Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng

111 607 1
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm thị trường không ngừng tăng, do đó, các doanh nghiệp cũng không ngừng mở rộng đầu tư, phát triển và làm mới các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dự án đầu tư ngày càng nhiều. Nhưng vấn đề quyết định ở đây là vốn đầu tư, một dự án đầu tư cần rất nhiều vốn trong khi đó các chủ đầu tư không đủ vốn để kinh doanh. Do đó, việc vay vốn các Ngân hàng, thương mại để đầu tư trở thành một giải pháp quan trọng cho các chủ đầu tư. Nếu đầu tư có hiệu quả có thể mang lại siêu lợi nhuận, tuy nhiên, những dự án đầu tư càng cần nhiều vốn, thời gian thực hiện càng lâu như lĩnh vực bất động sản, bên cạnh mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ thì rủi ro cũng không phải nhỏ. Vì thế trước khi các Ngân hàng quyết định cho vay, phải rất chú trọng đến việc thẩm định các dự án, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, NHNN yêu cầu thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản thì yêu cầu về công tác thẩm định dự án bất động sản càng cao hơn. Nên việc nâng cao chất lượng, hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sẽ giúp tránh khỏi những khoản đầu tư không hợp lý gây thiệt hại cho Ngân hàng. Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng, e đã rút ra được một số vấn đề trong công tác thẩm định dự án đầu tư, do đó e xin chọn đề “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng” làm chuyên đề thực tập của mình.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐT: Hoàn thiện công tác TĐ DA đầu tư BĐS tại NHĐT&PT chi nhánh HBT LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm thị trường không ngừng tăng, do đó, các doanh nghiệp cũng không ngừng mở rộng đầu tư, phát triển và làm mới các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dự án đầu tư ngày càng nhiều. Nhưng vấn đề quyết định ở đây là vốn đầu tư, một dự án đầu tư cần rất nhiều vốn trong khi đó các chủ đầu tư không đủ vốn để kinh doanh. Do đó, việc vay vốn các Ngân hàng, thương mại để đầu tư trở thành một giải pháp quan trọng cho các chủ đầu tư. Nếu đầu tư có hiệu quả có thể mang lại siêu lợi nhuận, tuy nhiên, những dự án đầu tư càng cần nhiều vốn, thời gian thực hiện càng lâu như lĩnh vực bất động sản, bên cạnh mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ thì rủi ro cũng không phải nhỏ. Vì thế trước khi các Ngân hàng quyết định cho vay, phải rất chú trọng đến việc thẩm định các dự án, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, NHNN yêu cầu thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản thì yêu cầu về công tác thẩm định dự án bất động sản càng cao hơn. Nên việc nâng cao chất lượng, hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sẽ giúp tránh khỏi những khoản đầu tư không hợp lý gây thiệt hại cho Ngân hàng. Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng, e đã rút ra được một số vấn đề trong công tác thẩm định dự án đầu tư, do đó e xin chọn đề “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng” làm chuyên đề thực tập của mình. SV thực hiện: Trần Thị Diệu Huyền – MSV:CQ515162 Page 1 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐT: Hoàn thiện công tác TĐ DA đầu tư BĐS tại NHĐT&PT chi nhánh HBT PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG I. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HAI BÀ TRƯNG 1. Lịch sử hình thành Ngày 03/10/2008 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức công bố thành lập chi nhánh cấp 1 thuộc khối Ngân hàng của BIDV tại địa điểm số 10 đường Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội căn cứ vào quyết định số 718/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sự ra đời của chi nhánh Hai Bà Trưng là một bước cụ thể hóa của chiến lược phát triển đến 2010, kế hoạch kinh doanh 2008-2010 của BIDV nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh Hai Bà Trưng hoạt động theo mô hình Ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa năng trên nền công nghiệp hiện đại hóa để thỏa mãn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiện ích cao cho khách hàng. Chi nhánh đi vào hoạt động trên nền 02 phòng giao dịch là PGD 4 tại số 10 Trần Đại Nghĩa (nay là trụ sở của Chi nhánh) và PGD 2 tại 329 Bạch Mai với 2 quỹ tiết kiệm tại 250 Minh Khai và 80 Lạc Trung. Nhiệm vụ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng là cung ứng vốn, dịch vụ tài chính cho khu vực dân doanh, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong tương lai ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hai Bà Trưng sẽ tiến tới trở thành một trong những Chi nhánh đầu tiên đưa ra các sản phẩm mới của BIDV đến với khách hàng. 2. Chức năng và nhiệm vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau: - Thực hiện hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ. SV thực hiện: Trần Thị Diệu Huyền – MSV:CQ515162 Page 2 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐT: Hoàn thiện công tác TĐ DA đầu tư BĐS tại NHĐT&PT chi nhánh HBT Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả và an toàn. - Thực hiện việc huy động vốn như: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. - Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo quy định. - Thực hiện báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về các hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của BIDV. - Lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của các phòng và xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. - Coi trọng công tác kế hoạch thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, thực hiện marketing để tìm kiếm khách hàng mới. - Tư vấn tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, phát triển tìm kiếm khách hàng mới về tín dụng và lãi suất. 3. Sơ đồ bộ máy tổ chức và hoạt động của BIDV Hai Bà Trưng Cơ cấu tổ chức và hoạt động: SV thực hiện: Trần Thị Diệu Huyền – MSV:CQ515162 Page 3 Giám đốc Phó giám đốc Khối quan hệ Khối quản lý Khối tác Khối quản lý khách hàng rủi ro nghiệp nội bộ phòng quan hệ phòng quản lý phòng quản phòng tài khách hàng 1 rủi ro trị tín dụng chính kế toá n Phòng dịch vụ Phòng TCKT phòng quan hệ KHDN tổng hợp khách hàng 2 Phòng dịch vụ Phòng tổ KH cá nhân chức hành chính P - Ngay từ khi thành lập, chi nhánh Hai Bà Trưng luôn quan tâm và chú trọng công tác quản trị điều hành để chỉ đạo Chi nhánh ổn định tổ chức, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được Hội sở chính giao. - Chi nhánh đã phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc theo hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phù hợp với mô hình hoạt động theo TA2 và tiến hành thành lập các phòng, tổ nghiệp vụ phục vụ hoạt động kinh doanh. Đồng thời Chi nhánh cũng nhanh chóng ban hành quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng/tổ nghiệp vụ và các phòng Giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc Chi nhánh. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, các phòng/tổ tiến hành phân công công việc đến từng cán bộ, nhân viên, đảm bảo phân công công việc rõ ràng, có các đầu mối xử lý tránh chồng chéo. - Trên cơ sở các văn bản chế độ của Nhà Nước, của ngành và của BIDV, Chi nhánh đã xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn, các quy trình, quy định nghiệp vụ cụ thể phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động của Chi nhánh. Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ - Nhanh chóng thành lập các hội đồng, các tổ chuyên môn như: Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi tuyển, Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng khoa học công nghệ, Hội đồng tín dụng, Ban quản lý kho tiền, tổ ATM, tổ mua sắm tài sản, cụng cụ lao động, tiểu ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và tội phạm … để tham mưu, tư vấn và giúp việc cho Giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành từng lĩnh vực chuyên môn. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng  Phòng Quan hệ khách hàng 1: - Chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút khách hàng, tiếp xúc khách hàng và thực hiện marketing… - Phòng tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, đánh giá danh mục sản phẩm đối với khách hàng doanh nghiệp, đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả cạnh tranh.  Phòng quan h ệ khách hàng 2: - Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân. - Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay.  Phòng qu ả n lý r ủ i ro: - Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, lập báo cáo phân tích về tình hình vay nợ của Chi nhánh.  Phòng qu ả n tr ị tín dụng: - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và Chi nhánh: Thực hiện việc cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ, thực hiện việc bảo lãnh cho khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, bảo đảm hiệu quả, an toàn của đồng vốn. - Đảm nhận việc tư vấn cho khách hàng trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo quy định. Tổ chức lập kế hoạch cho phòng mình đồng thời cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch hoạt động cho Chi nhánh. - Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên nắm bắt nhu cầu, phục vụ khách hàng đồng thời tìm kiếm thu hút thêm khách hàng mới, không ngừng mở rộng đối tượng khách hàng của Ngân hàng. Trên cơ sở có được những thông tin về khách hàng, phòng tín dụng sẽ tham mưu, đóng góp ý kiến cho lãnh đạo Ngân hàng để đưa ra những thay đổi cho phù hợp với môi trường.  Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp.  Phòng d ị ch v ụ khách hàng cá nhân - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân. - Quản lý và vận hành hệ thống máy ATM, POS.  Phòng thanh toán qu ố c t ế - Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, thanh toán L/C cho khách, thực hiện các dịch vụ Ngân hàng quốc tế …  Phòng qu ả n lý và d ị ch v ụ kho qu ỹ - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và tổ chức xuất nhập, bảo quản vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.  Phòng k ế ho ạ ch t ổ ng hợp - Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp.  Phòng tài chính – k ế toán - Thực hiện việc quản lý và thực hiện theo quy định trong nghiệp vụ kế toán, tạo lập và quản lý số liệu báo cáo, chịu trách nhiệm với tính trung thực của những thông tin trên báo cáo. - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sỏt tài chính.  Phòng t ổ ch ứ c – hành chính - Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ liên quan tới công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà Nước và của BIDV đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. 4. Đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh Bảng 1: Hoạt động kinh doanh qua các năm Chỉ tiêu 12/31/2010 12/31/2011 12/31/2012 Tổng VNĐ Tổng VNĐ Tổng HUY ĐỘNG 2.849.798 2.730.559 VỐN 2.734.833 2.531.343 5.727.435 I.Tổ chức 2190468 2.185.153 1.750.661 1.732.792 4.418.933 Không kỳ hạn 147.3 91 145.8 63 149.625 149.065 120.031 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.828.0 77 1.824.2 90 1.195.932 1.186.427 3.804.892 Có kỳ hạn 12 tháng trở lên 215.0 00 215.0 00 405.104 397.300 494.010 II.Dân cư 659.293 545.368 983.159 798.366 1.271.934 Không kỳ hạn 15.077 14.901 16.298 15.781 29.418 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 556.274 490.804 879.932 731.052 1.016.906 Có kỳ hạn 12 tháng trở lên 87.943 39.663 86.930 51.532 225.610 III. GTCG 38 38 1.013 186 36.568 1. GTCG ngắn hạn 38 38 1.013 186 19.816 2.Trái phiếu chứng chỉ dài hạn 0 0 - - 16.753 DƯ NỢ TÍN DỤNG 1.215.031 817.482 1.632.736 1.071.498 1.928.699 1. Cho vay ngắn hạn 486.758 450.664 785.876 761.899 1.018.677 2. cho vay Th và DH TM 346.772 343.072 296.130 275.428 284.341 3. Cho vay hợp vốn 381.502 23.746 550.730 34.171 625.682 Theo bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh trong năm 2012 cao hơn 50% so với năm 2010 và năm 2011. Các tổ chức chiếm tỷ trọng lớn ( chiếm 75% trong năm 2010, 62% trong năm 2011 và 77% trong năm 2012) và chủ yếu là cho vay dưới hình thức có kì hạn dưới 12 tháng. Dân cư và GTCG chiếm tỷ trọng nhỏ (không quá 30%). Doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng nhanh ( năm 2012 tăng 50% so với các năm 2010 và 2011) mục đích là để hỗ trợ vốn lưu động cho các đơn vị, thành phần kinh tế trong địa bàn hoạt động. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đề ra mức lãi suất phù hợp. Dư nợ tín dụng tăng qua các năm. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng rất nhạy bén trong cạnh tranh, cùng với công tác tiếp thị mở rộng, bảo vệ tên tuổi, đẩy mạnh hoạt động cho vay và biết cách điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHI NHÁNH  Đặc điểm của dự án đầu tư bất động sản ảnh hưởng tới công tác thẩm định Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi (Luật kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/06/2006). Dự án kinh doanh bất động sản được trong phân tích dưới đây được hiểu là hoạt động bỏ vốn đầu tư nhằm thiết lập mô hình kinh doanh trên một khu đất để cung cấp dịch vụ bất động sản, chúng bao gồm: •Dự án đầu tư kinh doanh cao ốc văn phòng. •Dự án căn hộ cho thuê. •Dự án trung tâm thương mại. •Dự án khách sạn, nhà hàng. •Dự án về dịch vụ nhà ở. •Dự án hạ tầng khu công nghiệp. •Dự án kết hợp cung cấp các loại dịch vụ trên. [...]... tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản Cán bộ tín dụng của Chi nhánh đều có chuyên môn và kinh nghiệm, rất có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình Trong 10 cán bộ tín dụng, có một cán bộ phụ trách đa số các dự án đầu tư về bất động sản Đây chính là một trong những ưu điểm của Chi nhánh trong công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản 2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư bất động sản Quy trình thẩm định. .. dự án, 1199,85 tỷ đồng chi m 99% Trong tổng dư nợ các dự án, dự án đầu tư bất động sản đạt gần 478 tỷ đồng chi m 39.73% Đây là một tỷ lệ lớn nên vấn đề hoàn thiện công tác thẩm định dự án bất động sản là một vấn đề được Chi nhánh rất quan tâm 2.2 Nhân sự thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản Hiện nay Chi nhánh có 10 cán bộ tín dụng, và tất cả 10 cán bộ đều tham gia thực hiện công tác. .. bộ - Cần chú ý đến năng lực của chủ đầu tư và năng lực của đơn vị khai thác dự án - Cần thẩm định về kiến trúc, kết cấu, các yêu cầu kĩ thuật, cac tiêu chuẩn về xây dựng… 2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Chi nhánh 2.1 Dự án đầu tư bất động sản tại Chi nhánh Chi nhánh Hai Bà Trưng được thành lập vào năm 2008 với tổng dư nợ tính đến 31/12/2010 là 1215 tỷ đồng trong đó vay... định dự án đầu tư bất động sản cũng giống như quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung Quyết định số 580/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 30/05/2007 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chấm dứt hoạt động của Ban Thẩm định Theo đó các Phòng thẩm định của các Chi nhánh Cấp 1 trực thuộc NH Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng chấm dứt và sát nhập vào phòng tín dụng Như vậy, Cán bộ... phương pháp riêng và trong từng phương pháp lại cần có những chú ý riêng Với các dự án đầu tư bất động sản, công tác thẩm định dự án trước khi quyết định cho vay phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động định giá Định giá bất động sản cũng cần những phương pháp riêng Mặc dù vậy, đối với dự án đầu tư bất động sản, Chi nhánh vẫn chỉ thẩm định với các nội dung và phương pháp như tất cả các dạng dự án khác Hiện nay... 2.5.3 .Thẩm định dự án đầu tư 2.5.1 Yêu cầu đối với soạn thảo dự án đầu tư bất động sản Dự án kinh doanh bất động sản được hiểu là hoạt động bỏ vốn đầu tư nhằm thiết lập mô hình kinh doanh trên một khu đất để cung cấp dịch vụ bất động sản Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, ... của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp theo * Phương pháp thẩm định dự án được dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tư ng lai đối với dự án Đối với dự án đầu tư bất động sản có thể kể tới như: chi phí đầu tư, giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng và. .. và đưa dự án vào hoạt động Tổng mức vốn này được chia thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động ban đầu (Với dự án đầu tư bất động sản thì lượng vốn này rất khó xác định) , vốn dự phòng Vốn cố định bao gồm: chi phí chuẩn bị cho dự án, chi phí cho xây lắp và mua máy móc thiết bị Vốn dự phòng: là vốn mà chủ đầu tư phải để ra để dự phòng cho dự án Sau khi xác định được tổng vốn đầu tư thì cần phải xem... lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kĩ thuật và bản vẽ thi công sau này Tổng mức đầu tư chính là giá trị đầu tư xây dựng của dự án Phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: - Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá...•Các loại mô hình khác (không thuộc các dự án đã kể trên)  Đặc điểm của dự án đầu tư bất động sản Dự án đầu tư bất động sản thường gắn với đất đai, điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương nơi dự án hoạt động - Đầu tư về bất động sản bao giờ cũng cần vốn lớn Vốn này lại không có tính linh hoạt cao vì thời gian hoàn thành dự án và thu hồi vốn lâu - Đầu tư lớn, thời gian dài nên độ rủi ro cao Nhưng . ĐT: Hoàn thiện công tác TĐ DA đầu tư BĐS tại NHĐT&PT chi nhánh HBT PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG I. NGÂN. các dự án đầu tư về bất động sản. Đây chính là một trong những ưu điểm của Chi nhánh trong công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản. 2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư bất động sản Quy. định dự án đầu tư, do đó e xin chọn đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng làm chuyên đề thực tập của mình. SV

Ngày đăng: 20/08/2015, 16:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đặc điểm của dự án đầu tư bất động sản ảnh hưởng tới công tác thẩm định

  • Đặc điểm của dự án đầu tư bất động sản

  • 2.5.1Thẩm định hồ sơ vay vốn

  • 2.5.2Thẩm định khách hàng vay vốn

  • 2.5.3.Thẩm định dự án đầu tư

  • 2.5.4 Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay

  • Nguyên nhân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan