Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển của hàng tiện lợi Citimart.doc

28 785 3
Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển của hàng tiện lợi Citimart.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển của hàng tiện lợi Citimar

Trang 1

Đề cương

I Giới thiệu chung về công ty cổ phần topcare II Phân tích môi trường chiến lược

II.1.Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanhII.2.Môi trường bên ngoài

II.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô II.2.2 Phân tích môi trường ngành

II.3.Môi trường bên trong của topcare

II.3.1 Chuỗi giá trị

II.3.2 Năng lực cạnh tranh II.3.3 Định hướng chiến lược III Đánh giá chiến lược của Topcare

III.1 Chiến lược cạnh tranh tổng quát của Topcare- chiến lược khác biệt hóa

III.2 Chiến lược tăng trưởng của Topcare IV Đánh giá tổ chức Topcare

II.3.4 Loại hình cấu trúc tổ chức II.3.5 Phong cách lãnh đạo chiến lược

II.3.6 Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp V Kết luận

Trang 2

I Giới thiệu chung Tên đầy đủ DN: Công ty cổ phần Topcare Tên viết tắt DN: Topcare (JSC)

Trang 3

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Kinh doanh các sản phẩm điện máy Được thành lập từ năm 2009 theo quyết định số 0103041085 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU):

1- Điện tử: Tivi LED, tivi LCD, tivi Plasma, tivi CRT, đầu DVD, đầu karaoke, đầu thu KTS, dàn âm thanh, đầu phát HD, âm ly, dàn âm thanh, phu kiện…

Trang 4

2- Điện lạnh: Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, tủ đông, tủ làm mát,máy sấy quần áo, máy rửa bát, phụ kiện điện lạnh.

3- Viễn thông: Điện thoại di động, điện thoại để bàn, điện thoại kéo dài, máy Fax, bộ đàm giám sát, phụ kiện viễn thông.

4- Kỹ thuật số: Máy ảnh số, máy quay số, máy nghe nhạc, máy ghi âm, kim từ điển, phụ kiện KTS.

5- Thiết bị tin học: máy tính xách tay, máy tính để bàn, màn hình máy tính, thiết bị văn phòng, thiết bị lưu trữ, loa máy tính, phụ kiện PC 6- Hàng gia dụng: Bình siêu tốc, máy hút bụi, nồi cơm điện, lò vi sóng,

các loại quạt, máy khử độc, bộ nồi, bếp ga… II Phân tích môi trường chiến lược 2.1 Tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh 2.1.1 Tầm nhìn chiến lược

- Topcare đang hướng đến trở thành siêu thị điện máy có dịch vụ khách hàng tốt nhất Hà Nội Với quyết tâm sớm trở thành một hệ thống siêu thị điện máy bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

- Xây dựng Topcare trở thành một môi trường làm việc chuyên nghiệp nơi mà mọi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng lãnh đạo và cơ hội làm chủ thực sự với một tinh thần dân chủ rất cao.

- Xây dựng Topcare trở thành một ngôi nhà chung thực sự cho mọi cán bộ nhân viên trong công ty bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ một cách công bằng và minh bạch nhất.

2.1.2 Sứ mạng kinh doanh

Slogan: “Hệ thống siêu thị điện máy Topcare-đỉnh cao chất lượng phục vụ” - Đặt chất lượng hàng hóa lên hàng đầu nhằm bảo vệ lợi ích khách hàng.

Trang 5

- Lấy khách hàng là mục tiêu, luôn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ.

- “Một Topcare vì người nghèo” được thể hiện rõ thông qua các hoạt động xã hội có chiều sâu và lâu dài như chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ và mới đây nhất là chương trình từ thiện dài hơi mang tên “Chúng tôi là Topcare-chúng tôi vì người nghèo”.

- Luôn biết láng nghe những nhu cầu, mong muốn của khách hàng, Topcare ngày càng hoàn thiện và không ngừng thay đổi mình.

2.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 2.3 Phân tích môi trường bên ngoài

- Ngành kinh doanh của doanh nghiệp: Ngành bán lẻ (sản phẩm điện máy).

Tốc độ phát triển khá nhanh của thị trường bán lẻ trong nước đang hấp dẫn các tập đoàn phân phối đa quốc gia.Việt Nam được xếp hạng hấp dẫn thứ 3 trên thế giới về bán lẻ đại trà, sau Ấn Độ và Nga và trên cả Trung Quốc (theo Euromoney, A.T Kearney) Lý do là nhờ vào sự bão hòa thị trường thấp và áp lực thời gian cao Việt Nam đang cảm nhận mạnh xu hướng tuyên truyền tiêu dùng, và chi phí cho các mặt hàng tiêu dùng đang tăng tới 20%/năm.

Điều này được chứng minh qua những thành quả thực tế từ doanh thu, tốc độ tăng trưởng đạt trên 40%/năm mà Metro, Big C, Parkson… đạt được khi mạnh dạn mở kinh doanh tại thị trường Việt Nam Như Metro Cash & Carry của Đức kiếm lời khoảng 500 triệu USD/năm và tăng trưởng hàng năm đạt 45%

Trong báo cáo “Phân tích công nghiệp bán lẻ Việt Nam” của Công ty nghiên cứu, tư vấn toàn cầu RNCOS dự báo sẽ có thêm hàng loạt đại gia bán lẻ nước ngoài đến Việt Nam trong những năm tới Thị trường bán lẻ Việt Nam đang và sẽ tăng trưởng nhanh, lãnh vực bán lẻ ở Việt Nam sẽ thu hút những khoản đầu tư khổng lồ từ nước ngoài và sẽ ra đời những trung tâm thương mại, mua sắm lớn hơn, hiện đại hơn

Trang 6

Tốc độ tăng trưởng năm 2007: 23,3% Tốc độ tăng trưởng năm 2008: 34,5% Tốc độ tăng trưởng năm 2009: 18,6%

Năm 2009, có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt khiến ngay cả các thị trường bán lẻ lớn trên thế giới đều tăng trưởng “âm” nhưng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vẫn tăng 18,6% (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá còn 12%) Tính hết 5 tháng đầu năm 2010, doanh thu thị trường bán lẻ đạt 621.416 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này vẫn đạt khoảng 16%) Hoạt động phân phối, bán lẻ đóng góp khỏng 14% GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ.

Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành: Tăng trưởng 2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô

- Nhân tố kinh tế:

Trong các năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao và ổn định, nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường Nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động (với nhiều chi nhánh tại Hà Nội) Theo thống kê thu nhập đầu người của Việt Nam hiện nay trên 1000USD/năm GDP hàng năm đều trên 5%(2008-2009) Mức sống người dân ngày càng cao, nhu cầu về thiết bị điện tử, điện lạnh ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp Sức mua tăng tạo cho sức cung tăng khoảng 20%.

Kinh tế phát triển, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, thiết bị công nghệ ngày càng trở thành vật thiết yếu phục vụ cuộc sống Sức mua ngày càng tăng, nhất là những thiết bị giá trị lớn, hiện đại, tạo điều kiện cho công ty mở rộng chủng loại sản phẩm Hiện nay, trong danh mục hàng của Topcare đa dạng đủ các chủng loại hàng hóa, từ các thiết bị cao cấp tới bình dân như: máy điều hòa, máy giặt đến tivi, điện thoại, quạt…Với đủ các nhãn hiệu Sony, Samsung, Canon, Toshiba…

Trang 7

Bên cạnh những tác động tích cực, công ty cũng chịu những tiêu cực từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 Cùng với suy thoái, lạm phát ở mức cao (trên 20%/2008) ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân, kéo theo đó sức mua giảm, tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sức mua giảm kéo theo nhiều hàng tồn đọng, gây tăng chi phí cho bảo quản…

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế mà nhu cầu tiêu dùng của người dân bị giảm sút một cách trầm trọng, không ai muốn đem đồng tiền của mình ra để múa ắm những sản phẩm công nghệ, đồ điện tử điện lạnh không mang tính phục vụ cuộc sống thường ngày mà chỉ chuyên tâm vào giữ tiền trong người, chi tiêu cho những nhu yếu phẩm cần thiết mà thôi Điều này làm cho thị trường bán lẻ nói chung và nhất là thị trường bán lẻ hàng điện tử, điện lạnh rơi vào tình trạng đóng băng, không thể bán được hàng hay chỉ bán được với doanh số rất thấp.

- Nhân tố văn hóa-xã hội

Phân đoạn văn hóa xã hội lien quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa Các thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe dọa Với mộ quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì ngành bán lẻ rất mới mẻ Do dân số của Việt Nam là dân số trẻ nên tiếp cận rất nhanh với khoa học công nghệ tiên tiến trong đó có phương thức mua sắm mới hiện đại hơn trong các trung tâm thương mại và điều này càng trở nên phổ biến hơn ở các khu vực thành thị.

Ngành bán lẻ mới phát triển nên cũng thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng Vì vật các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cũng rất chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì càng cần phải chú trọng hơn đến khâu này

- Nhân tố chính trị-pháp luật

Các nhân tố chính trị pháp luật có thể tác động tới doanh nghiệp theo những hướng khác nhau Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí ủi ro thật sự cho doanh nghiệp.

Trang 8

Sự ổn định về chính trị, các chính sách hỗ trợ thành lập doanh nghiệp là những thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới của Topcare Một quốc có sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng sẽ thu hút các đối tác nước ngoài hơn nữa Việt Nam là quốc gia được đánh giá là có nền chính tri ổn định vì vậy cơ hội nhận được các nguồn đầu tư từ nước ngoài là rất lớn.

Bên cạnh những lợi thế, công ty cũng chịu tác động không nhỏ từ nhánh nhân tố này Hiện nay, hệ thống pháp luật về thuế còn nhiều phức tạp Như biểu thuế hàng ngoại nhập cạnh tranh, chính sách miễn giảm thuế tạo cho doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng hoặc cơ hội tồn tại Ngược lại, việc tăng thuế trong một ngành nhất định nào đó có thể đe dọa đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Nhân tố công nghệ

Xu hướng công nghệ thế giới thay đổi liên tục nhất là trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ điện tử mà công ty đang kinh doanh Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn, nhiều sản phẩm mới liên tục ra đời, là thách thức không nhỏ tới hoạt động nhập và bán hàng của công ty Nhiều sản phẩm trở nên lỗi thời nhanh chóng nên rủi ro mà công ty có thể gặp phải là không nhỏ Ví dụ, công ty có thể nhập một lô 1000 Ram 1Gb nhưng sau một tháng bán ra, trên thị trường xuất hiện Ram 2Gb, sản phẩm Ram 1Gb của công ty nhập về tồn kho rất nhiều Đây là một thách thức cho công ty.

Bên cạnh đó, để phát triển hệ thống bán lẻ cũng cần có sự hỗ trợ them của khoa học công nghệ, trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, những nhà thiết kế bán lẻ cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới để thu hút thêm những khách hàng mới Mua bán trực tuyến đang trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng trên thế giới Việc bán hàng qua điện thoại di động và trên mạng xã hội là một bước tiến Topcare đã và đang thực hiện chiến lược bán hàng qua mạng.

2.3.2 Đánh giá cường độ cạnh tranh

Trang 9

- Đe dọa gia nhập mới

Theo cam kết gia nhập WTO, từ 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa, khi đó các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ được phép đầu tư, thành lập các kênh phân phối, siêu thị 100% vốn nước ngoài Và nhiều tập đoàn bán lẻ thế giới đang chuẩn bị cho kế hoạch thâm nhập thị trường Lĩnh vực bán lẻ điện máy cũng đang nằm trong tầm ngắm của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài Theo các doanh nghiệp, hiện nay tập đoàn bán lẻ của Nhật Bản là Best Denky đã có mặt tại Việt Nam, liên kết với công ty thương mại và tiếp thị Bến Thành (Carings) thành lập siêu thị điện máy là Best-Carings tại Hà Nội và Cần Thơ.

Các tập đoàn lớn của Mỹ là Best Buy và Circuit City… đang chuẩn bị vào Việt Nam Khi các tập đoàn này vào Việt Nam, chắc chắn không chỉ để mở 1-2 siêu thị tại nhiều tỉnh thành Và khi đó thị trường điện máy bắt đầu cạnh tranh quyết liệt theo đánh giá của GS Retail, thị trường bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD năm 2007 và có tốc độ tăng trưởng lên đến 30-40%/năm trong giai đoạn 2008-2010 Bởi vậy, đây là “chiếc bánh” rất hấp dẫn trong con mắt các tập đoàn bán lẻ nước ngoài Họ có tiềm lực tài chính mạnh nên sẽ dễ chiếm linhx được những vị trí thuận lợi Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường của GFK và AC Nielsen, nhu cầu tiêu thụ trọng thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam có thể đạt doanh thu khoảng 4 tỷ USD/năm, nhưng hiện nay, doanh số bán lẻ chung của các thị trường hiện chỉ đạt 1,2-1,3 tỷ USD, tương đương 40% Còn đến 60% thị trường chưa được khai thác đúng mức.

Với tiềm năng tài chính mạnh, họ có thể sẽ sở hữu nhiều vị trí đất đẹp mà các doanh nghiệp Việt Nam không bao giờ có được và với tính chuyên nghiệp cao cùng năng lực bán hàng với số lượng lớn sẽ là thế mạnh gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam Các DN bán lẻ lớn của Việt Nam tuy gọi là lớn nhưng vẫn thua xa các tập đoàn nước ngoài về mọi mặt, vì vậy nếu không có kế hoạch và chiến lược phát triển chắc chắn sẽ bị thôn tính trong tương lai không xa, còn theo dự báo sẽ chỉ

Trang 10

khoảng 20% các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ tồn tại được và cũng chỉ tồn tại chủ yếu ở các vùng xa xôi.

- Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:

Mặc dù mặt hàng điện tử, điện lạnh ngày càng trở thành nhu cầu cao đối với người tiêu dùng, dần dần có thể trở thành mặt hàng thứ yếu, nhất là trong thực trạng nền kinh tế như hiện nay, thu nhập người dân tăng cao nhưng cũng không thể tránh được sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, đỉnh cao hơn, công nghệ hiện đại hơn mà công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho người tiêu dùng.

- Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng

Nhà cung ứng có thể là những nhà cung cấp sản phẩm, mặt hàng cho doanh nghiệp Các nhà cung ứng có quyền lựa chọn doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho mình Siêu thị điện máy đua nhau ra đời khuyến mại và giảm giá, có quá nhiều siêu thị điện máy ai cũng muốn có những nhà cung ứng tốt và chất lượng vì vậy quyền lực thuộc về nhà cung ứng Các doanh nghiệp phải có những chiến lược và chính sách để tạp ra được mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng để có thể có đủ nguồn hàng cho siêu thị điện máy phát triển Topcare mặc dù đã và đang là hệ thống siêu thị điện máy lớn mạnh nhưng trước nó cũng có bao hiêu siêu thị điện máy tên tuổi khác Đặc biệt là ngành điện tử, điện lạnh Là ngành có mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành mạnh mẽ.và khốc liệt.

- Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng

Đối với ngành bán lẻ điện tử, điện lạnh nói chung và Topcare plaza nói riêng, quyền lực của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng Lòng tin của khách hàng đói với siêu thị giảm đi khi họ quyết định chuyển sang siêu thị khác để lựa chọn sản phẩm.

Trang 11

Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng luôn được chứng kiến cuôc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực bán lẻ điện máy vói các chương trình khuyến mãi diễn ra liên tục Nhiều sản phẩm điện máy có mức giảm giá từ 30%-50% trong mỗi đợt khuyến mãi Trong suốt cả năm, hầu như các siêu thị ddienj máy chẳng chịu ngồi yên, hàng loạt các chương trình khuyến mãi nào là: “giờ vàng giá sốc”, “mở kho hàng”, “xả hàng tồn kho”, “tuần lễ vàng”…diễn ra liên tục, vừa hết chương trình này thì lại thấy nối tiếp một chương trình khác, khiến khách hàng không thể đừng việc mua sắm Tất cả đều là những chương trình hết sức hấp dẫn.

Tất cả những chương trình khuyến mãi đều nhằm mục đích thu hút khách hàng, các sản phẩm thì tương tự nhau, các chương trình khuyến mãi cũng tương đối như nhau trong những khoảng thời gian giống nhau vì vậy quyền lực thương lượng thuộc về khách hàng, họ được lựa chọn và quyết định Vì thế, để cạnh tranh được, các siêu thị cần phải có sự khác biệt như những dịch vụ sau bán: bảo hành, lắp đặt…

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành

Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành khá nhiều Chỉ riêng thị trường phía Bắc điểm qua chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy có đến rất nhiều cái tên kinh doanh điện máy tiêu biểu như: Nguyễn Kim, Pico, HC, Trần Anh, Hanel trading, Việt Long, Mediamark, Best Carings…

Một đại gia từ Nam ra Bắc từng gây tiếng vang trên thị trường bán lẻ điện máy Hà Nội là Nguyễn Kim, với lợi thế là kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ điện máy cũng như nguồn vốn từ trung tâm kinh tế lớn nhất nước, từ năm 2006 khi thị trường chưa có đại gia nào nổi lên, Nguyễn Kim đã Bắc tiến và khai trương hoành tráng bằng mẻ khuyến mãi được coi là lớn chưa từng có ở Miền Bắc thời điểm bấy giờ Tuy nhiên, sau cú ra mắt ngoạn mục đó, hãng bán lẻ điện máy này sớm hạ nhiệt bởi không có chương trình bán hàng nào đủ sức vượt tầm chương trình ra mắt, đặc biệt khi thị trường có sự gia nhập và đầu tư tiềm lực tài chính làm thương hiệu của các siêu thị điện máy mới nổi lên sau đó, thì Nguyễn Kim không còn là cái tên duy nhất được

Trang 12

nhắc đến Pico cũng là một tên tuổi thường được nhắc đến Dù gia nhập thị trường chưa lâu, sau thành công và cũng kèm theo không ít tai tiếng từ 2 siêu thị tại đường Nguyễn Trãi và Hai Bà Trưng-Hà Nội, Pico đã tuyên bố kế hoạch đầu tư thêm 2 địa chỉ mua sắm lớn tại quận Cầu Giấy, và Pico mall- Trung tâm thương mại Pico tại dự án của Mipec tại 229 Tây Sơn, HN Không thể không nhắc tới một gương mặt vừa cũ vừa mới trên thị trường, đó là Trần Anh Sau 8 năm nắm thị phần áp đảo trong lĩnh vực bán lẻ máy tính, bất ngờ Trần Anh “bật” sang kinh doanh thêm mảng bán lẻ Điện máy Khi mới gia nhập thị trường này, thì Trần Anh điện máy chỉ là con số 0, tuy nhiên đến tháng 7/2010, theo tổng kết doanh số và định lượng thị phần thì DN đi sau này đang lọt top5 các công ty bán lẻ điện máy ở miền Bắc Với 2 siêu thị điện máy-Máy tính tại 292 Tây Sơn và 1174 Láng, Trần Anh đã khiến cho giới kinh doanh điện máy “mắt tròn mắt dẹt” khi liên tiếp công bố thêm kế hoạch mỏe thêm một trung tâm mua sắm cỡ 15.000 m2 tại khu đô thị Mỗ Lao – Hà Đông, cùng kế hoạch Nam tiến vào thị trường Tp.HCM trong năm 2011.

Các rào cản gia nhập ngành: Hiện nay các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ vẫn đang hoạt động bình thường nhưng chỉ thời gian ngắn nữa các cửa hàng này sẽ rất khó cạnh tranh với các tập đoàn quy mô lớn lại mạnh về tài chính Các DN lớn như Nguyễn Kim hay Pico…cũng không tránh khỏi cạnh tranh quyết liệt khi các tập đoàn nước ngoài có mặt tại thị trường Việt Nam Cảm nhận thấy “hơi nóng phả sau gáy”, các doanh nghiệp trong nước cũng đang lên kế hoạch để tránh hậu quả “chiếc bánh” rơi hết vào tay các tập đoàn nước ngoài.

Muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải có quy mô lớn, giá cả cạnh tranh và dịch vụ chuyên nghiệp Để biến điều này thành hiện thực, tất yếu phải nâng tầm doanh nghiệp, xây dựng chuỗi siêu thị lớn tại nhiều địa điểm trên cả nước va thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Nhưng việc gia nhập thị trường điện máy cũng gặp không ít khó khăn một phần do các siêu thị điện máy lớn với các vị trí thuận lợi thì việc gia nhập thị trường của các công ty bán lẻ lớn của nước ngoài muốn xâm nhập thị trường Việt Nam cũng không dễ gì do: Điều vướng mắc

Trang 13

nhất với các tập đoàn bán lẻ khi đầu tư vốn vào Việt Nam là muốn mở siêu thị nào thì phải xin cấp phếp cho riêng siêu thị đó, còn nếu liên doanh với các DN Việt Nam thì không cần phải xin phép với từng siêu thị, nhưng chỉ đuộc giữ 49% vốn góp Chính vì vậy các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam muốn phát triển nhanh cũng phải gặp những trở ngại.

Tóm lại ngành điện máy đang là ngành có cường độ cạnh tranh mạnh và là một ngành hấp dẫn trên thị trường.

EFAS cho Topcare

Nhân tố chiến lược Độ quan

trường tiềm năng Thuế nhập khẩu giảm

khi gia nhập WTO

phí lưu kho, giảm giá thành

Kinh tế và thu nhập của người dân tăng trưởng

Trang 14

biến động tục biến động, khó kiểm soát Tập quán mua sắm sản

phẩm của người dân

Sau gần 2 năm góp mặt tại thị rường điện máy Việt Nam, Topcare đã sớm trở thành một thương hiệu lớn khi đang sở hữu 2 địa điểm bán hàng có điện tích trưng bày lên tới hơn 10.000 m2 tại những vị trí đắc địa của thủ đô Hà Nội gồm 335 Cầu Giấy – 87 Láng Hạ Bằng vị thế và mối quan hệ thân thiết với các thương hiệu điện máy lớn như Sony, Panasonic, Sharp, Nokia, LG, Daewoo, Samsung, JVC…nên topcare luôn sãn sàng mang đến cho khách hàng hàng ngàn sản phẩm điện tử, điện lạnh, KTS, viễn thông, thiết bị tin học, đồ gia dụng có số lượng phong phú, đa dạng về chủng loại, đảm bảo chất lượng và giá cả vô cùng hấp dẫn.

+ Ngành hấp dẫn:

Thị trường bán lẻ Việt Nam đã chính thức mở cửa gần 1 năm nhưng đến thời điểm này, thị trường bán lẻ mới thực sự trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết trước sự ra đời của hàng loạt trung tâm điện máy lớn chiếm lĩnh những ưu thế thuận lợi về mặt bằng kinh doanh bên cạnh các yếu tố cơ bản như: thị trường , hàng hóa, nguồn nhân lực, dịch vụ…Dường như các DN điện máy luôn là những nhà tiên phong trong việc khai phá mở rộng thị trường Cụ thể như Topcare plaza thường xuyên thực hiện ngày bán hàng không lợi nhuận với nhiều khuyến mãi tiếp tực được diễn ra

Ngày đăng: 24/09/2012, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan