ĐẶC điểm CHỈ số SCORTEN của BỆNH NHÂN dị ỨNG THUỐC có hội CHỨNG STEVENS JOHNSON và LYELL

4 491 0
ĐẶC điểm CHỈ số SCORTEN của BỆNH NHÂN dị ỨNG THUỐC có hội CHỨNG STEVENS   JOHNSON và LYELL

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y häc thùc hµnh (879) - sè 9/2013 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2004). Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh – Nhà Xuất bản Y học, tập II, 169 – 172. 2. Bộ Y tế (2000). Giáo trình Điều dưỡng cơ bản. Nhà Xuất bản Y học. 3. Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn Bệnh viện tập I (xuất bản Y học 2003 – Bộ Y tế trang 187 – 192 – 285). 4. Đánh giá ứng dụng tăm bông y tế trong thay băng vết mổ sạch tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2009 (trang 190 – kỷ yếu hội nghị khoa học Điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ VI). 5. Đánh giá thực trạng thay băng tại hai khoa Ngoại – Sản Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ năm 2008, (trang 132 – Hội nghị khoa học Điều dưỡng lần II năm 2010). 6. Đánh giá thực trạng và căn nguyên gây nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa Ngoại BV Đa khoa tỉnh Nam Định tháng 11 năm 2007 (trang 270 - kỷ yếu đề tài NCKH Điều dưỡng toàn quốc lần thứ III năm 2007. ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ SCORTEN CỦA BỆNH NHÂN DỊ ỨNG THUỐC CÓ HỘI CHỨNG STEVENS - JOHNSON VÀ LYELL LƯƠNG ĐỨC DŨNG - Tổng cục V, Bộ Công an TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm chỉ số SCORTEN của 102 bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell (SIS và TEN) tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2013 bằng phương pháp mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu. Kết quả cho thấy: bệnh nhân nam (58,8%) gặp nhiều hơn nữ (41,2%), tuổi trung bình là 46,6 ± 20,2. Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 20-39 tuổi (35,3%), sau đó đến nhóm 40-49 tuổi (32,5%), bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 25,5%, thấp nhất là nhóm dưới 19 tuổi chiếm 6,9%. Chỉ số SCORTEN trung bình của các bệnh nhân SIS-TEN là 1,05±1,08 điểm, chủ yếu là từ 0-1 điểm (77,5%), 2 điểm là 14,7%, 3 điểm là 2,9%, 4 điểm là 2,9%, trên 5 điểm chiếm 2%. SCORTEN trung bình của nhóm bệnh nhân SIS (0,85±0,70 điểm) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân TEN (1,71±1,70 điểm). SCORTEN càng tăng thì CPR, ure, creatinin, GOT, GPT, đường máu, billirubin toàn phần trong máu càng tăng; albumin máu, cholesterol máu và HCO3- càng giảm. Mức độ rối loạn chức năng gan, thận của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng SIS-TEN được biểu hiện rõ nhất khi chỉ số SCORTEN trên 3 điểm. Từ khoá: Dị ứng thuốc, Hội chứng Stevens - Johnson và Lyell, SCORTEN SUMMARY Objectives: To characterize the SCORTEN index obtained from 102 allergy patients having Stevens - Johnson and Lyell (SIS&TEN) syndrome, during the period from January 2012 to June 2013, at the Center of Allergology and clinical immunology, Bach Mai hospital, study describes the process of retrospective in association with randomized. Our results show that the ratio of male patients (58.8%) is higher than that of female patients (41.2%), where the average age of the patients is (46.6 ± 20.2) years old. The patients at an age of 20 to 39 years account for highest ratio (35,3%), and the second highest ratio (32.5%) corresponds to the patients at their age ranging from 40 to 49 years, while the patients above 60 years old have a ratio of 25.5%, where the lowest ratio (6.9%) belongs to the patients under 19 years old. The average value of SCORTEN index calculated for SIS-TEN patients is (1.05±1.08) points, more specifically from 0-1 points (77.5%), 2 points (14.7%), 3 points (2, 9%), 4 points (2.9%) and above 5 points (2%). The average SCORTEN index of SIS-allergy patients (0.85 ± 0.70 points) is lower than that of TEN-allergy patients (1.71±1.70 points). When the SCORTEN index increases, the CPR, urea, creatinine, GOT, GPT, glucose and full blood bilirubin also increase, albeit blood albumin, blood cholesterol and HCO3- decrease. The dysfunction level of liver and kidney experienced by SIS&TEN allergy patients is shown most obviously when the value of SCORTEN index is around 3 points. Keywords: Medicine Allergy, Stevens - Johnson and Lyell syndrome, SCORTEN index ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, tỷ lệ dị ứng thuốc đang có xu hướng gia tăng rõ rệt ở nhiều nơi trên thế giới do tình trạng ô nhiễm môi trường sống, việc sử dụng thuốc bừa bãi và sự ra đời của nhiều nhóm thuốc mới. Dị ứng thuốc có thể chỉ biểu hiện nhẹ và thoáng qua, nhưng cũng có thể rất nặng, khiến người bệnh phải nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện, thay đổi việc dùng thuốc hoặc thậm chí bị đe dọa tính mạng. Có nhiều thể dị ứng thuốc với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Trong đó, hội chứng Stevens-Johnson (Stevens-Johnson Syndrome-SJS) và hoại tử thượng bì nhiễm độc hay hội chứng Lyell (Toxic Epidermal Necrolysis-TEN) được coi là những thể dị ứng thuốc có bọng nước với biểu hiện lâm sàng nặng nề, nhiều biến chứng, tỉ lệ mắc ngày càng gia tăng, đặc biệt tỉ lệ tử vong cao đang là mối quan tâm hiện nay của các thầy thuốc lâm sàng [1,3,4,5,6,7,8,9]. Để đánh giá mức độ nặng của các bệnh nhân có hội chứng SJS và TEN trên lâm sàng người ta sử dụng chỉ số SCORTEN (Severity scores for TEN) của hai tác giả Hanley và Mc Neil được áp dụng từ năm 1982. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Đặc điểm chỉ số SCORTEN của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng Stevens-Johnson và Lyell” nhằm hai mục tiêu: 1. Đặc điểm chỉ số SCORTEN của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell. Y häc thùc hµnh (8 79 ) - sè 9/2013 123 2. Mối liên quan giữa chỉ số SCORTEN với một số yếu tố tiên lượng bệnh. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu. Bao gồm các bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội chứng SJS và TEN do dị ứng thuốc, điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. 2. Phương pháp nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu. * Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2013. * Phương pháp lựa chọn ĐTNC: Các bệnh nhân được lựa chọn theo trình tự thời gian, không phân biệt tuổi tác, giới tính, mức độ nặng nhẹ, giai đoạn của bệnh. * Chỉ số SCORTEN: được xác định theo bảng điểm sau Y ếu tố nguy c ơ Đi ểm 0 Đi ểm 1 Tuổi < 40 tuổi ≥ 40 tu ổi M ắc bệnh ác tính Không Có T ần số tim < 120 l ần/phút ≥ 120 l ần/phút Di ện tích da bị loét trợt < 10% ≥ 10% Ure máu ≤ 10 mmol/l > 10 mmol/l Đư ờng máu ≤ 14 mmol/l > 14 mmol/l Bicarbonate máu ≥ 20 mmol/l < 20 mmol/l T ổng đi ể m SCORTEN 7 điểm Bệnh nhân có điểm SCORTEN càng cao thì mức độ bệnh càng nặng. Nguy cơ tử vong của bệnh nhân SJS và TEN theo SCORTEN: từ 0-1 điểm, tỷ lệ tử vong 3,2%, 2 điểm là 12,1%, 3 điểm là 35,3%, 4 điểm là 58,3%, từ 5 điểm trở lên là trên 90% [9,10]. Ngoài ra, người ta còn tính được xác suất gây tử vong (p) của các bệnh nhân SJS và TEN theo công thức tính xác suất Hosmer–Lemeshow: p (Probability of death) = e (-4.448 + 1.237*SCORTEN) /(1 + e (-4.448 + 1.237*SCORTEN) ) Trong đó: hằng số e là cơ số của logarit tự nhiên, có giá trị là 2,71828 KẾT QUẢ Bảng 1. Phân bố bệnh nhân SJS-TEN theo tuổi, giới Nhóm tuổi Nam N ữ T ổng n % n % n %  19 tu ổi 3 5,0 4 9,5 7 6,9 20 – 39 tuổi 19 31,7 17 40,5 36 35,3 40 – 59 tuổi 18 30,0 15 35,7 33 32,4  60 tu ổi 20 33,3 6 14,3 26 25,5 T ổng 60 100,0 42 100,0 102 100,0 p > 0,05    SD 46,6 ± 20,2 Nhận xét: Không có sự khác biệt về giới giữa các nhóm tuổi với p>0,05, nam giới chiếm tỷ lệ 58,8%, nữ chiếm 41,2%, tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1. Bảng 2. Chỉ số SCORTEN của bệnh nhân SJS- TEN Đi ểm SCORTEN SIS TEN T ổng n % n % n % 0 - 1 66 84,6 13 54,2 79 77,5 2 11 14,1 4 16,7 15 14,7 3 1 1,3 2 8,3 3 2,9 4 0 0,0 3 12,5 3 2,9 ≥ 5 0 0,0 2 8,3 2 2,0 T ổng 78 100,0 24 100,0 102 100,0 p < 0,001    SD 0,85 ± 0,70 1,71 ± 1,70 1,05 ± 1,08 Nhận xét: Chỉ số SCORTEN của nhóm bệnh nhân SIS thấp hơn nhóm bệnh nhân TEN với p<0,001. Chỉ số SCORTEN trung bình của đối tượng nghiên cứu là 1,05±1,08 điểm, cao nhất là 5 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Bảng 3. Liên quan chỉ số SCORTEN với một số chỉ số sinh hoá máu Điểm SCORTEN CRP Ure Creatinin GOT GPT 0 - 1 50,0± 57,1 6,5± 4,5 79,9± 70,6 62,1± 101,1 68,1± 75,0 2 116,1± 76,5 11,5± 6,6 95,8± 53,3 47,9± 51,6 59,0± 45,2 3 35,0± 21,1 10,8± 5,9 87,7± 29,1 40,0± 20,6 49,7± 30,9 4 240,3± 85,3 42,8± 16,7 465,3± 351,9 33,0± 11,3 24,0± 15,6 ≥ 5 202,0± 21,2 64,1± 63,5 332,0± 261,6 69,5± 14,8 66,0± 39,6 Tổng 68,4± 74,1 9,6± 13,1 99,5± 114,3 58,8± 91,5 65,2± 68,8 Nhận xét: Chỉ số SCORTEN càng tăng thì các chỉ số sinh hoá máu: CPR, ure, creatinin, GOT và GPT càng tăng. Bảng 4. Liên quan chỉ số SCORTEN với một số chỉ số sinh hoá máu Đi ểm SCORT EN Đường máu Billirubin toàn phần Albumi n Cholester on HCO3- 0 - 1 6,6± 2,2 11,8± 8,7 34,4± 6 ,3 4,6± 1,2 25,4± 3 ,8 2 7,8± 2,9 46,1± 61 ,1 29,9± 5 ,1 4,3± 1,7 23,0± 4 ,7 3 8,7±3,7 8,6±1,1 32,6± 5 ,9 4,7±0,8 19,5± 2 ,4 4 15,3± 16 ,6 11,5± 5, 8 12,8± 1 ,5 2,4±1,1 16,9± 7 ,5 ≥ 5 20,1± 7, 2 17,3± 1,6 14,1± 1 ,0 2,8± 1,4 15,1± 0 ,0 Tổng 7,4± 4,2 15,7± 23 ,0 32,9± 6 ,8 4,5± 1,3 23,9± 4 ,8 Nhận xét: Chỉ số SCORTEN càng tăng thì các chỉ số sinh hoá máu: đường máu, billirubin toàn phần trong máu tăng, các chỉ số albumin máu, cholesterol máu và HCO3- càng giảm. Y häc thùc hµnh (879) - sè 9/2013 124 Bảng 5. Mức biến đổi của chỉ số SCORTEN qua một số yếu tố tiên lượng Đi ểm SCORTE N Tu ổi trung bình S ố ngày điều trị Đường máu Ure máu HCO3- < 3 điểm 44,6± 19, 1 13,1±5, 4 6,7±2,3 7,3±5,2 24,9±4, 0 ≥ 3 điểm 69,9±18, 1 16,7±6, 4 14,1±10, 6 36,1±34, 4 19,2±2, 9 Nhận xét: Bệnh nhân có chỉ số SCORTEN từ 3 điểm trở lên, chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi, có đường máu, ure máu tăng cao rõ rệt, HCO3- giảm. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01. BÀN LUẬN 1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy, trong số 102 bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell, nam giới chiếm tỷ lệ 58,8%, nữ chiếm 41,2%, tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 46,6 ± 20,2 tuổi. Cao nhất là 90 tuổi, thấp nhất là 10 tuổi. Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Bích Dịu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân dị ứng thuốc có bọng nước gặp ở nữ giới là 59,4% cao hơn ở nam giới là 40,6% [1]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia các bệnh nhân nghiên cứu thành 4 nhóm tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 20-39 tuổi (35,3%), sau đó đến nhóm 40- 59 tuổi (32,5%), các bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 25,5%, thấp nhất là nhóm từ 19 tuổi trở xuống chiếm 6,9%. Không có sự khác biệt về giới giữa các nhóm tuổi với p > 0,05. 2. Đặc điểm chỉ số SCORTEN ở bệnh nhân dị ứng có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell. Kết quả ở bảng 2 cho thấy, chỉ số SCORTEN trung bình của các bệnh nhân SIS-TEN là 1,05±1,08 điểm, cao nhất là 5 điểm, thấp nhất là 0 điểm, trong đó chủ yếu là từ 0-1 điểm chiếm 77,5%, 2 điểm là 14,7%, trên 5 điểm chiếm 2%. Như vậy, phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức độ nhẹ, tỷ lệ bệnh nhân có SCORTEN trên 3 điểm chiếm tỷ lệ 7,8%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài khác [9,10]. Nghiên cứu cũng cho thấy, chỉ số SCORTEN trung bình của nhóm bệnh nhân SIS là 0,85 ± 0,70 điểm thấp hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân TEN là 1,71 ± 1,70 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. 3. Liên quan chỉ số SCORTEN với một số chỉ số sinh hoá máu. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3 và bảng 4 cho thấy chỉ số SCORTEN càng tăng thì các chỉ số CPR, ure, creatinin, GOT, GPT, đường máu, billirubin toàn phần trong máu càng tăng, khác biệt có ý nghĩa với p <0,05. SCORTEN biểu hiện rõ mức biến đổi các chỉ số chức năng gan, thận của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng Stevens – Johnson và Lell. Ở những bệnh nhân có chỉ số SCORTEN trên 3 điểm thì mức rối loạn chức năng gan, thận có biểu hiện rõ rệt hơn. Kết quả tại bảng 4, chỉ số SCORTEN càng tăng thì các chỉ số albumin máu, cholesterol máu và HCO3- càng giảm (p<0,05). Những bệnh nhân có chỉ số SCORTEN trên 3 điểm biểu hiện rối loạn về đường máu và HCO3- càng rõ. Một số nghiên cứu khác trên thế giới về vấn đề này cho rằng, những bệnh nhân có chỉ số SCORTEN trên 3 điểm thì mức độ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng rất rõ rệt, phần lớn xuất hiện trên các bệnh nhân Lyell. Nghiên cứu của chúng tôi có 8 bệnh nhân SCORTEN trên 3 điểm thì có đến 7 bệnh nhân có hội chứng Lyell. Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy, những bệnh nhân SCORTEN trên 3 điểm có tuổi trung bình là 69,9±18,1, cao hơn nhiều so với các bệnh nhân SCORTEN dưới 3 điểm (44,6±19,1). Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân SCORTEN trên 3 điểm là 16,7±6,4 ngày, trong khi đó bệnh nhân SCORTEN dưới 3 điểm là 13,1±5,4 ngày. Các bệnh nhân những bệnh nhân SCORTEN dưới 3 điểm có chỉ số đường huyết trung bình là 6,7±2,3 mmol/l, còn nhóm SCORTEN trên 3 điểm có đường huyết là 14,1±10,6 mmol/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tổn thương thận được đánh giá qua chỉ số ure máu, bệnh nhân SCORTEN trên 3 điểm có chỉ số ure máu là 36,1±34,4 mmol/l, trong khi đó nhóm SCORTEN dưới 3 điểm có ure tăng nhẹ (7,3±5,2 mmol/l). Khí máu là một xét nghiệm có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho các bác sỹ, đặc biệt là các bác sỹ làm việc tại các khoa hồi sức cấp cứu về tình trạng toan kiềm, tình trạng thông khí và tình trạng oxy hóa máu của bệnh nhân. Nếu ta làm thêm khí máu tĩnh mạch trung tâm (lấy qua catheter tĩnh mạch trung tâm), khí máu từ mao mạch phổi (lấy qua catheter Swan-Ganz) ta có thể có thêm được các thông tin về khả năng sử dụng oxy của tổ chức và tình trạng shunt của mạch máu hệ thống và mạch máu phổi. Khi HCO 3 - < 22 được gọi là toan chuyển hoá và khi HCO3- > 28 được gọi là kiềm chuyển hoá. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ở những bệnh nhân có SCORTEN trên 3 điểm có chỉ số HCO3- trung bình là 19,2±2,9. Như vậy, phần lớn các bệnh nhân có SCORTEN trên 3 điểm bị nhiễm toan chuyển hoá . KẾT LUẬN - Chỉ số SCORTEN trung bình của các bệnh nhân SIS-TEN là 1,05±1,08 điểm. Chủ yếu là từ 0-1 điểm (77,5%), 2 điểm là 14,7%, trên 5 điểm chiếm 2%. - SCORTEN trung bình của nhóm bệnh nhân SIS (0,85 ± 0,70 điểm) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân TEN (1,71 ± 1,70 điểm). SCORTEN càng tăng thì CPR, ure, creatinin, GOT, GPT, đường máu, billirubin toàn phần trong máu càng tăng; albumin máu, cholesterol máu và HCO3- càng giảm. - Mức độ rối loạn chức năng gan, thận của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng SIS-TEN được biểu hiện rõ nhất khi chỉ số SCORTEN trên 3 điểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Hoàng Bích Dịu (2005), “Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của một số thể dị ứng thuốc có bọng nước tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (2004-2005)”, Luận văn Thạc sỹ Y học chuyên ngành Dị ứng – MDLS, trường Đại học Y Hà Nội. Y học thực hành (8 79 ) - số 9/2013 125 2. Nguyn Vn on (1996), Gúp phn nghiờn cu d ng thuc ti khoa D ng- MDLS Bnh vin Bch Mai (1991-1995), Lun ỏn Tin s khoa hc y dc, trng i hc Y H Ni. 3. Lờ Vn Khang (1994), Gúp phn nghiờn cu c im lõm sng v chn oỏn c hiu d ng thuc do khỏng sinh ti Khoa D ng- MDLS, Bnh vin Bch Mai (1981- 1990), Lun ỏn Tin s khoa hc Y Dc, H Ni:59- 94. 4. Hong Th Lõm (2000), Tỡnh hỡnh d ng thuc ti khoa D ng- MDLS, Bnh vin Bch Mai trong ba nm (1997-1999), Lun vn tt nghip Bỏc s ni trỳ bnh vin khúa XXI (1997-2000) chuyờn ngnh D ng- MDLS, trng i hc Y H Ni: 32-71. 5. Hong Th Tuyt (2002), Nhn xột c im lõm sng, xột nghim v iu tr Hi chng Stevens - Johnson ti khoa D ng MDLS, Bnh vin Bch Mai (2000- 2002), Lun vn Thc s Y hc chuyờn ngnh D ng - MDLS, Trng i hc Y H Ni, 26-58. 6. Dunant A. A, Mockenhaupt Maja, Naldi Luigi, Osvaldo Correia, Werner Schroder, Roujeau J.C (2002), Correlations Between Clinical Patterns and Causes of Erythema Multiforme Majus, Stevens-Johnson Syndrome, and Toxic Epidermal Necrolysis, Arch Dermatol. 2002;138:1019-1024. 7. Fagot Jean-Paul, Mockenhaupta Maja, Bouwes- Bavinckb Jan-Nico (2001), Nevirapine and the risk of Stevens-Johnson syndrome or toxic epidermal necrolysis, AIDS 2001, 15:1843-1848. 8. Gueudry Julie, Roujeau J.C, Michel Binaghi, Gisốle Soubrane, Marc Muraine (2009), Risk Factors for the Development of Ocular Complications of Stevens- Johnson Syndrome and Toxic Epidermal Necrolysis, Arch Dermatol. 2009;145(2):157-162. 9. Mirjana Ziemer, Christiane L. Wiesend, Robert Vetter, Johannes Weiss, Sabine Blaschke, Johannes Norgauer (2007), Cutaneous Adverse Reactions to Valdecoxib Distinct From Stevens-Johnson Syndrome and Toxic Epidermal Necrolysis, Arch Dermatol. 2007;143:711-716. 10. Sarah Guegan, Sylvie B.G, Ewa P. G, Roujeau J.C, Jean Revuz (2006), Performance of the SCORTEN During the First Five Days of Hospitalization to Predict the Prognosis of Epidermal Necrolysis, Journal of Investigative Dermatology 126, 272276. SO SáNH HIệU QUả ĐIềU TRị LOéT HàNH Tá TRàNG Có NHIễM HELICOBACTER PYLORI BằNG PHáC Đồ HPmax Và PHáC Đồ OAC Phạm Bá Tuyến, Phạm Thị Hoa Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công An Vũ Văn Khiên - Bệnh viện TƯQĐ 108 Đỗ Thị Phơng - Trờng Đại học Y Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu trên 85 bệnh nhân loét hành tá tràng có H.pylori (+) đợc chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 (n = 42) dùng phác đồ Hpmax và nhóm 2 (n = 43) dùng phác đồ OAC. Kết quả nghiên cứu cho biết: Hiệu quả lâm sàng giữa 2 nhóm: *Số bệnh nhân có thời gian cắt cơn đau trớc 7 ngày ở nhóm 1(33,3%) tăng cao hơn so với số bệnh nhân ở nhóm 2 (23,3%). *Số bệnh nhân có thời gian hết ợ hơi, hết ợ chua trớc 7 ngày ở nhóm 1 (26,2%) tăng cao hơn cha có ý nghĩa (p >0,05) so với số bệnh nhân ở nhóm 2 (13,9%). *Tỷ lệ diệt H.pylori nhóm 1 đạt: 25/42 (59,5), thấp hơn so với nhóm 2 (69,8%) (p>0,05). Tỷ lệ liền sẹo hoàn toàn nhóm dùng Hpmax đạt: 68,2%, tơng đơng với tỷ lệ liền sẹo hoàn toàn nhóm bệnh nhân dùng OAC (71,1%) (p > 0,05). Tác dụng phụ: Không có tác dụng phụ nghiêm trọng giữa 2 nhóm dùng Hpmax và OAC. Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p >0,05) về tác dụng phụ giữa nhóm dùng Hpmax với nhóm dùng OAC ở bệnh nhân loét HTT có H.pylori (+). Từ khóa: Loét hành tá tràng, Helicobacter pylori, HPmax, OAC Summary Research on 85 patients having duodenal ulcer infected with H.pylori (+) shall be divided into 2 groups: Group 1 (n = 42) applied Hpmax scheme and group 2 (n = 43) applied OAC scheme. Result: Clinical effect between 2 groups: *Number of patients with time of pain relief less than 7 days in group 1 (33.3%), in group 2 (23.3%), No significant difference (p>0.05). *Number of patients with time for eructation, oxyrygmia recovery less than 7 days in group 1 (26.2%), in group 2 (13.9%).(p>0,05) *H.pylori disability ratio was 25/42 (59.5) in group 1, and in group 2 (69.8%). Complete cicatrization in group applied Hpmax was 68.2%, equivalent to complete cicatrization in group applied OAC (71.1%) (p>0.05). Side effect: No serious side effect between two groups. No significant difference (p>0.05) in side effect between two groups applied Hpmax and OAC for patients having duodenal ulcer infected with H.pylori (+). Keywords: Duodenal ulcer, Helicobacter pylori, HPmax, OAC. Đặt vấn đề Loét hành tá tràng (LHTT) là một bệnh khá phổ biến trên Thế giới và ở Việt Nam[1]. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh là do mất cân bằng giữa yếu tố gây loét( acid-pepsin, vi khuẩn Helicobacter pylori ) và yếu tố bảo vệ( chất nhày, hàng rào niêm mạc). Để điều trị loét hành tá tràng cần dựa trên cơ sở sinh lý . của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng Stevens- Johnson và Lyell nhằm hai mục tiêu: 1. Đặc điểm chỉ số SCORTEN của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell. Y häc. SỐ SCORTEN CỦA BỆNH NHÂN DỊ ỨNG THUỐC CÓ HỘI CHỨNG STEVENS - JOHNSON VÀ LYELL LƯƠNG ĐỨC DŨNG - Tổng cục V, Bộ Công an TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm chỉ số SCORTEN của 102 bệnh nhân dị. 0,05. 2. Đặc điểm chỉ số SCORTEN ở bệnh nhân dị ứng có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell. Kết quả ở bảng 2 cho thấy, chỉ số SCORTEN trung bình của các bệnh nhân SIS-TEN là 1,05±1,08 điểm,

Ngày đăng: 20/08/2015, 07:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan