HIỆU QUẢ mô HÌNH “cô đỡ THÔN bản NGƯỜI dân tộc THIỂU số” tại HUYỆN ĐỒNG văn hà GIANG TRONG 3 năm 2010 – 2012

4 559 3
HIỆU QUẢ mô HÌNH “cô đỡ THÔN bản NGƯỜI dân tộc THIỂU số” tại HUYỆN ĐỒNG văn  hà GIANG TRONG 3 năm 2010 – 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 86 nhân, sinh bệnh học và biến chứng. Đặng Vạn Phước, Bệnh học nội khoa (Tr. 43 - 61). TP HCM: Nhà xuất bản Y học. 2. Drazner MH, Rame JE & Marino EK. Increased left ventricular mass is a risk factor for the development of a depressed left ventricular ejection fraction within five years: the Cardiovascular Health Study. J Am Coll Cardiol 2004, 43, 2207. 3. Đặng Vạn Phước. (1999). Phì đại thất trái và các nguy cơ tim mạch. Y học Việt Nam, 242(25), tr. 16 – 17. 4. Koren MJ, Devereux R & Casale P.N. Relation of left ventricular mass and geometry to morbidity and mortality. Ann Inter Med 1991, 114, 345-352. 5. Lê Thị Thiên Hương. (2003). Đánh giá khối cơ và chức năng tâm trương thất trái trên bệnh nhân THA bằng siêu âm. Luận án tiến sĩ đại học y dược TP HCM. 6. Lê Tuấn An. (2002). Khảo sát phì đại cơ tim trên bệnh nhân THA có tuổi. Luận văn thạc sĩ y học, Đại Học Y Dược TP HCM. 7. Lorell BH & Carabello BA. Left ventricular hypertrophy: pathogenesis, detection, and prognosis. In Circulation 2000 (pp. 470 – 479). 8. Nguyễn Viết Hậu. (2007). Đánh giá sự phì đại cơ tim và rối loạn chức năng thất trái trên bệnh nhân THA có tuổi bằng siêu âm. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại Học Y dược TP HCM. 9. Trần Nguyễn Ái Thanh. (2010). Mối tương quan giữa vòng eo, độ dày mỡ bụng qua siêu âm và rối loạn lipid máu ở người THA. Luận văn thạc sĩ y khoa, đại học Y Dược TP HCM. HIỆU QUẢ MÔ HÌNH “CÔ ĐỠ THÔN BẢN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ” TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN- HÀ GIANG TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – Sở Y tế Hà Giang NGUYỄN QUANG MẠNH – ĐHYD Thái Nguyên TÓM TẮT Hà Giang là tỉnh biên giới phía đông bắc, với đặc điểm kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên cùng một lúc không thể triển khai đồng thời tất cả các nội dung trong hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Do vậy ngành Y tế Hà Giang đã ưu tiên thực hiện các nội dung mấu chốt như: Công tác làm mẹ an toàn (LMAT); Kế hoạc hóa gia đình (KHHGĐ); phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản lồng ghép trong các gói dịch vụ thuộc kế hoạch thực hiện chương trình DS-KHHGĐ của tỉnh. Để tăng cường nguồn nhân lực cho các vùng dân tộc thiểu số, tăng bình đẳng giữa các vùng miền và giảm hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản việc đào tạo đội ngũ Cô đỡ thôn bản (CĐTB) người dân tộc thiểu số được coi là một trong các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề đáp ứng với các yếu tố văn hóa địa phương trong chương trình LMAT trên điạ bàn tỉnh. Từ khóa: Hà Giang, Cô đỡ thôn bản. SUMMARY EFFECTIVENESS OF “ETHNIC MINORITY VILLAGE MIDWIVES” MODEL IN DONG VAN DISTRICT, HA GIANG PROVINCE IN 3 YEARS (2010-2012) Ha Giang is a province in north-eastern border, with difficult economic characteristics, therefore it cannot implement simultaneously all contents of reproductive healthcare activities at the same time. Thus, Ha Giang health sector priorities for key contents such as: safe motherhood work, family planning, prevention of reproductive infections in integrated service packages of implementation plan of population - family planning program in the province. To strengthen human resources for ethnic minority regions, increase equality between regions and reduce restrictions in approaching to basic health services, training ethnic minority village midwives is considered to be one of the suitable solutions to solve the problem, to meet the local cultural factors in safe motherhood program in the province. Keywords: Ha Giang, ethnic minority village midwives. ĐẶT VẤN ĐỀ Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh là những mục tiêu quan trọng nhất của Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hàng năm trên thế giới ước tính có khoảng 350.000-500.000 ca chết mẹ; 8 triệu ca tai biến sản khoa, trong đó 99% là ở các nước đang phát triển [1]. Ở Việt Nam, thực hiện Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản là hướng tới sự công bằng, hiệu quả và phát triển, trong đó ưu tiên đầu tư vào khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa và kinh tế khó khăn, nhằm đảm bảo cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở đó phải được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản [2]. Huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang là huyện miền núi phía Bắc với đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội còn kém phát triển, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ chị em phụ nữ sinh đẻ tại nhà còn cao, tỷ lệ phụ nữ khám phụ khoa thấp, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc đào tạo đội ngũ Cô đỡ thôn bản (CĐTB) người địa phương là rất quan trọng. Để đánh giá vai trò và hiệu quả hoạt động của các “Cô đỡ thôn bản người dân tộc” tại tỉnh Hà Giang trong công tác chăm sóc sức khỏe Bà mẹ trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Hiệu quả mô hình “Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số” tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang trong 3 năm (2010-2012)”. Với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoạt động của “Cô đỡ thôn bản” trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở huyện Đồng Văn sau 3 năm can thiệp (2010-2012); Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 87 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Phụ nữ có con < 1 tuổi. - Lãnh đạo TTCSSKSS. - Phó chủ tịch huyện, xã. - Lãnh đạo TTYT huyện, Trưởng khoa CSSKSS, Trưởng trạm y tế. - Trưởng bản. - Hội trưởng hội phụ nữ thôn. - Cộng tác viên dân số. - CĐTB. 2. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả được áp dụng để đánh giá kết quả hoạt động của CĐTB trong hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các thời điểm từ năm 2010 đến năm 2012. 3. Địa điểm và thời gian đánh giá - Thời gian: Từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013. - Địa điểm: Tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Chăm sóc phụ nữ mang thai ở bản có và không có CĐTB Thực hành Bản có CĐTB (n=116) B ản không có CĐTB (n=112) 2 p n % n % Khám thai đầy đủ 65,15 <0,001 Có 60 51,72 4 3,57 Không 56 48,28 108 96,43 Tiêm phòng uốn ván 77,1 <0,001 Có 86 74,14 18 16,07 Không 30 25,86 94 83,93 Uống viên sắt 80,1 <0,001 Đầy đủ 85 73,28 16 14,29 Không đầy đủ 31 26,72 96 85,71 Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ được khám thai đầy đủ, tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt đầy đủ ở bản có CĐTB cao hơn so với bản không có CĐTB. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Hộp 9. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai Trong cuộc thảo luận nhóm phụ nữ mang thai, có nhiều ý kiến cho rằng: Phụ nữ có thai cần phải được tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt để đề phòng thiếu máu và khi sinh đẻ cần đẻ ở cơ sở y tế để an toàn cho cả mẹ và con Ý kiến của chị Thào Thị Mua thôn Tắc Tằng xã Ma Lé “Mình đã tiêm được 2 mũi tiêm phòng uốn ván rồi, khi đi khám thai tại trạm y tế xã mình cũng đã được cán bộ cấp cho viên thuốc mầu đỏ nhỏ bằng hạt đỗ đấy, bác sỹ trạm y tế nói đây là viên thuốc uống đề phòng chảy máu khi sinh con, mình về ngày nào cũng uống 1 viên thuốc đấy. Mình hỏi mấy chị có thai ở bản mình thấy chỗ nào cũng được cán bộ y tế hoặc CĐTB nó cho viên thuốc giống của mình để uống.” Bảng 2. Chăm sóc phụ nữ khi đẻ ở bản có và không có CĐTB Thực hành Bản có CĐTB (n=116) Bản không có CĐTB (n=112) 2 p n % n % Nơi đ ẻ 2,093 0,148 Tại nhà 38 32,8 27 24,1 Cơ sở y tế 78 67,2 85 75,9 Ngư ời đỡ đẻ 66,388 <0,001 Nhân viên y tế 58 50,0 67 59.82 Cô đỡ thôn bản 43 37,1 6 5.36 Bà m ụ 5 4, 3 24 21.43 Chồng 9 7,8 13 11.61 Khác 1 0,9 2 1.79 Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế ở bản có CĐTB thấp hơn so với bản không có CĐTB (67,2% và 75,9% theo thứ tự), tuy nhiên không có có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khoảng một nửa phụ nữ đẻ ở bản có và không có CĐTB đều được cán bộ y tế đỡ; số còn lại, ở bản không có CĐTB chủ yếu là bà mụ (21,43%), bản có CĐTB chủ yếu do CĐTB đỡ (37,1%); tỷ lệ do chồng đỡ ở 2 bản chiếm tỷ lệ đáng kể (7,8% và 11,61%). Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về người đỡ đẻ tại bản có và không có CĐTB(p<0,001). Bảng 3. Thực hành của bà mẹ có con < 1 tuổi về chăm sóc trẻ ở bản có và không có CĐTB Thực hành Bản có CĐTB (n=116) Bản không CĐTB (n=112) 2 p n % n % Thời gian cho bú sữa mẹ 88,2 <0,001 Đúng 92 79,31 19 16,96 Sai 24 20,69 93 83,04 Thời gian cho ăn sam 85,8 <0,001 Đúng 91 78,45 19 16,96 Sai 25 21,55 93 83,04 Xử trí trẻ sốt 2,67 >0,05 Đúng 16 13,80 8 7,10 Sai 100 86,20 104 92,90 Xử trí trẻ tiêu chảy 18,93 <0,001 Đúng 29 25,00 5 4,50 Sai 87 75,00 107 95,50 Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có con < 1 tuổi ở bản có CĐTB thực hiện đúng thời gian cho bú sữa mẹ, cho ăn sam, xử trí trẻ sốt cao và xử trí tiêu chảy cấp cao hơn so với bản không có CĐTB. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p<0,001); ngoại trừ sử trí trẻ sốt tại nhà (p>0,05). Bảng 4. So sánh điểm kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con < 1 tuổi ở bản có và không có CĐTB Bi ến số n Trung L ệ ch t - test p Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 88 bình chuẩn Kiến thức Bản có CĐTB 116 19,99 6,87 20,347 < 0,001 Bản không có CĐTB 112 4,38 4,40 Thái độ Bản có CĐTB 116 59,66 7,27 19,22 < 0,001 Bản không có CĐTB 112 44,23 4,48 Th ực h ành Bản có CĐTB 116 7,77 2,23 17,93 < 0,001 Bản không có CĐTB 112 2,58 2,12 Nhận xét: Điểm trung bình chung về kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ có con < 1 tuổi ở bản có CĐTB cao hơn sơ với bản không có CĐTB. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p<0,001) BÀN LUẬN Từ kết quả nghiên cứu Đánh giá hiệu quả triển khai mô hình “Cô đỡ thôn người dân tộc thiểu số” tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang trong 3 năm (2010- 2012)”, chúng tôi có một số bàn luận như sau: 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Trong tổng số 228 đối tượng nghiên cứu cho thấy phần lớn các đối tượng là những bà mẹ có con < 1 tuổi. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở nhóm tuổi từ 18 – 24 (49,1%, 50,9%), Kết quả này phản ánh lên người dân tộc thiểu số lấy chồng và sinh con ở độ tuổi còn rất trẻ trong khi đó nếu ở phụ nữ người Kinh lứa tuổi này có thể còn đang tiếp tục đi học. Hầu hết đối tượng nghiên cứu là người H’Mông (97,4%, 94,6%), nghề nghiệp phần lớn là nông dân (99,1%, 100%). Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế đối với bản có CĐTB thường là 5 - 10 km, với bản không có CĐTB thường là >10 km. Qua nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo CĐTB của địa phương còn chưa sát với yêu cầu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo gặp nhiều hơn ở bản có CĐTB (79,3%), bản không có CĐTB tỷ lệ này thấp hơn (64,3%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách từ nhà đến Trạm Y tế và tình trạng hộ nghèo giữa 2 nhóm nghiên cứu với (p<0,001).(Bảng 1). 2. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của CĐTB 2.1. Tư vấn về chăm sóc trước trong và sau khi sinh Để phụ nữ trong thôn bản nắm rõ được những vấn đề cần biết khi mang thai CĐTB của các xã đã phải đi đến từng hộ gia đình để làm công tác truyền thông tư vấn. Số phụ nữ có thai được tư vấn đi khám thai đã tăng rất cao qua các năm từ 82,9% năm 2010 lên 99,7% năm 2012 (Bảng 2), Tỷ lệ phụ nữ có thai được tư vấn ăn uống đủ chất là 81,43% (bảng 5). Kết quả này cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thai ở các thôn có CĐTB cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà (2006) ở Tân Long - Thái Nguyên (79,2%), cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Giang và cộng sự (2011) ở huyện Xí Mần – Hà Giang (49,2%) và kết quả nghiên cứu của Hà Anh Thạch (2006) tại Bình Định (81,83%). Điều đó chứng tỏ phụ nữ đã hiểu được lợi ích của việc khám thai và tầm quan trọng của việc khám thai, Lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai để con em mình sau này lớn lên không còn phải khổ như mình bây giờ nữa. Đồng thời cũng cho thấy sự nỗ lực của các CĐTN người dân tộc trên địa bàn trong hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho phu nữ có thai. Ngoài ra tỷ lệ bà mẹ được tư vấn KHHGĐ tương đối cao (77,77%) chỉ số này cao hơn hẳn so với các hoạt động của CĐTB tỉnh Kon Tum năm 2010 báo cáo hoạt động của CĐTB Sở Y tế tỉnh Kontum. Bên cạnh đó, CĐTB còn thuyết phục, tư vấn thanh niên về vấn đề tảo hôn về KHHGĐ thông qua các cuộc họp thôn và khi đi làm nương rẫy cùng với mọi người, tư vấn đề chăm sóc sau sinh (tắm cho bé, cách chuẩn bị quần áo cho bé, cho con bú, chế độ dinh dưỡng…Hành vi chăm sóc sau sinh cũng đã có thay đổi, người dân đã không đốt lửa, hun khói sau sinh nữa. 2.2. Kết quả liên quan tới công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của CĐTB Nhiều phụ nữ mang thai trong thôn đã đi khám thai 3-4 lần trong quá trình mang thai cho nên, tỷ lệ thai phụ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén ở các thôn có CĐTB hoạt động là (81,82%) cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà (2006) ở xã Tân Long (81,56%). Tỷ lệ bà mẹ sau đẻ được CĐTB đến chăm sóc rất cao có năm lên đến 96,15%. Qua những số liệu ở trên cho chúng ta thấy công tác CSSKSS ở các thôn có CĐTB hoạt động thực hiện tương đối tốt. Số lượng bà mẹ được cán bộ y tế đỡ đẻ tại trạm là 79,12%. tỷ lệ đẻ tại nhà cũng giảm đi rõ rệt, Bà mẹ được thuyết phục uống viên sắt, vitamin và tiêm uốn ván cho bà mẹ khi mang thai tăng cao. Các cô đã phải sẵn sàng thực hiện các công việc được phân công, không kể nắng mưa, đường xá xa xôi. Đó là một số biến đổi rõ nét trong thay đổi hành vi của người dân về sử dụng dịch vụ CSSKSS tại các cơ sở y tế. Sự đóng góp của CĐTB trong việc phát hiện được các trường hợp nguy cơ (tai biến sản khoa) và chuyển tuyến kịp thời đã góp phần giảm tử vong mẹ và sơ sinh tại các địa bàn mình quản lý. Điều này được các cán bộ y tế đã khẳng định rõ qua đánh giá tại sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của CĐTB Khó khăn: Để đạt được những hiệu quả đã nêu ở trên, trong quá trình triển khai mô hình đã gặp phải không ít những khó khăn từ việc lựa chọn CĐTB tham gia đào tạo,việc triển khai đòa tạo theo phương thức cầm tay chỉ việc, việc tuyển dụng CĐTB cùng như sự chấp nhận của cộng đồng Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như vậy nhưng cho đến thời điểm hiện tại. Người dân tại các thôn bản đã dần chấp nhận và tin tưởng vào đội ngũ CĐTB. Trong cuộc thảo luận nhóm các bà mẹ có con Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 89 < 1 tuổi ý kiến của chi Vừ Thị Mỷ ở xã Phố Cáo huyện Đồng Văn nói với chúng tôi. Nhìn thằng cu mới đầy 9 tháng tuổi bụ bẫm, kháu khỉnh ngủ ngoan, tôi thấy mình rất vui và hạnh phúc. 18 tuổi lấy chồng, cái tuổi còn quá trẻ để biết về kiến thức mang thai và làm mẹ. Hôm sinh con ở nhà, chị Mỷ bị tai biến sản khoa, song nhờ có CĐTB phát hiện và cấp cứu chuyển tuyến kịp thời, nên đã giữ được mạng sống. Chị Vừ Thị Mỷ kể lại: “Hôm đó, mình tưởng mình chết rồi, nhưng được CĐTB nó cho uống thuốc rồi cho đi viện ngay nên mới sống được để mà chăm con như thế này. Được tuyên truyền, giờ ai phụ nữ trong thôn chúng tôi ai cũng bảo nhau khi mang thai phải khám định kỳ và ra trạm y tế xã để sinh con chứ không sinh con ở nhà như trước nữa”. CĐTB đã được người dân chấp nhận vì họ thực sự là cầu nối với đồng bào. Trạm y tế xã luôn luôn không đủ người và nguồn lực tiếp cận với cộng đồng do rất nhiều các nguyên nhân như: không thông hiểu ngôn ngữ dân tộc phong tục tập quán và đường đi lại xa, khó khăn ngoài ra họ còn phải đảm nhận rất nhiều các chương trình mục tiêu y tế khác nưa. 4. Một số Giải pháp để duy trì tính bền vững của mô hình Để duy trì tính bền vững của mô hình nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số các giải pháp cụ thể như sau: Các cấp các ngành cần quan tâm hỗ trợ phương tiện đi lại và trợ cấp hàng tháng cho CĐTB. Tập huấn thường xuyên nâng cao trình độ cho CĐTB hàng năm để họ cập nhật kiến thức Y học giúp các CĐTB tự tin và thuận lợi hơn trong công việc, giúp cộng đồng tin tưởng và tăng sử dụng dịch vụ do CĐTB cung cấp. Ngày 08 tháng 3 năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản. Do vậy giải pháp về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho CĐTB nếu giải quyết được có thể giúp cho các CĐTB giảm khó khăn trong công việc và giúp họ yên tâm với công việc hơn. KẾT LUẬN Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả triển khai mô hình “Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số” tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang trong 3 năm (2010-2012)” chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Người dân ở các thôn bản nơi vùng cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang cũng có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ rất cao. Tuy nhiên hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở nơi đây vẫn chưa được hoàn chỉnh do vậy đã bộc lộ những hạn chế ngày càng rõ rệt. Đội ngũ cán bộ y tế thiếu nhiều, đặc biệt là cán bộ biết tiếng địa phương, am hiểu phong tục tập quán của người dân tộc. Trong khi đó mặt bằng dân trí tại các xã vùng sâu vùng xa như ở đây lại thấp hơn so với các địa phương khác. Việc điều động và tuyển dụng cán bộ y tế có trình độ tay nghề cao trong lĩnh vực CSSKSS đến các thôn bản này hoạt động là một điều không dễ dàng, trong khi khả năng thích ứng với điều kiện kinh tế, chính sách đãi ngộ với bác sỹ có trình độ chuyên môn tay nghề cao tình nguyện đến những nơi này công tác lại chưa được nhà nước quan tâm, mặt khác những cán bộ là người dân tộc kinh lại rất khó tiếp cận được với phong tục tập quán cũng như thói quyen sinh hoạt của đồng bào. Điều này, không đáp ứng được nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các dân tộc tại địa phương. Chính vì nhiều lý do như vậy cho nên việc đào tạo đội ngũ CĐTB đã đem lại những thành công và lợi ích đáng kể. CĐTB đã có những đóng góp tích cực đối với cộng đồng. Họ rất nhiệt tình trong công việc, đã tích cực tư vấn cho người dân thay đổi hành vi LMAT, chủ động đi khám thai và đẻ tại cơ sở y tế. Do vậy tỷ lệ tử vong mẹ, sơ sinh và tai biến sản khoa đã giảm đi đáng kể ở các địa bàn có CĐTB. Mô hình CĐTB ngày càng được cộng đồng chấp nhận vì sự phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa của địa phương. Từ đó nhu cầu CĐTB đã được khẳng định rõ ràng ở các khu vực khó khăn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, (1996). Chỉ thị 37/CP ngày 20/06/1996 của chính phủ phê duyệt mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010. Hà Nội. 2. Bộ Y tế. Báo cáo rà soát về cô đỡ thôn bản tại Việt Nam. 2009. 3. Bộ Y Tế. Thực trạng Làm Mẹ An Toàn ở Việt Nam, 2003. 4. Đại học Y tế công cộng. Đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn và nhu cầu khách hàng ở tuyến cơ sở tại một số huyện thuộc 3 tỉnh: Hà Tây, Quảng trị và Kiên Giang: Vụ Sức khỏe sinh sản, Bộ y tế, 2004. 5. Hà Anh Thạch (2006), Nghiên cứu thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các trạm y tế xã tỉnh Bình Định năm 2005. 6. Lê Thị Nguyệt, Đàm Khải Hoàn, (2001). Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người Nùng, Dao ở 2 xã vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Nội san Khoa học - Công nghệ Y Dược - Trường đại học YDTN - Hội nghị khoa học tuổi trẻ 3/2001: Tr. 199 - 2007. 7. Lương Thị Thu Hà (2006), Thực trạng chương trình làm mẹ an toàn ở xã Tân Long Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa,Thái Nguyên, Tr. 18, 24. 8. Trịnh Hữu Vách. Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2003 tại 12 tỉnh: UNFPA, 2003. 9. Sở Y tế Hà Giang, (2010). Báo cáo thực trạng về công tác làm mẹ an toàn tại Hà Giang năm 2010. Hà Giang. 10. Trần Thị Trung Chiến - Bộ trưởng - Chủ nhiệm UBDS&KHHGD, (2000). Chương trình dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở các vùng dân tộc thiểu số. NXB Quân đội - Hà Nội. . mô hình “Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số” tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang trong 3 năm (2010- 2012) ”. Với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoạt động của “Cô đỡ thôn bản trong công tác chăm. (p<0,001) BÀN LUẬN Từ kết quả nghiên cứu Đánh giá hiệu quả triển khai mô hình “Cô đỡ thôn người dân tộc thiểu số” tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang trong 3 năm (2010- 2012) ”, chúng tôi có một. BẢN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ” TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN- HÀ GIANG TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – Sở Y tế Hà Giang NGUYỄN QUANG MẠNH – ĐHYD Thái Nguyên TÓM TẮT Hà Giang là tỉnh

Ngày đăng: 19/08/2015, 20:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan