Proceedings VCM 2012 84 thiết kế chế tạo phổ kế siêu cao tần băng x và ứng dụng

7 367 0
Proceedings VCM 2012 84 thiết kế chế tạo phổ kế siêu cao tần băng x và ứng dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

614 Võ Thị Lan Anh, DMChung, K.G. Kostov, B.I.Vichev VCM2012 Thiết kế chế tạo phổ kế siêu cao tần băng X và ứng dụng trong nghiên cứu môi trường Design and development of a microwave X-band radiometer and its utilization for environmental investigations Võ Thị Lan Anh, DMChung Space Technology Institute, VAST, Viet Nam Email: vtlanh@sti.vast.ac.vn K.G. Kostov, B.I.Vichev Institute of Electronics, BAS, Bulgaria Email: kgkostov@yahoo.com Tóm tắt Các thiết bị viễn thám siêu cao tần đang được sử dụng rộng rãi trên mặt đất, lắp đặt trên máy bay và vệ tinh do ưu điểm có thể hoạt động không phụ thuộc thời tiết, ngày – đêm và “nhìn” xuyên qua các lớp mây để nghiên cứu mặt đất. Phổ kế siêu cao tần (RDM) là một trường hợp về thiết bị viến thám nghiên cứu từ xa các thông số môi trường như độ ẩm đất, độ mặn nước biển. Vệ tinh đo đạc độ ẩm đất và độ mặn nước biển của Cơ quan vũ trụ châu Âu SMOS và vệ tinh HYDROS của NASA là 2 ví dụ điển hình về các thiết bị này. Thời gian gần đây, phổ kế siêu cao tần đang được sử dụng trong các nghiên cứu viễn thám về độ ẩm đất, độ ẩm sinh khối, cũng như độ phát xạ từ mặt nước biển và độ suy giảm của nó trong khí quyển. Bài viết này mô tả một số kết quả của đề tài hợp tác Nghị định thư Việt nam – Bungari “Thiết kế chế tạo phổ kế siêu cao tần băng X kiểu Dicke và ứng dụng trong nghiên cứu viễn thám các thông số môi trường ở Việt Nam”, đã nghiệm thu năm 2010. Abstract Microwave remote sensing systems are widely used from ground-based, airborne and satellite platforms due to their nearly all-weather, day/night capability and relatively large penetration depth. Microwave radiometers are the primary scientific instrument for remote sensing of soil moisture and sea surface salinity. The European Space Agency Soil Moisture and Ocean Salinity (SMOS) satellite mission and the National Aeronautics and Space Administration (NASA) HYDROS satellite mission are two fine examples of the most advanced research efforts in this field. Recently, microwave radiometers were used for remote sensing investigations of soil moisture, vegetation biomass as well as the sea surface microwave emission and the total path attenuation in the atmosphere. This paper describes some results of the Bulgarian-Vietnamese protocol research project “Design and development of a Dicke type X-band microwave radiometer and its applications for remote sensing of the natural environment of Vietnam” that successfully completed in 2010. Chữ viết tắt MW RS RDM Microwave remote sensing – viễn thám siêu cao tần Radiometer – phổ kế XRM X-band RDM – phổ băng X SMC SSS Soil moisturre content – độ ẩm đất Sea surface salinity – độ mặn nước biển Phần mở đầu Như chúng ta đã biết, mọi vật chất, ngoại trừ ở nhiệt độ 0 tuyệt đối (T = 0 0 K = -273 0 C), đều bức xạ một năng lượng vào không gian dưới dạng sóng điện từ. Hiện tượng này được gọi là sự phát xạ thụ động, hay sự phát xạ tự nhiên của vật chất. Sóng điện từ này lan truyền trong không gian dưới dạng phổ bức xạ ở mọi dải tần số. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào môi trường và bản thân vật phát xạ, năng lượng này tương tác với môi trường, và bị hấp thụ khác nhau đối với mỗi dải tần số. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã chế tạo ra các thiết bị thu Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 6 615 Mã bài: 139 nhận năng lượng phát xạ từ vật chất, biến đổi thành tín hiệu điện và số hóa, để từ đó xác định các đặc tính cố hữu của vật chất. Phương pháp đo này không tiếp xúc với vật chất, được gọi là phương pháp đo viễn thám. Thiết bị đo tương ứng được gọi là phổ kế (RDM). Phổ kế làm việc trong dải sóng siêu cao 0.3-100cm), được gọi là phổ kế siêu cao tần. Phổ kế siêu cao tần được phân chia thành nhiều loại khác nhau: phổ kế quét (scanning RDM), phổ kế ghi ảnh (imaging RDM), phổ kế quay (push- broom RDM), v.v. Trong bài viết này, chúng ta chỉ xét đến loại phổ kế quay, là loại phổ kế hoạt động ở một tần số cố định, hay phổ kế đơn tần (single beam RDM), với Anten có thể quay ở các góc tới khác nhau. Phổ kế quay bao gồm Anten, Máy thu và Bộ chỉ thị, được mô tả như trong hình 1: Máy thu Bộ chỉ thị Anten B, G P=k.B.G Hình 1. Sơ đồ khối tổng quát Phổ kế siêu cao tần Trong hình 1, Máy thu siêu cao tần được đặc trưng bởi 2 tham số: độ rộng băng tần B và hệ số khuếch đại G. Tại đầu ra của phổ kế, công suất đo được biểu thị như sau: P = k. G. B. T A (1) trong đó, k - hằng số Bolzmann (k=1.38.10 -23 J/K), T A - nhiệt độ tạp âm Anten. Phổ kế kiểu quay được chia thành 3 loại, trên cơ sở điều chế tín hiệu đầu vào, bao gồm: (1) Phổ kế kiểu công suất toàn phần (TPR): làm việc theo nguyên lý khuếch đại thẳng tín hiệu vào, sau đó được tách sóng theo nguyên tắc bình phương. Điện áp ra được tính bằng công thức sau : V ra = c. (T A + T N ). G (2) trong đó, c - hằng số, T A , T N - nhiệt độ anten và tạp âm nhiệt, G – hệ số KĐ. (2) Phổ kế siêu cao tần kiểu Dicke: trong biểu thức (2) của TPR, điện áp ra phụ thuộc vào tạp âm T N , vi vậy bộ khuếch đại dễ bị bão hoà, dải tín hiệu vào bị thu hẹp. Để khắc phục tình trạng đó, R.H. Dicke đã tìm ra một phương pháp mới chế tạo phổ kế có độ ổn định rất cao, gọi là phổ kế kiểu Dicke [1]. Nguyên lý của phổ kế kiểu Dicke là không đo trực tiếp nhiệt độ anten T A , mà đo độ chênh lệch giữa T A và nhiệt độ chuẩn T R được lấy từ một nguồn nhiệt ổn định nào đó. Kết quả sau 1 chu kỳ xung lấy mẫu, điện áp ra không phụ thuộc tạp âm T N như sau: V ra = c. (T A – T R ). G (3) (3) Phổ kế kiểu bơm tạp âm (NIR) : là kiểu phổ kế có sai số tuyệt đối nhỏ nhất, vì tín hiệu ra không phụ thuộc vào hệ số khuếch đại của máy và nhiệt độ tạp âm [2]. Từ công thức (3) đối với Phổ kế kiểu Dicke, nhận thấy Vra sẽ không phụ thuộc vào G và T N nếu thoả mãn điều kiện sau : T A – T R = 0 (4) Phổ kế kiểu bơm tạp âm là loại phổ kế đặc biệt, thực hiện điều kiện (4) một cách liên tục bằng mạch hồi tiếp kiểu Servo. 2. Thiết kế chế tạo hệ phổ kế siêu cao tần băng X kiểu Dicke 2.1. Sơ đồ khối Sơ đồ khối của phổ kế kiểu Dicke được mô tả như trong hình 2. Đầu vào của phổ kế là bộ chuyển mạch Dicke, được điều khiển bằng bộ phát xung vuông Dicke có tần số Fs = (100-1000Hz), có độ rộng xung tx và thời gian nghỉ tsp bằng nhau. Tín hiệu vào T A được truyền qua khoá Dicke trong 2 khoảng thời gian bằng nhau: tx cho tín hiệu từ anten T A và tsp cho tín hiệu chuẩn T R . Sau 1 chu kỳ xung Dicke s, tại đầu vào của bộ tích phân có các điện áp: V1 = c. (T A + T N ).G V2 = c. (T R + T N ).G Do Ts << (hệ số tích phân) nên trong chu kỳ Ts, có thể coi T A , T N và G là hằng số, vì vậy điện áp ra của phổ kế sẽ là : Vra = V1 - V2 = c (T A + T N ). G – c (T R + T N ). G = c. (T A – T R ). G (5) Theo công thức này thì tạp âm T N đã bị loại bỏ trong khi hệ số khuếch đại G gần như không đổi. Điện áp ra tỉ lệ thuận với độ chênh lệch giữa tín hiệu vào T A và tín hiệu chuẩn T R , vì vậy có thể mở rộng dải biên độ tín hiệu vào. Bộ phát xung Dicke Anten Khoá T A Dicke KĐ cao tần KĐ trung Bộ tách và trộn t/số tần và Lọc sóng BP T R Bộ tạo N/độ Bộ chỉ thị Tích phân Bộ đệm chuẩn T R LCD và ADC đồng bộ Hình 2. Sơ đồ khối Phổ kế kiểu Dicke (tách sóng điều biên) 2.2. Sơ đồ nguyên lý phổ kế siêu cao tần băng X kiểu Dicke Hệ phổ kế SCT băng X kiểu Dicke được thiết kế bao gồm 2 khối - Khối thu siêu cao tần (phần A) và Khối vi xử lý & nguồn nuôi (phần B), được kết nối với nhau bằng 2 dây cáp - cáp truyền dữ liệu và cáp cung cấp điện và nhiệt. Đầu vào của 616 Võ Thị Lan Anh, DMChung, K.G. Kostov, B.I.Vichev VCM2012 phổ kế băng X được nối với Anten [7], được chế tạo có độ rộng chùm tia chính 17 0 hướng vào các đối tượng đo để thu năng lượng phát xạ. Bộ lọc băng thông có độ rộng 30MHz có chức năng lọc nhiễu xạ điện từ trường bên ngoài. Tần số xung lấy mẫu được chọn khá thấp fs = 315 Hz. Trong nửa chu kỳ đầu của xung Dicke, khóa Dicke mở cho tín hiệu vào từ Anten của phổ kế (T A ) đến khối khuếch đại tạp âm thấp. Trong nửa chu kỳ sau, khóa Dicke mở cho điện áp chuẩn T R từ tải phối hợp (match load) đến khối khuếch đại tạp âm thấp. Bằng việc điều chỉnh tần số bộ phát sóng phụ có f = (1.68 - 1.98) GHz, tần số trung tâm của máy thu sẽ được điều chỉnh từ f = (10.95 - 11.25) GHz tại 8 vị trí của chuyển mạch trên mặt máy. Phổ kế xử lý độ chênh lệch giữa tín hiệu (T R -T A ) để tín hiệu đầu ra tỷ lệ thuận với nhiệt độ Anten. Để giảm thiểu tạp âm nhiệt, trong Khối thu siêu cao tần, nhiệt độ được bảo ôn, giữ ổn định T=50 0 C. Khối vi xử lý C được kết nối với các thiết bị ngoại vi như phím bấm (4 nút), màn hình tinh thể lỏng và cổng RS232. Một phần mềm đặc biệt được phát triển nhằm thực hiện việc thu thập và xử lý số liệu, tạo ra các lệnh điều khiển khác nhau tuỳ theo chế độ hoạt động được chọn. Nguồn nuôi cho phổ kế băng X được cung cấp từ mạng điện lưới 220…240V xoay chiều, tần số 50…60 Hz bao gồm 01 biến thế điện và bộ ổn áp. Hình 3. Sơ đồ nguyên lý của Phổ kế băng X 2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật của phổ kế SCT băng X Sau khi phổ kế được chế tạo hoàn chỉnh, các phép thử trong phòng thí nghiệm đã được tiến hành với các thiết bị đo phổ, từ đó có các chỉ tiêu kỹ thuật như sau: - Kiểu: phổ kế kiểu Dicke - Tần số trung tâm: 10,95….11,25 GHz (8 vị trí) - Băng thông: 30 MHz - Độ nhạy:  0.3 K - Thời gian tích phân: 1s - Độ ổn định:  0.3 K - Dải tín hiệu vào: 0-320 K - Độ rộng chùm tia chính Anten: 17 0 - Điện áp nguồn nuôi: 220 V (+5%, -10%), 50 Hz - Tín hiệu ra: Điện áp tương tự (từ 0…5V ) và dạng số qua RS232 tới USB. Phổ kế có 2 chế độ làm việc: (1) REMOTE: dữ liệu đo được truyền trực tiếp vào máy tính; (2) LOCAL: số liệu được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng của phổ kế và được ghi chép bằng sổ tay. 3. Ứng dụng hệ phổ kế siêu cao tần băng X đo độ ẩm đất và sinh khối thực vật Nguyên lý ứng dụng của phổ kế siêu cao tần trong nghiên cứu và giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường dựa trên việc đo nhiệt độ phát xạ T B của các đối tượng tự nhiên bằng phổ kế. Nhiệt độ phát xạ này phụ thuộc vào nhiệt độ vật lý T 0 của đối tượng, thành phần và cấu trúc – đặc trưng bằng hằng số điện môi của đối tượng. Từ đó, dựa vào các mô hình bán thực nghiệm để tính ra các thông số môi trường như độ ẩm đất, sinh khối thực vật, độ mặn và nhiệt độ mặt nước biển, v.v. Để đo nhiệt độ phát xạ của một đối tượng, Anten của phổ kế cần được hướng vào đối tượng dưới góc tới q, thu được năng lượng bức xạ từ đối tượng, đặc trưng bởi cường độ bức xạ B, được biểu thị bằng công thức Rayleigh-Jeans [5]: B= (2kT 2 ).e (6) trong đó, B – cường độ bức xạ (Watt/m 2 ), k = 1.38*10 -23 – hằng số Boltzman,  (cm) – bước sóng điện từ trường, e – độ phát xạ tự nhiên của đối tượng. Cường độ bức xạ B được Anten của phổ kế hấp thụ, tạo ra Nhiệt độ anten, được biểu thị bằng công thức sau:   dGTT BA ).,(.),( 4 1 4    (7) trong đó, G() – hệ số khuếch đại của anten; T(- phân bố góc của nhiệt độ phát xạ của đối tượng; Đối với các môi trường đồng nhất, đẳng nhiệt, phương trình (7) có thể gần đúng như sau: T B (,p)  [1 – R(,p)]. T (8) e(,p) = 1 - R(,p) (9) trong đó, R(,p) – độ phản xạ, e(,p) – độ phát xạ. Độ phản xạ được tính bằng phương trình Fresnel như sau [3]: 2 2 2 sincos sincos ),(      hR (10) 2 2 2 sincos sincos ),(      vR trong đó, chỉ số h – phân cực ngang; v – phân cực đứng; – hằng số điện môi của đối tượng tự nhiên. Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 6 617 Mã bài: 139 Từ các công thức trên, độ phản xạ từ bề mặt của các đối tượng tự nhiên (đất, thực vật, biển, v.v.) phụ thuộc vào góc phản xạ và hằng số điện môi () của đối tượng đó. Hằng số điện môi của các đối tượng là một số phức, phụ thuộc vào đặc tính điện môi của các chất, đặc biệt là hàm lượng nước chứa trong nó. 3.1. Ứng dụng phổ kế siêu cao tần đo độ ẩm đất Độ ẩm đất là một trong những tham số môi trường thể hiện sự trao đổi năng lượng giữa mặt đất và bầu khí quyển, lượng mưa cũng như lượng nước còn đọng lại trong đất.Hiện nay, Cơ quan quản lý Hàng không vũ trụ Hoa kỳ (NASA) đã và đang tiến hành các đợt đo độ ẩm đất để kiểm chứng số liệu của vệ tinh SMA, dự kiến phóng vào năm 2014, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Phổ kế siêu cao tần là một trong những thết bị được dùng phổ biến để đo độ ẩm đất. Để xác định độ ẩm đất, nguyên lý ứng dụng phổ kế siêu cao tần băng X như sau: Từ công thức (9). (10), sau khi đo nhiệt độ phát xạ của đât T B bằng phổ kế, ta sẽ xác định được sau đó sử dụng mô hình hằng số điện môi Wang- Schmugge để xác định độ ẩm của đất [4]. Ở một tần số cho trước, hằng số điện môi  của đất là hàm của độ ẩm đất, mật độ khối, thành phần kết cấu, nhiệt độ đất và độ mặn, trong đó độ ẩm đất ảnh hưởng lớn nhất đến Mô hình Wang - Schmugge quan niệm hằng số điện môi là một số phức: ’’’ [11] Kết quả đo độ ẩm đất được thể hiện qua chương trình tính toán và đồ thị như dưới đây [6]. Biế n thiên ĐPX củ a đấ t ướ t 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 0 10 20 30 40 50 60 Gó c tớ i (độ ) Độ phá t xạ Emiss Hình 4: Biến thiên độ phát xạ của đất ướt theo góc tới Hình 5. Giao diện chương trình tính toán độ ẩm đất từ số liệu đo của phổ kế 3.2. Ứng dụng phổ kế siêu cao tần đo độ mặn nước biển Trong ứng dụng viễn thám, biển là một trong những đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất. Do đặc tính mặt biển rất rộng, khá bằng phẳng, nên trong viễn thám, người ta có thể dùng các ảnh vệ tinh độ phân giải thấp hoặc trung bình để nghiên cứu, như ảnh NOOA, MODIS. Các tham số về biển thường được quan tâm là nhiệt độ mặt biển (SST), độ mặn nước biển (SSS), hàm lượng thực vật phù du (chlorophyll-a), hàm lượng vật chất lơ lửng, v.v. Trong số các tham số nêu trên, độ mặn mặt nước biển (SSS) là một tham số rất quan trọng, quyết định đến giới hạn phân bố của các loài sinh vật thuỷ sinh, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các sinh vật trong thuỷ vực. Nghiên cứu phân bố độ mặn nước biển cho phép đánh giá độ xâm nhập mặn tại các cửa sông, lưu lượng dòng chảy, hàm lượng thực vật phù du, dự đoán bãi cá, thực vật biển, v.v [7]. Số liệu đo độ phát xạ mặt biển của phổ kế băng X được ghi lại tự động vào máy tính, được tự động chuyển sang nhiệt độ phát xạ sau khi nhập số liệu chuẩn hóa của phổ kế (với bầu trời xanh – Blue Sky và vật đen - Absorber). Việc tính toán độ mặn nước biển (SSS) được tiến hành theo nguyên tắc chung của viễn thám SCT thụ động, bao gồm: - Sử dụng phương trình Fresnel để xác định hằng số điện môi (HSĐM) của nước biển (khi biết giá trị độ phát xạ đo được bằng phổ kế và góc tới); - Lựa chọn và sử dụng mô hình bán thực nghiệm để từ giá trị HSĐM và các thông số thực địa (như nhiệt độ, độ gồ ghề mặt biển, v.v.) tính ra độ mặn nước biển. Mô hình được dùng để xác định độ mặn nuốc biển là mô hình J. Johnson xác định mối liên hệ giữa hằng số điện môi phức với độ mặn của nước biển [7]. 618 Võ Thị Lan Anh, DMChung, K.G. Kostov, B.I.Vichev VCM2012 Ngoài ra, đề tài đã sử dụng mô hình Klein và Swift để hiệu chỉnh phát xạ của vỏ tàu (Deck) và sóng biển [6]. Kết quả thực nghiệm được thể hiện trong đố thị sau: Do Son sea, 09.11.09, XRM, V-pol 100 120 140 160 180 200 100 120 140 160 180 200 Tbv, mod [K] Tbv,est [K] Tbv, est Line 1:1 Linear fit Hình 6: Đồ thị thực nghiệm xác định nhiệt độ phát xạ mặt nước biển 3.3. So sánh với kết quả đo của vệ tinh AQUA- MODIS Tại thời điểm 10h30’ ngày 9.11.2009, từ Trạm thu ảnh MODIS của Viện Vật Lý, Viện KHCNVN xác định được: Nhiệt độ bề mặt mặt biển SST = 27.1 o C; Độ mặn mặt nước biển là SSS = 27.5 psu ( o / oo ). Hình 7 là ảnh MODIS chụp vùng biển Đồ Sơn lúc 10:30AM, ngày 9/11/2009, đúng thời điểm hệ phổ kế đa tần (băng L, C, X) đo độ phát xạ mặt biển, để so sánh độ mặn nước biển được đo bằng 3 phương pháp khác nhau. Hình 7. Bản đồ độ muối mặt biển (SSS) ngày 9/11/2009 lúc 10h30’ So sánh với kết quả đo bằng phổ kế băng X, đo bằng phương pháp kinh điển của Viện Tài nguyên & Môi trường Biển, Viện KHCNVN và kết quả từ vệ tinh MODIS, ta lập được bảng sau: Phương pháp đo Kinh điển (ống đo) Viễn thám MODIS (Ph ổ kế) Độ mặn SSS (psu) 27.20 26.75 27.50 Qua đó, nhận thấy kết quả của 3 phương pháp đo khá phù hợp. Theo nhận xét tổng quan, độ mặn trung bình của nước biển vùng Hải Phòng là 31-32 psu. Tuy nhiên, kết quả đo của cả 3 phương pháp đều thấy độ mặn giảm đi, phù hợp với thựcc tế là điểm đo gần cửa sông, vào ngày thời tiết xấu, biển động. 4. Kết luận Theo đánh giá của các chuyên gia Bungari, đợt thực nghiệm viễn thám xác định độ ẩm đất, sinh khối thực vật và độ mặn nước biển được tiến hành tại Việt Nam từ tháng 10 – 11/2009 sử dụng phổ kế băng X kiểu Dick theo đề tài Nghị định thư Việt Nam – Bungari: “ Thiết kế chế tạo Hệ phổ kế siêu cao tần băng X kiểu Dicke và thử nghiệm ứng dụng hệ phổ kế trong điều tra và nghiên cứu môi trường” đạt kết quả rất tốt, khi so sánh với các kết quả đo bằng phương pháp kinh điển. Thuật toán dùng để xác định độ mặn mặt nước biển đã được kiểm nghiệm thành công với các số liệu đo đạc sử dụng phổ kế băng X. Kết quả của các đợt thực nghiệm sử dụng phổ kế siêu cao tần băng X ở Việt Nam khẳng định đây là một thiết bị rất đáng tin cậy và quan trọng trong công tác viễn thám, điều tra và nghiên cứu môi trường. Các số liệu đo viễn thám đã được xử lý và cho kết quả phù hợp với thực tế. Để có được kết quả này, đề tài đã tiến hành nhiều công việc chuyên môn, từ nghiên cứu chế tạo phổ kế SCT băng X, tiến hành các phép đo bằng phổ kế, các phép đo thực địa theo phương pháp phân tích truyền thống, thu thập và phân tích, tính toán các mẫu nước biển, mẫu đất, thu thập và xử lý các ảnh vệ tinh MODIS để kiểm chứng. Đề tài xin ghi nhận sự đóng góp với trình độ khoa học công nghệ cao, sự tận tụy với công việc, sự ủng hộ nhiệt thành với truyền thống hữu nghị tốt đẹp của Bộ Khoa học và Giáo dục Bungari, Viện Điện tử - Viện Hàn lâm Khoa học Bungari, các cán bộ khoa học tham gia đề tài, đặc biệt là GS. B.I. Vichev và GS. K.G. Kostov thuộc Viện Điện tử, Viện Hàn lâm Khoa học Bungari. Tài liệu tham khảo Neil Skou, Microwave Radiometer systems: Design and Analysis, Artech House. Joel T.Johnson, Brightness Temperature of a Flat Water Surface, 26 Feb, 2002. Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 6 619 Mã bài: 139 Stogryn, P.A., Debye et al., The microwave permittivity of sea and fresh water. GenCorp Aerojet: Azusa, CA, 1995. J.R.Wang & T.J. Schmugge, An empirical model for the complex dielectric permittivity of soil as a function of water content, IEEE Trans.Geosci.Remote Sensing, Vol.GE-18, pp.288-295. Jackson, T.J., Schmugge, T.J., Passive microwave remote sensing system for soil moisture: some supporting research, IEEE Trans. Geosci.Remote Sensing 27, 225-235, 1989. Kostov K.G, Vichev B.I, Experiments on microwave remote sensing of soil moisture in Vietnam, News 2004, Bulgarian Academy of Sciences, Marin Drinov Academic Publishing House, Sofia, 2005, pp 92-93. D.M.Chung, B.D.Trọng, NTLong, VTL Anh & nnk, “Nghiên cứu ứng dụng viễn thám siêu cao tần thụ động trong điều tra điều kiện tự nhiên và môi trường Việt Nam”. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước, thư viện Viện KH&CNVN, năm 2003. Hình 8. Ảnh chụp khối cao tần Phổ kế băng X (2008) Hình 9. Ảnh chụp thử nghiệm phổ kế băng X tại Viện Điện tử Viện HLKH Bungari (2009) Hình 10. Hệ phổ kế được gắn cố định trên mũi tàu trong đợt thực nghiệm đo độ mặn nước biển (Đồ Sơn 9/2009) 1. PGS.TS. Doãn Minh Chung, Viện Công nghệ vũ trụ, Viện KHCNVN 2. ThS. Võ Thị Lan Anh, Viện Công nghệ vũ trụ, Viện KHCNVN (1) (2) 3. Prof. Boris Iliev Vichev, Viện Điện tử, Viện HLKH Bungari 4. Dr. Kosta Georgiev Kostov, Viện Điện tử, Viện HLKH Bungari: 620 Võ Thị Lan Anh, DMChung, K.G. Kostov, B.I.Vichev VCM2012 (3) (4) . Bungari: “ Thiết kế chế tạo Hệ phổ kế siêu cao tần băng X kiểu Dicke và thử nghiệm ứng dụng hệ phổ kế trong điều tra và nghiên cứu môi trường” đạt kết quả rất tốt, khi so sánh với các kết quả. sóng siêu cao 0.3-100cm), được gọi là phổ kế siêu cao tần. Phổ kế siêu cao tần được phân chia thành nhiều loại khác nhau: phổ kế quét (scanning RDM), phổ kế ghi ảnh (imaging RDM), phổ kế. DMChung, K.G. Kostov, B.I.Vichev VCM2 012 Thiết kế chế tạo phổ kế siêu cao tần băng X và ứng dụng trong nghiên cứu môi trường Design and development of a microwave X- band radiometer and its utilization

Ngày đăng: 20/08/2015, 09:48

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan