quy mô dân số dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp để giải quyết các tồn tại của vấn đề

51 754 0
quy mô dân số dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp để giải quyết các tồn tại của vấn đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quy mô dân số dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp để giải quyết các tồn tại của vấn đề

QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL MỤC LỤC 7 BÀI TIỂU LUẬN NHÓM QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL LỜI MỞ ĐẦU Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đã đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Các quốc gia cùng hợp tác trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phát triển vì mục tiêu nhân loại nói chung và mục tiêu quốc gia nói riêng đã trở thành xu hướng tất yếu. Và Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước và góp phần vào giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Nhưng để quá trình hội nhập ngày càng phát triển hơn nữa, nước ta cần giữ gìn, tạo lập và đảm bảo các nguồn lực, nền tảng cơ bản cho sự phát triển đó: Tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn. Trong đó, nguồn nhân lực luôn luôn là nguồn lực cơ bản, chủ yếu nhất cho quá trình hội nhập, phát triển; và dân số là cơ sở hình thành tự nhiên của nguồn nhân lực xã hội. Dân số vừa là lực lượng lao động vừa là người tiêu dùng trong xã hội, vấn đề dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Do đó, điều tra dân số thường kỳ cho thấy những vận động xung quanh vấn đề dân số như: quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, biến động về dân số… Từ những số liệu thực tế có được, nhà quản lí có thể thấy hiện trạng dân số của quốc gia để có những định hướng phát triển dân số phù hợp để đảm bảo vừa phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả dự báo này dựa trên số liệu của các cuộc tổng điều tra dân số của các nước và là một trong các kết quả phân tích dân số quan trọng nhất. Với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam các dự báo dân số trong tương lai có ý nghĩa quyết định tới mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược quốc gia. Tuy nhiên, việc dự báo dân số trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác của các số liệu biến động dân số trong quá khứ và hiện tại cũng như BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 1 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL sự thay đổi cơ cấu tuổi, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di dân… Số liệu dân số đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp mỗi quốc gia đánh giá đúng tiến độ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giúp mỗi địa phương, quốc gia đưa ra những quyết sách và chiến lược đúng đắn… Trong các thành tố cấu thành nên vấn đề dân số thì quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản trong từng giai đoạn cụ thể. Quy mô dân số biểu thị khái quát tổng số dân của một vùng, một nước hay của các khu vực khác nhau trên thế giới. Vì vậy, nhóm sinh viên xin trình bày những tìm hiểu về vấn đề quy mô dân số dưới góc độ quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp để giải quyết các tồn tại của vấn đề. Bố cục bài tiểu luận bao gồm: Chương I: Khái quát một số vấn đề về dân số Chương II: Thực trạng quy mô dân số nước ta Chương III: Những chính sách dân số Việt nam hiện nay, nhận định và một số giải pháp Trong quá trình nghiên cứu và trình bày vì những lí do chủ quan và khách quan không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và những người quan tâm. Xin trân trọng cảm ơn. BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 2 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỐ - QUY MÔ DÂN SỐ I.KHÁI NIỆM 1.Dân số Dân số là số lượng và chất lượng người của một cộng đồng dân cư, cư trú trong một vùng lãnh thổ (hành tinh, khu vực, châu thổ, quốc gia…) tại một thời điểm nhất điểm nhất định. Dân số luôn luôn biến động theo thời gian và không gian. Những biến động về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội. Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nhất định đối với vấn đề dân số của một quốc gia thì quốc gia thường có những cuộc điều tra dân số để làm cơ sở đánh giá, nhân định và đưa ra những chính sách đối với vấn đề dân số của quốc gia mình. 2.Quy mô dân số 2.1.Khái niệm Quy mô dân số là số người sống trên một vùng lãnh thổ tại một thời điểm nhất định. Quy mô dân số phản ánh khái quát tổng số dân của mỗi vùng, lãnh thổ nhất định trên thế giới. Quy mô dân số thường xuyên biến động qua thời gian và không gian lãnh thổ. Quy mô dân số có thể tăng hoặc giảm tùy theo các biến số cơ bản nhất bao gồm: sinh, chết và di dân. Quy mô dân số không chỉ được xác định thông qua tổng điều tra dân số mà còn được xác định thông qua thống kê dân số thường xuyên và dự báo dân số. 2.2.Ý nghĩa Quy mô dân số của một vùng, lãnh thổ nhất định phản ánh số lượng dân của vùng, lãnh thổ tại một thời điểm nhất định. BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 3 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL Quy mô dân số là cơ sở để đưa ra nhận định, đánh giá và định hướng cho vấn tình hình ổn định và phát triển dân số của mỗi quốc gia. 3.Tốc độ gia tăng dân số Tốc độ gia tăng dân số là mức gia tăng dân số của một vùng, lãnh thổ quốc gia, là tổng tăng cơ học và tăng tự nhiên Tăng cơ học = nhập cư – xuất cư. Tăng tự nhiên = Số sinh – Số chết II.CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH QUY MÔ DÂN SỐ Các biến số phản ánh quy mô dân số 1. Mức sinh 1.1.Tỷ suất sinh thô -Tỷ suất sinh thô (ký hiệu là CBR), còn gọi là tỷ suất sinh. -Tỷ suất sinh là số trẻ sinh ra sống tính trên 1000 người dân trong một năm nhất định. Chỉ tiêu tỷ suất sinh thô rất dễ tính toán nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của cơ cấu tuổi sinh đẻ. Do đó đôi khi tỷ suất sinh thô không phản ánh chính xác mức sinh. 1.2.Tỷ suất sinh chung (ký hiệu GFP) Tỷ suất sinh chung biểu thị mối quan hệ giữa trẻ em sinh ra còn sống trong năm của 1000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ (15-49), trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. Công thức tính như sau: GFR= B/Pw 15 -49 x 1000 1.3.Tỷ suất sinh đặc trưng theo từng nhóm tuổi ( ký hiệu là ASFR) Nhóm tuổi sinh đẻ thường được quy định từ 15 đến 49 tuổi (đối với tuổi của phụ nữ, tuổi người vợ). Trong nghiên cứu dân số người ta thường chia BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Tỷ suất sinh (CBR) = Số trẻ sinh ra sống trong năm X 1000 Dân số trung bình của năm 4 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL nhóm tuổi sinh đẻ ra các nhóm 5 tuổi là: 15-49; 20-24; 25-29; 30-34; 35-39; 40-44 và 45-49. Tỷ suất sinh theo đặc trưng theo tuổi biểu thị mối quan hệ giữa số trẻ em sinh ra (còn sống) của phụ nữ trong độ tuổi X hoặc nhóm tuổi A trong một năm nào đó với số phụ nữ thuộc độ tuổi X hoặc nhóm tuổi A trong cùng năm. Trong nhóm tuổi này mức sinh ở các nhóm tuổi rất khác nhau. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được xác định như sau: Tỷ suất sinh đặc trưng của nhóm tuổi (phần nghìn) = Số trẻ em do các bà mẹ ở độ tuổi X sinh ra trong năm x 1000 Số phụ nữ trong độ tuổi X 1.4.Tổng tỷ suất sinh (ký hiệu TFR) Tổng tỷ suất sinh (TFR) là tổng cộng các tỷ suất sinh đặc trưng theo từng nhóm tuổi và là số con trung bình của một bà mẹ tính đến hết tuổi sinh đẻ. TFR là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất mức sinh của dân số ở một địa phương, một khu vực, một nước, vì không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tuổi. 1.5. Mức sinh thay thế. Mức sinh thay thế là mức sinh mà một thế hệ phụ nữ sinh trung bình đủ số con gái để thay thế mình thực hiện chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống. Điều này có nghĩa, nếu mỗi người mẹ sinh được 2 con là đạt mức sinh thay thế, vì theo quy luật tự nhiên và tính trên phạm vi rộng thì trong 2 con sẽ có 1 con gái để thay thế mẹ mình thực hiện chức năng sinh đẻ (tái sản xuất dân số). Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi thọ của phụ nữ, tỷ suất chết trẻ em, tỷ lệ người độc thân, vô sinh nên mức sinh thay thế thường là hơn 2 con. 2. Mức tử BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 5 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL 2.1.Các tỷ suất chết thô -Tỷ suất chết thô biểu thị mối quan hệ giữa số người chết trong năm so với tổng số dân trung bình trong cùng năm trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. -Tỷ suất chết thô (ký hiệu CDR) được tính theo phần nghìn và được xác định như sau: CDR = Số người chết trong năm x 1000 Số dân trung bình của năm 2.2.2.Tỷ suất chết đặc trưng theo lứa tuổi Tỷ xuất chết đặc trưng theo lứa tuổi (ký hiệu là ASDR) tính theo phần nghìn và được xác định như sau: ASDR = Dx/Px .1000 2.2.Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ký hiệu ASDS -Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi là chỉ số biểu thị mối quan hệ giữa số người chết ở độ tuổi X trong năm so với dân số trung bình ở độ tuổi X trong năm. -Tỷ suất chết đặc trưng theo lứa tuổi được tính theo đơn vị phần nghìn và công thức tính như sau: ASDR = Dx/Px .1000 2.3.Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi -Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi biểu thị mối quan hệ giữa số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm so với tổng số trẻ em được sinh ra còn sống trong cùng năm, được tính trên cùng địa bàn lãnh thổ. -Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi được tính theo đơn vị phần nghìn và tính theo công thức như sau: IMR = Do/Bo .1000 3. Biến động dân số cơ học BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 6 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL Biến động dân số cơ học (chuyển cư hoặc di cư) là sự thay đổi chỗ ở của dân số, nói chính xác hơn là sự di chuyển của dân số qua một biên giới xác định của một vùng lãnh thổ nhằm mục đích thiết lập một nơi ở mới. Cùng với sinh, chết (biến động tự nhiên dân số), chuyển đi, chuyển đến (biến động cơ học của dân số) cấu thành các thành phần biến động dân số. 3.1.Tỷ suất nhập cư Tỷ suất nhập cư (chuyển đến) là số người nhập cư đến một nơi tính trên 1000 người dân ở nơi đó trong một năm nhất định. Tỷ suất nhập cư (%o phần nghìn ) = Số người nhập cư X 1000 Tổng số dân ở nơi đến 3.2.Tỷ suất xuất cư Tỷ suất xuất cư (chuyển đi) là số người xuất cư rời khỏi một địa bàn gốc tính trên 1000 người dân ở địa bàn gốc đó trong một năm nhất định. Tỷ suất xuất cư (%o phần nghìn ) = Số người xuất cư X 1000 Tổng số dân ở nơi gốc 3.3.Tỷ suất tăng trưởng do di cư (di cư thuần túy) Tỷ suất tăng trưởng do di cư (di cư thuần túy) ký hiệu NMR Tỷ suất tăng trưởng do di cư biểu thị số chênh lệch giữa tỷ suất nhập vư và tỷ suất xuất cư ở một lãnh thổ trong một thời gian nhất định được tính như sau: ( Số dân nhập cư vào – số dân chuyển đi) trong năm NMR = x 1000 Tổng số dân trung bình trong năm CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 7 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL I. QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, có sự thay đổi qua các thời kỳ và có sự khác biệt giữa các vùng miền trong phạm vi cả nước. 1.Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn Từ năm 1975 Việt Nam được xếp vào nước có số dân đông trên Thế Giới. Các nhà khoa học Liên hợp quốc đã tính toán rằng: để đảm bảo cuộc sống thuận lợi cho người dân, bình quân trên 1km2 chỉ nên có 35 đến 40 người sinh sống. Như vậy, với một đất nước với diện tích 330.991 km2 nhỏ bé như Việt Nam thì dân số hợp lý nước ta trong khoảng 13 đến 15 triệu người. Tính đến năm 1931, dân số nước ta là 17,7 triệu người - mức dân này đã là lớn so với những chỉ tiêu mà các chuyên gia tính toán. Nhưng quy mô dân số nước ta trong thời gian qua vẫn liên tục tăng nhanh. Tính từ năm 1975 dân số nước ta qua các năm liên tục tăng với con số chóng mặt.Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi cũng ngày càng giảm dần. Tính đến 0 giờ ngày 1-4- 2009, tổng quy mô dân số Việt Nam là 85.789.573 người, là nước đông dân thứ 3 ở Ðông - Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Diện tích nước ta không lớn, tốc độ phát triển kinh tế không cao, nhưng khi xét về quy mô dân số thì Việt Nam đạt con số khá ấn tượng so với Thế giới. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số nước ta vẫn còn cao và tốc độ này sẽ còn duy trì trong vòng nhiều năm nữa. Theo dự báo dân số nước ta sắp công bố tới đây, quy mô dân số nước ta sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ 21 (tức vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp tục tăng) với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm mười nước có dân số lớn nhất thế giới. 2. Quy mô dân số Việt Nam có sự thay đổi qua các thời kỳ 2.1. Quy mô dân số Việt Nam qua các thời kì BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 8 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL Quy mô dân số Việt Nam không ngừng tăng qua các thời kỳ. Biểu hiện: Đơn vị: Triệu người Năm Dân số Năm Dân số 1921 15,5 1995 73,9 1931 17,7 1999 76,3 1941 20,9 2003 81,0 1951 23,1 2004 82,1 1965 34,9 2006 84,1 1975 47,6 2007 85,15 1985 59,9 2008 86,7 BIỂU ĐỒ DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 9 [...]... nay là 1,2% Như vậy, dân số nước ta không những có quy mô lớn mà đang phát triển mạnh, điiều đó đang đặt ra nhu cầu đòi hỏi có chính sách dân số hợp lý đối với yêu cầu của một nước đang phát triển III TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI 1 Những tác động tích cực 1.1 Dân số với vấn đề lao động và việc làm -Dân số và nguồn nhân lực Quy mô dân số và nguồn nhân lực có... số các nước đang phát triển nằm trong nhóm nước có mật độ dân số lớn hơn Việt Nam Ngược lại, các nước phát triển mặc dù có dân số đông hơn nhưng mặt độ dân số lại thấp hơn Việt Nam Nhìn nhận được xu thế này, trong quá trình ban hành và thực thi chính sách ta cần phải có sự tác động thích đáng vào quy mô dân số vầ việc phân bố lại dân cư cho phù hợp 2 So sánh về tốc độ tăng dân số Từ những số liệu trên. .. 1,20%/năm II SO SÁNH QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1 So sánh về quy mô Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số đến ngày 1/4/2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người, là nước đông dân thứ 03 ở ASEAN và thứ 13 trên thế giới Như vậy, so với thế giới Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn được thể hiện qua các bảng số liệu so sánh sau: BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 20 QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM –... 2006: dân số tăng 2,0 triệu người; +Từ năm 2007 đến 2008: dân số tăng 1,55 triệu người Theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng: nước ta đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc Lịch sử của một dân tộc bao giờ cũng traỉ qua các giai đoạn cơ cấu dân số Việt Nam đã kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 10 QUY. .. QUY MÔ DÂN SỐ VIỆT NAM – QLNN VỀ NNL trẻ vào năm 2005 Từ năm 2007 Việt Nam bước vào cơ cấu dân sô vàng Giai đoạn cơ cấu dân số vàng cũng chỉ kéo dài trong khoảng 40 năm Như vậy, đó là “ cơ hội vàng’ mà nước ta cần nắm bắt để hội nhập phát triển kinh tế tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế và tương xứng với quy mô dân số lớn như hiện nay 2.2 Quy mô dân số Việt Nam giữa các vùng a.So sánh giữa thành... là nước xuất khẩu gạo nữa Hơn 10 triệu dân tăng thêm trong khoảng 10 năm tới sẽ tiêu dùng hết 4-5 triệu tấn gạo còn dư để xuất khẩu hiện nay VI NGUYÊN NHÂN QUY MÔ DÂN SỐ LỚN: Quy mô dân số Việt Nam lớn và tăng nhanh, trong những năm qua các cơ quan quản lí đã có nhiều nỗ lực để khắc phục tình trạng trên, nhưng cho đến nay quy mô dân số nước ta vẫn đứng thứ 13 trên thế giới Sở dĩ, còn tồn tại những vấn. .. qui mô lực lượng lao động giảm dần, dẫn đến thiếu lao động, chi phí lao động cao, không hấp dẫn đối với nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đồng thời phải chọn giải pháp nhập khẩu lao động và đương nhiên cũng có hệ quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm và phải giải quy t những vấn đề thay đổi xã hội do lao động nhập cư đưa lại 1.2 .Dân số và phát triển kinh tế Quan hệ giữa quy mô dân số và phát... vấn đề nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu và cơ bản sau: 1 Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn Số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) lớn phụ thuộc một phần vào cơ cấu dân số Nhưng xét sâu xa thì nó xuất phát từ quy mô dân số đông với cơ cấu dân số vàng” như nước ta hiện nay thì nhóm người trong độ tuổi lao động (15 - 55) là cao hơn hẳn, và trong... bước vào độ tuổi lao động từ 1,6 – 2 triệu người hàng năm, đưa tỷ lệ số người trong độ tuổi này lên khoảng 67-68%, tổng dân số với 64-65 triệu người lao động vào năm 2015, thì vấn đề thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy để tạo công ăn việc làm phải là một trong những nội dung quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta Đối với một số nước đã phát triển, có mức sinh thấp (TFR = 1,1-1,5), qui mô dân số giảm... tỉnh có dân số thấp nhất cả nước với 294.660 người 2 .Các biến số biểu hiện quy mô dân số Việt Nam 2.1.Mức độ sinh Trong các số đo về mức sinh, tổng tỷ suất sinh (ký hiệu là TFR) là một chỉ số được thế giới sử dụng để đánh giá mức sinh là cao hay thấp, đồng thời do TFR không phụ thuộc vào cơ cấu dân số theo độ tuổi nên nó còn được sử dụng làm công cụ để so sánh mức sinh giữa các tập hợp dân số khác . nhà nước trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp để giải quy t các tồn tại của vấn đề. Bố cục bài tiểu luận bao gồm: Chương I: Khái quát một số vấn đề về dân số Chương. những vận động xung quanh vấn đề dân số như: quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, biến động về dân số Từ những số liệu thực tế có được, nhà quản lí có thể thấy hiện trạng dân số của quốc. tổng số dân của một vùng, một nước hay của các khu vực khác nhau trên thế giới. Vì vậy, nhóm sinh viên xin trình bày những tìm hiểu về vấn đề quy mô dân số dưới góc độ quản lí hành chính nhà nước

Ngày đăng: 21/08/2015, 16:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan