp sản lượng dệt may của Việt Nam sang thị trường này chiếm kim ngạch dưới 17%, nếu kim ngạch xuất khẩu vượt quá 17% thì thuế suất sẽ tự động điều chỉnh lên 17,5% giống như tại thị trường Hoa Kỳ. 7 Cái lợi lớn nhất của ngành dệt may khi tham gia TPP đã được nhắc tới khá nhiều, đó là việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu còn 0% nếu đáp ứng đủ yêu cầu của TPP góp phần làm gia tăng đơn hàng cho xuất khẩu dệt may, tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam “tấn công” vào thị trường Mỹ - thị trường chủ lực của xuất khẩu dệt may. Nhưng khi thuế suất về 0% cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này cũng phải giảm giá xuất khẩu. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp dệt may hiện nay chủ yếu làm gia công - công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi sản xuất, còn nguyên vật liệu đầu vào đều tăng khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm. Dự báo tác động TPP vào năm 2020 Nguồn: Vanzetti(2014) 2.2.Quy tắc xuất xứ Thế nhưng, theo các chia sẻ của DN thì để được hưởng lợi nhờ TPP không phải chuyện dễ dàng bởi TPP đòi hỏi rất nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ, tức là, giá trị của hàng hóa xuất khẩu phải được tạo ra tại nước tham gia TPP với một tỷ lệ nhất định. Với hàng dệt may, để được hưởng thuế suất NK 0%, TPP yêu cầu các công đoạn sợi, vải, cắt, may phải được thực hiện tại quốc gia tham gia TPP. Điều đó có nghĩa là, bên cạnh cơ sở sản xuất chính phải có hàng loạt cơ sở công nghiệp hỗ trợ. Đây là điểm yếu nhất của nền kinh tế nước ta. Trên thực tế, nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may của Việt Nam vốn phụ thuộc vào… nhập khẩu nhưng lại nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc và một số nước ASEAN (các nước không tham gia vào TPP). Việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng là cơ hội để chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu tại các nước thành viên khi hàng rào thuế quan đối với sản phẩm dệt may sẽ là 0%. Tuy nhiên, đó là cơ hội bị thách thức khi TPP quy định 8 để được hưởng mức thuế này, nguyên phụ liệu làm ra sản phẩm phải được làm tại chính nước xuất khẩu hoặc các nước thành viên. Chúng ta sẽ “hụt ăn” một miếng bánh lớn hơn nữa nếu lỡ nhịp với việc phát triển công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp phụ trợ cho ngành may của mình. TPP cũng là áp lực để chúng ta phải “thoát Trung”, vì lợi ích của chính mình. 2.3. Chuỗi cung ứng là trọng tâm TPP nếu được ký sẽ là cú hích mới cho phát triển, cả số lượng và chất lượng. Số lượng ở đây hàm ý quy mô sản xuất và xuất khẩu, chất lượng là nói tới sự hoàn thiện hơn trong hệ thống sản xuất kinh doanh dệt may Việt Nam, cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt Nam. Dệt may Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả cao nhất Hiệp định TPP thì phải hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế - nguyên phụ liệu - may - phân phối phải được hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết Hiệp định TPP. Các DN cũng không nên tận dụng TPP như một cứu cánh để phát triển trong ngắn hạn, mà quan trọng hơn là cần tận dụng tốt cơ hội này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Thực tế cho thấy trong thương mại toàn cầu, luôn có những thỏa thuận thương mại mới được hình thành và những thuận lợi ban đầu sẽ không tồn tại mãi. Hiện nay, cơ hội lớn từ TPP, cũng như FTA với EU, Hàn Quốc khiến nhiều doanh nghiệp dệt may mạnh dạn đầu tư và mở rộng các nhà máy. Đặc biệt, các dự án mở rộng năng lực sản xuất tự chủ từ khâu kéo sợi, dệt vải, nhuộm như hướng đi lâu dài và bền vững trong chiến lược đưa ngành dệt may Việt Nam vào sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp dệt may thế giới. Điển hình, cuối năm 2013, An Phước đã đầu tư 450.000USD cho dây chuyền sản xuất đồ lót sau khi mua lại nhà máy sản xuất của hai thương hiệu đồ lót Anamai và Bonjour của một DN trong nước. Cuối năm 2013, Công ty CP May Sài Gòn 2 đã đầu tư gần 5 tỷ đồng để cải tiến dây chuyền, nâng cao năng suất. 2.4. Phát triển đồng bộ hạ tầng Hiệp hội chúng tôi mong muốn rằng, TPP là cơ hội cho phát triển, cho nên cần thiết có quy hoạch phát triển dệt may trong nước cả về địa lý và nguồn lực lao động (vì ngành sử dụng nhiều lao động). Cần công khai và có cam kết của các địa phương để tận dụng cơ hội từ Hiệp định TPP. Khi quy mô sản xuất tăng, sự phân bố các khu vực nhà máy sản xuất cũng tăng, đòi hỏi hệ thống hạ tầng nối các khu trung tâm thiết kế với khu vực sản 9 xuất, trung tâm ICD (cảng nội địa), và cảng biển phải hoàn thiện. Những chính sách trong kêu gọi đầu tư vào dệt may, với cả đối tác trong nước và nước ngoài, cần quan tâm đến trình độ công nghệ, môi trường cho dự án đầu tư mới. Đảm bảo dự án đầu tư mới phải sử dụng công nghệ tốt, bền vững, lâu dài, tránh tình trạng dịch chuyển công nghệ cũ về đây, biến chúng ta thành nơi chứa rác thải công nghiệp. 2.5. Xu hướng phát triển - Tăng trưởng với CAGR 9,8%/năm và đạt giá trị xuất khẩu 55 tỷ USD vào năm 2025 nếu Hiệp định TPP được thông qua. - Dịch chuyển nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường chính hiện tại là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc về các nước nội khối TPP. - Bắt đầu phát triển hướng sản xuất xuất khẩu theo các phương thức cao hơn CMT là FOB, ODM, OBM. - Thu hút đầu tư lớn vào ngành công nghiệp phụ trợ và dòng vốn FDI từ các quốc gia lân cận nhằm tận dụng những lợi ích từ TPP và FTA EU-Việt Nam. Hiện các quốc gia Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản đã ký FTA với Việt Nam, vì vậy tác động của TPP về mở cửa thị trường giữa Việt Nam và các nước này là không đáng kể. Trong khi, Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vì vậy TPP được kỳ vọng sẽ tác động lớn đến xuất khẩu Việt Nam vào thịtrường này. AmCham mô tả diễn biến và dự báo nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ một số nước từ 2005-2025, trong đó Việt Nam liên tục dẫn đầu từ năm 2011 -2025 10 [...]... trường dệt may Việt Nam khi đàm phán thành công hiệp định TPP Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế vốn rất nặng nề như hiện nay Ngoài ra, TPP còn mang đến cú huých lớn và mang đến động lực quan trọng cho sự phát triển của dệt may Việt Nam, ... dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Nhật Bản… Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta sẽ tiếp tục gia tăng vào hai nước thành viên TPP này sau khi TPP được kí kết và có hiệu lực Phó chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam( Vitas) người trực tiếp tham gia đoàn đàm phán của Việt Nam cho biết : “ Hiệp định TPP nếu được kí kết sẽ là cú hích mới cho các doanh nghiệp dệt may phát... dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ đến năm 2025 đạt 19,9 tỷ USD thay vì 16,4 tỷ USD như trước đó chưa tính đến tác động của TPP Theo dự báo, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam các mốc năm như 2015, 2017, 2019, 2021, 2023 và 2025 lần lượt đạt: 10,5 tỷ USD; 12,5 tỷ USD; 14,3 tỷ USD; 16,2 tỷ USD; 18 tỷ USD và 19,9 tỷ USD B CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY KHI ĐÀM PHÁN THÁNH CÔNG TPP. .. sẽ được dùng hàng dệt may Việt Nam với giá rẻ hơn Điều kiện được đưa ra khi Việt Nam gia nhập TPP ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh lô hàng xuất khẩu có xuất xứ nguyên liệu, phụ liệu từ sợi trở đi được sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước thành viên TPP Hiện nay đang có làn sóng đầu tư vào Việt Nam để sản xuất sợi vải, chỉ may công nghiệp phụ liệu cho ngành dệt may nhằm hưởng ưu... khoảng hơn 20 tỷ USD trước năm 2020 Lợi thế của dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP đó là ngoài sự đồng lòng của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam còn nhận được hỗ trợ rất lớn từ phía Hiệp hội nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Hoa Kỳ Bởi khi gia nhập TPP Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ chung khối, lúc đó bản thân người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ được lợi khi hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ được hưởng thuế... suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc, Indonesia là 6,9 và 5,2 Đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các ngành công ngành sản xuất thâm dụng lao động nói chung của nước ta 14 C GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP 1.Giải pháp chiến lược ngành dệt may 1.1.Giải pháp về đầu tư -Khuyến... thống sản xuất kinh doanh, cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt Nam Khi hiệp định TPP có hiệu lực thì về cơ bản, các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu của các nước thành viên TPP sẽ được ưu đãi thuế quan, trong dài hạn thuế quan có khả năng về mức 0%.Hiện nay, mức thuế suất trung bình của 1000 dòng thuế nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ ở mức 17%, trong đó nhiều dòng sản phẩm... đưa dệt may Việt Nam lên tầm cao hơn trong tương lai Ngành dệt may Việt Nam có thị trường xuất khẩu lớn là Nhật Bản và Hoa Kì đây cũng là 2 nước thành viên của TPP Trong năm 2013 tuy các nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới giảm nhưng nước ta vẫn xuất khẩu được 9,2% vào Hoa Kì và 19,3% vào Nhật Bản Những tín hiệu tăng trưởng khả quan nêu trên đã khẳng định vị thế cạnh tranh 11 của hàng dệt may. .. động vốn qua thị trường chứng khoán,vay thương mại -Vốn cho hoạt động nghiên cứu,đào tạo nguồn nhân lực,xử lí môi trường + Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí trích từ ngân sách nhà nước +Nhà nước cho doanh nghiệp dệt may được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường PHẦN III ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. .. khi Việt Nam nhận được thư mời gia nhập TPP , Việt Nam đã lấy ý kiến từ các chuyên gia kinh tế từ mọi nơi và các doanh ngiệp trong nước và nhận được phản hồi 99% người đồng ý nên gia nhập TPP nhưng phải hết sức thận trọng 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia như thành viên đầy đủ của TPP Như vậy, TPP là một hiệp định thương mai quốc tế có tầm quan trọng hơn bất cứ một hiệp định thương mại nào mà Việt . nghiệp trong nước. PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NHỮNG NHÀ KINH TẾ. 3 A. SO SÁNH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM CHỊU VÀ KHÔNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA TPP 1. Ngành dệt may Việt. đến nền kinh tế Việt Nam? . II/ Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam trên góc độ phân tích của những nhà kinh tê Việt Nam. Như chúng ta đã biết dệt may là một ngành mà Việt Nam có lợi thế. TÀI : TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. Nhóm 3 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT QUA BÀI BÁO CÁO: I/ Tổng quan về TPP? Trả lời cho câu hỏi TPP là gì? Những tác động chính của TPP đến nền

Ngày đăng: 21/08/2015, 16:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan