Luận văn chuyên đề doanh nghiệp vừa và nhỏ

63 157 0
Luận văn chuyên đề doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Từ công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo, đội ngũ các chủ DN xuất hiện và ngày càng tăng, khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển của đất nước. Họ được đánh giá là nguyên khí của quốc gia, đội ngũ tiên phong của công cuộc đổi mới. Bác Hồ đã từng viết : “Việc nước, việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng". Vì thế, Việt Nam muốn phồn vinh, sánh vai với các cường quốc phát triển trên thế giới thì phải tạo dựng được một đội ngũ chủ DN hùng mạnh, trong đó có đội ngũ chủ DNV&N. Trong những năm gần đây các DNV&N đã được hình thành, phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng của nền kinh tế ở Việt Nam trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, các DNV&N hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần do bản thân các DNV&N chưa có nhiều kinh nghiệm nhất định trong nền kinh tế thị trường, chưa đủ năng động và sáng tạo trong kinh doanh; mặt khác quan trọng hơn, là do chưa có một khung khổ chính sách rõ ràng của Nhà nước trong việc đưa ra những biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho các DNV&N phát huy hết khả năng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Từ những cấp thiết đó, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập” 2. Mục đích nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chủ DNV&N mới thành lập trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam 1 - Trên cơ sở đó, đề tài hướng tới một cách nhìn đúng đắn hơn về đội ngũ chủ DNV&N hiện nay. Đề tài đưa ra những thành công, đóng góp và cơ hội của họ đối với sự phát triển kinh tế đất nước, đồng thời đưa ra những khó khăn, thách thức và vướng mắc trong kinh doanh. Từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ nhằm phát huy tối đa sức mạnh tiềm năng của đội ngũ chủ DNV&N. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, vai trò và vị trí của họ trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, làm nổi bật lên hình ảnh người chủ DNV&N mới thành lập, cũng như những cơ hội và thách thức họ phải đương đầu; trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp họ phát huy được thế mạnh. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và phương pháp thực chứng dựa trên số liệu thống kê từ tài liệu, báo chí, internet Trên cơ sở đó có cái nhìn khái quát hơn về đội ngũ chủ DNV&N hiện nay. 5. Đóng góp của đề tài. Đội ngũ chủ DN đặc biệt là các chủ DNV&N trong điều kiện hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, của xã hội, để phát huy sức mạnh của mình. Qua nghiên cứu đề tài, phần nào đã xác định được vị trí, vai trò và những đóng góp không nhỏ của đội ngũ chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, góp phần xây dựng nên đội ngũ chủ DNV&N ngày càng hoàn thiện hơn trong công cuộc đổi mới. Đề tài cũng phân tích thực trạng của đội ngũ chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thuận lợi cũng như những khó khăn, hạn chế mà họ đang phải đương đầu. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hỗ 2 trợ các chủ DNV&N khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong công cuộc đổi mới đất nước. 6. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm 3 phần: * Phần I: Lý luận chung về DNV&N * Phần II: Thực trạng của đội ngũ chủ DNV&N mới thành lập ở Việt Nam, cơ hội và thách thức. * Phần III: Một số khuyến nghị chủ yếu hỗ trợ chủ DNV&N mới thành lập Việt Nam. 3 PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ DNV&N 1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNV&N là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Tại Việt Nam hiện đang tồn tại các loại hình DNV&N bao gồm: các DN thành lập và hoạt động theo luật DN, các DN thành lập và hoạt động theo Luật DNNN, các HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX, các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo NĐ 02/2000/ NĐ-CP (3/2/2000) của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các DNV&N ngày càng khẳng định vị trí và đóng góp của mình trong nền kinh tế. DN có một số vai trò sau: Thứ nhất, DN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm ổn định, giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội. Thứ hai, DN huy động triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế bao gồm vốn, công nghệ, tài nguyên, con người tạo điều kiện sử dụng tài nguyên sẵn có, nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư để đầu tư tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. 4 Thứ ba, cung cấp hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Thứ tư, góp phần gia tăng nguồn hàng xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nguồn thu ngoại tệ, tạo tiền đề cho sự phát triền của đất nước. Hệ thống các DN chẳng những có một vai trò to lớn đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà còn giữ vị trí then chốt trong việc thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên hệ thống đó có phát triển bền vững hay không còn phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ chủ DN nói chung đội ngũ chủ DNV&N nói riêng, họ là người quyết định hiệu quả kinh tế cũng như sự thành bại của DN. 1.2 Chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1 Khái niệm chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo quan điểm truyền thống nước ta thì chỉ có Nhà nước mới có quyền thành lập DN và những DN được thành lập ra đều là DNNN. Vì vậy, khái niệm giám đốc DN chỉ được giới hạn trong phạm vi DNNN. Theo khái niệm này, giám đốc DNNN vừa là người đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể những người lao động, quản lý DN theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của DN. Trong cơ chế thị trường, một DN dù ở quy mô nào, loại hình sở hữu nào cũng phải có người đứng đầu mà ta thường gọi là giám đốc. Một định nghĩa ngắn gọn và đơn giản nhất về giám đốc DN: là người thủ trưởng cấp cao nhất trong DN. Trong cuốn “Hệ thống quản lý của Nhật Bản, truyền thống và sự đổi mới; khái niệm giám đốc DN được hiểu như sau: giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao” Theo quan điểm của các nhà kinh tế và quản lý Trung Quốc, giám đốc DN họ vừa là người đứng đầu, người quản lý việc tổ chức sản xuất, vừa là nhà kinh 5 doanh, là thương nhân giao dịch trên thị trường, chẳng những điều khiển sự vận hành trong DN, mà còn phải chèo lái con thuyền DN trong biển cả cạnh tranh. Theo Luật DN (ngày 12/6/1999) thì: Người quản lý DN là chủ sở hữu DN tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc(tổng giám đốc ), các chức danh quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định đối với công ty TNHH và công ty cổ phần. Qua các khái niệm trên, thì quan niệm chủ DNV&N thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài: chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân là người sở hữu DN vừa là người quản lý điều hành DN, chịu trách nhiệm trước DN, trước DN cấp trên về mọi hoạt động của DN cung như kết quả của các hoạt động đó. Theo quan điểm này, chủ DN chính là chủ sở hữu DN đồng thời là giám đốc DN. Cho nên trong đề tài này đồng hoá 3 khái niệm: chủ DN, chủ sở hữu DN, giám đốc DN. 1.2.2 Đặc điểm của giám đốc DN Thứ nhất, giám đốc là một nghề. Mà đã là một nghề cần đòi hỏi phải được đào tạo, nhưng dù đào tạo ở hình thức nào thì người giám đốc cũng phải nắm cho được một nghề và hơn nữa phải có tay nghề cao - nghệ thuật. Đặc điểm này được hiểu là: Giám đốc phải có khát vọng làm giàu- không bao giờ được thoả mãn với những gì mình đã có mà phải luôn vươn lên để giàu sang hơn; giám đốc là người có kiến thức cả ở tầm tổng quan vĩ mô và các kiến thức chuyên môn; giám đốc là người có óc quan sát, tư duy sáng kiến và tự tin, có tầm nhìn xa trông rộng, khả năng tiên đoán, phân tích những tình huống có khả năng xảy ra trong tương lai để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời; giám đốc là người có ý chí nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm; giám đốc phải gương mẫu có đạo 6 đức trong kinh doanh, giữ chữ tín với khách hàng, tôn trọng cấp trên, thuỷ chung với bạn bè đồng nghiệp, độ lượng bao dung với cấp dưới. Thứ hai, giám đốc là một nhà quản trị kinh doanh. Biết tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Phải xác định được số vốn cần thiết trong kinh doanh: Chính xác là bao nhiêu, lúc nào và thời gian bao lâu, để có thể có biện pháp giải quyết và xử lý. Nếu không đủ thì phải huy động và tìm nguồn tài trợ nhưng phải khẳng định chắc chắn rằng khi kinh doanh doanh nghiệp sẽ có lãi. Thứ ba, giám đốc là người có năng lực quản lý, biết phân quyền và giao nhiệm vụ cho cấp dưới và tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiện vụ. Đảm bảo thu nhập cho người lao động, phát triển nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ tiến bộ. Biết khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho doanh nghiệp, cho xã hội và cá nhân theo pháp luật. Giám đốc còn phải biết sống công bằng dân chủ. Biết đãi ngộ đúng mức, biết lắng nghe, quyết đoán mà không độc đoán. Thứ tư, giám đốc là nhà hoạt động xã hội, hiểu thấu đáo và tuân thủ pháp luật, các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước. Biết tham gia vào công tác xã hội. Thứ năm, sản phẩm của giám đốc là những quyết định. Quyết định của giám đốc ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực, nhiều con người. Vì vậy trước khi ra quết định cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo và tỷ mỷ tất cả các vấn đề có kiên quan. Chất lượng của quyết định phụ thuộc vào trình độ nhận thức, khả năng vận dụng quy luật kinh tế xã hội khách quan và kinh nghiệm nghệ thuật của giám đốc. Muốn nâng cao chất lượng quyết định thì đòi hỏi người giám đốc phải có uy tín, có khả năng sư phạm, hiểu biết khoa học quản lý và tâm lý. Cần áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc lựa chọn quyết định. Phải nắm được thông tin và xử lý thông tin chính xác 1.2.3 Vai trò của chủ DN a/ Vai trò của giám đốc trong DN. 7 Trong ba cấp quản trị DN, giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất trong DN. Mỗi quyết định của giám đốc có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn DN, giám đốc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong DN, đảm bảo cho quyết định đúng đắn, đem lai hiệu quả kinh tế cao. Vai trò quan trọng khác của giám đốc là tổ chức bộ máy quản lý đủ về số luợng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra. Về lao động: Giám đốc quản lý hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn lao động. Vai trò của giám đốc không chỉ ở chỗ chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập, đời sống của số lượng lớn lao động mà còn chịu trách nhiệm về đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn của họ, tạo cho họ những cơ hội để thăng tiến. Về tài chính: Giám đốc là người quản lý, là chủ tài khoản của hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, giám đốc phải có trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn. Một quyết định sai lầm có thể dẫn đến làm thiệt hại hàng tỷ đồng của doanh nghiệp. Theo quan điểm của Khoa học Quản lý, chủ DN có 3 vai trò chủ yếu trong DN. Thứ nhất, thể hiện là người có vị trí cao nhất, là khâu trung tâm liên kết các bộ phận, cá nhân, các yếu tố nguồn lực thành một thể thống nhất, để thực hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ hai, chủ DN một mặt đại diện cho lợi ích xã hội (lợi ích của Nhà nước, bạn hàng, khách hàng), lợi ích của DN, mặt khác đại diện cho lợi ích của nhân viên và những người lao động do họ quản lý (tiền lương, tiền thưởng). 8 Thứ ba, chủ DN thể hiện là người đứng mũi chịu sào, trực tiếp vận dụng các quy luật khách quan (kinh tế, tâm lý, xã hội…) để đưa ra những quyết định quản lý, tạo ra thắng lợi cho doanh nghiệp. b/ Vai trò của chủ DN đối với nền kinh tế. Thứ nhất, đội ngũ chủ DN là lực lượng xung kích trong công cuộc đổi mới đất nước Thứ hai, đội ngũ chủ DN lớn mạnh là hạt nhân của nền kinh tế thị trường. Thứ ba, đội ngũ chủ DN đóng vai trò nòng cốt, tạo nên sức sống của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì thế, TS Vũ Quốc Tuấn - Ban nghiên cứu Chính phủ đã nói " Theo tôi trong cơ chế thị trường có 3 lớp người cần được tôn vinh: Những người hoạch định chính sách, các nhà khoa học công nghệ, doanh nhân: những người đưa chính sách của Đảng và Nhà nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế" (Báo diễn đàn doanh nghiệp số 52 ngày 28/6/2001) 1.2.4. Những yêu cầu đặt ra đối với chủ doanh nghiệp. Theo quan điểm của trường Thương Mại Harvard, chủ DN cần hội tụ ba điểm sau: Về kỹ năng: Chủ DN phải có năng lực suy xét vấn đề một cách sáng tạo có khả năng xoá bỏ những tư duy cũ và khuân mẫu truyền thống để tư duy một cach sáng tạo, dám đổi mới. Về kiến thức: Ngoài kiến thức tổng hợp thì cần phải tinh thông ít nhất một chuyên ngành. Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về lĩnh vực mà DN đang kinh doanh. Bên cạnh đó chủ DN phải có kiến thức về kinh tế quốc tế, nắm bắt được xu thế toàn cầu, phát hiện ra cơ hội của DN trong thương mại quốc tế. Về đạo đức: Phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản về đạo đức, và cố gắng thực hiện các nguyên tắc đó. Có ý thức trách nhiệm đối với các cá nhân, DN và xã hội. Luôn không ngừng nâng cao trình độ của bản thân. Biết điểm mạnh, điểm yếu 9 của mình, biết tiếp thu phê bình, biết rút ra bài học từ trong sai lầm và thất bại, luôn tạo được niềm tin với mọi người. Vậy, làm thế nào để xác định yêu cầu cần phải có của một chủ DNV&N Việt Nam? Chính là việc làm cần thiết nhất để phát huy tối đa năng lực và vai trò của chủ DNV&N đối với sự phát triển của đất nước. Từ việc nghiên cứu và tham khảo các tài liệu, đề tài của chúng tôi xin đưa ra những yêu cầu cơ bản cần phải có của một chủ DN. Thứ nhất, có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực đồng thời phải giỏi chuyên môn đối với lĩnh vực mình đang hoạt động kinh doanh, ngoài ra phải có những kiến thức nhất định về luật pháp, kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, phải có năng lực tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh một cách khoa học và có hiệu quả. Thứ ba, phải có tư duy đổi mới, năng động và sáng tạo, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Thứ tư, chủ doanh nghiệp phải có tinh thần đoàn kết, biết kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động. Thứ năm, phải có tư cách đạo đức của một nhà kinh doanh chân chính, phải làm tấm gương cho mọi người trong DN noi theo; phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, tôn trọng khách hàng, bạn hàng, tôn trọng pháp luật và hoàn thành mọi nhiệm vụ đóng góp đối với nhà nước và cộng đồng xã hội. 10 [...]... vy cụng tỏc ang ký kinh doanh cũn ni lờn mt s khú khn: - Tuy ó cú khong 60 vn bn phỏp lut gm lut, phỏp lnh, ngh nh, quy nh v ngnh, ngh kinh doanh cú iu kin v iu kin kinh doanh cỏc ngnh ngh ú, nhng nhỡn chung quy nh v iu kin kinh doanh cha tht c th, cha phự hp vi ni dung v tinh thn ca lut DN Vỡ vy i vi cỏc ngnh ngh kinh doanh cú iu kin thỡ sau khi c cp giy chng nhn ng ký kinh doanh, DN vn cũn phi thc... H Ni 5/2000 b/ úng gúp cho Nh nc: Xột v doanh thu ca cỏc loi hỡnh DN ca khu vc kinh t t nhõn, thỡ cỏ nhõn v nhúm kinh doanh ch chim 40% tng doanh thu ca khu vc kinh t t nhõn Nh vy, v khớa cnh ny, nhúm DN ng ký chớnh thc, gm DN t nhõn, cụng ty TNHH,cụng ty c phn chim phn quan trng hn (57%) iu ny cú th cú phn do cỏ nhõn v nhúm kinh doanh khụng khai bỏo ỳng mc doanh thu ca h, v khai bỏo thp hn, thc t... DN cú ng ký chớnh thc cú quy mụ kinh doanh ln hn Vỡ nu mun kinh doanh quy mụ ln thỡ chc chn phi chuyn i sang hỡnh thc DN ng ký chớnh thc, hot ng theo nhng nguyờn tc lut l ca c ch th trng iu ỏng lu ý l doanh thu ca khu vc Min ụng Nam B, gm c thnh ph H Chớ Minh chim ti 51% tng doanh thu ca khu vc tu nhõn trờn c nc Tip n l vựng BSCL (22%) v vựng BSH (12%) Nh vy, xột v doanh thu, thỡ hot ng ca khu vc t nhõn... th trng v cha c h tr nhng thụng tin cn thit 2.3.2 Khú khn trong th tc dng ký kinh doanh Hiện nay, th tc thnh lp v ng ký kinh doanh cho các DN nói chung luôn là vấn đề bức xúc của các chủ DN, đặc biệt là đối với các chủ DNV&N Cỏc giy phộp kinh doanh cho cac DNV&N thng ch cú giỏ tr 6 thỏng hoc mt nm, vỡ th cỏc nh kinh doanh thng xuyờn phi lo tớnh ti chuyn xin kộo di thi hn iu ú khụng nhng lm mt thi gian... lnh vc kinh doanh 2.1.1 i ng ch doanh nghip ngy cng tng Nh chỳng ta ó bit, s tn ti v phỏt trin ca khu vc kinh t t nhõn mi c chớnh thc tha nhn t 1990, khi lut DN t nhõn v Lut cụng ty c thụng qua T ú n nay, loi hỡnh DN Vit Nam cng tr nờn phong phỳ hn, vi nhng loi hỡnh nh cỏ nhõn v nhúm kinh doanh, DN t nhõn, cụng ty TNHH, cụng ty c phn Theo kt qu iu tra kinh doanh (D tho bỏo cỏo iu tra kinh doanh ti cỏc... 5/2000 Xột v ngnh ngh kinh doanh, thỡ doanh thu ca khu vc kinh t t nhõn ch yu tp trung 3 ngnh, ú l thng mi, sa cha xe ng c, xe mỏy, xe mụ tụ (61%) v ngnh cụng nghip ch bin (23%) v khỏch sn, nh hng (khong 4%) Xột v ngha v úng thu cho Nh nc, thỡ s thu ca cỏ nhõn v nhúm kinh doanh chim 54% tng s thu ca khu vc kinh t t nhõn, khụng k thu ca khu vc nụng nghip, tip n l cụng ty TNHH v doanh nghip t nhõn (40%)... nhõn, khụng k thu ca khu vc nụng nghip, tip n l cụng ty TNHH v doanh nghip t nhõn (40%) Phn ln thu m cỏc n v kinh doanh ca khu vc ngoi quc doanh np u tp trung 2 ngnh: thng mi dch v (50% tng s thu ca khu vc t nhõn) v cụng nghip ch bin (26%) 20 Bng 7: Np thu cỏc loi hỡnh kinh doanh ngoi quc doanh phõn theo ngnh kinh t (n 31/12/1996) n v: % Phõn theo ngnh kinh t DNTN 1.Nụng nghip 0,05 2.Thu sn 5,34 3.Cụng... hỡnh kinh t tp th ang c khụi phc v cú bc phỏt trin mi C cu mt s loi hỡnh trong cỏc ch tiờu kinh t cu doanh nghip nh sau (s liu nm 2002) S doanh nghip Lao ng Ngun vn Doanh thu Np ngõn sỏch Tng s 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1.Khu vc DNNN 8,0 46,1 55,9 49,4 46,1 2.Khu vc DN ngoi 88,4 38,6 19,6 31,4 12,5 quc doanh Trong ú -Hp tỏc xó 6,5 3,6 0,9 1,0 0,3 -DN t nhõn 39,5 7,5 2,5 7,8 1,7 -Cty TNHH 37,5 20,5... phỏt trin, iu cn thit l h phi thay i t duy v nhỡn nhn hot ng kinh doanh mt cỏch chin lc v lõu di phỏt trin DN ca mỡnh v trung hn cng nh di hn nc ta do trỡnh qun lý núi chung l cũn thiu v yu nờn i ng cỏc ch DNV&N cha c o to y Gn 50% s ch DN thuc khu vc ngoi quc doanh khụng cú bng cp chuyờn mụn v ch cú trờn 31% ch doanh nghip ngoi quc doanh cú bng cao ng tr lờn i ng ch DN cú tui bỡnh quõn trờn 40 l... 1/1/2003 Khu vc kinh t t nhõn trong bỏo cỏo ny bao gm cỏc h kinh doanh, cỏc DN t nhõn, cỏc cụng ty TNHH v cỏc cụng ty c phn T ú n nay v mt s lng, ch DN tng ch yu khu vc ngoi quc doanh, sau ú l khui vc cú vn u t nc ngoi, DNNN gim do t chc sn xut li v c phn hoỏ chuyn sang khu vc ngoi quc doanh S DN thc t ang hot ng trong cỏc ngnh kinh doanh tng bỡnh quõn 25,8%/nm (2 nm tng 23,1 ngn DN) Trong ú: DNNN

Ngày đăng: 21/08/2015, 07:08

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • PHẦN I : Lý luận chung về DNV&N

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan